Sales là ngành nghề chưa bao giờ hết “hot” trên thị trường việc làm. Trong mọi lĩnh vực kinh doanh, nhân viên sales luôn đóng vai trò then chốt để tìm hiểu về sản phẩm, dịch vụ của công ty/ doanh nghiệp, từ đó kết nối gần hơn với khách hàng. Vậy làm sales cần có những kỹ năng thế nào? Theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn nhé!
Sales là nghề gì? Tại sao nghề sales lại hot?
Sales là vị trí cần thiết tại mọi doanh nghiệp
Nhân viên sales (nhân viên bán hàng) chiếm một vị trí quan trọng tại hầu hết doanh nghiệp. Nó liên quan đến việc giới thiệu và bán các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng tiềm năng, thiết lập mối quan hệ với khách hàng hoặc đáp ứng các mục tiêu công ty đề ra.
Đối với mỗi doanh nghiệp, sales đóng vai trò cốt lõi thúc đẩy lợi nhuận. Vì vậy, nhân viên sales phải nắm chi tiết sản phẩm, dịch vụ hoặc các chương trình ưu đãi, khuyến mãi để kịp thời mang đến thông tin chính xác cho khách hàng, đối tác. Từ đó nâng cao doanh số.
Nhân viên sales đòi hỏi kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng dần khiến sales trở thành “bộ mặt” của doanh nghiệp. Chính vì thế kỹ năng đàm phán tốt là ưu điểm lớn giúp sales thêm thuận lợi, thành công trong công việc.
Đội ngũ sales của một doanh nghiệp tập trung toàn lực vào bán hàng, vậy nên việc cải thiện hiệu suất là mục tiêu hàng đầu. Sales có mặt ở nhiều ngành nghề khác nhau, ví dụ: tài chính, chăm sóc sức khỏe, bất động sản, bảo hiểm, bán lẻ,…
Sự tương đồng và khác biệt giữa sales và telesale
Sales và telesale có những điểm tương đồng và khác biệt
Sales và telesale là hai khái niệm khác nhau nhưng có liên quan mật thiết đến doanh số bán hàng. Hai công việc trên đều hướng đến mục tiêu phát triển và thành công của doanh nghiệp nên yêu cầu kỹ năng giao tiếp nhất định, khả năng lắng nghe tích cực và xử lý vấn đề thuyết phục.
Sales đề cập đến quá trình bán sản phẩm dịch vụ cho khách hàng tiềm năng qua nhiều hoạt động khác nhau như: tìm kiếm khách hàng, quản lý quan hệ khách hàng, chốt hợp đồng,… Việc bán sản phẩm có thể thực hiện thông qua nhiều phương thức khác nhau, chẳng hạn: gặp trực tiếp, qua email, qua các nền tảng trực tuyến hoặc điện thoại.
Mặt khác, telesale đề cập đến quá trình trao đổi, bán sản phẩm hoặc dịch vụ chủ yếu qua điện thoại. Nhân viên telesale thường được training cách trò chuyện và sử dụng phần mềm quản lý để duy trì tương tác, chinh phục khách hàng.
Mô tả công việc của nhân viên sales
Để trở thành nhân viên sales xuất sắc, chúng ta cần kiên trì và học cách chịu áp lực bởi mục tiêu doanh số cấp trên đề ra. Công việc của nhân viên bán hàng bao gồm nhiều nhiệm vụ khác nhau:
- Tìm hiểu, nắm vững thông tin liên quan đến dịch vụ/ sản phẩm của công ty.
- Tìm hiểu nghiên cứu thị trường.
- Giới thiệu sản phẩm, đàm phán và báo giá cho khách hàng.
- Chăm sóc và giữ mối quan hệ với khách hàng.
- Kiểm kê hàng hóa và gửi báo cáo định kỳ.
Những kỹ năng cần thiết của nhân viên sales
Nhân viên bán hàng sở hữu nhiều kỹ năng phục vụ công việc
Các chuyên gia ở lĩnh vực sales làm việc dựa trên cơ sở hoa hồng, nghĩa là thu nhập của họ gắn liền với hiệu suất bán hàng. Điều này có thể mang lại động lực, cũng là “con dao hai lưỡi” tạo áp lực vô cùng lớn để đạt đủ “số”. Để làm tốt điều này, chúng ta cần làm chủ được những kỹ năng sau:
Nắm vững kiến thức chuyên môn
Ở đây có hai vấn đề chính người làm sales cần nắm vững. Thứ nhất là hiểu rõ thông tin sản phẩm/dịch vụ. Thứ hai là nắm bắt nhu cầu, tâm lý và mong muốn người mua. Sự hiểu biết về kiến thức chuyên môn giúp cho nhân viên sales trả lời lưu loát tất cả câu hỏi của khách hàng.
Bên cạnh việc giải đáp thắc mắc, nhân viên sales có thể trực tiếp giải quyết những mối quan ngại hoặc phản đối thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu, doanh nghiệp. Từ đó, tạo lập niềm tin tuyệt đối với khách hàng tiềm năng.
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp tốt là bước đệm quan trọng để làm nghề sales. Bạn phải biết cách tương tác với khách hàng một cách thân thiện và chuyên nghiệp. Bên cạnh việc lắng nghe nhu cầu, sales cần cung cấp những thông tin cần thiết giúp khách hàng đưa ra quyết định mua hàng sáng suốt.
Kỹ năng giao tiếp còn thể hiện ở khả năng giải thích về các tính năng, lợi ích, công dụng của sản phẩm/dịch vụ rõ ràng, ngắn gọn. Tránh nói dông dài, lặp đi lặp lại một chủ đề sẽ khiến khách hàng nhàm chán, thiếu kiên nhẫn để lắng nghe tư vấn.
Khả năng chịu áp lực
Nhân viên bán hàng cần chịu áp lực tốt bởi vì họ sẽ làm việc ở môi trường đáp ứng mục tiêu và thời hạn bán hàng mỗi tuần, tháng, quý,… Sales cần có kế hoạch quản lý thời gian hiệu quả để đảm bảo xử lý được nhiều nhiệm vụ cùng lúc mà không ảnh hưởng đến tiến độ chung.
Có khả năng thích ứng
Sales phải nắm bắt và thích nghi những thay đổi của thị trường và nhu cầu khách hàng. Họ cần xác định cơ hội và xu hướng mới để điều chỉnh kỹ thuật bán hàng phù hợp với từng đối tượng riêng biệt.
Ở mỗi khách hàng, nhân viên sales nên chú ý thái độ, cách xưng hô, ngôn ngữ phù hợp để họ thấy hài lòng, vui vẻ lắng nghe thông tin chúng ta chia sẻ. Trường hợp gặp phải những vị khách khó tính, người làm sales phải kiên nhẫn và tìm cách xử lý khéo léo, tránh để lại ấn tượng xấu cho doanh nghiệp.
Có sự đồng cảm
Các chuyên gia bán hàng giỏi sẽ vượt qua khó khăn và thách thức khi đặt bản thân vào vị trí của khách hàng. Bằng cách này, nhân viên sales có thể thiết lập, kết nối tâm lý, giúp việc chốt đơn hàng dễ dàng hơn.
Bằng việc kết hợp các kỹ năng trên, nhân viên sales có thể thúc đẩy doanh số và trở thành vị trí quan trọng, đóng góp cho sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp. Nhìn chung nghề sales vừa thử thách, vừa thú vị. Hy vọng bạn đã có thêm kiến thức liên quan đến ngành nghề “hot” này. Theo dõi Jobsnew.vn để biết thêm nhiều bài học bổ ích khác.