5/5 - (1 bình chọn)

Quản lý chất lượng bệnh viện là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công và hiệu quả khi cung cấp các dịch vụ y tế. Để đảm bảo chất lượng phục vụ tốt nhất cho bệnh nhân, bệnh viện cần có hệ thống các tiêu chuẩn và quy trình quản lý chất lượng chuyên nghiệp, tối ưu. Trong bài viết sau, JOBSNEW sẽ cùng bạn khám phá kỹ hơn về điều này.

1. Định nghĩa và tầm quan trọng của quản lý chất lượng bệnh viện

Để đảm bảo cho bệnh nhân có những trải nghiệm tốt nhất khi thăm khám tại bệnh viện, công tác quản lý chất lượng là vô cùng quan trọng và cần thiết. Bạn hãy theo dõi nội dung sau đây để hiểu hơn về quản lý chất lượng bệnh viện nhé!

1.1 Khái niệm về quản lý chất lượng trong bệnh viện

Quản lý chất lượng bệnh viện là quá trình hoạch định, tổ chức, thực hiện và kiểm soát các hoạt động nhằm đảm bảo chất lượng các dịch vụ khám và chữa bệnh. Đây là hoạt động quan trọng giúp bệnh viện không ngừng hoàn thiện và cải tiến về chất lượng để làm tăng sự hài lòng của bệnh nhân cũng như các bên liên quan.

Quản lý chất lượng bệnh viện
Quản lý chất lượng bệnh viện là hoạt động có ý nghĩa quan trọng

1.2 Nguyên tắc và mục tiêu của quản lý chất lượng bệnh viện

Công tác quản lý chất lượng tại bệnh viện nên thực hiện dựa theo các nguyên tắc sau đây:

  • Lấy bệnh nhân là trung tâm: Bệnh viện cần đặt người bệnh là trung tâm trong mọi hoạt động, từ việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh đến việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị,…
  • Cải tiến chất lượng liên tục: Hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh là vô cùng cần thiết. Hoạt động này được xem là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt của ngành y tế nói chung và các bệnh viện nói riêng.
  • Đảm bảo thực thi theo đúng pháp luật: Từ công tác khám chữa bệnh cho đến việc sử dụng, bố trí các thiết bị y tế, vệ sinh khu vực khám bệnh đạt chuẩn dựa trên cơ sở pháp luật và cơ sở khoa học.
  • Giám đốc bệnh viện cần chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng bệnh viện: Giám đốc bệnh viện cần chỉ đạo, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả. Toàn bộ các cán bộ, nhân viên y tế đều có trách nhiệm tham gia vào hoạt động này.

Y tế Việt Nam đang ngày càng phát triển với sự ra đời của nhiều bệnh viện mới. Chính vì vậy mà công tác quản lý chất lượng lại càng được đề cao và xem trọng. Vậy các mục tiêu của quản lý chất lượng bệnh viện là gì

  • Đảm bảo dịch vụ khám chữa bệnh được cung cấp an toàn, hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của người bệnh.
  • Giúp bệnh viện kiểm soát và giảm thiểu rủi ro liên quan đến sự cố y tế như vấn đề lây nhiễm bệnh, thuốc hết hạn sử dụng, thiếu nguyên vật liệu y tế,…
  • Tối ưu hóa quy trình khám chữa bệnh, tăng cường hiệu suất và giảm thiểu lãng phí, từ đó cải thiện sự tiện lợi và hiệu quả của dịch vụ y tế.
  • Giúp bệnh viện nâng cao uy tín và danh tiếng.
  • Đảm bảo tuân thủ đúng các quy định và yêu cầu của pháp luật về quản lý chất lượng bệnh viện
quản lý chất lượng bệnh viện
Quản lý chất lượng bệnh viện có vai trò vô cùng quan trọng

2. Hệ thống và cấu trúc quản lý chất lượng bệnh viện

Hệ thống và cấu trúc quản lý chất lượng đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ y tế. Sau đây, tôi sẽ giới thiệu đến bạn các thành phần cốt lõi của một hệ thống quản lý chất lượng bệnh viện.

2.1 Các thành phần cốt lõi của hệ thống quản lý chất lượng

Hệ thống quản lý chất lượng bệnh viện có thể có sự khác nhau về một số quy định. Tuy nhiên, nhìn chung thì các hệ thống này đều sở hữu các thành phần cốt lõi sau:

  • Chính sách và chiến lược: Là những tuyên bố rõ ràng về mục tiêu, nguyên tắc của hoạt động quản lý chất lượng bệnh viện. Đây được xem là kim chỉ nam định hướng cho việc thực hiện và áp dụng của các cán bộ, nhân viên y tế trong bệnh viện. 
  • Sổ tay chất lượng: Tài liệu cung cấp thông tin tổng quan về hệ thống quản lý chất lượng, bao gồm chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng và các thông tin khác.
  • Cơ cấu tổ chức và trách nhiệm từng cá nhân: Xác định vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của các cá nhân trong tổ chức. Điều này giúp cho việc quản lý hệ thống dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Công cụ đo lường, đánh giá: Là các công cụ và phương pháp để thu thập, phân tích và báo cáo về chất lượng của các dịch vụ y tế.
  • Cải tiến và đổi mới: Là các hoạt động nhằm tìm ra và áp dụng các giải pháp để cải thiện chất lượng của các dịch vụ y tế.
83 tiêu chí quản lý chất lượng bệnh viện
Các thành phần cốt lõi của hệ thống quản lý chất lượng bệnh viện

2.2 Hoạt động và nhiệm vụ của hội đồng quản lý chất lượng

Hội đồng quản lý chất lượng là cơ quan cao nhất trong hệ thống quản lý chất lượng bệnh viện. Dưới đây là một số hoạt động và nhiệm vụ cơ bản của Hội đồng quản lý chất lượng:

  • Đề xuất các chính sách và chiến lược cải thiện chất lượng dịch vụ của bệnh viện.
  • Thường xuyên tiến hành đánh giá và theo dõi chất lượng dịch vụ y tế tại bệnh viện một cách sát sao, từ đó đưa ra các biện pháp cải thiện và điều chỉnh khi cần thiết.
  • Phối hợp với các phòng ban và đội ngũ y tế để triển khai các biện pháp cải tiến chất lượng dịch vụ y tế, đảm bảo rằng bệnh viện luôn đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng do Bộ Y tế ban hành.
  • Hội đồng quản lý chất lượng bệnh viện có trách nhiệm đảm bảo rằng bệnh viện tuân thủ đầy đủ các quy định về chất lượng dịch vụ y tế của cơ quan quản lý y tế cấp trên.
quản lý chất lượng bệnh viện
Hội đồng Quản lý chất lượng là cơ quan cao nhất trong hệ thống quản lý chất lượng bệnh viện

3. Quy trình và phương pháp quản lý chất lượng

Để đảm bảo sự hiệu quả và đáng tin cậy trong sản xuất và cung cấp sản phẩm/dịch vụ, việc áp dụng các quy trình và phương pháp quản lý chất lượng bệnh viện là vô cùng quan trọng. Cùng JOBSNEW tìm hiểu về những điều này thông qua nội dung dưới đây!

3.1 Các bước quản trị chất lượng: Từ khởi đầu đến đánh giá

Quản trị chất lượng là quá trình lập kế hoạch, thực hiện, kiểm soát và cải tiến các hoạt động liên quan đến chất lượng trong bệnh viện. Các bệnh viện có thể tham khảo quy trình dưới đây:

  • Bước 1: Xác định nhu cầu, mong muốn của bệnh nhân

Bệnh viện cần nghiên cứu, khảo sát về nhu cầu, mong muốn của bệnh nhân và các bên liên quan về những dịch vụ cụ thể hoặc vấn đề khác. Sau đó, bệnh viện có thể dựa vào số liệu thu thập được để định ra các yêu cầu và kỳ vọng chung về chất lượng để phù hợp với mong muốn của bệnh nhân và người thân của họ.

  • Bước 2: Thiết lập tiêu chuẩn và mục tiêu chất lượng

Hội đồng quản lý chất lượng cần xác định các tiêu chuẩn và mục tiêu chất lượng cụ thể, đo lường sự phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Những tiêu chuẩn này cần dựa trên các quy định của Bộ Y tế và cơ sở khoa học tường minh. 

  • Bước 3: Lập kế hoạch và phân bổ tài nguyên

Bước thứ ba là tiến hành lập kế hoạch và phân bổ tài nguyên nhân lực, vật tư, thiết bị, tài chính, thời gian,…cho phù hợp. Điều này giúp đảm bảo việc quản lý chất lượng có hiệu quả hơn.

  • Bước 4: Thực hiện và kiểm soát

Bệnh viện cần thực hiện các hoạt động y tế theo các tiêu chuẩn và mục tiêu chất lượng đã đặt ra ở trên. Điều này nhằm kiểm soát chất lượng hiệu quả thì bệnh viện nên áp dụng các công cụ và phương pháp như kiểm tra, giám sát, đo lường,…

  • Bước 5: Đánh giá và cải tiến

Việc đánh giá kết quả và cải tiến chất lượng dịch vụ là rất quan trọng. Ở bước này, Hội đồng quản lý chất lượng bệnh viện thường sẽ tiến hành so sánh chất lượng dịch vụ thực tế với các tiêu chuẩn và mục tiêu đã đề ra. Từ đó, họ sẽ xác định được các điểm đã làm tốt và nhìn nhận những thiếu sót còn tồn tại. Bệnh viện sẽ phải nhanh chóng tìm ra giải pháp cải tiến để khắc phục các vấn đề đó và nâng cao chất lượng dịch vụ.

quản lý chất lượng bệnh viện
Quy trình quản trị chất lượng là quá trình lập kế hoạch, thực hiện, kiểm soát và cải tiến các hoạt động liên quan đến chất lượng

3.2 Áp dụng và đánh giá chất lượng theo 83 tiêu chí mới nhất

Với mong muốn định hướng và thúc đẩy các bệnh viện cải tiến chất lượng dịch vụ, Bộ Y tế đã ban hành 83 tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện vào năm 2013 và cập nhật mới vào năm 2016. Dựa theo bộ tiêu chí này, các bệnh viện có thể tự đánh giá và hoàn thiện hơn.

Ngoài ra, cơ quan quản lý y tế cũng sẽ cử các đoàn kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ đến một số bệnh viện để kiểm tra dựa theo các tiêu chí trên. Dưới đây là những lý do bệnh viện nên áp dụng và đánh giá chất lượng dựa theo bộ tiêu chí quản lý chất lượng bệnh viện của Bộ Y tế:

  • Đảm bảo chất lượng dịch vụ y tế: Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện đảm bảo rằng bệnh viện cung cấp dịch vụ và hoàn toàn đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng. Điều này giúp bệnh nhân được điều trị và chăm sóc sức khỏe tốt nhất có thể.
  • Tăng cường tính công khai, minh bạch: Đánh giá chất lượng theo các tiêu chuẩn giúp tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động của các bệnh viện. 
  • Giúp cải thiện chất lượng dịch vụ: Dựa theo 83 tiêu chí, bệnh viện có thể xem xét lại những gì đã đạt được và chưa đạt để tiến hành cải thiện, sửa đổi phù hợp. 
  • Đảm bảo sự an toàn: Trong suốt quá trình khám chữa bệnh, sự an toàn của cả bệnh nhân và nhân viên y tế sẽ được đảm bảo hơn.
  • Đáp ứng đúng quy định của pháp luật: Thực hiện theo đúng 83 tiêu chí giúp các bệnh viện đáp ứng những yêu cầu pháp luật về chất lượng dịch vụ y tế. 
  • Xây dựng niềm tin từ phía bệnh nhân: Khi bệnh viện có môi trường an toàn và chuyên nghiệp, chất lượng dịch vụ được đảm bảo sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy tin tưởng và an tâm hơn. 
chứng chỉ quản lý chất lượng bệnh viện
Bộ 83 tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện được áp dụng tại các cơ sở y tế trên toàn quốc

4. Tiêu chuẩn và chỉ số đánh giá chất lượng bệnh viện

Tiêu chuẩn và các chỉ số là thước đo để đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu về chất lượng dịch vụ y tế của các bệnh viện. Sau đây, bạn hãy cùng JOBSNEW khám phá thêm về các tiêu chuẩn, chỉ số đó nhé!

4.1 83 tiêu chí chất lượng bệnh viện do Bộ Y Tế ban hành

83 tiêu chí quản lý chất lượng bệnh viện được Bộ Y tế xây dựng và ban hành là một tiêu chuẩn quan trọng trong việc đánh giá và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tại các cơ sở bệnh viện. Những tiêu chí này được xây dựng phù hợp với bối cảnh thực tế của ngành y tế Việt Nam. Nhờ đó, Bộ Y tế mong muốn người dân có thể nhận được sự chăm sóc và điều trị tốt nhất.

4.2 Kết cấu và danh mục các tiêu chí đánh giá

Phiên bản mới nhất của bộ tiêu chí được ban hành vào ngày 18 tháng 11 năm 2016 (Quyết định số 6858/QĐ-BYT). Bộ tiêu chí được chia làm 5 phần A, B, C, D, E với tất cả 83 tiêu chí. Cụ thể:

  • Phần A là hướng đến người bệnh (gồm 19 tiêu chí).
  • Phần B là phát triển nguồn nhân lực (gồm 14 tiêu chí).
  • Phần C là hoạt động chuyên môn (gồm 38 tiêu chí).
  • Phần D là cải tiến chất lượng (gồm 8 tiêu chí).
  • Phần E là tiêu chí đặc thù chuyên khoa (gồm 4 tiêu chí).

DANH MỤC 83 TIÊU CHÍ

STT PHẦN, CHƯƠNG, MÃ SỐ, TÊN TIÊU CHÍ VÀ SỐ LƯỢNG
  PHẦN A. HƯỚNG ĐẾN NGƯỜI BỆNH (19)
  CHƯƠNG A1. CHỈ DẪN, ĐÓN TIẾP, HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỆNH (6)
1 A1.1 Người bệnh được chỉ dẫn rõ ràng, đón tiếp và hướng dẫn khoa học, cụ thể
2 A1.2 Người bệnh, người nhà người bệnh được chờ đợi trong phòng đầy đủ tiện nghi và được vận chuyển phù hợp với tình trạng bệnh tật
3 A1.3 Cải tiến quy trình khám bệnh, đáp ứng sự hài lòng người bệnh
4 A1.4 Bệnh viện bảo đảm các điều kiện cấp cứu người bệnh kịp thời
5 A1.5 Người bệnh được làm các thủ tục đăng ký, khám bệnh theo đúng thứ tự bảo đảm tính công bằng và mức ưu tiên
6 A1.6 Người bệnh được hướng dẫn và bố trí làm xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng theo trình tự thuận tiện
  CHƯƠNG A2. ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ NGƯỜI BỆNH (5)
7 A2.1 Người bệnh điều trị nội trú được nằm một người một giường
8 A2.2 Người bệnh được sử dụng buồng vệ sinh sạch sẽ và đầy đủ các phương tiện
9 A2.3 Người bệnh được cung cấp vật dụng cá nhân đầy đủ, sạch sẽ, chất lượng tốt
10 A2.4 Người bệnh được hưởng các tiện nghi bảo đảm sức khỏe, nâng cao thể trạng và tâm lý
11 A2.5 Người khuyết tật được tiếp cận đầy đủ với các khoa, phòng và dịch vụ khám, chữa bệnh trong bệnh viện
  CHƯƠNG A3. ĐIỀU KIỆN CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH (2)
12 A3.1 Người bệnh được điều trị trong môi trường, cảnh quan xanh, sạch, đẹp
13 A3.2 Người bệnh được khám và điều trị trong khoa, phòng gọn gàng, ngăn nắp
  CHƯƠNG A4. QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI BỆNH (6)
14 A4.1 Người bệnh được cung cấp thông tin và tham gia vào quá trình điều trị
15 A4.2 Người bệnh được tôn trọng quyền riêng tư
16 A4.3 Người bệnh được nộp viện phí thuận tiện, công khai, minh bạch, chính xác
17 A4.4 Người bệnh được hưởng lợi từ chủ trương xã hội hóa y tế
18 A4.5 Người bệnh có ý kiến phàn nàn, thắc mắc hoặc khen ngợi được bệnh viện tiếp nhận, phản hồi, giải quyết kịp thời
19 A4.6 Bệnh viện thực hiện khảo sát, đánh giá sự hài lòng người bệnh và tiến hành các biện pháp can thiệp
  PHẦN B. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC BỆNH VIỆN(14)
  CHƯƠNG B1. SỐ LƯỢNG VÀ CƠ CẤU NHÂN LỰC BỆNH VIỆN (3)
20 B1.1 Xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực bệnh viện
21 B1.2 Bảo đảm và duy trì ổn định số lượng nhân lực bệnh viện
22 B1.3 Bảo đảm cơ cấu chức danh nghề nghiệp và xác định vị trí việc làm của nhân lực bệnh viện
  CHƯƠNG B2. CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC (3)
23 B2.1 Nhân viên y tế được đào tạo liên tục và phát triển kỹ năng nghề nghiệp
24 B2.2 Nhân viên y tế được nâng cao kỹ năng ứng xử, giao tiếp, y đức
25 B2.3 Bệnh viện duy trì và phát triển bền vững chất lượng nguồn nhân lực
  CHƯƠNG B3. CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ VÀ ĐIỀU KIỆN, MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC (4)
26 B3.1 Bảo đảm chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ của nhân viên y tế
27 B3.2 Bảo đảm điều kiện làm việc và vệ sinh lao động cho nhân viên y tế
28 B3.3 Sức khỏe, đời sống tinh thần của nhân viên y tế được quan tâm và cải thiện
29 B3.4 Tạo dựng môi trường làm việc tích cực và nâng cao trình độ chuyên môn
  CHƯƠNG B4. LÃNH ĐẠO BỆNH VIỆN (4)
30 B4.1 Xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển bệnh viện và công bố công khai
31 B4.2 Triển khai thực hiện văn bản chỉ đạo dành cho bệnh viện
32 B4.3 Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực quản lý bệnh viện
33 B4.4 Bồi dưỡng, phát triển đội ngũ lãnh đạo và quản lý kế cận
  PHẦN C. HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN (35)
  CHƯƠNG C1. AN NINH, TRẬT TỰ VÀ AN TOÀN CHÁY NỔ (2)
34 C1.1 Bảo đảm an ninh, trật tự bệnh viện
35 C1.2 Bảo đảm an toàn điện và phòng cháy, chữa cháy
  CHƯƠNG C2. QUẢN LÝ HỒ SƠ BỆNH ÁN (2)
36 C2.1 Hồ sơ bệnh án được lập đầy đủ, chính xác, khoa học
37 C2.2 Hồ sơ bệnh án được quản lý chặt chẽ, đầy đủ, khoa học
  CHƯƠNG C3. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Y TẾ (2)
38 C3.1 Quản lý tốt cơ sở dữ liệu và thông tin y tế
39 C3.2 Thực hiện các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hoạt động chuyên môn 
  CHƯƠNG C4. PHÒNG NGỪA VÀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN (6)
40 C4.1 Thiết lập và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn
41  C4.2 Xây dựng và hướng dẫn nhân viên y tế thực hiện các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện
42 C4.3 Triển khai chương trình và giám sát tuân thủ vệ sinh tay
43 C4.4 Giám sát, đánh giá việc triển khai kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện
44 C4.5 Chất thải rắn y tế được quản lý chặt chẽ, xử lý an toàn và tuân thủ theo đúng quy định
45 C4.6 Chất thải lỏng y tế được quản lý chặt chẽ, xử lý an toàn và tuân thủ theo đúng quy định
  CHƯƠNG C5. CHẤT LƯỢNG LÂM SÀNG (5)
46 C5.1 Thực hiện danh mục kỹ thuật theo phân tuyến kỹ thuật
47 C5.2 Nghiên cứu và triển khai áp dụng các kỹ thuật mới, phương pháp mới
48 C5.3 Áp dụng các hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh và triển khai các biện pháp giám sát chất lượng
49 C5.4 Xây dựng các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị
50 C5.5 Áp dụng các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đã ban hành và giám sát việc thực hiện
  CHƯƠNG C6. HOẠT ĐỘNG ĐIỀU DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH (3)
51 C6.1 Hệ thống quản lý điều dưỡng được thiết lập đầy đủ và hoạt động hiệu quả
52 C6.2 Người bệnh được tư vấn, giáo dục sức khỏe khi điều trị và trước khi ra viện
53  C6.3 Người bệnh được theo dõi, chăm sóc phù hợp với tình trạng bệnh và phân cấp chăm sóc
  CHƯƠNG C7. DINH DƯỠNG VÀ TIẾT CHẾ (5)
54 C7.1 Hệ thống tổ chức thực hiện công tác dinh dưỡng và tiết chế được thiết lập đầy đủ
55 C7.2 Bảo đảm cơ sở vật chất thực hiện công tác dinh dưỡng và tiết chế
56 C7.3 Người bệnh được đánh giá, theo dõi tình trạng dinh dưỡng trong thời gian nằm viện
57 C7.4 Người bệnh được hướng dẫn, tư vấn chế độ ăn phù hợp với bệnh lý
58 C7.5 Người bệnh được cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp với bệnh lý trong thời gian nằm viện
  CHƯƠNG C8. CHẤT LƯỢNG XÉT NGHIỆM (2)
59 C8.1 Bảo đảm năng lực thực hiện các xét nghiệm theo phân tuyến kỹ thuật
60 C8.2 Thực hiện quản lý chất lượng các xét nghiệm
  CHƯƠNG C9. QUẢN LÝ CUNG ỨNG VÀ SỬ DỤNG THUỐC (6)
61 C9.1 Bệnh viện thiết lập hệ thống tổ chức hoạt động dược
62 C9.2 Bảo đảm cơ sở vật chất và các quy trình kỹ thuật cho hoạt động dược
63 C9.3 Cung ứng thuốc và vật tư y tế tiêu hao đầy đủ, kịp thời, bảo đảm chất lượng
64 C9.4 Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý
65 C9.5 Thông tin thuốc, theo dõi và báo cáo phản ứng có hại của thuốc kịp thời, đầy đủ và có chất lượng
66 C9.6 Hội đồng thuốc và điều trị được thiết lập và hoạt động hiệu quả
  CHƯƠNG C10. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (2)
67 C10.1 Tích cực triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học
68 C10.2 Áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào việc cải tiến chất lượng khám, chữa bệnh và nâng cao hoạt động bệnh viện
  PHẦN D. HOẠT ĐỘNG CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG (11)
  CHƯƠNG D1. THIẾT LẬP HỆ THỐNG VÀ CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG (3)
69 D1.1 Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng bệnh viện
70 D1.2 Xây dựng, triển khai kế hoạch và đề án cải tiến chất lượng
71 D1.3 Xây dựng văn hóa chất lượng bệnh viện
  CHƯƠNG D2. PHÒNG NGỪA CÁC SỰ CỐ VÀ KHẮC PHỤC (5)
72 D2.1 Phòng ngừa các nguy cơ, diễn biến bất thường xảy ra với người bệnh
73 D2.2 Xây dựng hệ thống báo cáo, phân tích sự cố y khoa và tiến hành các giải pháp khắc phục
74 D2.3 Thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu các sự cố y khoa
75 D2.4 Bảo đảm xác định chính xác người bệnh khi cung cấp dịch vụ
76 D2.5 Phòng ngừa nguy cơ người bệnh bị trượt ngã
  CHƯƠNG D3. ĐÁNH GIÁ, ĐO LƯỜNG, HỢP TÁC VÀ CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG (3)
77 D3.1 Đánh giá chính xác thực trạng và công bố công khai chất lượng bệnh viện
78 D3.2 Đo lường và giám sát cải tiến chất lượng bệnh viện
79 D3.3 Hợp tác với cơ quan quản lý trong việc xây dựng công cụ, triển khai, báo cáo hoạt động quản lý chất lượng bệnh viện
  PHẦN E. TIÊU CHÍ ĐẶC THÙ CHUYÊN KHOA (4)
  CHƯƠNG E1. TIÊU CHÍ SẢN KHOA
80 E1.1 Thiết lập hệ thống tổ chức chăm sóc sản khoa và sơ sinh
81 E1.2 Hoạt động truyền thông về sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ, trẻ em
82 E1.3 Thực hành tốt nuôi con bằng sữa mẹ
  CHƯƠNG E2. TIÊU CHÍ NHI KHOA
83 E2.1 Bệnh viện thiết lập hệ thống tổ chức chăm sóc nhi khoa

5. Tổ chức và phương pháp xây dựng chương trình đảm bảo và cải tiến chất lượng

Việc tổ chức, xây dựng chương trình đảm bảo và cải tiến chất lượng là một hoạt động phức tạp, đòi hỏi sự tham gia của tất cả các thành viên trong bệnh viện. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây để xây dựng chương trình phù hợp nhé!

5.1 Xây dựng chương trình đảm bảo chất lượng

Chương trình đảm bảo chất lượng là toàn bộ các hoạt động nhằm đảm bảo các dịch vụ y tế đáp ứng các tiêu chuẩn và mục tiêu chất lượng đã đặt ra. Bệnh viện có thể xây dựng chương trình này dựa theo hướng dẫn sau:

  • Xác định các chỉ số chất lượng dựa trên hướng dẫn của Bộ Y tế và tham khảo thêm từ những bệnh viện khác.
  • Tiến hành đo lường các chỉ số chất lượng trong bệnh viện.
  • Thu thập và phân tích dữ liệu về chất lượng, bao gồm các dữ liệu đầu vào, đầu ra, quá trình và kết quả của các dịch vụ y tế.
  • So sánh và đánh giá chất lượng, bao gồm việc so sánh dữ liệu thực tế với các tiêu chuẩn, mục tiêu chất lượng và xác định các sai lệch, nguyên nhân sai lệch.
  • Thực hiện các biện pháp khắc phục và cải tiến, bao gồm việc lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động nhằm giải quyết các sai lệch. Từ đó nâng cao chất lượng của các dịch vụ y tế.
  • Theo dõi và đánh giá lại chất lượng, bao gồm thu thập và phân tích dữ liệu về chất lượng sau khi thay đổi, đánh giá hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện.
quản lý chất lượng bệnh viện
Các bệnh viện nên xây dựng chương trình đảm bảo chất lượng dựa theo hướng dẫn của Bộ Y tế

5.2 Phương pháp cải tiến liên tục chất lượng dịch vụ

Phương pháp này tập trung vào việc nâng cao chất lượng của các dịch vụ y tế, không chỉ giải quyết các vấn đề hiện tại mà còn phòng ngừa cả các vấn đề tiềm ẩn. Bệnh viện cần xác định giải pháp, thời gian bắt đầu và nguồn kinh phí phù hợp để tiến hành cải tiến một dịch vụ nào đó. 

Việc cải tiến có thể bao gồm các hoạt động như: mua mới các máy móc thiết bị y tế hiện đại, tối ưu quy trình thăm khám và điều trị, sửa chữa cơ sở vật chất,… Những hoạt động này cần được thực hiện một cách kịp thời và thường xuyên để việc quản lý chất lượng bệnh viện đạt hiệu quả tốt nhất.

quản lý chất lượng bệnh viện
Cải tiến chất lượng dịch vụ cần được thực hiện thường xuyên và liên tục

6. Kết luận: Tối ưu hóa quản lý chất lượng để nâng cao hiệu suất bệnh viện

Quản lý chất lượng bệnh viện là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu suất bệnh viện, đảm bảo chất lượng và an toàn của các dịch vụ y tế, tăng cường sự hài lòng của bệnh nhân và các bên liên quan. Để quản lý chất lượng bệnh viện hiệu quả, bệnh viện cần biết áp dụng các quy trình, phương pháp quản trị phù hợp. 

Bằng cách tối ưu hóa công tác quản lý, bệnh viện có thể cung cấp các dịch vụ y tế an toàn, hiệu quả, phù hợp, kịp thời, liên tục và công bằng cho bệnh nhân. Điều này có thể giảm thiểu các rủi ro, sai sót, lãng phí, đồng thời nâng cao năng lực và năng suất của nhân viên. 

Ngoài ra, để gia tăng sự tin cậy của bệnh nhân thì bệnh viện nên cử một số cán bộ y tế tham gia đào tạo chuyên sâu về quản lý chất lượng. Sau khóa học, các cán bộ sẽ được cấp chứng chỉ quản lý chất lượng bệnh viện và bắt đầu vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.

bộ tiêu chí quản lý chất lượng bệnh viện
Tối ưu hóa quản lý chất lượng để nâng cao hiệu suất của bệnh viện

Như vậy, bạn đã cùng với JOBSNEW khám phá chi tiết các thông tin liên quan đến quản lý chất lượng bệnh viện. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan và sâu sắc hơn về hoạt động này. Theo dõi Blog.Jobsnew để tìm đọc thêm nhiều bài viết hữu ích khác.