5/5 - (1 bình chọn)

Trong thời đại toàn cầu hóa, công việc phiên dịch tiếng Anh đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình giao tiếp và thúc đẩy giao lưu quốc tế. Công việc này không chỉ đơn thuần chỉ là phiên dịch tiếng Việt sang tiếng Anh mà bạn còn phải học cách hiểu và truyền đạt ý nghĩa sâu sắc của các nội dung cần phiên dịch. Trong bài viết này, tôi sẽ giúp bạn hiểu thêm về tính chất của nghề phiên dịch tiếng Anh và những lợi ích, thách thức về ngành nghề này.


1. Phiên dịch tiếng Anh là gì?

Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu khái niệm phiên dịch tiếng Anh là gì và những lĩnh vực liên quan đến công việc này.

1.1 Khái niệm về phiên dịch tiếng Anh

Phiên dịch tiếng Anh là nhiệm vụ phiên dịch tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại dựa trên hình thức văn bản hoặc đối thoại trực tiếp giữa người Việt và người nước ngoài. Nội dung cần dịch có thể là văn bản hoặc trong quá trình giao tiếp với người nước ngoài. Tuy nhiên, công việc này không chỉ đòi hỏi bạn phải chuyển đổi ý nghĩa của ngôn ngữ một cách chính xác, mà bạn còn phải truyền đạt được cảm xúc và vốn kiến thức trong chủ đề hoặc bối cảnh đó.

phiên dịch tiếng Anh
Phiên dịch tiếng Anh là công việc cần thiết giúp thúc đẩy quan hệ giữa các nước

Ngoài ra, nghề phiên dịch tiếng Anh cũng giữ vai trò quan trọng trong việc kết nối mối quan hệ giữa Việt Nam và các đối tác nước ngoài thông qua việc phiên dịch tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại. Do đó, để bước chân vào nghề này, tôi khuyên bạn cần trau dồi tư duy nhạy bén, khả năng hiểu biết sâu sắc về các yếu tố văn hóa, xã hội liên quan và đặc biệt là bắt buộc phải nắm vững nền tảng ngữ pháp và đa dạng vốn từ vựng. 

1.2 Công việc của phiên dịch viên tiếng Anh

Trong các hội nghị hoặc sự kiện Quốc Tế, phiên dịch viên sẽ chịu trách nhiệm dịch thuật các bài phát biểu và nội dung cuộc thảo luận sang tiếng Anh cho khách mời nước ngoài, sau đó phiên dịch tiếng Anh qua tiếng Việt cho những thành viên người Việt Nam. Quá trình này có thể được thực hiện trong cabin (phiên dịch đồng thời) hoặc phiên dịch hội thoại (phiên dịch liên tiếp), tùy theo yêu cầu của sự kiện.

Ngoài ra, nghề phiên dịch tiếng Anh còn được áp dụng trong một số lĩnh vực đặc thù như hướng dẫn viên du lịch, kinh doanh, pháp lý, y tế, giáo dục…Các lĩnh vực chuyên môn này đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối. Do đó, người phiên dịch vừa phải tập trung lắng nghe và ghi nhớ thông tin nhanh chóng, vừa phải đảm bảo giữ bình tĩnh trong mọi tình huống, đặc biệt là trong các cuộc ngoại giao Quốc Tế.

2. Làm phiên dịch viên tiếng Anh: thuận lợi và khó khăn

Bất cứ công việc nào đều sẽ mang lại những lợi ích và cả những thách thức, đòi hỏi người thực hiện phải vượt qua. Sau đây, tôi sẽ liệt kê những thuận lợi và khó khăn của nghề phiên dịch tiếng Anh trong bối cảnh thị trường hiện nay.

2.1 Thuận lợi

Sau đây là 4 ưu điểm bạn có thể nhận được khi chọn nghề phiên dịch tiếng Anh

2.1.1 Mức lương cao

Nghề phiên dịch tiếng Anh thường có mức thu nhập hấp dẫn nhờ vào trách nhiệm và tính chất công việc. Những người được giao nhiệm vụ phiên dịch, đặc biệt là trong các sự kiện mang tầm Quốc Tế đã phản ánh trình độ chuyên môn và khả năng chịu được áp lực của họ trong công việc. Một số nhân viên phiên dịch còn giúp các doanh nghiệp ký được nhiều hợp đồng lớn từ các đối tác nước ngoài và họ đã được công ty tăng tiền thưởng cho các thành quả này. Do đó, mức thu nhập cao là một trong những lý do khiến nghề này thu hút nhiều ứng viên theo đuổi. 

2.1.2 Mở rộng kiến thức và rèn luyện kỹ năng

Công việc này đòi hỏi bạn phải chịu được áp lực cùng với yêu cầu cả kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm. Đổi lại, sau một thời gian gắn bó, tôi tin bạn sẽ ngày càng phát triển bản thân từ trong công việc đến mở rộng kiến thức bên ngoài xã hội. Không những thế, bạn sẽ có cơ hội làm việc ở nhiều môi trường khác nhau, từ đó mở rộng tầm nhìn và nâng cao kiến thức của mình. Nghề phiên dịch cũng giúp tôi rèn luyện kỹ năng giao tiếp lên một cấp độ cao hơn so với trước đây. 

phiên dịch tiếng Anh
Bạn có thể học phiên dịch tiếng Anh tại các trung tâm đào tạo uy tín

2.1.3 Cơ hội làm việc phong phú

Như tôi đã nói ở trên, nghề phiên dịch có thể ứng dụng được trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ du lịch, giáo dục, y tế đến kinh doanh thương mại và pháp lý. Đây là lợi thế giúp bạn có thể làm việc linh hoạt ở đa dạng lĩnh vực mà không sợ bị giới hạn cơ hội nghề nghiệp. Bạn cũng có thể được làm việc trong các môi trường quốc tế, nơi tổ chức các sự kiện lớn hoặc thậm chí là có cơ hội hỗ trợ phiên dịch cho các nhân vật nổi tiếng trên thị trường. 

2.1.4 Tuổi nghề cao

So với các ngành nghề khác phải nghỉ hưu khi đã đạt đến độ tuổi theo quy định, nghề phiên dịch lại không bị giới hạn bởi tuổi tác. Trong trường hợp bạn vẫn giữ được khả năng chuyển đổi ngôn ngữ và có một sức khỏe tốt, bạn vẫn có thể tiếp tục thực hiện công việc của mình. Lợi thế này góp phần mở rộng con đường dịch thuật theo hướng lâu dài, thậm chí có thể tiếp tục làm việc sau tuổi nghỉ hưu.

3.1 Khó khăn

Bên cạnh những lợi thế nghề nghiệp, công việc này cũng sẽ có những khó khăn như sau:

3.1.1 Nhiều áp lực

Mỗi công việc đều sẽ có những áp lực khác nhau. Công việc phiên dịch đòi hỏi sự chính xác cao, kỹ năng truyền tải thông tin và thường xuyên phải làm việc dưới áp lực thời gian. Tôi có thể đưa ra một ví dụ như ngành du lịch, những người hướng dẫn viên phải liên tục phiên dịch tiếng Anh cho nhiều lượt khách nước ngoài, thậm chí họ phải di chuyển đến nhiều địa điểm khác nhau để thực hiện công việc. Điều này có thể gây căng thẳng cũng như cần bạn phải rèn luyện khả năng thích nghi dưới áp lực lớn cho những người chọn công việc này.

phiên dịch tiếng Anh
Nghề phiên dịch tiếng Anh đòi hỏi khả năng chịu áp lực công việc

3.1.2 Tính đào thải cao

Đây được coi là mối lo ngại hàng đầu trong mọi ngành nghề, kể cả ngành phiên dịch. Vậy rủi ro thay thế của nghề phiên dịch là gì? Câu trả lời chính là công nghệ. Sự phát triển liên tục của công nghệ có thể khiến các công ty cắt giảm chi phí tuyển dụng nhân viên phiên dịch, thay vào đó họ chỉ cần bỏ ra một khoản phí cho các ứng dụng dịch thuật hoặc sử dụng các trang web miễn phí. 

Ngoài ra, chắc hẳn bạn cũng đã và đang chứng kiến mức độ phổ biến của trí tuệ nhân tạo (AI), cụ thể như chatGPT. Phát minh này không chỉ có thể hỗ trợ tìm kiếm thông tin mà còn có thể phiên dịch ngôn ngữ sang nhiều thứ tiếng trên thế giới. Để đối phó với thách thức này, bạn cần phải nỗ lực học hỏi và cập nhật những kiến thức mới để không bị “lỗi thời” so với các công nghệ hỗ trợ phiên dịch, đồng thời duy trì giá trị và tầm quan trọng của nghề phiên dịch truyền thống trong mắt các nhà tuyển dụng.

3. Học gì và ở đâu để trở thành phiên dịch viên tiếng Anh?

Sau khi đã phân tích những thuận lợi và khó khăn, tôi sẽ chia sẻ những tiêu chí về bằng cấp và tư vấn một số địa điểm đào tạo uy tín cho công việc phiên dịch tiếng Anh.

3.1 Yêu cầu về bằng cấp

Để trở thành một thông dịch viên tiếng Anh, bạn cần phải có một bằng cấp chuyên ngành tiếng Anh, kèm theo các chứng chỉ tiếng Anh Quốc Tế (TOEIC, IELTS,…). Đây là bằng chứng để các công ty tin tưởng vào nền tảng cũng như kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ của bạn. Ngoài ra, nếu bạn tốt nghiệp từ một môi trường được đào tạo theo chương trình Quốc Tế hoặc bằng cấp có liên kết với nước ngoài, bạn hoàn toàn đạt được lợi thế ứng tuyển vào vị trí phiên dịch tiếng Anh của các doanh nghiệp. 

3.2 Nơi học phiên dịch

Hiện nay, có nhiều trường đại học đã xếp các ngành ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ Anh vào top những ngành “hot” với điểm đầu vào cao. Một số nơi còn tổ chức các khóa học chất lượng cao trong lĩnh vực phiên dịch. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn linh hoạt thời gian học, các khóa học phiên dịch tại các trung tâm giáo dục chuyên nghiệp sẽ là sự lựa chọn lý tưởng. Các khóa học thường bao gồm cả lý thuyết và thực hành, giúp học viên phát triển kỹ năng phiên dịch và hiểu biết bài bản về các phương pháp và kỹ thuật phiên dịch.

4. Tìm cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực phiên dịch tiếng Anh

Cơ hội nghề nghiệp cho phiên dịch viên tiếng Anh không chỉ giới hạn ở các doanh nghiệp và tổ chức trong nước mà còn cơ hội làm việc ở thị trường Quốc Tế. Bạn có thể tìm kiếm cơ hội làm việc tại các sự kiện quốc tế, hội nghị hoặc trong các dự án hợp tác với đối tác nước ngoài. Ngoài ra, công việc phiên dịch cũng mở ra cơ hội làm việc từ xa, giúp bạn linh hoạt hơn trong việc quản lý thời gian và không gian làm việc.

Phiên dịch viên tiếng Anh cũng có thể chọn làm việc theo hình thức cung cấp dịch vụ phiên dịch cho các khách hàng cá nhân (Freelancer). Mặc dù hình thức này giúp bạn chủ động được thời gian và không gian làm việc, nhưng để phát triển lâu dài, bạn cần có khả năng tự quản lý và tìm kiếm khách hàng tốt. Theo tôi, đây là một lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn tự chủ trong sự nghiệp phiên dịch của mình.


Kết luận

Theo cảm nhận của tôi, nghề phiên dịch đang nằm trong top những ngành mang lại cơ hội phát triển cao với mức thu nhập hấp dẫn. Để thành công trong lĩnh vực này, ngoài trau dồi kỹ năng chuyên môn, tôi khuyên bạn nên tiếp tục rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết, cũng như học cách thích nghi với môi trường làm việc đa dạng.

Mặc dù công việc phiên dịch tiếng Anh có nhiều áp lực, nhưng tôi cam kết khả năng thành công trong sự nghiệp này sẽ xứng đáng với những nỗ lực bạn đã bỏ ra. Nếu bạn muốn biết thêm về các ngành nghề khác, hãy truy cập vào website Jobsnew Blog để đọc các bài viết chất lượng của chúng tôi.