5/5 - (3 bình chọn)

Quản lý cửa hàng đang là một trong những vị trí quan trọng tại các cửa hàng, doanh nghiệp hiện nay. Vậy mô tả công việc quản lý cửa hàng như thế nào? Tiêu chí tuyển dụng vị trí quản lý cửa hàng là gì? Hãy cùng tôi tìm hiểu thông tin chi tiết tại bài viết dưới đây.


1. Mô tả về công việc của người quản lý cửa hàng

Đối với mọi doanh nghiệp hay công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thì quản lý tại cửa hàng luôn là vị trí rất quan trọng. Vậy để làm tốt vị trí công việc này, bạn cần đảm nhiệm các công việc gì và cần các kỹ năng nào?

1.1 Trách nhiệm và nhiệm vụ chính

Quản lý cửa hàng hay cửa hàng trưởng, là người đứng đầu trong khu vực bán hàng, thực hiện quản lý, giám sát các hoạt động được diễn ra. Có thể hiểu, cửa hàng trưởng sẽ đưa ra các mục tiêu bán hàng và kế hoạch để triển khai, thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, đây cũng là người đứng ra chịu trách nhiệm nếu có bất cứ tình huống nào phát sinh trong quá trình hoạt động của cửa hàng.

1.2 Kỹ năng cùng các yêu cầu cần thiết

Vị trí cửa hàng trưởng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của cửa hàng. Do đó, để đảm nhiệm vị trí này, bạn cần đáp ứng các kỹ năng và yêu cầu sau:

  • Tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học các chuyên ngành như quản trị kinh doanh, thương mại, marketing…
  • Đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý cửa hàng hoặc các vị trí liên quan.
  • Có các kỹ mềm như giao tiếp, đàm phán và thuyết phục, khả năng xử lý vấn để, thành thạo tin học văn phòng.
  • Chủ động trong công việc và xử lý nhanh chóng các vấn đề xảy ra trong lúc làm việc.
tuyển dụng quản lý cửa hàng
Kỹ năng cùng các yêu cầu cần thiết đối với quản lý tại cửa hàng – Nguồn: Internet

2. Cách quản lý cửa hàng bán lẻ đạt hiệu quả cao

Để có thể quản lý tốt cửa hàng của mình, bạn hãy tham khảo ngay những cách đơn giản được chúng tôi gửi đến bạn ngay sau đây:

2.1 Quy trình và chiến lược quản lý hàng ngày

Đây là nhiệm vụ tương đối mất thời gian và đòi hỏi rất nhiều kỹ năng. Tuy nhiên, đây là yêu cầu bắt buộc để doanh nghiệp, cửa hàng có những bước tiến vững chãi hơn. Theo thời gian, quy mô cửa hàng, doanh nghiệp cũng sẽ tăng dần lên. Nếu không có quy trình và chiến lược phát triển rõ ràng dễ gây nên mâu thuẫn trong quá trình vận hành, dẫn đến kết quả kinh doanh không đạt đúng mục tiêu.

2.1 Quản lý nhân viên và tối ưu hiệu suất làm việc

Việc quản lý nhân viên và tối ưu hoá hiệu suất làm việc sẽ góp phần đáng kể trong việc cải thiện kết quả của hoạt động kinh doanh và dễ dàng xác định được đâu là những điểm hạn chế để có những biện pháp khắc phục kịp thời.

cách quản lý cửa hàng bán lẻ
Quản lý nhân viên và tối ưu hiệu suất làm việc tại cửa hàng – Nguồn: Internet

Để tối ưu hoá hiệu suất làm việc, doanh nghiệp cần lên một kế hoạch quản lý cụ thể cho các bạn nhân viên căn cứ vào thực tế. Triển khai công việc cho từng cá nhân và bộ phận phù hợp. Từ đó sẽ theo dõi và trao đổi để nắm được các khó khăn mà nhân viên gặp phải để có cách xử lý kịp thời.

2.3 Quản lý tài chính và kiểm soát các chi phí

Hiện nay, có nhiều phần mềm và công nghệ hỗ trợ việc quản lý tài chính và kiểm soát chi phí hiệu quả hiện nay như:

  • 1Office: Phần mềm sở hữu những tính năng vượt trội như tạo, sửa quỹ, quản lý phiếu thu…, hỗ trợ tích cực trong việc quản lý thu chi thống nhất, hiệu quả.
  • Accounting seed: Ứng dụng có thể theo dõi tình hình tài chính thông qua các dữ liệu đầu vào từ các dự án, tiếp thị khách hàng đến bán hàng…
  • AceMoney Lite: Phần mềm cho phép doanh nghiệp theo dõi được dòng tiền vào ra, báo cáo ban quản trị. Bên cạnh đó, tính năng cài đặt ngân sách cho mỗi khoản chi giúp doanh nghiệp nắm rõ để lên kế hoạch phù hợp hơn.
  • Sage Live: Phần mềm cho phép doanh nghiệp kiểm soát được dòng tiền với các số liệu phức tạp. Tính năng đồng bộ hoá cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian đối chiếu dữ liệu trong thời gian ngắn nhất.

3. Kỹ thuật tuyển dụng vị trí quản lý cửa hàng

Việc tuyển dụng quản lý tại các cửa hàng cũng đòi hỏi rất nhiều các kỹ thuật. Một số phương pháp hiệu quả sẽ được chúng tôi gửi đến bạn ngay sau đây:

3.1 Cách tuyển dụng và đào tạo quản lý hiệu quả

Để có thể tuyển dụng và đào tạo vị trí quản lý hiệu quả thì bạn có thể tham khảo những lưu ý sau:

  • Xác định được yêu cầu của công việc để đưa ra các yêu cầu chi tiết nhất.
  • Quảng bá nhu cầu tuyển dụng để thu hút ứng viên hơn.
  • Sàng lọc các hồ sơ đáp ứng yêu cầu và tiến hành phỏng vấn.
  • Tiến hành lên các chương trình đào tạo về cách quản lý cửa hàng, nhân sự, phù hợp nhất.
  • Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ để người quản lý nắm rõ.
  • Tích cực tham gia các khoá học nâng cao kỹ năng.
quản lý cửa hàng bán lẻ
Cách tuyển dụng và đào tạo quản lý cửa hàng hiệu quả – Nguồn: Internet

3.2 Tiêu chí lựa chọn ứng viên

Khi lựa chọn các quản lý cửa hàng đáp ứng được nhu cầu của đơn vị, bạn có thể lựa chọn dựa theo các tiêu chí sau:

  • Tốt nghiệp theo chuyên ngành quản lý kinh doanh, kinh tế hoặc liên quan đến thương mại, marketing…
  • Có kinh nghiệm ít nhất từ 2-3 năm trong việc quản lý kinh doanh hoặc tương đương.
  • Có thể sử dụng tiếng anh trong mức cơ bản.
  • Sử dụng thành thạo thao tác máy tính, ứng dụng kinh doanh, công nghệ tin học.
  • Am hiểu các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến lĩnh vực cụ thể nào đó.

4. Thách thức và giải pháp trong quản lý cửa hàng

Hiện nay, việc quản lý cửa hàng đang gặp rất nhiều khó khăn. Một số vấn đề mà quản lý bán hàng thường xuyên đối mặt trong quá trình vận hành phải kể đến như:

  • Quản lý dòng tiền: Việc mở rộng doanh nghiệp hoặc cửa hàng sẽ khiến cho việc quản lý trở nên khó khăn. Tuy nhiên, bạn có thể xử lý bằng cách sử dụng các phần mềm và các công thức excel để quản lý tối ưu hơn.
  • Quản lý hàng tồn kho: Nếu không nắm được số lượng, kích thước, màu sắc của hàng hoá sẽ gây nên tình trạng tồn đọng. Do đó, bạn cần đẩy hàng tồn kho để bán tại các cửa hàng khác nhau hoặc sắp xếp gian hàng phù hợp hơn.
  • Bán hàng đa kênh: Phương thức bán hàng này khiến việc quản lý và đồng bộ đơn hàng khó khăn hơn. Tuy nhiên, bạn cũng có thể ứng dụng các phần mềm và ứng dụng để việc quản lý dễ dàng hơn.
mô tả công việc quản lý cửa hàng
Các vấn đề thường gặp và cách khắc phục đối với quản lý tại cửa hàng – Nguồn: Internet

5. Xu hướng mới trong quản lý cửa hàng bán lẻ

Phương thức quản lý loại hình kinh doanh bán lẻ cũng đã có những sự chuyển đổi dưới sự tác động của công nghệ, phải kể đến như:

  • Sử dụng các phương thức quản lý dữ liệu và phân tích số liệu thông minh: Việc quản lý trở nên nhẹ nhàng, tiết kiệm thời gian và độ chính xác cao hơn. Nhờ đó, góp phần cải thiện năng suất tốt hơn.
  • Trải nghiệm khách hàng đa kênh: Việc bán lẻ không chỉ cho những khách hàng trực tiếp đến cửa hàng mà còn có thể thông qua các phương điện tử, giúp việc quản lý cũng trở nên đa dạng các kênh hơn.

Kết luận

Chính vì tầm quan trọng của vị trí quản lý cửa hàng nên việc tuyển dụng và khâu đào tạo cần rất nhiều đầu tư. Ngoài ra, bạn cũng cần tìm hiểu thêm về cách quản lý cửa hàng bán lẻ để có thể xử lý các tình huống khẩn cấp, bất ngờ trong quá trình làm việc. Trên đây là những chia sẻ về nghề quản lý cửa hàng hiện nay. Hy vọng bạn sẽ có thêm cho mình những kiến thức về lĩnh vực này. Theo dõi Jobsnew.vnJobsnew Blog để tìm đọc thêm nhiều bài viết hữu ích khác.