Đánh giá

Ghosting là gì? Một thuật ngữ còn khá mới mẻ, nó trở phổ biến dạo gần đây vào thời đại mạng xã hội phát triển. Hiện tượng ghosting trong tình yêu có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự tự tin và niềm tin trong các mối quan hệ. Với sự bùng nổ của các ứng dụng hẹn hò trực tuyến và mạng xã hội, ghoshting đã trở thành một vấn đề phổ biến và nhiều người vẫn còn thắc mắc về khái niệm này. Cùng tìm hiểu ghost là gì trong bài viết sau cùng Jobsnew nhé!


1. Khái niệm và nguồn gốc của ghosting

Khái Niệm và Nguồn Gốc của Ghosting
Khái niệm và nguồn gốc của ghosting

1.1 Định nghĩa ghosting là gì?

Trong tiếng Anh, từ “ghost” có nghĩa là ma, bóng ma hoặc linh hồn của những người đã khuất. Tuy nhiên, đối với thế hệ Gen Z, từ “ghost” lại có một ý nghĩa khác hoàn toàn và được giới trẻ sử dụng rất phổ biến.

“Ghost” là một thuật ngữ lóng chỉ việc một người bất ngờ biến mất trong một mối quan hệ mà không để lại dấu vết, không liên lạc, không nhắn tin hoặc không trả lời. “Ghost”có thể xảy ra trong các mối quan hệ bạn bè, tình yêu và thậm chí trong các mối quan hệ công việc. Tuy nhiên, thuật ngữ này thường được sử dụng nhiều nhất trong các vấn đề tình cảm.

Một lý do khác khiến từ “ghost” được sử dụng để miêu tả các trường hợp này là vì “ghost” mang ý nghĩa bóng ma, thoắt ẩn thoắt hiện, không để lại dấu vết và không thể bắt gặp được.

1.2 Lịch sử và nguồn gốc của hiện tượng ghosting

Năm 1996, một nhân vật trong hệ thống nhóm chat cổ điển Usenet than thở với bè bạn rằng người anh thích đã “ghost” anh. Đây rất có thể là nền tảng cho ý nghĩa của ghosting sau này, khi nó xuất hiện lần đầu trên Urban Dictionary năm 2004 với định nghĩa “mô tả ai đó đang rời đi”.

Năm 2015, thời điểm diễn viên nổi tiếng Charlize Theron chia tay người yêu bằng việc cắt đứt mọi liên lạc, ghosting bắt đầu được sử dụng rộng rãi trong các bài báo.

1.3 Mức độ phổ biến của ghosting trong xã hội hiện đại

Nghiên cứu năm 2018 trên tổng số hơn 1000 người dùng từ 2 trang Crowdsourcing cho thấy khoảng 25% nam và nữ bị “ghost” trong mối quan hệ. Trong khi đó, 22% thừa nhận đã “ghost” người khác.

Có nhiều cấp bậc của ghosting. Ghosting bậc thấp nhất là những người bạn xã giao dừng nhắn tin. Trong khi đó, bậc cao nhất là khi cả hai đã bồi đắp tình cảm và nảy sinh quan hệ thể xác, sau đó, đối phương vẫn quyết định “dứt áo ra đi” mà không có lời giải thích nào.

Công nghệ là một yếu tố dẫn đến sự phổ biến của ghosting (Theo Psychology Today). Các app hẹn hò giúp việc cắt đứt mối quan hệ dễ dàng hơn. Khi không có mối liên hệ nào ở đời thực, họ không cần sợ hãi việc bị người quen đàm tiếu. Những người tin vào định mệnh trong tình yêu có xu hướng thực hiện hành vi “ghosting” vì dễ bỏ cuộc với người họ nghĩ chưa phải định mệnh của mình. Nhiều người có xu hướng sợ phải đối diện với tranh cãi hoặc những cảm xúc tiêu cực của đối phương, đây cũng là lý do ghosting phổ biến.

2. Ghosting trong mối quan hệ tình cảm

Ghosting Trong Mối Quan Hệ Tình Cảm
Ghosting trong mối quan hệ tình cảm

Ghosting trong tình yêu và dấu hiệu nhận biết

Ghost trong tình yêu hay ghosting relationship là gì? Là hiện tượng khi một người đột ngột không tiếp tục gặp gỡ, trò chuyện hoặc tìm hiểu với đối tác mình đang hẹn hò. Đây là một vấn đề phổ biến trong các mối quan hệ tình yêu khiến cho một bên bị bỏ rơi mà không có lời giải thích hoặc thông báo trước.

Thường thì ghost trong tình yêu xảy ra nhiều nhất trong giai đoạn ban đầu của một mối quan hệ, khi cặp đôi vẫn đang tìm hiểu nhau. Trong thời điểm này, người kia có thể ngại việc nói rõ ràng rằng họ muốn kết thúc mối quan hệ và thay vào đó chọn cách im lặng, xóa thông tin liên lạc và chặn trên các nền tảng mạng xã hội.

3. Ghosting trong môi trường công việc

Ghosting Trong Môi Trường Công Việc
Ghosting trong môi trường công việc

3.1 Hiện tượng ghosting trong lĩnh vực nghề nghiệp

Bạn đã bao giờ bị nhà tuyển dụng “bơ đẹp” khi vẫn trong quá trình phỏng vấn xin việc chưa? Hay chính bạn đã có từng thiếu chu toàn trong việc liên lạc với người tuyển dụng? Trong xu hướng hiện đại, tình trạng này được gói gọn trong một từ: “ghosting”. Bên cạnh việc ghosting trong tình cảm, tình trạng ghosting cũng có thể xuất hiện trong công việc. Cụ thể là khi một nhân viên hoặc nhà tuyển dụng ngừng giao tiếp, trao đổi, liên lạc mà không có sự giải thích rõ ràng.

Mặt khác, ghosting cũng có thể là trường hợp ứng viên “bơ đẹp” nhà tuyển dụng. Họ không đến phỏng vấn đúng giờ, không trả lời lời mời làm việc hoặc thậm chí không xuất hiện vào ngày đầu tiên đi làm. Tất cả xảy ra mà không có thông báo hoặc lời giải thích nào.

3.2 Hậu quả của việc ghosting đối với ứng viên và doanh nghiệp

Việc bị nhà tuyển dụng ghost cũng không có gì quá khác biệt việc bạn bị người khác cho leo cây trong một buổi hẹn hò. Đặc biệt, nếu là lần bị ghost đầu tiên, bạn thường sẽ bất ngờ, sốc và liên tục ở trong tình trạng chối bỏ thực tại. Bạn lo lắng không biết đối phương gặp vấn đề gì mà không thể liên lạc với bạn. Hoặc bạn sẽ tự an ủi bản thân rằng họ chỉ đang quá bận và sẽ liên lạc với bạn sau.

Sau đó khi dần nhận ra sự việc, bạn cảm thấy bực tức và luôn khó chịu vì không biết lý do tại sao bạn bị đối xử như vậy. Hậu quả là chúng ta sẽ không thể tránh khỏi việc nghi ngờ giá trị bản thân.

Nếu việc bị ghost làm bạn ấn tượng xấu với một đối tượng và một tập thể nhất định, thì việc bạn đi ghost nhà tuyển dụng cũng không hề hay ho. Bạn sẽ để lại một vết ố không thể xóa bỏ cho tên tuổi và sự nghiệp tương lai của bạn.

Khám phá thêm nhiều công việc hấp dẫn tại: Jobsnew.vn

Trái đất rất tròn và việc tình cờ gặp lại những người cũ là không thể tránh khỏi. Đặc biệt, khi bạn quyết định cống hiến lâu dài cho một ngành nghề nhất định thì rất có thể bạn sẽ chạm mặt các nhà tuyển dụng này trong tương lai, kể cả trong các vai trò khác.

Không có ai muốn mang tiếng xấu là một người thiếu chuyên nghiệp và không biết cách hành xử đúng mực, đúng chứ?

3.3 Cách ứng phó nếu bạn là đối tượng bị ghosting bởi nhà tuyển dụng

Nếu bạn là người đang đi tìm việc và không may trở thành người bị ghost và không hiểu anti ghosting là gì? Bạn có thể tham khảo làm những việc sau trước khi đổi mục tiêu sang vị trí công việc khác.

Liên lạc với nhà tuyển dụng sau khi bị ghosting

Liên lạc với nhà tuyển dụng
Liên lạc với nhà tuyển dụng

Trong trường hợp bạn không nhận được phản hồi trong khoảng thời gian mà nhà tuyển dụng đã thông báo, bạn đừng ngại liên lạc với họ để hỏi kết quả phỏng vấn. Nếu nhà tuyển dụng thật sự chưa đến lúc trả lời bạn thì cách này phần nào thể hiện được bạn có hứng thú nhất định với công việc, và họ sẽ càng có lý do để tuyển bạn.

Còn nếu họ không muốn trả lời bạn ngay từ đầu, thì soạn một tin nhắn follow-up và hỏi han cũng không phải là việc thừa thãi. Bởi vì bạn có quyền được biết lý do tại sao bạn chưa phải ứng viên phù hợp với vị trí này, từ đó mới có thể cải thiện bản thân cho những lần interview sau.

Hỏi nhà tuyển dụng ngay trong buổi phỏng vấn

Việc hỏi trực tiếp người phỏng vấn về timeline quá trình tuyển dụng chắc chắn không phải chuyện dễ dàng. Nhưng khi interview kết thúc, nhà phỏng vấn thường sẽ hỏi bạn có câu hỏi nào cho họ không. Đây là lúc bạn có thể hỏi xem nếu có kết quả phỏng vấn thì bạn sẽ nhận được câu trả lời trong vòng mấy ngày và qua nền tảng nào. Chẳng hạn như email, cuộc gọi hay tin nhắn. Nếu bạn nhận được câu trả lời trong khoảng thời gian họ đã nhận định, bạn sẽ có thời gian chuẩn bị, sắp xếp cho các bước tiếp theo.

Luôn giữ hoà khí sau khi bị ghosting

Bị ngó lơ chắc chắn sẽ mang đến cảm giác khó chịu. Nhưng dù phía công ty có thiếu chuyên nghiệp, bạn cũng không nên nói xấu họ hay lan truyền tiếng xấu. Thay vì ngồi ôm mối hận và nghĩ mãi về việc mình đã làm sai ở đâu, điều bạn nên làm là ưu tiên những cơ hội việc làm mới, tránh mất đi tinh thần và động lực.


Kết luận:

Thời nay ghosting đã không đơn thuần để nói về mặt tình cảm nữa mà nó cũng đã phổ biến hơn ở công việc. Tương tự với ghosting trong tình yêu hay tình bạn, ghosting trong công việc cũng để lại những hậu quả không lường. Không chỉ vậy còn gây ảnh hưởng đến danh tiếng công ty, thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp trong văn hóa doanh nghiệp.

Bài viết trên chúng ta đã cùng đi tìm hiểu về sự ghosting trong mối quan hệ. Mong rằng bài viết sẽ mang lại nhiều giá trị đến bạn. Theo dõi Jobsnew Blog để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích và nhanh chóng nhất nhé!