Đánh giá

Hiện nay, ngành điện tử viễn thông là một trong những lĩnh vực đầy triển vọng và mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp. Lĩnh vực này đóng góp quan trọng vào sự phát triển của một quốc gia. Tuy nhiên, ngành nghề này khá rộng, được phân chia thành nhiều vị trí và đảm nhiệm những nhóm công việc khác nhau. Vì vậy, hãy cùng Jobsnew tìm hiểu ngành điện tử viễn thông là gì? Tầm quan trọng và cơ hội nghề nghiệp của ngành điện tử viễn thông như thế nào?

I. Ngành kỹ thuật điện tử viễn thông: Khái quát 

ngành kỹ thuật điện tử viễn thông

Điện thoại là một trong những sản phẩm của ngành kỹ thuật điện tử viễn thông

1. Định nghĩa của ngành kỹ thuật điện tử viễn thông

Ngành điện tử tập trung vào việc nghiên cứu, chế tạo và phát triển các vi mạch điện tử. Đây được coi như là  “bộ não” điều khiển hoạt động của các thiết bị thông minh. Trong khi đó, lĩnh vực viễn thông tập trung vào nghiên cứu và sử dụng các thiết bị để xây dựng các mạng lưới truyền dẫn thông tin. Nhằm mục đích hỗ trợ việc quá trình truyền tải thông tin, kết nối xuyên quốc gia. Từ đó có thể kết luận, ngành điện tử viễn thông là việc ứng dụng sự tiến bộ của công nghệ vào quá trình nghiên cứu và chế tạo ra các thiết bị truyền thông tin.

Một số sản phẩm nổi bật của ngành kỹ thuật điện tử viễn thông có thể kể đến như:

  • Điện thoại
  • Tivi
  • Máy tính
  • Các mạch điều khiển

2. Tầm quan trọng của ngành trong cuộc sống hiện đại

Ngành điện tử viễn thông đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc sống hiện đại. Dưới đây là một số lý do chính để nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành này:

  • Giao tiếp và kết nối: Cung cấp cơ sở hạ tầng và công nghệ để kết nối mọi người với nhau. Hỗ trợ chúng ta có thể nhắn tin, gọi điện và trao đổi thông tin ở bất kì đâu trên thế giới. Điều này đã làm thay đổi cách chúng ta giao tiếp, làm việc và kết nối với nhau.
  • Truyền thông và thông tin: Các phương tiện truyền thông như radio, truyền hình, internet và điện thoại di động mang đến cho chúng ta thông tin, giải trí, và giáo dục. Giúp ta có thể tiếp cận tin tức một cách nhanh nhất.
  • Công nghệ và đổi mới: Các sản phẩm và công nghệ mới trong lĩnh vực này đóng góp quan trọng vào việc cải thiện cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Từ những thiết bị thông minh đến các ứng dụng và dịch vụ trực tuyến, ngành này mang đến sự tiện ích và sự tiến bộ trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
  • Y tế và chăm sóc sức khỏe: Cung cấp những thiết bị công nghệ và hệ thống giám sát trong y tế mang đến những cải cách tiên tiến trong quá trình chẩn đoán, giám sát, khám và chữa bệnh. Điều này đóng góp vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo mọi người có tiếp cận dịch vụ y tế.

II. Học ngành kỹ thuật điện tử viễn thông: Hướng nghiên cứu và sự phát triển nghề nghiệp 

ngành điện tử viễn thông là gì

Xây dựng nguyên tắc và đặt ra mục tiêu trong quá trình học tập

1. Nguyên tắc và mục tiêu học tập trong ngành kỹ thuật điện tử viễn thông 

Trong quá trình học tập và rèn luyện, sinh viên cần thiết lập các nguyên tắc và mục tiêu để thúc đẩy sự cố gắng. Từ đó, sinh viên có thể đạt được kết quả tốt nhất, mở ra nhiều cơ hội trong ngành điện tử viễn thông. Một số nguyên tắc và mục tiêu chính có thể đặt ra khi học tập trong lĩnh vực này:

  • Lý thuyết và nguyên lý cơ bản: Nắm vững các lý thuyết và nguyên lý cơ bản trong ngành điện tử viễn thông. Bao gồm kiến thức về điện tử, viễn thông, truyền thông, vi xử lý, mạch điện và những công nghệ có liên quan.
  • Thực hành: Mục tiêu quan trọng trong quá trình học tập là có khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế. Tìm kiếm cơ hội thực hành và làm việc trong các dự án để rèn kỹ năng thực tế.
  • Tiếp cận xu hướng công nghệ: Trong quá trình học tập cần tiếp cận và cập nhật với các xu hướng mới nhất trong lĩnh vực này. Có thể kể đến các công nghệ như IoT (Internet of Things), trí tuệ nhân tạo, mạng di động,…
  • Phát triển tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề:. Sinh viên được khuyến khích để tạo ra những giải pháp mới, sáng tạo và hiệu quả cho các thách thức kỹ thuật và công nghệ.

2. Cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp 

Sinh viên tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông ra trường làm gì? Đây là một câu hỏi thường thấy ở các bạn sinh viên đang theo học hoặc có hứng thú với lĩnh vực này. Dưới đây là một số gợi ý về cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực điện tử viễn thông dành cho các bạn kỹ sư sau khi tốt nghiệp như:

  • Kỹ sư thiết kế mạch điện tử: Tham gia vào việc thiết kế và phát triển mạch điện tử cho các sản phẩm và hệ thống điện tử.
  • Chuyên gia viễn thông: Chịu trách nhiệm phát triển và quản lý các hệ thống viễn thông, bao gồm mạng di động, mạng cáp quang và truyền hình số.
  • Kỹ sư phần cứng điện tử: Có cơ hội làm việc trong lĩnh vực phát triển và sản xuất các thành phần và thiết bị điện tử, bao gồm vi xử lý, cảm biến, linh kiện và bo mạch.
  • Chuyên gia truyền thông dữ liệu: Tham gia trực tiếp vào quá trình phân tích, thiết kế và triển khai các hệ thống truyền thông dữ liệu như mạng cục bộ, mạng không dây….
  • Kỹ sư nghiên cứu và phát triển: Sẽ được tham gia vào công việc nghiên cứu và phát triển công nghệ mới, đưa ra các giải pháp sáng tạo. Nhằm nâng cao hiệu suất của các hệ thống điện tử – viễn thông.
  • Chuyên gia bảo trì và hỗ trợ kỹ thuật: Chịu trách nhiệm chính việc trong việc bảo trì, sửa chữa, hỗ trợ kỹ thuật hệ thống và các thiết bị điện tử viễn thông.

III. Mức lương của ngành kỹ thuật điện tử viễn thông 

lương của ngành kỹ thuật điện tử viễn

Mức lương của lĩnh vực điện tử viễn thông tương đối cao so với mặt bằng chung

Tùy thuộc vào các yếu tố như quy mô công ty, tính phức tạp của công việc, trình độ chuyên môn,… mà mức lương của kỹ thuật ngành điện tử viễn thông được quyết định khác nhau. Hiện nay, mức lương của kỹ sư thuộc lĩnh vực này được đánh giá là khá hấp dẫn trên thị trường lao động. 

Mức lương có thể dao động từ 7 triệu đến 15 triệu đồng/tháng (đối với những người chưa có kinh nghiệm hoặc có ít kinh nghiệm). Ngoài ra, mức lương cụ thể có thể thay đổi tùy theo từng cấp độ trong ngành, dưới đây là một số mức lương tham khảo:

  • Mức lương thấp nhất dành cho các kỹ sư là khoảng 5 triệu đồng/tháng.
  • Mức lương trung bình khoảng là 11 triệu đồng/tháng.
  • Mức lương cao phổ biến nhất trong ngành dao động từ 20 triệu đến 25 triệu đồng/tháng.
  • Mức lương cao nhất có thể lên đến 45 triệu đến 50 triệu đồng/tháng.

IV. Danh sách các trường Đại học và Học viện uy tín 

ngành điện tử viễn thông ra trường làm gì

Lựa chọn trường đào tạo phù hợp là yếu tố vô cùng quan trọng

Có một nền tảng kiến thức vững chắc là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển nghề nghiệp ổn định trong tương lai. Do đó, việc lựa chọn một ngôi trường đào tạo uy tín và chất lượng là điều vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số trường đại học và học viện uy tín trong ngành điện tử viễn thông:

  1. Đại học Công nghệ TP.HCM – Ho Chi Minh City University of Technology 
  2. Đại học Quốc gia TP.HCM – Vietnam National University, Ho Chi Minh City
  3. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Hà Nội – TPHCM
  4.  Đại học Công nghệ – University of Technology
  5. Đại học Khoa học Tự nhiên – University of Science
  6. Đại học Sư phạm Kỹ thuật – University of Technical Education
  7. Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông – University of Information Technology and Communications
  8. Đại học Kỹ thuật Công nghệ – University of Engineering and Technology

V. Điểm chuẩn và phương thức xét tuyển ngành điện tử viễn thông

ngành điện tử viễn thông là gì

Các trường sẽ dựa vào tiêu chí đánh giá lựa chọn ra những ứng viên phù hợp

1. Điểm chuẩn 

Dựa vào kết quả thi THPT Quốc gia 2023, những trường đại học hàng đầu trong việc đào ngành điện tử viễn thông có mức điểm tuyển sinh khá cao. Mức điểm dao động từ 22 – 29 điểm. Điều này cho thấy mức độ cạnh tranh cao trong quá trình xét tuyển. Những trường này thường được đánh giá cao về chất lượng đào tạo, có đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và cơ sở vật chất hiện đại.

Tuy nhiên, cũng có những trường khác trong lĩnh vực này có mức điểm tuyển dao động từ 15 đến 20. Dù điểm tuyển sinh không cạnh tranh như các trường “top đầu” nhưng những trường này vẫn có thể cung cấp môi trường học tập đáng tin cậy và chất lượng cho sinh viên.

Qua đó, việc lựa chọn trường đại học phù hợp không chỉ dựa trên mức điểm tuyển sinh mà còn phải xem xét sự phù hợp với nhu cầu và khả năng cá nhân. Mục tiêu là tìm được một môi trường đào tạo có chất lượng tốt, phù hợp với sự phát triển cá nhân. Hỗ trợ trong việc xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc trong lĩnh vực này.

2. Phương thức xét tuyển ngành điện tử viễn thông

Đối với những trường đại học và học viện khác nhau sẽ có phương thức xét tuyển vào ngành điện tử viễn thông khác nhau. Dưới đây là một số phương thức xét tuyển thường được sử dụng trong ngành này:

  • Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia (THPTQG): Trường đại học và học viện có thể sử dụng điểm các môn liên quan đến ngành kỹ thuật điện tử viễn thông từ kỳ thi THPTQG để xếp hạng và chọn thí sinh. 
  • Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực: Một số trường đại học và học viện tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực riêng. Điểm từ kỳ thi này có thể được sử dụng để xếp hạng và chọn ra những thí sinh trúng tuyển.
  • Xét tuyển dựa trên điểm trung bình các môn Trung học phổ thông (THPT): Một số trường có thể sử dụng điểm trung bình các môn học của thí sinh trong chương trình THPT để xếp hạng và lựa chọn những thí sinh phù hợp

Các trường đại học và học viện thông báo chi tiết về phương thức xét tuyển của mình trong các thông báo tuyển sinh và trang web chính thức. Để biết thông tin chi tiết về phương thức xét tuyển của từng trường, bạn nên tham khảo thông tin từ trang web và tài liệu tuyển sinh của trường. Ngoài ra, có thể liên hệ trực tiếp với phòng tuyển sinh để nhận thông tin cụ thể và chính xác nhất.

VI. Kết luận

Theo tôi, ngành điện tử viễn thông hiện nay đang mang đến những triển vọng hấp dẫn và tiềm năng lớn trong tương lai. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, ngành này đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế, phát triển và vận hành các hệ thống điện tử và viễn thông hiện đại. Từ đó, đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm trong các lĩnh vực như mạng viễn thông, thiết kế vi mạch, truyền thông không dây, điều khiển tự động, và nhiều lĩnh vực khác.

Thông qua bài viết, Jobsnew vừa cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến ngành điện tử viễn thông. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho bạn. Hãy truy cập vào website blog.jobsnew.vn để có thể cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị khác.