Đánh giá

Khi đi làm, một trong những điều được người lao động quan tâm nhiều nhất chính là bảo hiểm xã hội là gì? Bảo hiểm xã hội là chính sách an sinh xã hội mang đến rất nhiều quyền lợi cho người tham gia. Vậy trợ cấp bảo hiểm xã hội là gì? Các chế độ và quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội là gì? Hãy để Jobsnew giúp bạn giải đáp những thắc mắc này qua những thông tin trong bài viết dưới đây nhé.


1. Sơ lược về bảo hiểm xã hội

Bạn đang thắc mắc về bảo hiểm xã hội là gì? Phân biệt bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế như thế nào? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ về vấn đề này. 

1.1 Bảo hiểm xã hội là gì? 

Bảo hiểm xã hội là gì? Hiểu đơn giản, bảo hiểm xã hội là một hình thức bảo hiểm được nhà nước Việt Nam phát hành cho người lao động. Bảo hiểm xã hội ra đời với mục đích bảo vệ và chia sẻ những rủi ro của người lao động trong quá trình làm việc.  

mã số bảo hiểm xã hội là gì
Bảo hiểm xã hội là gì?

Theo Khoản 1 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định: Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Nói cách khác, bảo hiểm xã hội được xem là một hình thức bảo vệ người lao động trước những tổn thất về mặt tài chính. Bảo hiểm xã hội chính thức được Nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bởi cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định của Pháp luật. 

1.2 Phân biệt bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế 

Sau khi đã hiểu bảo hiểm xã hội là gì, chúng ta tiếp tục làm rõ sự khác biệt giữa bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội là gì? Rất nhiều người vẫn lầm tưởng bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội là một. Mặc dù giữa 2 loại bảo hiểm này có rất nhiều sự liên quan và tương đồng nhưng trên thực tế 2 loại bảo hiểm này có tính chất hoàn toàn khác nhau.

Điểm khác biệt lớn nhất, dễ phân biệt nhất của 2 loại bảo hiểm này chính là chế độ bảo hiểm và phương thức thanh toán. Sự khác biệt của 2 loại bảo hiểm được thể hiện như sau: 

Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế
  • Có quy trình chi trả phúc tạp hơn BHYT. Muốn hưởng chế độ bảo hiểm, người lao động phải làm hồ sơ gửi lên cơ quan bảo hiểm. Nếu hồ sơ được duyệt thì người lao động mới được nhận khoản trợ cấp theo quy định trong BHXH.
  • Phạm vi chi trả rộng bao gồm: chi trả cho các chi phí ốm đau, thai sản, trợ cấp thất nghiệp, mất năng lực lao động, nghỉ hưu,…
  • Quy trình chi trả đơn giản. Người tham gia BHYT khi đi khám sức khỏe tại các cơ sở y tế thì chỉ cần mang theo thẻ bảo hiểm y tế. Không cần phải làm thủ tục hay hồ sơ phức tạp.
  • Chỉ cần mang theo thẻ BHYT khi đi khám sẽ được giảm trực tiếp chi phí.
  • Thẻ BHYT chỉ có phạm vi chi trả cho các chi phí ốm đau và khám bệnh hoặc điều trị tại các cơ sở y tế.

2. Phân tích các loại bảo hiểm xã hội và điều kiện áp dụng 

Bên cạnh vấn đề bảo hiểm xã hội là gì thì các loại hình thức bảo hiểm xã hội cũng là điều được người lao động rất quan tâm. Tại nước ta, bảo hiểm xã hội hiện đang được chia làm 2 loại chính là bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc. Đặc điểm cụ thể và điều kiện áp dụng của từng loại bảo hiểm được thể hiện như sau:  

2.1 Bảo hiểm xã hội bắt buộc và những điều cần biết 

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì? Bảo hiểm xã hội bắt buộc là hình thức bảo hiểm được Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia. Mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng là 26% tiền lương hàng tháng. Trong đó, người lao động đóng 8%, còn người sử dụng lao động đóng 18%. 

bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì?

Khi tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ được hưởng các chế độ như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, thất nghiệp và tử tuất.  Có thể thấy, những quyền lợi mà bảo hiểm xã hội mang đến cho người lao động tương đối lớn. 

2.2 Bảo hiểm xã hội tự nguyện và ưu điểm 

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì? Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người lao động có thể tự do lựa chọn tự nguyện tham gia hoặc không. Công dân trên 15 tuổi, không thuộc nhóm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc có thể lựa chọn hình thức bảo hiểm xã hội tự nguyện này. 

Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các mức đóng như sau: 

  • Đóng theo hàng tháng. 
  • 3 tháng đóng 1 lần. 
  • 6 tháng đóng 1 lần. 
  • Đóng 12 tháng 1 lần. 
  • Đóng 1 lần cho nhiều năm (<5 năm cho mỗi lần đóng)
  • Đóng 1 lần cho những năm còn thiếu để hưởng chế độ lương hưu theo quy định của Pháp luật. 

Bạn có thể tùy thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu của bản thân để lựa chọn mức đóng phù hợp nhất. Ngoài ra, Nhà nước cũng tham gia hỗ trợ 1 phần tài chính để những người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể được hưởng chế độ lương hưu hay tử tuất. 

3. Tìm hiểu về các chế độ và lợi ích của bảo hiểm xã hội 

Các chế độ và lợi ích của bảo hiểm xã hội là gì? Các chế độ và lợi ích mà bảo hiểm xã hội mang đến là điều mà người lao động rất quan tâm trước khi quyết định tham gia bảo hiểm xã hội. Những thông tin dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ các chế độ và lợi ích khi tham gia bảo hiểm xã hội. 

3.1 Các chế độ của bảo hiểm xã hội là gì? 

Hiện nay, bảo hiểm xã hội đang được chia thành 5 chế độ hưởng trợ cấp chính. Mức chi trả của các lao động là khác nhau dựa vào thời gian tham gia tham gia bảo hiểm xã hội và tiền lương đóng BHXH hàng tháng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 5 chế độ bảo hiểm xã hội qua những thông tin dưới đây. 

bảo hiểm xã hội là gì
Phân loại các chế độ bảo hiểm xã hội

3.1.1 Chế độ thai sản 

Chế độ thai sản được áp dụng cho các đối tượng thuộc Điều 30 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2014. Người lao động đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 6 tháng tuổi là những đối tượng đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản. Các đối tượng này sẽ được nghỉ để khám thai và điều trị thai sản. Bên cạnh đó, người lao động nữ bị sảy thai hoặc nạo phá thai bệnh lý cũng sẽ được hưởng đầy đủ chế độ như khi sinh con. 

Trước và sau khi sinh con, lao động nữ sẽ được phép nghỉ 6 tháng. Trước khi sinh, người lao động nữ sẽ có thời hạn nghỉ dưỡng thai tối đa là 2 tháng. Đối với trường hợp sinh đôi, sẽ được tính theo chế độ sinh con thứ 2, cứ mỗi người con thì người mẹ sẽ được nghỉ thêm 1 tháng. 

Đối với trường hợp lao động nữ mang thai hộ hoặc nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi, người chồng có vợ mang bầu cũng được hưởng chế độ nếu đủ điều kiện. Sau khi kết thúc kỳ nghỉ thai sản, nếu trong 30 ngày đầu làm việc mà người lao động nữ có biểu hiệu sức khỏe không ổn định sẽ được nghỉ thêm từ 5 – 10 ngày. 

3.1.2 Chế độ ốm đau 

Chế độ ốm đau sẽ thực thi quyền bảo vệ an toàn khi bị ốm đau và tai nạn cho người lao động. Người lao động sẽ được nghỉ ốm và hưởng các chế độ theo quy định của bảo hiểm xã hội Việt Nam. 

Điều kiện để hưởng chế độ là người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bị ốm đau hoặc tai nạn không phải tai nạn lao động hoặc tự hủy sức khỏe. Bên cạnh đó phải có chứng thực và xác nhận từ các cơ quan y tế có thẩm quyền. 

Nếu người tham gia bảo hiểm xã hội có con nhỏ dưới 7 tuổi bị ốm cũng sẽ được hưởng chế độ ốm đau với điều kiện có giấy tờ xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền hoặc phòng khám. 

Thời gian nghỉ ốm của người lao động không được quá 30 ngày/năm. Đối với trường hợp người lao động sau 30 ngày điều trị mà vẫn không khỏi bệnh thì sẽ được nghỉ dưỡng sức thêm 5 – 10 ngày/năm. 

3.1.3 Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 

Người lao động bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp dưới đây sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động: 

  • Bị tai nạn trên quãng đường thường xuyên đi từ nơi ở đến nơi làm việc. 
  • Người bị tai nạn dẫn đến suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên. 
  • Bị tai nạn tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc. 
  • Người bị tai nạn khi đang thực hiện nhiệm vụ được giao phó của người sử dụng lao động tại nơi làm việc hoặc ngoài nơi làm việc. 

Tùy thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm và mức độ suy giảm khả năng lao động mà người lao động sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm theo tháng hoặc một lần. Ngoài ra, người lao động thuộc trường hợp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp còn được trợ cấp phương tiện sinh hoạt, dụng cụ phục hồi và có thời gian dưỡng sức sau khi điều trị. 

3.1.4 Chế độ tử tuất 

Người được hưởng chế độ tử tuất là những người đang tham gia hoặc đang bảo lưu bảo hiểm xã hội và được tòa tuyên án là đã chết. Chế độ tử tuất sẽ gồm có: chế độ mai táng, hỗ trợ tử tuất một lần hoặc hàng tháng theo quy định của pháp luật. 

Mức trợ cấp 1 lần sẽ tùy thuộc vào thời hạn tham gia đóng bảo hiểm của và mức đóng bình quân hàng tháng của người này.  Còn mức trợ cấp hàng tháng sẽ tùy thuộc vào mức lương cơ sở mà người tham gia bảo hiểm đã đóng. 

bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì
Bảo hiểm xã hội chế độ tử tuất

3.1.5 Chế độ hưu trí 

Theo Điều 54 Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, quy định: Người lao động bị suy giảm khả năng lao động, đã qua độ tuổi lao động và thời gian tham gia bảo hiểm tối thiểu là 20 năm sẽ được hưởng chế độ hưu trí. 

Thời điểm hưởng lương hưu trí là thời điểm được ghi trong quyết định nghỉ việc khi người lao động đáp ứng đầy đủ các điều kiện hưởng lương hưu trí theo quy định của pháp luật. Mức lương hưu của mỗi người là không giống nhau. 

3.2 Chế độ bảo hiểm khác 

Ngoài 5 chế độ bảo hiểm được hưởng khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc ở trên, người lao động còn được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Chế độ này được tổ chức nhằm hỗ trợ tài chính cho người lao động khi bị thất nghiệp. 

Để được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội đủ từ 12 tháng trở lên. Lưu ý, nếu sau 3 tháng thất nghiệp, người lao động không gửi hồ sơ đề nghị hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp thì sẽ không được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp.

Sau 15 ngày kể từ khi nộp hồ sơ, người được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp phải đảm bảo chưa tìm được việc làm. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được tính bằng 60% mức tiền lương bình quân của 6 tháng trước khi thất nghiệp. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ phụ thuộc vào thời hạn đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. 

3.3 Lợi ích khi tham gia bảo hiểm xã hội là gì? 

Bảo hiểm xã hội là loại hình bảo hiểm an sinh được Nhà nước pháp hành nhằm bảo đảm quyền lợi và an toàn cho người lao động. Chính vì vậy, khi tham gia bảo hiểm xã hội người lao động sẽ được hưởng các lợi ích như sau: 

  • Người lao động được nghỉ phép có lương trong các trường hợp sau: ốm đau, tai nạn, thai sản và khi con cái bị ốm đau. 
  • Được hưởng chế độ lương hưu theo tháng hoặc nhận một lần khi người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật. 
  • Người lao động sẽ được trợ cấp y tế nếu thuộc một trong những trường hợp sau: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi. 
  • Được phép ủy quyền nhận chế độ lương hưu cho người khác. 
  • Hưởng trợ cấp mai táng và chế độ tử tuất một lần hoặc theo tháng theo quy định của pháp luật. 
bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì
Lợi ích khi tham gia bảo hiểm xã hội là gì?

Bên cạnh đó, Nhà nước còn ban hành các chính sách trợ cấp bảo hiểm xã hội. Vậy trợ cấp bảo hiểm xã hội là gì? Trợ cấp xã hội được hiểu là khoản tiền, hiện vật hoặc tài sản được Nhà nước hoặc các tổ chức phi chính phủ cấp cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Điều này sẽ giúp họ ổn định cuộc sống trước mắt và về lâu dài. 

4. Đánh giá mức đóng bảo hiểm xã hội 

Việc đóng bảo hiểm xã hội sẽ giúp đảm bảo quyền lợi của người lao động khi gặp phải những rủi ro trong cuộc sống. Pháp luật đã có quy định rõ ràng về mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho lao động tại Việt Nam và lao động người nước ngoài. Cụ thể được thể hiện như sau: 

4.1 Chi tiết mức đóng bảo hiểm bắt buộc với người lao động tại Việt Nam 

Quy định mức đóng bảo hiểm đối với người lao động 

Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm thất nghiệp Bảo hiểm y tế
Ốm đau – Thai sản Hưu trí -Tử tuất Tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp
8% 1% 1.5%
10.50%

Quy định mức đóng bảo hiểm đối với người sử dụng lao động 

Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm thất nghiệp Bảo hiểm y tế
Ốm đau – Thai sản Hưu trí -Tử tuất Tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp
3% 0.50% 14% 1% 3%
21.50%

Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề dễ xảy ra tai nạn lao động có thể đề xuất đóng mức đóng thấp hơn. Với điều kiện các doanh nghiệp này phải có đầy đủ đầy đủ điện kiện và văn bản đề nghị. Nếu được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chấp nhận, các doanh nghiệp sẽ được đóng mức thấp hơn là 0.3%. 

4.2 Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động nước ngoài 

4.2.1 Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động 

Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm thất nghiệp Bảo hiểm y tế
Ốm đau – Thai sản Hưu trí -Tử tuất Tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp
14%   1.5%
9.50%

4.2.2 Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người sử dụng lao động 

Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm thất nghiệp Bảo hiểm y tế
ốm đau – Thai sản Hưu trí -Tử tuất Tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp
3% 8% 0.5%   3%
20.50%

5. Hướng dẫn chi tiết về thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội 

5.1 Đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội 

Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014, đối tượng tham gia đăng ký xã hội sẽ bao gồm: 

  • Đơn vị thuê mượn hoặc sử dụng lao động theo hợp đồng lao động. 
  • Người tham gia quản lý điều hành doanh nghiệp, người quản lý hợp tác xã có hưởng lương. 
  • Người lao động làm việc theo hợp đồng có thời hạn, hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng theo mùa vụ hoặc làm một công việc từ đủ 3 tháng đến 12 tháng. 

5.2 Các bước đăng ký bảo hiểm xã hội 

Đối với người lao động khi đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu sẽ không thể tránh khỏi những thắc mắc. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng, chúng tôi xin hướng dẫn cho bạn các bước đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu như sau: 

  • Bước 1: Người lao động nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội cho người sử dụng lao động. Hoặc người sử dụng lao động có thể yêu cầu người lao động cung cấp các giấy tờ cần thiết để tiến hành đăng ký bảo hiểm xã hội. 
  • Bước 2: Người lao động sẽ điều đầy đủ thông tin vào tờ kê khai và ký tên theo sự hướng dẫn của người sử dụng lao động. 
  • Bước 3: Người sử dụng lao động sẽ tiến hành nộp hồ sơ lên cơ quan yêu cầu cấp bảo hiểm xã hội tại quận, huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. 
bảo hiểm xã hội là gì
Quy trình đăng ký bảo hiểm xã hội

6. Cách tính mức hưởng bảo hiểm xã một lần chuẩn xác nhất 

6.1 Công thức tính mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần 

Theo pháp luật quy định, bảo hiểm xã hội 1 lần được chi trả dựa trên mức tiền đóng bảo hiểm bình quân theo tháng và thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Công thức tính như sau: 

  • Mức hưởng BHXH 1 lần = [(1.5 x thời gian tham gia đóng bảo hiểm trước năm 2014) + [(2 x thời gian tham gia đóng bảo hiểm sau năm 2014)] x Mbqtl 

Trong đó: Mbqlt là mức bình quân tiền lương/tháng. 

  • Mức tiền lương bình quân = ( số tháng đóng BHXH x Mức đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm)/ Tổng số tháng đóng bảo hiểm. 

Đối với những người lao động tham gia đóng bảo hiểm chưa đến 1 năm thì mức hưởng BHXH 1 lần sẽ được tính = 22% của các mức tiên lương tháng đã đóng bảo hiểm. 

Bên cạnh đó, để tiện cho việc tính toán số tiền hưởng BHXH 1 lần, thời gian đóng bảo hiểm của người lao động đã được làm tròn theo nguyên tắc sau: 

  • Từ 01 – 06 tháng được tính là nửa năm = 0.5 năm. 
  • Từ 07 – 11 tháng được tính là 1 năm – 1 năm. 

6.2 Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội 

Điều 2 Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH quy định về mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội như sau: 

Bảng 1: Dành cho đối tượng tham gia đóng BHXH bắt buộc 

Năm Mức điều chỉnh Năm Mức điều chỉnh
< 1995 5,26 2010 1,77
1995 4,46 2011 1,50
1996 4,22 2012 1,37
1997 4,09 2013 1,28
1998 3,80 2014 1,23
1999 3,64 2015 1,23
2000 3,70 2016 1,19
2001 3,71 2017 1,15
2002 3,57 2018 1,11
2003 3,46 2019 1,08
2004 3,21 2020 1,05
2005 2,96 2021 1,03
2006 2,76 2022 1,00
2007 2,55 2023 1,00
2008 2,07    
2009 1,94    

Bảng 2: Dành cho đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 

Năm Mức điều chỉnh Năm Mức điều chỉnh
2008 2,07 2017 1,15
2009 1,94 2018 1,11
2010 1,77 2019 1,08
2011 1,50 2020 1,05
2012 1,37 2021 1,03
2013 1,28 2022 1,00
2014 1,23 2023 1,00
2015 1,23    
2016 1,19    

7. Câu hỏi thường gặp về bảo hiểm xã hội là gì 

Câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm nhất của người lao động chính là những điều cần biết khi tham gia bảo hiểm xã hội là gì? Dưới đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi này. 

Khi tham gia bảo hiểm xã hội, bạn cần phải nắm rõ các điều cơ bản sau đây: 

  • Bảo hiểm xã hội là gì? Bảo hiểm xã hội được hiểu là loại hình bảo hiểm được phát hành nhằm đảm bảo thay thế hoặc bù đắp 1 phần khi người lao động bị bệnh tật, thai sản, thất nghiệp,… Người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được Nhà nước bảo vệ theo quy định của Pháp luật. 
  • Mã số bảo hiểm xã hội là gì? Đây chính là số định danh cá nhân duy nhất của người tham gia bảo hiểm xã hội. Mỗi người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được cập một mã số riêng biệt. 
  • Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội: Người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng nhiều chế độ như: ốm đau, thai sản, hưu trí, thất nghiệp, tử tuất, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Điều này giúp đảm bảo an toàn và ổn định cuộc sống cho người lao động. 
  • Ý nghĩa của bảo hiểm xã hội: Khi tham gia BHXH, người lao động không chỉ được Nhà nước hỗ trợ mức tiền đóng mà còn được hưởng rất nhiều chế độ thiết thực.
bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì
Câu hỏi thường gặp liên quan về bảo hiểm xã hội

Kết luận

Trên đây là bài viết bảo hiểm xã hội là gì và tất cả những điều cần biết về bảo hiểm xã hội mà chúng tôi muốn cung cấp cho các bạn. Qua những thông tin trên, chúng ta có thể thấy được việc tham gia bảo hiểm xã hội mang đến rất nhiều lợi ích thiết thực cho người lao động. Các chế độ BHXH như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, tử tuất, thất nghiệp giúp hỗ trợ và đảm bảo sự an toàn, ổn định kinh tế hơn cho người lao động.

Theo cá nhân tôi thấy, việc tham gia bảo hiểm xã hội là rất cần thiết. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì chúng ta cũng cần tìm hiểu thật kỹ các thông tin về bảo hiểm xã hội trước khi quyết định tham gia.

Để tìm hiểu thêm nhiều khái niệm mới mẻ và những kiến thức hữu ích, bạn đừng quên theo dõi trang web Jobsnew Blog. Ngoài ra để tìm kiếm cho mình nhiều cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn, truy cập ngày Jobsnew. Với hàng trăm tin đăng tuyển dụng bạn có thể tha hồ lựa chọn cho bản thân công việc mình yêu thích bạn nhé!