5/5 - (1 bình chọn)

Ngành IT từ lâu đã được biết đến là ngành có thị trường cạnh tranh cao với mức lương nghìn đô. Nhận nhiều sự ưa thích từ phần lớn sinh viên cũng như đang là ngành phát triển bật nhất. Hiện nay, sức nóng của ngành IT vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, mà nó ngày càng phát triển hơn. JavaScript, một ngôn ngữ lập trình đã không còn quá xa lạ với giới IT, hôm nay hãy cùng Jobsnew tìm hiểu về JavaScript là gì và nó đã giúp các ITers như thế nào nhé.


1. Giới thiệu JavaScript: Định nghĩa và lịch sử phát triển

JavaScript là gì
Giới thiệu JavaScript: Định nghĩa và lịch sử phát triển

Có thể nói trong những năm gần đây thì ngôn ngữ JavaScript đã trở nên rất thông dụng. Có rất nhiều framework ra đời được viết bằng ngôn ngữ lập trình Javascript, từ frontend cho tới backend thì ở đâu cũng có mặt nó. 

1.1 Định nghĩa JavaScript là gì?

JavaScript là ngôn ngữ lập trình website phổ biến hiện nay, nó được tích hợp và nhúng vào HTML giúp website trở nên sống động hơn. JavaScript đóng vai trò như là một phần của trang web, thực thi cho phép Client-side script từ phía người dùng cũng như phía máy chủ (Nodejs) tạo ra các trang web động.

JavaScript là một ngôn ngữ lập trình thông dịch với khả năng hướng đến đối tượng. Là một trong 3 ngôn ngữ chính trong lập trình web và có mối liên hệ lẫn nhau để xây dựng một website sống động, chuyên nghiệp:

  • HTML: Hỗ trợ trong việc xây dựng layout, thêm nội dung dễ dàng trên website.
  • CSS: Hỗ trợ việc định dạng thiết kế, bố cục, style, màu sắc,…
  • JavaScript: Tạo nên những nội dung “động” trên website. Cùng tìm hiểu rõ hơn ở phần dưới đây.

JS là viết tắt của JavaScript, khi có JS bạn sẽ hiểu rằng đang nói đến JavaScript.

Nhiệm vụ của Javascript là xử lý những đối tượng HTML trên trình duyệt. Nó có thể can thiệp với các hành động như thêm/xóa/sửa các thuộc tính CSS và các thẻ HTML một cách dễ dàng. Hay nói cách khác, JS là một ngôn ngữ lập trình trên trình duyệt ở phía client. Tuy nhiên, hiện nay với sự xuất hiện của NodeJS đã giúp cho JS có thể làm việc ở backend.

Bạn thử truy cập vào một số website trên internet thì sẽ thấy có những hiệu ứng slide, menu xổ xuống, các hình ảnh chạy qua chạy lại rất đẹp. tất cả các chức năng này đều được xử lý bằng JS đấy các bạn ạ.

1.2 Lịch sử và sự phát triển của JavaScript

JavaSript là gì
Lịch sử và sự phát triển của JavaScript

Về sự ra đời của ngôn ngữ lập trình website này, JavaScript được tạo ra bởi kỹ sư máy tính Brendan Eich và cộng sự tại công ty Netscape. Họ đã phát triển JS dựa trên dự án tiền thân với tên gọi là Mocha. Sau đó, dự án này được đổi tên từ Mocha thành LiveScript và cuối cùng mới được đổi thành cái tên chính thức như ngày nay đó là JavaScript.

Lý giải cho việc đổi tên này, đó là vào cùng thời điểm Netscape bắt đầu sử dụng Java trên trình duyệt cùng tên gọi của công ty, LiveScript đã được đổi tên thành JavaScript để được chú ý hơn bởi ngôn ngữ lập trình Java lúc đó đang được coi như một hiện tượng.

Tuy có tên gọi nghe gần giống nhau nhưng JS không hề có liên quan gì đến ngôn ngữ Java mà chỉ dựa trên cách đặt tên “na ná” như một chiêu thức marketing và nó đã rất hiệu quả. Một số cột mốc lịch sử đáng lưu ý của JS:

  • Năm 1998, JavaScript với phiên bản mới nhất là ECMAScript 2 phát hành. 
  • Năm 1999 thì ECMAScript 3 được ra mắt.
  • Năm 2016, ứng dụng JavaScript đã đạt kỷ lục lên tới 92% website sử dụng, đồng thời cũng được đánh giá là một công cụ quan trọng và không thể thiếu đối với lập trình viên website.

2. JavaScript cơ bản: Tìm hiểu nguyên lý hoạt động

JavaScript là gì
Tìm hiểu nguyên lý hoạt động

Trên đây chúng ta đã được tìm hiểu qua về định nghĩa cũng như lịch sử hình thành của JavaScript. Sau đây, sẽ là phần khá quan trọng mà các ITers rất nên quan tâm và nắm rõ. Cùng Jobsnew tìm hiểu nguyên lý hoạt động của JS nhé.

2.1 Cấu trúc và cách viết JavaScript

  • Biểu thức (expressions)

Mỗi giá trị được viết trực tiếp (66, ‘hello’, true, NaN,…) là một biểu thức (expression). Hay việc kết hợp những giá trị với toán tử (1 + 5, ‘I’ + ‘ love’ + ‘ you’, !false, …) cũng là những biểu thức.

Biểu thức có thể đơn giản là những phép cộng, trừ,… Hoặc có thể là những công thức toán học, vật lý,… phức tạp. Và trong một biểu thức có thể chứa nhiều biểu thức con.

  • Câu lệnh (statements)

Các câu lệnh là các cấu trúc cú pháp và các lệnh thực hiện các hành động.

Chúng tôi đã thấy một tuyên bố, alert(‘Hello, world!’) hiển thị thông báo “Xin chào, cả thế giới!”.

Có thể có nhiều câu lệnh trong mã tùy thích. Các câu lệnh có thể được phân tách bằng dấu chấm phẩy.

Ví dụ: ở đây chia “Hello World” thành hai cảnh báo:

alert(‘Hello’); alert(‘World’);

Thông thường, các câu lệnh được viết trên các dòng riêng biệt để làm cho mã dễ đọc hơn:

alert(‘Hello’);

alert(‘World’);

Trong hầu hết các ngôn ngữ lập trình, một câu lệnh thường được kết thúc bởi dấu chấm phẩy JS cũng vậy. Ngoài ra, JS còn cho phép bạn bỏ qua dấu chấm phẩy. Khi đó, mỗi câu lệnh sẽ ở trên một dòng.

  • Từ khóa (keywords)

Từ khóa (keywords) là những từ mang ý nghĩa đặc biệt. Ví dụ từ var là một từ khoá. Từ khoá var theo sau nó sẽ là một biến số (var là viết tắt của variable).

  • Từ dự trữ (reserved words)

Reserved words trong javascript là những từ sẽ được dùng làm từ khóa cho những phiên bản sau của JS. Bạn sẽ không thể sử dụng từ khóa hay từ dự trữ để đặt tên cho biến số.

=> sau đây là danh sách từ khoá và những từ dự trữ:

break, case, catch, class, const, continue, debugger, default, delete, do, else, enum, export, extends, false, finally, for, function, if, implements, import, in, instanceof, interface, let, new, null, package, private, protected, public, return, static, super, switch, this, throw, true, try, typeof, var, void, while, with, yield.

  • Biến số (Variables)

Trong JS, biến số dùng để lưu giữ giá trị, qua đó chúng ta có thể sử dụng ở các chương trình khác.

Cấu trúc biến số: Var <Tenbien> = <biếu thức>;

Ví dụng

var isFriday = true;

var result = 1 + 2 * 4 % 3 – 6

var str = ‘JavaScript ‘ + ‘is ‘ + ‘ good’;

Ở ví dụ trên, minh sẽ sử dụng từ khoá là var và sau các biểu thức mình sử dụng toán tử gán (=) và cuối cùng và biểu thức.

Sau khi đã khai báo như trên, chúng ta có thể sử dụng biến số để thực sử dụng biến số.

var result = 1 + 2 * 4 % 3 – 6; // => result = -3;

var t = result * result;

console.log(t); // => 9

Ngoài ra, sau khi bạn gán giá trị cho một biến số thì bạn vẫn có thể gán biến số đó với một giá trị khác.

var x = 5;

console.log(x); // => 5

x = 10;

console.log(x); // => 10

  • Cách đặt tên cho biến số

JavaScript có những quy tắc đặt tên cho biến số như sau:

  1. Bắt đầu bằng chữ cái, dấu gạch dưới (_) hoặc kí tự “đô la” ($).
  2. Sau ký tự đầu tiên, ngoài những kí tự trên, bạn có thể sử dụng thêm số (number).
  3. Không sử dụng từ khoá và từ dự trữ.

Ví dụ những tên hợp lệ:

var temp = 100;

var _result3 = 10;

var $_$ = ‘hehehe’;

var I_AM_HUNGRY = true;

var dientichao = 999;

Ví dụ những tên không hợp lệ:

var point% = 50;       // sử dụng kí tự đặc biệt %

var 2you = ‘passtion’; // bắt đầu bằng số

var null = ‘oh no’;    // sử dụng từ khoá

  • Chuẩn hóa cách đặt tên biến số

Vấn đề muốn đề cập ở đây là cách đặt tên làm sao để khi nhìn vào, bạn biết ngay ý nghĩa của nó. Để giải quyết vấn đề này, có hai trường phái đặt tên như sau:

  1. Sử dụng dấu gạch dưới để phân tách các từ: dien_tich_ao
  2. Sử dụng Camel Case (đơn giản là bạn viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi từ, trừ từ đầu tiên): dienTichAo

Theo kinh nghiệm của các ITers, sẽ sử dụng kết hợp cả hai cách trên. Thường thì sẽ sử dụng cách thứ hai (Camel Case). Tuy nhiên, khi muốn sử dụng một biến số như là một hằng số thì sẽ sử dụng cách một. Vì lúc này, sẽ viết hoa tất cả các kí tự.

var MAX_LENGTH = 100001;

var DEFAULT_TITLE = ‘Hello World’;

2.2 JavaScript hoạt động như thế nào trên trình duyệt

JavaScript là gì
JavaScript hoạt động như thế nào trên trình duyệt

Tất cả các ngôn ngữ lập trình đều hoạt động bằng cách dịch cú pháp giống tiếng Anh thành mã máy, hệ điều hành sau đó sẽ chạy mã này. JS được phân loại khái quát là một ngôn ngữ viết tập lệnh hoặc một ngôn ngữ diễn giải. Mã JS được diễn giải, tức là được công cụ JavaScript dịch trực tiếp sang mã ngôn ngữ máy cơ bản.

Với các ngôn ngữ lập trình khác, trình biên dịch sẽ biên dịch toàn bộ mã thành mã máy trong một bước riêng. Như vậy, tất cả các ngôn ngữ viết tập lệnh đều là ngôn ngữ lập trình, nhưng không phải tất cả các ngôn ngữ lập trình đều là ngôn ngữ viết tập lệnh.

2.3 Công cụ JavaScript

Công cụ JavaScript là một chương trình máy tính chạy mã JS. Các công cụ JS đầu tiên chỉ là bộ diễn giải, nhưng tất cả các công cụ hiện đại đều sử dụng biên dịch tại chỗ hoặc thời gian chạy để cải thiện hiệu suất.

2.4 JavaScript phía máy khách

JavaScript phía máy khách đề cập đến cách thức JS hoạt động trong trình duyệt của bạn. Trong trường hợp này, công cụ JS nằm trong mã trình duyệt. Tất cả các trình duyệt web phổ biến đều có các công cụ JS tích hợp riêng.

Các nhà phát triển ứng dụng web viết mã JS với các hàm khác nhau được liên kết với nhiều loại sự kiện, chẳng hạn như nhấp chuột hoặc khi di chuột đến. Các hàm này thực hiện các thay đổi đối với HTML và CSS.

Sau đây là tổng quan về cách thức hoạt động của JS phía máy khách:

  1.   Trình duyệt tải một trang web khi bạn truy cập trang đó.
  2.   Trong khi tải, trình duyệt chuyển đổi trang và tất cả các phần tử của trang, chẳng hạn như các nút, nhãn và hộp thả xuống, thành một cấu trúc dữ liệu được gọi là Mô hình đối tượng tài liệu (DOM).
  3.   Công cụ JS của trình duyệt chuyển đổi mã JS thành mã bytecode. Mã này đóng vai trò là trung gian giữa cú pháp JS và máy.
  4.   Các sự kiện khác nhau, chẳng hạn như nhấp vào nút, sẽ kích hoạt việc thực thi khối mã JS được liên kết. Sau đó, công cụ này sẽ diễn giải bytecode và thực hiện các thay đổi đối với DOM.
  5.   Trình duyệt hiển thị DOM mới.

2.5 JavaScript phía máy chủ

JavaScript phía máy chủ đề cập đến việc sử dụng ngôn ngữ viết mã trong logic máy chủ back-end. Trong trường hợp này, công cụ JS nằm trực tiếp trên máy chủ. Hàm JS phía máy chủ có thể truy cập cơ sở dữ liệu, thực hiện các phép toán logic khác nhau và phản hồi nhiều loại sự kiện do hệ điều hành của máy chủ kích hoạt. Ưu điểm chính của viết tập lệnh phía máy chủ là bạn có khả năng tùy chỉnh linh hoạt phản hồi của trang web dựa trên yêu cầu và quyền truy cập của mình cũng như theo yêu cầu thông tin từ trang web.

3. JavaScript trong phát triển web: Ứng dụng và vai trò

JavaScript là gì
JavaScript trong phát triển web: Ứng dụng và vai trò

3.1 Ứng dụng của JavaScript trong phát triển web

Ứng dụng cụ thể của ngôn ngữ này được thể hiện rõ rệt như một công cụ hỗ trợ đắc lực của các lập trình viên website, cụ thể như sau:

  • Thay đổi nội dung HTML như tìm một phần tử của HTML và dùng để thay đổi nội dung của phần từ (Internal HTML) sang nội dung thuộc Javascript.
  • JS còn có thể sử dụng để thay đổi các giá trị của thuộc tính trên cấu trúc HTML. Ví dụ: thay đổi thuộc tính src (source) của tag<img>.
  • JS dùng để thiết kế trang web động và một số hiệu ứng hình ảnh thông qua DOM.
  • Tại Việt Nam, JS còn được ứng dụng để làm bộ gõ tiếng Việt giống như bộ gõ hiện đang sử dụng trên các trang web.

Lưu ý, mỗi trình duyệt áp dụng JS khác nhau và không tuân theo chuẩn W3C DOM, do đó trong rất nhiều trường hợp lập trình viên website phải viết nhiều phiên bản của cùng một đoạn mã nguồn để có thể hoạt động trên nhiều trình duyệt. Một số công nghệ nổi bật dùng JS để tương tác với DOM bao gồm DHTML, Ajax và SPA.

3.2 Vai trò của JavaScript trong xây dựng website

Thông thường, các trang web sẽ được nhúng trực tiếp JS vào, hoặc sẽ sử dụng file .js để tham chiếu qua. Đây là ngôn ngữ phía máy khách, nghĩa là thay vì xử lý tập lệnh trên server của trang web, nó sẽ được tải về máy của khách truy cập và xử lý trên chính chiếc máy đó.Qua JavaScript bạn có thể làm những việc sau đây: 

  • Tạo bố cục chuyển động với thư viện ảnh và hiệu ứng động.
  • Xây dựng các trò chơi, hoạt hình 2D hoặc 3D, và các ứng dụng cơ sở dữ liệu phức tạp để tăng tính tương tác trên trang web.
  • Tăng cường hành vi người dùng bằng các tính năng như xác nhận hộp thoại, các lời kêu gọi hành động, và các tính năng tương tác khác.
  • Kiểm soát mặc định của trình duyệt bằng cách thay đổi các hành vi mặc định của trình duyệt, chẳng hạn như xử lý các biểu mẫu đăng ký và đăng nhập của người dùng.
  • Hỗ trợ việc xử lý dữ liệu phía máy khách (client-side), giảm tải cho máy chủ và tăng tốc độ xử lý trang.

4. JavaScript online: Cách sử dụng và môi trường lập trình

JavaScript là gì
JavaScript online: Cách sử dụng và môi trường lập trình

Sử dụng JavaScript trực tuyến là một cách tuyệt vời để học và thực hành kỹ năng lập trình. Ngôn ngữ lập trình được các IT áp dụng rất nhiều và mang về nhiều kết quả tốt. Cùng Jobsnew tìm hiểu về cách sử dụng và môi trường lập trình của JS nhé.

4.1 Sử dụng JavaScript trực tuyến

Dưới đây là một số tài nguyên và nền tảng bạn có thể sử dụng để thực hành JS trực tuyến:

  • BitDegree: BitDegree chuyên cung cấp các khóa học tương tác cho việc học JS dễ dàng. Bạn có thể viết mã trực tiếp trên trình duyệt và nhận phản hồi ngay khi học. Một trong những khóa học được ưa thích và sử dụng nhiều nhất là Hướng dẫn JS tương tác BitDegree.
  • JSFiddle: JSFiddle cho phép bạn chạy mã HTML, CSS và JavaScript trực tiếp trong trình duyệt. 
  • Mozilla Developers: Trang web của nhà phát triển Mozilla cung cấp nhiều tài liệu và ví dụ về JS. Bạn còn có thể thực hành qua các bài tập trên trang này.
  • HackerEarth: HackerEarth cung cấp các bài tập JS để thử thách kỹ năng của bạn.
  • Các dự án thực tế: Tham gia vào việc phát triển các dự án thực tế sử dụng JS. Điều này giúp bạn áp dụng kiến thức vào thực tế và cải thiện kỹ năng.

4.2 Môi trường phát triển JavaScript online

Môi trường phát triển JavaScript (JavaScript Development Environment) là nơi bạn thực hiện việc viết, thử nghiệm và phát triển mã JS. Dưới đây là một số khái niệm liên quan và cách bạn có thể thiết lập môi trường phát triển JavaScript online:

1. Trình soạn thảo (Text Editor): Bạn có thể viết mã JavaScript bằng một trình soạn thảo đơn giản như Notepad. Tuy nhiên, để tận dụng lợi thế của hỗ trợ IntelliSense cho JavaScript và công cụ đánh dấu lỗi/cảnh báo cú pháp, bạn nên cài đặt một IDE (Môi trường phát triển tích hợp). Một số IDE phổ biến cho JavaScript bao gồm:

  • Visual Studio Code (VS Code): VS Code là một trình soạn thảo mã nguồn mở, nhẹ nhàng và mạnh mẽ. Nó hỗ trợ JavaScript và có nhiều tiện ích mở rộng giúp bạn phát triển hiệu quả 1.
  • WebStorm: WebStorm là một IDE chuyên nghiệp dành cho phát triển web. Nó cung cấp nhiều tính năng hữu ích cho việc viết mã JavaScript.

2. Node.js: Node.js là một nền tảng phát triển độc lập được xây dựng trên JavaScript Runtime của Chrome. Nó cho phép bạn chạy mã JavaScript không chỉ trong trình duyệt mà còn trên server hoặc bất kỳ thiết bị nào có chương trình đặc biệt gọi là JavaScript engine.

3. Thư viện và Framework: JavaScript được sử dụng rộng rãi trong việc phát triển các ứng dụng web và mobile. Các thư viện và framework nổi tiếng như ReactJS, VueJS, AngularJS, jQuery, NodeJS giúp bạn xây dựng ứng dụng mạnh mẽ và hiệu quả.

5. Framework và thư viện JavaScript: Khái niệm và ứng dụng

JavaScript là gì
Framework và thư viện JavaScript: Khái niệm và ứng dụng

Trước khi chúng ta khám phá các framework và thư viện JavaScript, hãy hiểu rõ sự khác nhau giữa chúng:

  1. Thư viện (Library): Thư viện là tập hợp các mã có thể sử dụng lại để thực hiện các chức năng cụ thể. Nó bao gồm các hàm, đối tượng và lớp mà bạn có thể sử dụng trong ứng dụng của mình. Bạn có thể gọi các hàm từ thư viện và truyền tham số cho chúng. Thư viện xử lý các tham số và trả về quyền điều khiển cho bạn. Tuy nhiên, thư viện không áp đặt bất kỳ quy tắc nào về cách bạn sử dụng nó.
  2. Framework: Framework có thể hiểu là một khung chương trình, người dùng bổ sung mã và tuân theo quy tắc để tạo ra ứng dụng. Nó định hình cách bạn xây dựng ứng dụng và thường đảo ngược sự kiểm soát của chương trình. Framework yêu cầu bạn tuân theo cấu trúc và luồng làm việc của nó. Một số framework phổ biến bao gồm Angular, Vue.js và Ember.js.

5.1 Các framework JavaScript phổ biến

  • AngularJS
JavaScript là gì
AngularJS

Angular được xem là một open source (mã nguồn mở) hay frameworks miễn phí chuyên dụng cho công việc thiết kế web. Angular được phát triển từ những năm 2009 và được duy trì bởi Google. Frameworks này được xem là frameworks front end mạnh mẽ nhất chuyên dụng bởi các lập trình viên cắt HTML cao cấp. Angular được ứng dụng rộng rãi với mục đích xây dựng project Single Page Application (SPA).

  • React.JS

React là thư viện JavaScript phổ biến nhất để xây dựng giao diện người dùng (UI). Nó cho tốc độ phản hồi tuyệt vời khi user nhập liệu bằng cách sử dụng phương pháp mới để render trang web.

React.JS được sử dụng lần đầu tiên vào năm 2011 cho tính năng News Feed của Facebook. Kỹ sư phần mềm của Facebook, Jordan Walke đã tạo ra nó. Components của công cụ này được phát triển bởi Facebook. Nó được ra mắt như một công cụ JavaScript mã nguồn mở vào năm 2013. Hiện tại, nó đã đi trước các đối thủ chính như Angular và Bootstrap, hai thư viện JavaScript bán chạy nhất thời bấy giờ.

  • Vue.js
JavaScript là gì
Vue.js

Vue.js là một framework Javascript được tạo bởi Evan You, giúp người dùng xây dựng giao diện cũng như xây dựng Single Page Application thân thiện. Nền tảng này được xây dựng từ các thư viện, cách triển khai component, các chức năng đặc trưng của nó như SFC (Single File Component). Phiên bản ổn định mới nhất hiện tại của Vue.js là 2.6.10.

  • Ember.js

EmberJS, tên thật là SproutCore MVC framework, bắt đầu phát hành vào năm 2011, là một framework theo mô hình mvc chú trọng vào hiệu quả của developer khi xây dựng web application.
Ember có template html và view engine giúp thuận lợi cho làm front end, tự động update khi dữ liệu thay đổi tương tự như Angular, cho phép bạn tạo ra những HTML tag của riêng mình. Nó cũng có routing để handle url, model engine để làm việc với RESTful API.

  • Meteor

Meteor là một nền tảng được xây dựng trên môi trường Node.js, cho phép tạo ra các ứng dụng web theo thời gian thực. Meteor đảm bảo việc đồng bộ thông tin giữa cơ sở dữ liệu của ứng dụng và giao diện người dùng. Chính vì được xây dựng trên nền Node.js nên Meteor sử dụng JavaScript trên cả máy khách và máy chủ.

5.2 Tầm quan trọng của thư viện trong JavaScript

JavaScript là gì
Tầm quan trọng của thư viện trong JavaScript

Thư viện JavaScript đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển ứng dụng web. Dưới đây là một số điểm nổi bật về tầm quan trọng của thư viện:

  1. Tối ưu hóa thời gian phát triển: Thư viện cung cấp các chức năng đã được viết sẵn, giúp bạn tiết kiệm thời gian so với việc tự viết mã từ đầu. Bạn có thể sử dụng các hàm và phương thức có sẵn để thực hiện các tác vụ phổ biến như xử lý chuỗi, thao tác với DOM, gửi yêu cầu HTTP, và nhiều hơn nữa.
  2. Tích hợp dễ dàng: Thư viện thường được thiết kế để tích hợp dễ dàng vào mã nguồn hiện có. Bạn chỉ cần nhúng thư viện vào trang web và sử dụng các chức năng mà nó cung cấp.
  3. Hỗ trợ xuyên suốt trình duyệt: Thư viện giúp đảm bảo ứng dụng của bạn hoạt động đúng trên nhiều trình duyệt khác nhau. Các thư viện thường xử lý các khía cạnh liên quan đến sự tương thích giữa các trình duyệt.
  4. Hiệu suất và bảo mật: Một số thư viện được tối ưu hóa để cung cấp hiệu suất tốt hơn. Thư viện cũng giúp bạn tránh việc viết mã không an toàn hoặc dễ bị tấn công.

Ví dụ về một số thư viện JavaScript phổ biến:

  • jQuery: Thư viện giúp thao tác với DOM dễ dàng hơn và hỗ trợ xuyên suốt trình duyệt.
  • Lodash: Thư viện cung cấp các hàm tiện ích cho xử lý dữ liệu và chuỗi.
  • Axios: Thư viện giúp gửi yêu cầu HTTP từ trình duyệt đến máy chủ.

6. Tính năng và ưu điểm của JavaScript

Ai cũng biết JavaScript là một ngôn ngữ lập trình phổ biến và mạnh mẽ được sử dụng rộng rãi trong phát triển web rồi đúng không. Vậy bạn đã biết  JavaScript mang đến những tính năng nổi bật nào và ưu điểm của nó chưa. Cùng Jobsnew đi tìm hiểu nhé.

6.1 Tính năng nổi bật của JavaScript

Dưới đây là một số tính năng nổi bật của JavaScript:

  • Không cần dùng Compiler: JavaScript không yêu cầu một bước biên dịch rườm rà riêng như các ngôn ngữ khác. Thay vào đó, trình duyệt web có thể biên dịch mã JavaScript trực tiếp thông qua HTML.
  • Dễ học và Sử dụng: JavaScript được đánh giá là có cú pháp đơn giản, dễ học và dễ áp dụng hơn nhiều so với các ngôn ngữ lập trình khác.
  • Dễ phát hiện và Sửa lỗi: Lỗi trong JavaScript thường dễ phát hiện hơn, giúp bạn dễ dàng sửa chúng.
  • Tích hợp vào Trang Web: JavaScript có thể được gắn trực tiếp vào các phần tử của trang web hoặc xử lý các sự kiện như click chuột hoặc di chuột tới.

6.2 Ưu điểm khi sử dụng JavaScript trong lập trình

Một số ưu điểm nổi bật của JavaScript  có thể kể ra như:

  • Các chương trình Javascript cơ bản rất đơn giản, dễ hiểu và để học.
  • Lỗi JavaScript rất dễ phát hiện và có thể được sửa chữa nhanh chóng.
  • Nó có thể được dịch sang HTML bằng trình duyệt Web mà không cần sử dụng trình biên dịch.
  • JavaScript tương thích với nhiều nền tảng và trình duyệt.
  • JavaScript được coi là một ngôn ngữ lập trình nhẹ và nhanh.
  • JavaScript có thể được gắn trên các element hoặc các event của trang web cụ thể.
  • Khi một trang web sử dụng JavaScript, nó sẽ giúp trang web tương tác và cải thiện trải nghiệm người dùng.
  • Khi biết Javascript là gì và sử dụng nó, ta nhận ra thay vì kiểm tra thủ công các input thông qua truy cập cơ sở dữ liệu, bạn có thể sử dụng JavaScript.
  • Giao diện đa dạng gồm các thành phần Slider, Drag and Drop để cung cấp một Rich Interface.

Kết luận

Bài viết trên Jobsnew đã đưa ra toàn bộ từ khái niệm, hoạt động, đến cách viết JavaScript cơ bản cùng các ví dụ cụ thể đến bạn. Hy vọng sẽ mang lại nhiều kiến thức và đặc biệt có thể giúp bạn hiểu được JavaScript dùng để làm gì và áp dụng trong việc học, công việc của bạn sau này. Theo dõi Jobsnew Blog để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích và nhanh chóng nhất nhé!