Đánh giá

Một CV chất lượng không thể thiếu phần mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên. Mục tiêu nghề nghiệp không cần quá trừu tượng, nhưng cần đủ chi tiết và thực tế để hướng dẫn bạn vào đúng hướng. Trong bài viết hôm nay hãy cùng Jobsnew tìm hiểu cách viết mục tiêu một cách chuẩn nhất!


1. Hiểu rõ mục tiêu nghề nghiệp

1.1 Mục tiêu là gì?

Mục tiêu nghề nghiệp là tập hợp những kế hoạch, đích đến và hoài bão mà một cá nhân mong muốn đạt được trong sự nghiệp của mình. Đây có thể là một vị trí cụ thể mà bạn muốn đạt được, một bước thăng tiến trong sự nghiệp hoặc một đích đến lớn hơn như phát triển kỹ năng chuyên môn.

Từ một mục tiêu cụ thể, bạn có thể xác định nhiều hướng đi để đạt được mục đích của mình. Ví dụ, nếu bạn muốn trở thành một content writer chuyên nghiệp, bạn có thể đề xuất các bước cụ thể để phát triển kỹ năng viết từ các công việc liên quan.

Mục tiêu là gì?
Mục tiêu là gì?

1.2 Vai trò của mục tiêu nghề nghiệp đối với sinh viên, người đi làm và nhà tuyển dụng

Mục tiêu nghề nghiệp thường xuất hiện trong CV hoặc hồ sơ xin việc để cung cấp cái nhìn tổng quan về mục đích của ứng viên, giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ động lực và sự phù hợp của ứng viên với công việc. Tổng thể, mục tiêu nghề nghiệp giúp xác định và trình bày rõ hơn về hướng đi nghề nghiệp của cá nhân đó. Vai trò của mục tiêu nghề nghiệp có thể thay đổi tùy theo đối tượng, dưới đây là một số ví dụ:

Đối với những học sinh/sinh viên trẻ chưa đi làm

Đối với những sinh viên mới ra trường có vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền tảng cho sự nghiệp tương lai. Việc biết sớm định hướng ngành nghề giúp sinh viên tập trung hơn vào việc học các nhóm môn cụ thể, như khối Tự nhiên (Toán, Lý, Hóa), Xã hội (Văn, Sử, Địa), hoặc thậm chí là Nghệ thuật (âm nhạc, mĩ thuật, v.v.).

Ngoài ra, tham gia các câu lạc bộ hoặc hoạt động xã hội cũng là cơ hội để phát triển kỹ năng làm việc và giao tiếp xã hội. Thực tế cho thấy, những sinh viên không có đích đến rõ ràng thường cảm thấy mệt mỏi và chán chường với công việc. Ngược lại, khi đã xác định được mục tiêu nghề nghiệp phù hợp, việc làm hàng ngày sẽ trở nên thú vị hơn và giúp họ phát triển tối đa khả năng của mình.

Đối với người đi làm

Một người trưởng thành biết đánh giá cao mục tiêu nghề nghiệp dài hạn sẽ có ưu thế về quản lý thời gian hiệu quả và tự tin hơn trong công việc. Nếu bạn đã có kinh nghiệm làm việc và muốn tiến xa hơn với các vị trí quản lý cao hơn hoặc mong muốn chuyển đến môi trường làm việc lý tưởng khác, hãy đảm bảo rằng bạn đã thêm phần kế hoạch nghề nghiệp vào CV của mình một cách chuyên nghiệp và thể hiện đúng nguyện vọng cá nhân của mình.

Đối với nhà tuyển dụng

  • Việc mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên phù hợp với mục tiêu phát triển của công ty/doanh nghiệp có thể tạo nên mối quan hệ gắn kết giữa hai bên. Trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường hỏi về mục tiêu công việc để đánh giá khả năng ứng viên gắn bó lâu dài và sự định hướng trong công việc.
  • Gúp nhà tuyển dụng đánh giá năng lực và xác định liệu ứng viên có khả năng lên kế hoạch và có tầm nhìn cho công việc không. Đối với các vị trí quan trọng (từ senior trở lên), lộ trình và mục tiêu tương lai của ứng viên có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Giúp nhà tuyển dụng dự đoán tiềm năng và khả năng phát triển của ứng viên. Nếu ứng viên có mục tiêu nghề nghiệp dài hạn và phù hợp với công việc, nhà tuyển dụng có thể kỳ vọng vào việc ứng viên sẽ đầu tư thời gian và nỗ lực để phát triển sự nghiệp, gắn bó lâu dài với công ty.

2. Cách thiết lập mục tiêu nghề nghiệp hiệu quả

2.1 Sử dụng phương pháp SMART trong việc xác định mục tiêu nghề nghiệp

Có nhiều phương pháp để xác định mục tiêu nghề nghiệp cho bản thân. Tuy nhiên, nếu bạn đang phân vân trong việc tìm kiếm công việc hoặc chưa chắc chắn về hướng đi, hãy áp dụng mô hình SMART để tổ chức suy nghĩ một cách cụ thể và hiệu quả.

Mô hình SMART được xây dựng dựa trên 5 từ khóa chính:

S – Specific

Trong nguyên tắc SMART, chữ “S” đề cập đến “Specific” (tính cụ thể). Điều này đòi hỏi mục tiêu phải được đặc thù và rõ ràng. Khi kế hoạch được xác định cụ thể, nó sẽ trở nên dễ hiểu và giúp bạn tập trung vào các bước cần thực hiện để đạt được mục tiêu đó.

Không nên đặt mục tiêu mơ hồ, như “trở thành triệu phú” hoặc “trở thành người nổi tiếng”. Thay vào đó, hãy cụ thể hóa thành những khát vọng như “kiếm được 100 triệu trước 30 tuổi” hoặc “có 1000 người theo dõi trên kênh YouTube cá nhân”.

Ví dụ: “Tôi sẽ tham gia lớp học tiếng Anh 3 buổi/tuần trong vòng 6 tháng để nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh của mình.”

M – Measurable

Trong nguyên tắc SMART, chữ “M” đề cập đến “Measurable” (tính đo lường). Nguyên tắc này đòi hỏi phải có khả năng đo lường một cách rõ ràng và cụ thể để có thể theo dõi tiến trình đạt được mục tiêu. Khi có thể đo lường được, bạn có thể đánh giá sự tiến bộ và đảm bảo rằng bạn đang tiến gần hơn đến mục tiêu của mình.

Đặt liên quan đến những con số có thể đo lường, đếm được là quan trọng.

Ví dụ: “Tôi sẽ giảm cân 3kg trong vòng 2 tháng bằng cách tập thể dục 4 buổi/tuần và duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, cắt giảm tinh bột, bổ sung rau xanh và uống nhiều nước.”

A – Attainable

Trong nguyên tắc SMART, chữ “A” đề cập đến “Attainable” (tính khả thi). Nguyên tắc này đòi hỏi mục tiêu phải được thiết lập một cách khả thi và có khả năng đạt được dựa trên năng lực, điều kiện hiện có. Mục tiêu khả thi là khát vọng mà bạn có khả năng thực hiện và đạt được trong khoảng thời gian nhất định.

Mục tiêu nghề nghiệp cần phải cân nhắc và phù hợp với khả năng của bạn. Đừng chọn chỉ tiêu quá khó hoặc quá dễ để thực hiện. Bạn nên đặt mục tiêu ở mức độ có thể đạt được, từ 8 đến 10 phần trong tổng số 10 phần, thay vì đặt quá cao (20 phần) hoặc quá thấp (2-3 phần). Mục tiêu cần tạo động lực phát triển, không quá khó nhọc hoặc quá dễ dàng để tránh tình trạng bế tắc.

Ví dụ: “Tôi sẽ tập trung vào việc nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng Trung của mình bằng cách tham gia vào một khóa học tiếng Trung với tần suất 3 buổi/tuần trong vòng 3 tháng.”

Sử dụng phương pháp SMART trong việc xác định mục tiêu nghề nghiệp
Sử dụng phương pháp SMART trong việc xác định mục tiêu nghề nghiệp

R – Relevant

Trong nguyên tắc SMART, chữ “R” đề cập đến “Relevant” (tính thực tế). Nguyên tắc này yêu cầu mục tiêu phải mang ý nghĩa và phù hợp với tình hình hiện tại. Mục tiêu có tính thực tế là loại chỉ tiêu khi đạt được sẽ có ảnh hưởng tích cực đối với bạn, công việc, gia đình, cộng đồng hoặc xã hội.

Bạn cần xác định những mục tiêu có ý nghĩa thực tế và phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của mình. Tránh đặt mục tiêu quá “mơ mộng” như trúng xổ số hoặc kết hôn với một người giàu có.

Ví dụ: “Tôi sẽ hoàn thành khóa học quản lý dự án để nâng cao kỹ năng quản lý và chuẩn bị cho việc thăng tiến trong công việc hiện tại của mình” là một mục tiêu phù hợp và thực tế.

T – Time-Bound

Trong nguyên tắc SMART, chữ “T” đề cập đến “Time-Bound” (tính ràng buộc về thời gian). Nguyên tắc này yêu cầu mục tiêu phải có thời gian cụ thể để đạt được. Bạn cần xác định một khung thời gian rõ ràng để hoàn thành mục đích từ đó tạo động lực và tiến gần hơn đến nó.

Ví dụ: “Tôi đặt mục tiêu trở thành quản lý trong vòng 5 năm tới và cộng tác với 3 báo lớn trong vòng 1 năm.”

2.2 Xác định mục tiêu ngắn hạn & dài hạn

Dưới đây, Jobsnew sẽ chia sẻ một số lưu ý về cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn thông qua ví dụ cụ thể.

Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn
Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn

Cách viết mục tiêu ngắn hạn

Mục tiêu ngắn hạn thường liên quan đến kế hoạch và dự định về công việc trong tương lai gần, nên nó phải cụ thể và khả thi với khả năng hiện tại của bạn. Việc xác định mục đích ngắn hạn của bản thân là quan trọng, vì nó giúp bạn trả lời câu hỏi một cách thuyết phục và chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai.

Nếu bạn chưa biết mục tiêu ngắn hạn của mình là gì, một cách hay là dựa vào yêu cầu công việc của công ty mà bạn đang ứng tuyển để tìm ra một mục tiêu phù hợp.

Cách viết mục tiêu dài hạn

Mục tiêu dài hạn thường là những định hướng quan trọng có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp của bạn trong tương lai. Nó không chỉ đơn giản là một mục tiêu, mà còn đi kèm với lộ trình và hướng đi để bạn đạt được nó.

Mặc dù mục tiêu ngắn hạn có thể dễ dàng hơn và khả thi hơn ban đầu, nhưng định hướng nghề nghiệp dài hạn liên quan chặt chẽ đến sự phát triển và thành công của bạn trong thời gian dài. Hãy chắc chắn sau khi viết mục tiêu dài hạn trong CV của mình, bạn đã thể hiện được sự kỳ vọng và chiến lược phát triển của bản thân mình.

3. Mẫu viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV chinh phục khách hàng mục tiêu

Dưới đây là một số mẫu câu hay dành để tham khảo viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV:

3.1 Nhân viên kinh doanh

Tôi mong muốn nâng cao kỹ năng bán hàng và giao tiếp để trở thành một nhân viên kinh doanh xuất sắc. Với 2 năm kinh nghiệm làm nhân viên kinh doanh mảng công nghệ, tôi luôn nỗ lực tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng mục tiêu thành khách hàng tiềm năng lên 25% và thu hút ít nhất 10 khách hàng mới hàng tháng. Tôi muốn trở thành một người dẫn đầu, có khả năng tạo ra các cơ hội kinh doanh mới đóng góp vào phát triển và tăng trưởng của công ty

3.2 Nhân viên SEO

Bản thân tôi là người có tinh thần cầu tiến, mong muốn trở thành chuyên viên SEO giỏi trong ngành. Tôi luôn nỗ lực cải thiện kỹ năng SEO, tối ưu hóa nội dung và trải nghiệm người dùng để tăng tương tác và chuyển đổi khách truy cập thành khách hàng tiềm năng, mục tiêu tăng tỷ lệ chuyển đổi và đưa những từ khóa quan trọng của dự án lên Top Google. Mục tiêu của tôi là trở thành SEO Leader trong vòng một năm tới.

3.3 Business Analyst

Mục tiêu nghề nghiệp của tôi là trở thành một chuyên viên Business Analyst (BA) thật vững chuyên môn, đóng góp vào việc phân tích và cải thiện quy trình kinh doanh của tổ chức. Tôi muốn sử dụng kỹ năng phân tích dữ liệu và tạo báo cáo đã tích lũy được trong suốt 2 năm làm BA giúp tổ chức phát triển, tạo ra những sản phẩm chất lượng, có ích cho cộng đồng.

3.4 Nghề nghiệp ngân hàng

Tôi mong muốn phát triển sự nghiệp trong ngành ngân hàng và đạt được vị trí quan trọng trong một tổ chức tài chính. Tôi luôn tìm kiếm giải pháp để xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng, hiểu và đáp ứng nhu cầu tài chính của họ. Tôi mong muốn trở thành một chuyên gia tư vấn tài chính có kiến thức sâu về các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng.

3.5 Nghề nghiệp ngành IT

Tôi có thành tích học tập xuất sắc, có khả năng hiểu và kiểm tra phần mềm, có kiến thức làm việc với công nghệ thông tin cao cũng như có hiểu biết sâu về các công nghệ internet cốt lõi. Tôi mong muốn trở thành kỹ sư hệ thống tài năng để nâng cao kiến thức của mình trong lĩnh vực CNTT và cống hiến các kỹ năng của mình.

3.6 Nghề nghiệp ngành nhân sự

Tôi luôn nỗ lực trau dồi các kiến thức chuyên môn đa lĩnh vực như quản lý hiệu suất, phân tích nhân sự, tuyển dụng, đào tạo và phát triển, phúc lợi nhân viên, quản lý mối quan hệ lao động, luật lao động và các quy định liên quan khác, mục tiêu trở thành một chuyên viên quản lý nhân sự tài năng. Tôi mong muốn có để đóng góp vào sự phát triển chung của tổ chức, góp phần tạo ra một môi trường làm việc tích cực và đáng tin cậy cho nhân viên. 

3.7 Nghề nghiệp ngành Marketing

Bản thân tôi là người yêu thích sáng tạo, thích viết lách và đam mê truyền thông xã hội. Tôi luôn nỗ lực tìm hiểu và làm chủ các công cụ và phần mềm quan trọng như Google Analytics, SEO, quảng cáo trực tuyến, email marketing, quảng cáo trên mạng xã hội và quảng cáo PPC. Bằng cách nắm vững những công nghệ và kỹ thuật mới nhất, tôi mong muốn đóng góp cho tổ chức để tăng cường hiệu quả và thành công trong các chiến dịch marketing.

3.8 Nghề nghiệp cho ngành kế toán

Tôi tốt nghiệp đại học ngành kế toán và đã có 4 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí kế toán tổng hợp. Bằng việc nắm vững các kiến thức chuyên môn về thuế, tài chính, tôi tự tin bản thân có thể hoàn thành tốt công việc của một kế toán viên. Mục tiêu của tôi trong 3 năm tới là trở thành kế toán viên giỏi, theo đuổi các chứng chỉ chuyên nghiệp như CPA, CMA để nâng cao kiến thức và kỹ năng giúp bản thân đạt đến chức vụ kế toán trưởng như mong muốn. 

4. Lỗi thường gặp khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV

Mắc lỗi khi viết định hướng nghề nghiệp trong CV có thể làm giảm điểm của bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Dưới đây là một số lỗi cần tránh khi trình bày mục tiêu nghề nghiệp:

Lỗi thường gặp khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV
Lỗi thường gặp khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV
  •  Quá chung chung: Việc viết quá mơ hồ và không cụ thể như “Mong muốn có một vị trí tốt trong một công ty lớn” không giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ khả năng và động lực của bạn. Thay vào đó, hãy trình bày một định hướng cụ thể như “Mục tiêu của tôi là trở thành một nhà phát triển phần mềm chuyên nghiệp trong một công ty công nghệ hàng đầu.”
  • Quá dài dòng: Nhà tuyển dụng chỉ dành ít thời gian để đánh giá mỗi CV, vì vậy tránh viết quá dài và rườm rà. Hãy trình bày một cách rõ ràng và ngắn gọn trong 2-3 câu để dễ dàng nắm bắt.
  • Không phản ánh mong muốn của ứng viên: Nên phản ánh mong muốn và sự phù hợp với vị trí bạn đang ứng tuyển. Hãy tập trung vào kỹ năng, thành tựu và giá trị mà bạn có thể mang đến cho tổ chức.
  • Có lỗi chính tả hoặc câu từ lủng củng: CV của bạn phản ánh thương hiệu cá nhân của bạn, vì vậy luôn kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp cẩn thận.
  • Không có sự phân chia rõ giữa mục tiêu ngắn hạn và dài hạn: Phân chia rõ ràng giữa mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về kế hoạch và định hướng sự nghiệp của bạn.
  • Mục tiêu không thực tế: Hãy đảm bảo mục tiêu của bạn là thực tế và phản ánh khả năng, kinh nghiệm của bạn để đóng góp cho tổ chức một cách hiệu quả. Tránh viết không phù hợp hoặc quá tham vọng đối với vị trí bạn đang ứng tuyển.

Kết luận:

Như vậy, có thể thấy mục tiêu sự nghiệp đóng vai trò không nhỏ trong bộ sơ yếu lý lịch cũng như là bước đầu làm nên sự thành công sự nghiệp. Hãy viết cho mình những mục tiêu công việc thật ấn tượng để làm nổi bật CV giữa hàng trăm ứng viên khác. Hy vọng bài viết này của Jobsnew Blog đã cho bạn hiểu hơn về cách viết mục tiêu nghề nghiệp thật hay trên CV!