5/5 - (1 bình chọn)

Thuật ngữ rối loạn ám ảnh cưỡng chế hay còn gọi là O.C.D – Obsessive Compulsive Disorde, ngày càng trở nên phổ biến với giới trẻ ngày nay, O.C.D không đơn giản là ưa sạch sẽ, thích dọn dẹp, muốn mọi thứ phải hoàn hảo. Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một căn bệnh tâm lý, nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của chính người bệnh và những người xung quanh. Vậy, rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD là gì? Hãy cùng Jobsnew tham khảo bài viết sau để biết thêm về căn bệnh này nhé!


1. Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD là gì?

OCD là gì
Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD là gì?

1.1 Giới thiệu chung về OCD là gì?

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có tên gọi khác là rối loạn ám ảnh cưỡng bức và được viết tắt là O.C.D, đây là một bệnh lý thần kinh liên quan đến suy nghĩ và hành vi của người bệnh. Đây là một chứng bệnh tâm lý và phổ biến dưới nhiều nhiều dạng khác nhau.

Người bệnh mắc chứng O.C.D thường có những hành vi, suy nghĩ lặp đi lặp lại một cách vô nghĩa để giảm bớt căng thẳng hay lo âu. Về lâu dài, O.C.D sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh cũng như mọi người xung quanh.

Hiện nay, chưa có nghiên cứu y khoa nào chỉ ra chính xác nguyên nhân hình thành bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế, tuy nhiên, những yếu tố sau có thể tăng khả năng hình thành căn bệnh này:

  • Sự thay đổi của não hoặc cơ thể, sự thiếu hụt Serotonin trong não bộ; trẻ em bị nhiễm liên cầu khuẩn tán huyết beta, liên cầu nhóm A dễ mắc bệnh hơn những đứa trẻ khác.
  • Thực hiện hành vi nào đó trong thời gian dài và hình thành thói quen.
  • Tiền sử gia đình có người mắc các rối loạn này.
  • Căng thẳng, stress trong cuộc sống, đặc biệt là đối với những người nhạy cảm.
  • Phụ nữ mang thai hoặc vừa sinh con có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.

1.2 Nhận biết OCD là bệnh gì: Dấu hiệu và đặc điểm riêng của bệnh OCD là gì?

Các đặc điểm chính của hội chứng OCD là gì, thường là:

  • Ám ảnh (Obsessions): Bao gồm suy nghĩ, ý tưởng hoặc hình ảnh lặp đi lặp lại, thường cảm thấy lo lắng và khó chịu. Việc bị ám ảnh có thể là do vấn đề sạch sẽ, an toàn hoặc có lối suy nghĩ không muốn xảy ra, có cảm tưởng lo sợ về việc gây tổn thương cho mình hoặc những người xung quanh.
  • Hành vi cưỡng chế (Compulsions): Đó là một loạt hành vi mà người bệnh thường lặp đi lặp lại ừ nhằm giải tỏa sự bất an hoặc ám ảnh. Chẳng hạn như, kiểm tra cửa sổ nhiều lần, liên tục rửa tay hoặc sắp xếp đồ đạc một cách trật tự và ngăn nắp.
  • Sự ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày: Nếu người mắc hội chứng OCD là gì không thực hiện các hành vi cưỡng chế thì sẽ luôn cảm thấy căng thẳng và bất an.
  • Không thể kiểm soát: Người bệnh sẽ không thể ngừng lại lối suy nghĩ hoặc hành vi lặp đi lặp lại dù họ vẫn biết phân biệt đúng sai.

2. Tìm hiểu về rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD là gì) và cách xác định nó

OCD là bệnh gì? ối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD là gì) hay còn được gọi là bệnh sạch sẽ quá mức, bệnh ngăn nắp. Bởi vì đây là 2 triệu chứng điển hình nhất của căn bệnh này. Tuy nhiên bên cạnh đó nó cũng mang nhiều đặc điểm khác cần chú ý như:

2.1 Rửa tay quá kỹ

OCD là gì
Rửa tay quá kỹ

Một trong những biểu hiện thường thấy của hội chứng O.C.D là thói quen rửa tay quá mức cần thiết. Người bệnh có thể dành nhiều thời gian rửa tay và lau chùi từng phần nhỏ của cơ thể.

Họ có thể sử dụng dung dịch khử trùng nhiều lần và luôn cảm thấy không thoả mãn cho đến khi cảm thấy đã loại bỏ hoàn toàn mọi tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, thói quen này có thể trở thành một thói quen không ngừng nghỉ và gây mất cân bằng trong cuộc sống hàng ngày.

2.2 Lúc nào cũng muốn kiểm tra mọi thứ

Người mắc OCD thường trải qua cảm giác ám ảnh và thôi thúc liên quan đến việc kiểm tra mọi thứ xung quanh. Ngay cả sau khi đã thực hiện một hành động hay hoàn thành một nhiệm vụ, họ vẫn cảm thấy bất an và không thể không kiểm tra lại nhiều lần. Chẳng hạn như người bệnh cảm thấy không yên tâm liệu mình đã khóa cửa hay tắt thiết bị điện hay chưa, khiến họ phải hành động lặp đi lặp lại cho đến khi cảm thấy an tâm.

Khám phá thêm nhiều việc làm hấp dẫn tại: Jobnews.vn

2.3 Dọn dẹp nhà cửa theo nguyên tắc

Người mắc OCD thường thiết lập các nguyên tắc cụ thể về việc dọn dẹp nhà cửa. Họ có thể đặt ra các quy tắc như dọn dẹp nhà cửa mỗi ngày, giữ quần áo dơ không quá 3 ngày, đặt rác đúng nơi quy định và đảm bảo mọi ngóc ngách của nhà luôn sạch sẽ. Người bệnh cảm thấy bắt buộc phải tuân theo chúng và không thể bỏ qua hay thay đổi.

2.4 Nỗi ám ảnh về những con số

Một biểu hiện khác của OCD là ám ảnh về những con số. Người mắc bệnh có thể có thói quen đếm số lượng các đối tượng như bậc cầu thang, người trong một căn phòng hay số ô cửa sổ.

2.5 Khả năng tổ chức tốt

OCD là gì
Khả năng tổ chức tốt

Người mắc OCD thường có khả năng tổ chức vượt trội và cầu toàn. Họ quan tâm đến từng chi tiết nhỏ và thường thiết lập các nguyên tắc nhất định trong cuộc sống hàng ngày.

Mọi thứ xung quanh người bệnh mang lại cho họ cảm giác phải làm sao để tạo sự cân đối và đúng số lượng. Tính cầu toàn của họ có thể thể hiện qua hành động sắp xếp vật phẩm theo trật tự đối xứng, đảm bảo mọi thứ luôn trong tình trạng hoàn hảo.

2.6 Bị ám ảnh về tình dục

Một dấu hiệu nhận biết OCD thường gặp là ám ảnh về tình dục. Cảm giác ám ảnh này thường xuất hiện không mời gọi và gây ra nỗi lo lắng và căng thẳng. Họ có thể tưởng tượng về cảnh tượng quan hệ tình dục với những đối tượng không phù hợp như người không quen biết, trẻ em hoặc người đồng nghiệp.

2.7 Luôn dằn vặt về các mối quan hệ

Người mắc OCD có thể biểu hiện sự quan tâm quá mức đối với suy nghĩ và tình cảm của người khác. Tuy nhiên, điều này vượt quá mức bình thường khi người mắc luôn dằn vặt liệu họ có gây tổn thương cho người khác hoặc làm cho mối quan hệ trở nên tồi tệ hay không. Ngay cả trong các tình huống xung đột nhỏ hàng ngày, họ có thể cảm thấy sợ gây hại và lo lắng đến mức không thể kiểm soát.

3. Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD là gì) được chẩn đoán như thế nào?

Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD là gì) được chẩn đoán như thế nào?
Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD là gì) được chẩn đoán như thế nào?

Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường khởi phát ở độ tuổi từ 15 – 25, tỷ lệ nam phát bệnh sớm hơn nữ nhưng tỷ lệ nữ mắc bệnh lại cao hơn nam giới. Căn bệnh này gây ra khá nhiều rắc rối cho người bệnh và những người xung quanh như ảnh hưởng đến công việc, ngoại hình, tăng xung đột trong xã hội, gây hại cho mọi người xung quanh bởi suy nghĩ tiêu cực,… Để biết chính xác bản thân có đang mắc phải tình trạng này hay không, người bệnh cần đến bệnh viện để kiểm tra, thăm khám.

3.1 Phương pháp chẩn đoán OCD là gì?

Để đánh giá căn bệnh này, bác sĩ chủ yếu dựa vào các biểu hiện lâm sàng. Vì vậy, người bệnh nên trung thực thông báo với bác sĩ tất cả những vấn đề mình đang gặp phải để quá trình chẩn đoán diễn ra thuận lợi và chính xác nhất. Chẩn đoán bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD quá trình cần được thực hiện bởi các chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần:

  • Đánh giá tâm lý: Cuộc thảo luận giữa bệnh nhân và chuyên gia tâm lý giúp xác định các triệu chứng, suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của bệnh nhân để xem xét liệu có ám ảnh hoặc hành vi cưỡng chế nào đang ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày không.
  • Sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán: Bác sĩ tâm thần có thể dựa vào Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM-5), được biên soạn bởi APA để chẩn đoán. DSM-5 liệt kê các tiêu chí cụ thể để xác định liệu triệu chứng của bệnh nhân có đáp ứng đủ điều kiện để được chẩn đoán là OCD hay không.
  • Khám sức khỏe thể chất: Khám sức khỏe thể chất được thực hiện để loại trừ các vấn đề sức khỏe khác có thể gây ra triệu chứng tương tự. Điều này giúp kiểm tra triệu chứng của bệnh nhân không phải do vấn đề sức khỏe thể chất gây ra.
  • Loại trừ các rối loạn khác: Bởi vì các triệu chứng của OCD có thể tương tự với các rối loạn tâm thần khác nên việc loại trừ các rối loạn khác là điều khá quan trọng nhằm đảm bảo tính chính xác của quá trình chẩn đoán.

3.2 Sự quan trọng của việc chẩn đoán sớm OCD là gì?

Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế không khó nhận ra nếu người thân, gia đình và bạn bè quan tâm, chú ý nhiều hơn đến người bệnh. Việc chẩn đoán sớm tình trạng này sẽ giúp người bệnh sớm tiếp thu trị liệu và thoát khỏi căn bệnh tâm lý này.

4. Nguyên nhân và yếu tố tác động đến bệnh OCD là gì?

Nguyên nhân và yếu tố tác động đến bệnh OCD là gì
Nguyên nhân và yếu tố tác động đến bệnh OCD là gì?

Nguyên nhân chính gây ra bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) vẫn đang là một lĩnh vực nghiên cứu phức tạp và chưa có câu trả lời cuối cùng. Tuy nhiên, các nhà khoa học và chuyên gia tâm lý đã đưa ra một số yếu tố có thể thúc đẩy các triệu chứng của bệnh OCD là gì:

4.1 Yếu tố di truyền

Di truyền đóng vai trò quan trọng dẫn đến mắc bệnh OCD. Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu có người thân trong gia đình mắc bệnh thì con cái sinh ra có nguy cơ phát triển OCD cao hơn.

4.2 Môi trường sống và tâm lý

Qua nhiều nghiên cứu các bác sĩ đã cho ra kết luận rằng, bệnh OCD có thể được hình thành từ môi trường sống, nó dựa trên những thói quen được thực hiện trong thời gian dài. Bên cạnh đó, một số sự kiện tâm lý có thể gây ra căng thẳng và ảnh hưởng đến tâm trạng, tạo điều kiện cho sự phát triển của hội chứng OCD. Những trải nghiệm tiêu cực như bị bắt nạt, lạm dụng, mất mát lớn hoặc áp lực cuộc sống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

5. Phương pháp điều trị và quản lý bệnh OCD là gì?

Phương pháp điều trị và quản lý bệnh OCD là gì
Phương pháp điều trị và quản lý bệnh OCD là gì?

5.1 Liệu pháp tâm lý

Liệu pháp tâm lý sẽ hỗ trợ cải cách lối suy nghĩ và hành vi của bệnh. Chưa kể việc áp dụng biện pháp tâm lý còn sẽ hỗ trợ rất tốt cho thuốc đặc trị phát huy hiệu quả. Thường có 2 liệu pháp được áp dụng là:

  • Liệu pháp hành vi: Với 2 kỹ thuật chính, một là giúp cho người bệnh từ bộc lộ để giải tỏa mọi thứ ra khỏi cơ thể, còn hai là áp dụng biện pháp chuyên môn để không cho bệnh nhân thực hiện các hành vi cưỡng chế để ngăn chặn triệt để luồng suy nghĩ ám ảnh.
  • Liệu pháp nhận thức: hỗ trợ cho người bệnh tiến hành đánh giá lại lối suy nghĩ và nhận thức để họ tự phân biệt những điều không bình thường đó.

5.2 Sử dụng thuốc điều trị

Khi có người mắc hội chứng OCD, các bác sĩ thường sẽ kê đơn thuốc để điều trị. Mặc dù thuốc không thể loại bỏ hoàn toàn những triệu chứng của bệnh OCD, nhưng vẫn sẽ hỗ trợ kiểm soát để cải thiện một phần tình hình bệnh.

5.3 Biện pháp tự cải thiện

Một trong những giải pháp để giúp cải thiện hội chứng ám ảnh đó chính là tự cải thiện. Người bệnh có thể tự mình thực hiện những cách sau đây ngay tại nhà:

  • Nên tâm sự với người thân hoặc với người mình cảm thấy tin tưởng để giúp giải tỏa bản thân.
  • Có thể ghi chép tất cả các hành động và lối suy nghĩ ám ảnh của bản thân nhằm nhằm đánh giá được sự đúng sai và xua đuổi chúng.
  • Thường xuyên tham gia vào các hoạt động cộng đồng để hòa nhập hơn.
  • Cân đối việc ăn uống và tập luyện thể dục hàng ngày.
  • Uống thuốc chỉ là một phần và làm mọi thứ mà mình thích để giảm bớt căng thẳng, lo âu trong cuộc sống hàng ngày.

Kết luận

Nhìn chung, hội chứng O.C.D – rối loạn ám ảnh cưỡng chế rất dễ nhận biết nếu các bạn chú ý nhiều hơn tới cử chỉ và hành động của người bệnh. Vậy nên, nếu nhà có người mắc hội chứng này, hãy quan tâm, chăm sóc và chia sẻ với họ nhiều hơn để giúp cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn nhé.

Bài viết trên chúng ta đã cùng đi tìm hiểu về OCD là gì. Mong rằng bài viết sẽ mang lại nhiều giá trị đến bạn. Theo dõi Jobsnew Blog để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích và nhanh chóng nhất nhé!