Layoff là cụm từ xuất hiện khá nhiều trong những năm gần đây. Nó đang tác động mạnh mẽ đến thị trường lao động ở Việt Nam. Vậy Layoff là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào đối với nền kinh tế. Hãy cùng Jobsnew tìm hiểu thông tin này trong bài viết dưới đây nhé.
1. Layoff là gì?
1.1. Định nghĩa Layoff
Layoff là gì? Layoff là thuật ngữ tiếng anh, có nghĩa là sa thải hay cắt giảm biên chế. Đây là hoạt động đình chỉ tạm thời hoặc chấm dứt vĩnh viễn việc làm của một nhân viên hoặc một nhóm nhân viên với lý do liên quan đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Ban đầu, từ Layoff xuất hiện chỉ để chỉ đề cập đến sự gián đoạn trong quá trình làm việc của nhân viên. Tuy nhiên, thuật ngữ này ngày càng phát triển và được sử dụng nhiều hơn với nghĩa là chấm dứt hợp đồng lao động. Người lao động bị sa thải hoặc người lao động bị dời đi là những đối tượng chịu tác động trực tiếp từ làn sóng Layoff.
1.2. Bối cảnh thị trường việc làm trong làn sóng Layoff
Làn sóng sa thải nhân viên diễn ra ngày càng mạnh mẽ ở Việt Nam và trên thế giới. Mọi ngành nghề, lĩnh vực đều bị ảnh hưởng từ làn sóng này. Đặc biệt các công ty trong lĩnh vực công nghệ, làn sóng sa thải nhân viên công nghệ đang diễn ra vô cùng sôi động.
Trên thế giới, rất nhiều công ty lớn đã sa thải và cắt giảm hàng nghìn nhân sự. Có thể kể đến các công ty nổi tiếng như Google, Twitter, Amazon, Microsoft,… Ngoài ra, có nhiều công ty cũng đang đứng trên bờ vực phá sản.
Ở thị trường Việt Nam, tình hình này cũng không mấy khả quan. Trong những năm gần đây, có hàng chục nghìn công ty ngừng hoạt động kinh doanh. Một số khác thu hẹp quy mô và phạm vi hoạt động. Điều này đã dẫn tới tỷ lệ thất nghiệp cao chưa từng thấy.
1.3 Nguyên nhân xuất hiện làn sóng sa thải nhân viên
Tình hình suy thoái kinh tế cùng với sự ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19 được xem là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng Layoff. Vì trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các công ty, doanh nghiệp không có nhiều chi phí vận hành. Để đảm bảo duy trì hoạt động, buộc các công ty phải cắt giảm nhân sự cho những vị trí không quá cần thiết. Với các công ty vừa và nhỏ, họ chỉ giữ lại những nhân sự chủ chốt.
Một số nguyên nhân khác khiến cho các công ty cắt giảm nhân lực là tái cơ cấu doanh nghiệp, sáp nhập hay thay đổi lĩnh vực kinh doanh. Trong trường hợp này, việc thay thế nhân sự là cần thiết, giúp doanh nghiệp thay đổi bộ máy sản xuất cũ, lỗi thời.
2. Làn sóng Layoff trong thời đại công nghệ
2.1. Ảnh hưởng của công nghệ đối với Layoff
Trong thời đại công nghiệp 4.0, không khó để bắt gặp các cụm từ như AI, trí tuệ nhân tạo, robot, chatbot… Những cụm từ này trở nên phổ biến hơn trước làn sóng cắt giảm nhân sự trong doanh nghiệp.
Việc sử dụng công nghệ được xem là giải pháp thông minh trong thời đại kinh tế khó khăn hiện nay. Nhiều công ty thay thế con người bằng AI, nhằm cắt giảm chi phí nhân sự và tối ưu hóa quy trình vận hành của doanh nghiệp.
Như trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng, thay vì đội ngũ nhân lực có nhiệm vụ túc trực đường dây nóng để trả lời và hỗ trợ các thắc mắc của khách hàng. Nhiều công ty đã quyết định đầu tư vào AI. Họ sử dụng chatbot và robot đã được lập trình sẵn với các câu hỏi rút gọn, đúng trọng tâm hơn để giải quyết các vấn đề của khách hàng.
Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo lên ngôi như hiện nay, nhiều người lo lắng AI sẽ thay thế con người. Thực tế cho thấy công nghệ sẽ thay thế nhân sự ở nhiều vị trí công việc lặp đi lặp lại, không có sự sáng tạo. Còn đối với những vị trí công việc khác, công nghệ là công cụ để hỗ trợ và nâng cao hiệu suất công việc. Vì vậy, bạn muốn tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh này, thì cần chuẩn cho mình những sự thay đổi về kiến thức và kỹ năng.
2.2. Các công ty nổi tiếng sa thải nhân viên
Trước tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, hàng loạt các công ty sa thải nhân viên, trong đó có cả các ông lớn trong nhiều lĩnh vực. Dưới đây là một số dẫn chứng cụ thể cho thấy làn sóng Layoff diễn ra mạnh mẽ:
Trên thế giới:
- Tập đoàn công nghệ Microsoft: Trong 3 tháng đầu năm 2023, gã khổng lồ này đã cắt giảm khoảng 10.000 nhân sự
- Tập đoàn công nghệ đa quốc gia Alphabet: Giám đốc điều hành của Alphabet đã quyết định sa thải 12.000 nhân viên, tương ứng với 6% lực lượng lao động của công ty trong tháng đầu năm 2023
- Tập đoàn công nghệ Meta (Facebook): Cuối năm 2022, công ty này cắt giảm 13% lực lượng lao động, khoảng 11.000 nhân sự
- Tập đoàn thương mại điện tử Amazon: Trong thắng 4/2023, tập đoàn này sa thải 9000 nhân viên thuộc các bộ phận nhân sự, quảng cáo
- Sea- công ty mẹ của Shopee: Năm 2022, tập đoàn này cắt giảm 10% nhân sự, khoảng 7000 nhân lực ở nhiều vị trí
Tại Việt Nam:
- Thế giới di động: Cuối tháng 9/2023, công ty này đã cắt giảm hơn 5.6000 nhân viên và có kế hoạch đóng cửa 200 cửa hàng trên toàn quốc
- Ngân hàng VPBank: Ngân hàng này cắt giảm hơn 4.400 nhân sự ở các vị trí trong năm 2023
- Tập đoàn Đất Xanh: Tính đến quý 3/2023, tập đoàn này cắt giảm 1.300 nhân sự
- Công ty Garmex Sài Gòn: Cuối tháng 9/2023, công ty này cắt giảm khoảng 2.000 nhân sự so với thời điểm đầu năm
3. Làm thế nào để vượt qua tình trạng Layoff
3.1. Đảm bảo quyền lợi của bản thân
Để sống sót vượt qua làn sóng sa thải việc làm đang diễn ra mạnh mẽ, bạn cần phải nắm rõ các quyền lợi của bản thân như:
- Trợ cấp thôi việc: Đa số các công ty sẽ bồi thường cho bạn một khoản tiền để chấm dứt hợp đồng lao động. Khoản trợ cấp này sẽ được thanh toán 1 lần vào khoảng thời gian nhất định. Số tiền này, sẽ giúp bạn chi trả các chi phí phát sinh trong thời gian tìm công việc mới
- Trợ cấp thất nghiệp: Đây là một trong các chế độ bảo hiểm thất nghiệp, được trích từ tiền lương đã đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp của nhà nước. Bạn cần nộp đơn yêu cầu tại nơi bạn sống để hưởng trợ cấp. Số tiền này sẽ được thanh toán hàng tháng.
- Bảo hiểm sức khỏe: Đây là loại bảo hiểm không bắt buộc. Nếu bạn có tham gia vào bảo hiểm sức khỏe của công ty, thì sau khi bị sa thải, bạn có thể nhận được một khoản tiền đền bù.
3.2. Quản lý tài chính cá nhân
Trước tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, bạn sẽ không biết những điều gì có thể xảy đến với công việc hiện tại của bạn đâu? Chính vì vậy, hãy chuẩn bị tâm lý, hành trang, đặc biệt là tài chính để bạn có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Bạn cần kiểm tra và thiết lập lại tình trạng chi tiêu. Hạn chế chi tiêu cho những sản phẩm không quá cần thiết. Bạn cũng nên có một khoản tiết kiệm để đề phòng những trường hợp bất trắc xảy ra.
Ngoài việc quản lý tài chính một cách khoa học, bạn có thể gia tăng thu nhập của mình thông qua các công việc làm thêm. Điều này vừa giúp gia tăng nguồn tài chính, vừa mở ra các cơ hội việc làm mới dành cho bạn.
3.3. Phát triển mối quan hệ và kỹ năng mới
Để có thể dễ dàng thay đổi công việc trong bối cảnh hiện nay, bạn hãy tận dụng thời gian rảnh để trau dồi những kiến thức và kỹ năng mới. Đây sẽ là hành trang giúp bạn tránh được tình trạng Layoff ở các công ty. Hãy nhớ rằng, các công ty chỉ sa thải những nhân viên làm việc kém hiệu quả, không giúp ích cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, bạn nên mở rộng các mối quan hệ mới. Bạn có thể tận dụng những mối quan hệ này để kết nối với mọi người và tìm kiếm được các cơ hội việc làm mới. Tuy nhiên, bạn cũng nên cẩn trọng với những mối quan hệ khiến bạn mệt mỏi.
4. Các câu hỏi thường gặp về Layoff
4.1. Sự khác biệt giữa Layoff và buộc thôi việc?
Layoff và buộc thôi việc là 2 thuật ngữ hoàn toàn khác nhau:
Layoff | Buộc thôi việc | |
Khái niệm | Để chỉ hành động sa thải hoặc cắt giảm nhân sự của các công ty với lý do tình hình hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng | Là hình thức kỷ luật nặng nhất đối với người lao động khi vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật |
Đối tượng áp dụng | Người lao động thuộc các công ty, doanh nghiệp | Thường áp dụng với công chức, viên chức thuộc các cơ quan nhà nước |
Phạm vi áp dụng | Doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước | Cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập |
4.2. Bị sa thải có được nhận lương và hưởng bảo hiểm xã hội không?
Theo quy định của pháp luật, các công ty phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ tiền lương cùng các khoản tiền khác cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động. Và bạn có thể được hưởng các khoản trợ cấp cùng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp bị sa thải, nếu trước đó có tham gia đóng bảo hiểm đầy đủ.
4.3. Khi xin việc lại sau Layoff có khó khăn không?
Cơ hội việc làm sẽ luôn rộng mở với những nhân viên bị sa thải. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tìm được công việc tốt trong bối cảnh này thì cần phải trang bị thêm các kiến thức và kỹ năng mới. Đồng thời cần mở rộng mối quan hệ để có thể tiếp cận với nhiều công việc phù hợp với bản thân.
5. Kết luận
Bài viết trên đã cung cấp các thông tin cơ bản về Layoff là gì, những ảnh hưởng của nó đến thị trường lao động? Đặc biệt, bài viết cũng đã chỉ ra nguyên nhân của làn sóng Layoff và đưa ra những chỉ dẫn giúp bạn vượt qua tình trạng khó khăn này.
Mặc dù không ai mong muốn bản thân mình sẽ rơi vào tình trạng Layoff, nhưng bạn hãy chuẩn bị và trau đồi thêm cho bản thân nhiều kiến thức mới, luôn luôn cập nhật xu hướng để có thể trở thành một ứng viên sáng giá cho nhà tuyển dụng. Đừng quên theo dõi Blog.josnew.vn để biết thêm nhiều kiến thức mới nhé.