5/5 - (2 bình chọn)

Client và customer là hai cụm từ không còn quá xa lạ với dân kinh tế rồi đúng không? Được biết client và customer là hai cụm từ hầu như xuất hiện rất thường xuyên trong công việc văn phòng đến các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên lại rất ít người biết rằng client và customer lại không hề giống nhau, mặc dù nó đều mang hàm ý là khách hàng. Hôm nay Jobsnew sẽ gửi đến bạn kiến thức về hai cụm từ này qua bài viết dưới đây.


1. Client và customer: Định nghĩa

client
Định nghĩa client

Trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu sơ qua về định nghĩa của client và customer nhé!

1.1 Client là gì?

Trong tiếng Anh thì client đóng vai trò như là một danh từ. Dựa trên định nghĩa của từ điển Oxford đưa ra rằng client là: “a person who uses the services or advice of a professional person or organization” (Tạm dịch: Một người sử dụng những dịch vụ hay lời khuyên từ chuyên gia hay tổ chức).

Dịch theo nghĩa thông thường có thể hiểu client là khách hàng sử dụng các dịch vụ tư vấn hay lời khuyên từ một tổ chức có chuyên môn nào đó.

1.2 Customer là gì?

Trong tiếng Anh thì customer đóng vai trò là một danh từ. Dựa vào từ điển của Oxford thì customer được định nghĩa là: “a person or an organization that buys goods or services from a shop or business” (Tạm dịch: Một người hay một tổ chức mua sản phẩm hay dịch vụ từ một cửa hàng, công ty hay doanh nghiệp nào đó)

Dịch theo nghĩa thông thường customer là một người hay một tổ chức mua sản phẩm hay dịch vụ từ một nơi nào đó.

2. Phân biệt client và customer

client
Phân biệt client và customer

2.1 Sự khác biệt về mức độ quan hệ

Khách hàng (Customer) là người mua sản phẩm hoặc dịch vụ từ một doanh nghiệp. Họ có thể mua một lần hoặc nhiều lần. Customer thường được liên kết với các doanh nghiệp bán lẻ nơi họ mua sản phẩm để sử dụng cá nhân. Ví dụ: Một người đi đến cửa hàng sách và mua một quyển sách được coi là khách hàng. Một gia đình đến nhà hàng và trả tiền cho bữa ăn của họ được xem là khách hàng. Người mua quần áo từ cửa hàng thời trang là khách hàng. Học viên mua khóa học iếng Anh là khách hàng.

Khách hàng (Client) là người có mối quan hệ liên tục với một chuyên gia hoặc nhà cung cấp dịch vụ. Họ nhận được lời khuyên, chuyên môn hoặc dịch vụ cụ thể từ doanh nghiệp hay cá nhân. Client thường được chăm sóc cá nhân hóa và có thể tham gia vào các hợp đồng hay thỏa thuận dài hạn.

Ví dụ về mối quan hệ khách hàng “client” bao gồm: Một người thuê luật sư để xử lý các vấn đề pháp lý trở thành khách hàng của văn phòng luật. Một công ty thuê một công ty quảng cáo để phát triển và quản lý chiến dịch marketing trở thành khách hàng của công ty quảng cáo. Một cá nhân tìm kiếm lời khuyên tài chính và thuê một cố vấn tài chính trở thành khách hàng của cố vấn đó.

Tóm lại, customer là khách hàng thực hiện giao dịch một lần hoặc nhiều lần, trong khi client là khách hàng có mối quan hệ liên tục và thường tìm kiếm dịch vụ cá nhân hóa hoặc chuyên môn

2.2 Sự khác biệt về mục tiêu

client
Sự khác biệt về mục tiêu

Do có sự khác nhau về định nghĩa cũng như mục đích của từng loại khách hàng, nên cũng có sự khác nhau về mục tiêu:

Customer được định nghĩa là người mua hàng hóa hoặc một dịch vụ từ một đơn vị kinh doanh có sẵn nào đó.

Client được định nghĩa là người mua dịch vụ ví dụ như: tư vấn, giải pháp, lời khuyên,… từ chuyên gia cho từng trường hợp cụ thể, chi tiết của mỗi khách hàng.

2.3 Sự khác biệt về giao dịch tài chính

Bên cạnh những mặt khác nhau phía trên, đặc biệt hơn 2 loại khách hàng này còn có sự khác nhau về giao dịch tài chính:

Customer luôn hoàn thành hành vi mua hàng trọn vẹn 1 lần, ví dụ: lựa chọn hàng hóa/sản phẩm/dịch vụ rồi trả tiền luôn.

Client được sử dụng trong một quy trình mua – bán hàng diễn ra song song, cả hai bên mua hàng và bán hàng cùng xây dựng, chỉnh sửa để dịch vụ trở nên hoàn thiện.

3. Tố chất cần thiết để làm việc tại client

client
Tố chất cần thiết để làm việc tại client

Bất cứ công việc nào cũng cần những người có tố chất cần thiết và phù hợp với từng công việc khác nhau. Dưới đây là một số tố chất cần thiết để làm việc tại client mà bạn nên tham khảo qua:

3.1 Kiến thức chuyên môn

Có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực mà bạn chuần bị apply sẽ là một điểm cộng lớn đối với các doanh nghiệp. Hơn nữa những kiến thức chuyên môn giúp bạn hiểu tường tận những ngách nhỏ nhất của ngành cũng như biết được hướng giải quyết cơ bản nhất cho từng vấn đề.

3.2 Am hiểu về sản phẩm/dịch vụ/doanh nghiệp

Kiến thức chuyên môn thôi chưa đủ, bạn cần phải hiểu rõ các sản phẩm/dịch vụ/doanh nghiệp để có thể áp dụng kiến thức mình có sao cho phù hợp với tình hình doanh nghiệp và từng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đó.

Mỗi doanh nghiệp sẽ có một cách làm việc khác nhau, một định hướng phát triển khác nhau và mỗi sản phẩm/dịch vụ sẽ có những tính chất riêng, những ưu điểm riêng cần khai thác và phát triển. Thể hiện sự am hiểu về sản phẩm, doanh nghiệp mà bạn đang làm việc cùng, còn giúp bạn thể hiện mình là một người có đầu tư trong công việc và là một người chuyên nghiệp.

3.3 Kỹ năng giao tiếp

client
Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp cũng đóng góp một phần vô cùng quan trọng, bởi nó sẽ luôn là cầu nối giúp bạn với client làm việc trở nên ăn ý hơn. Một người có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ khiến cho công việc giữa hai bên sẽ trở nên trơn tru hơn và sẽ có kết quả tốt hơn.

3.4 Khả năng đàm phán

Hiển nhiên, dù bạn làm việc tại agency, client hay bất cứ đâu thì việc sở hữu kỹ năng đàm phán cũng giúp ích cho bạn rất nhiều trong công việc. Khi làm việc với các phòng ban khác hay các đơn vị đối tác, kỹ năng đàm phán tốt sẽ giúp bạn đạt được những thỏa thuận tốt nhất cho doanh nghiệp của mình, đồng thời luôn duy trì mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các đối tác bên ngoài.

3.5 Kỹ năng làm việc theo khuôn khổ

Một kỹ năng tuy nghe hơi rập khuôn nhưng nó sẽ rất khó đối với những bạn yêu thích sự sáng tạo, mới mẻ. Có thể client sẽ không phải là môi trường làm việc lý tưởng. Bởi làm việc tại client, bạn cần xác định rằng sẽ phải đưa bản thân vào khuôn khổ và tuân thủ những nội quy, quy chế có phần nghiêm khắc của công ty. Có thể giai đoạn đầu bạn sẽ cảm thấy đôi chút “sốc văn hoá” nhưng hãy tin rằng con người có khả năng thích nghi cực kỳ cao, rồi một ngày bạn sẽ trở thành một phiên bản sống nguyên tắc và kỷ luật hơn.

3.6 Kỹ năng phân tích và đánh giá

client
Kỹ năng phân tích và đánh giá

Bên cạnh kiến thức chuyên môn và sự am hiểu về sản phẩm/dịch vụ/doanh nghiệp, một kỹ năng cũng quan trọng không kém mà bạn cần phải có đó là kỹ năng phân tích và đánh giá. Những đánh giá và quá trình phân tích của bạn phải thật sự sắc sảo để chỉ ra những điểm được, những điểm chưa được trong một bản kế hoạch.

Bên cạnh đó, bạn còn có thể đưa ra những phán đoán sắc bén, dự đoán được thành công/thất bại và đưa ra được cơ sở đánh giá khách quan cho những nhận định mà mình đưa ra. Có như vậy, bạn mới có thể làm việc hiệu quả với client, khiến họ luôn tôn trọng bạn, từ đó hiệu quả công việc cũng sẽ tốt hơn rất nhiều.

4. Client trong các lĩnh vực khác

Client không chỉ nằm ở những lĩnh vực doanh nghiệp hay agency mà nó còn được mở rộng ở nhiều lĩnh vực khác như:

4.1 Trong lĩnh vực máy tính

client
Trong lĩnh vực máy tính

Trong hệ thống máy tính, client server là gì? Client server hay còn gọi là mạng máy khách – máy chủ, là phương tiện mà qua đó máy khách truy cập tài nguyên và dịch vụ từ máy tính trung tâm, thông qua mạng cục bộ (LAN) hoặc mạng diện rộng (WAN), chẳng hạn như Internet.

Một máy chủ duy nhất được gọi là daemon có thể được sử dụng cho mục đích duy nhất là chờ đợi các yêu cầu của máy khách, tại thời điểm đó, kết nối mạng được bắt đầu cho đến khi yêu cầu của máy khách được đáp ứng.

Lưu lượng mạng được phân loại thành client-to-server hoặc server-to-server. Các dịch vụ mạng phổ biến bao gồm e-mail, chia sẻ tệp, in và world wide web. Một lợi thế chính của mạng máy khách – máy chủ là quản lý trung tâm các ứng dụng và dữ liệu.

4.2 Trong lĩnh vực game

Game client là mạng lưới kết nối người dùng với máy chủ trò chơi, được sử dụng chủ yếu trong các trò chơi điện tử nhiều người chơi. Nó thu thập dữ liệu như điểm số, trạng thái người chơi, vị trí, chuyển động từ một người chơi và gửi đến máy chủ trò chơi, giúp máy chủ thu thập dữ liệu của từng cá nhân và hiển thị mọi người chơi trong trò chơi.

5. Vai trò và mối quan hệ giữa client và agency

client
Vai trò và mối quan hệ giữa client và agency

Client và agency cũng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng tìm hiểu qua vai trò và mối quan hệ giữa agency và client nhé.

5.1 Vai trò của client đối với agency

Client có thể là khách hàng trung thành, khách hàng tiềm năng của một agency, các doanh nghiệp này chính là nguồn doanh thu chính của agency. Do đó, họ đóng vai trò quan trọng để duy trì sự tồn tại, phát triển của một agency.

Quan hệ tốt giữa client và agency là rất cần thiết để đảm bảo sự thành công của chiến lược marketing. Client cần phải cung cấp thông tin chi tiết và chính xác về sản phẩm, thương hiệu, mục tiêu, đối tượng khách hàng và các yêu cầu liên quan khác cho agency. Client cũng cần tham gia vào quá trình lên kế hoạch và phát triển chiến lược marketing cùng với agency.

Client còn đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của chiến dịch marketing. Việc này giúp client và agency cùng nhau học hỏi, cải thiện và phát triển những chiến lược marketing tốt hơn trong tương lai.

5.2 Client cần gì từ phía agency?

client
Client cần gì từ phía agency?

Từ phía Agency, client mong muốn những điều sau đây:

  1. Hiểu rõ về doanh nghiệp của họ:
    • Nắm bắt chiến lược và mục tiêu: Agency cần hiểu rõ về chiến lược kinh doanh, thị trường mục tiêu và mục tiêu của doanh nghiệp client. Điều này giúp agency tạo ra các chiến dịch phù hợp.
  2. Sáng tạo và ý tưởng mới:
    • Đề xuất ý tưởng sáng tạo: Client mong đợi agency đưa ra các ý tưởng mới, phá cách và độc đáo để tạo sự khác biệt trong chiến dịch quảng cáo hoặc truyền thông.
    • Thiết kế độc đáo: Client cần sự sáng tạo trong việc thiết kế logo, banner, quảng cáo, và các tài liệu truyền thông khác.
  3. Chuyên nghiệp và thời gian đáp ứng:
    • Chất lượng dịch vụ: Client mong muốn agency làm việc chuyên nghiệp, tuân thủ thời hạn và đảm bảo chất lượng dự án.
    • Phản hồi nhanh chóng: Client cần agency phản hồi nhanh chóng cho các yêu cầu và thay đổi.
  4. Hiểu biết về thị trường và công nghệ:
    • Nắm bắt xu hướng thị trường: Agency cần hiểu về thị trường, người tiêu dùng và các xu hướng mới để tạo ra chiến dịch hiệu quả.
    • Áp dụng công nghệ mới: Client mong đợi agency sử dụng công nghệ mới, bao gồm kỹ thuật số, truyền thông xã hội và các công cụ tiếp thị khác.
  5. Báo cáo và đánh giá:
    • Thông báo tiến độ: Client cần agency thông báo về tiến độ dự án và kết quả đạt được.
    • Đánh giá hiệu suất: Agency cần đánh giá hiệu suất của chiến dịch và đề xuất cải tiến.

Tóm lại, client mong đợi agency hiểu rõ về doanh nghiệp của họ, đưa ra ý tưởng sáng tạo, làm việc chuyên nghiệp và sử dụng công nghệ mới để tạo ra các chiến dịch hiệu quả.


Kết luận

Bài viết trên Jobsnew đã mang đến cho bạn những thông tin, kiến thức về client và customer, bên cạnh đó còn cùng nhau tìm hiểu sâu về các tố chất phù hợp với công việc này cũng như những kiến thức cơ bản về agency và client. Mong rằng bài viết sẽ mang lại nhiều giá trị đến bạn. Theo dõi Jobsnew Blog để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích và nhanh chóng nhất nhé!