Giám sát an toàn điện là gì? Vị trí quan trọng và xuất hiện thường xuyên ở các công trình xây dựng, các công xưởng hay các doanh nghiệp. Đây là một vị trí làm việc rất quan trọng, đóng vai trò kiểm soát và ngăn ngừa các tai nạn lao động xảy ra. Để đảm nhận công việc này, người lao động cần được đào tạo bài bản và đạt chứng chỉ. Hôm nay cùng Jobsnew tìm hiểu kỹ hơn về ngành nghề giám sát an toàn điện này nhé.
1. Giới thiệu về người giám sát an toàn điện
Là người giữ vị trí quan trọng trong công việc, bởi đây là những người đảm bảo sự an toàn cho các công dân lao động. Vậy bạn đã biết và hiểu rõ về khái niệm cũng như vai trò của người giám sát an toàn điện chưa? Cùng tìm hiểu ngay nhé.
1.1 Khái niệm và vai trò của người giám sát an toàn điện
Dựa theo hạng mục 3.8 trong Mục 3 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2020/BCT về An toàn điện, quy định như sau:
Người giám sát an toàn điện là cá nhân được bổ nhiệm, có kiến thức vững về an toàn điện và chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ giám sát an toàn điện trong đơn vị làm việc.
Người giám sát an toàn điện chịu trách nhiệm về việc đào tạo và thường xuyên nhắc nhở nhân viên về các yếu tố cần chú ý, cũng như hướng dẫn cách khắc phục hoặc báo cáo bất kỳ điều kiện hoặc rủi ro không an toàn nào. Trong trường hợp phát hiện mối nguy, người giám sát phải thực hiện các biện pháp hành động ngay lập tức.
Rõ ràng rằng, nhiệm vụ giám sát an toàn đóng vai trò quan trọng để ngăn chặn các tai nạn lao động xảy ra. Đây là một yếu tố không thể thiếu khi thực hiện giám sát toàn bộ hệ thống điện cho đơn vị công tác. Trong môi trường làm việc với điện, có nhiều rủi ro liên quan đến tai nạn nghề nghiệp và sức khỏe của công nhân, điều này làm cho công tác giám sát an toàn trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
1.2 Yêu cầu và điều kiện để trở thành người giám sát an toàn điện
Dựa vào điều 22 của Mục I trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01: 2020/BCT về An toàn điện, các điều kiện khi thực hiện công việc có điện được mô tả như sau:
– Việc thực hiện công việc có điện phải được sự phê duyệt từ người có thẩm quyền.
– Những người tham gia công việc có điện phải trải qua quá trình đào tạo và huấn luyện phù hợp với thiết bị, quy trình và công nghệ được sử dụng.
– Phương án thi công và các biện pháp an toàn cần được phê duyệt trước khi thực hiện.
– Cần tuân theo quy trình thực hiện công việc dựa trên công nghệ áp dụng.
Đồng thời, tại điều 23 của Mục I trong QCVN 01: 2020/BCT về An toàn điện, các biện pháp an toàn khi thực hiện công việc có điện được quy định như sau:
– Khi tiếp xúc với phần có điện, việc sử dụng trang thiết bị, dụng cụ và phương tiện bảo vệ phải đảm bảo an toàn.
– Kiểm tra kết cấu kim loại ở nơi làm việc để đảm bảo không có dẫn điện.
– Nhân viên không được mang theo đồ trang sức hoặc vật dụng cá nhân bằng kim loại khi làm việc trên hoặc gần phần có điện.
– Tại vị trí làm việc, nhân viên phải xác định vị trí phần có điện gần nhất khi thực hiện công việc có điện.
2. Trách nhiệm và nhiệm vụ của người giám sát an toàn điện
Đối với mỗi công việc sẽ đóng những vai trò khác nhau và trách nhiệm của từng vị trí cũng khác nhau. Với những ngành liên quan đến sự an toàn của con người như ngành Giám sát an toàn điện thì sẽ có những nhiệm vụ cao hơn và trách nhiệm lớn hơn đó.
2.1 Phân tích chi tiết trách nhiệm của người giám sát an toàn điện
Dựa theo tiết 51 của Tiểu mục III.VI trong Mục III của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2020/BCT về An toàn điện, quy định rõ về trách nhiệm của người giám sát an toàn điện như sau:
– Người giám sát an toàn điện cùng Người chỉ huy trực tiếp phải tiếp nhận nơi làm việc.
– Nghĩa vụ của họ là luôn có mặt tại nơi làm việc để thực hiện giám sát an toàn điện đối với nhân viên trong đơn vị công tác, và không được thực hiện bất kỳ nhiệm vụ khác ngoài lĩnh vực giám sát an toàn điện.
Do đó, người giám sát an toàn điện cần thực hiện đầy đủ và đúng nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật.
2.2 Nhiệm vụ cụ thể và các hoạt động giám sát quan trọng
Người giám sát an toàn điện phải chịu trách nhiệm về nhiều việc diễn ra tại nơi làm việc, chứ không chỉ là một vị trí chỉ giao nhiệm vụ. Người giám sát phải đảm bảo một nơi làm việc an toàn và lành mạnh cho nhân viên.
2.2.1 Tiến hành định hướng và đào tạo nhân viên
Đào tạo và hướng dẫn nhân viên để họ có thể thực hiện công việc một cách an toàn.
- Hướng dẫn họ sử dụng những phương tiện bảo vệ cá nhân khi cần thiết cho mỗi nhiệm vụ.
- Hướng dẫn bảo quản và bảo trì cho thiết bị đúng cách.
- Đảm bảo nhân viên tham gia các khóa đào tạo về an toàn.
2.2.2 Thực thi các thực tiễn làm việc an toàn
Người giám sát an toàn điện có trách nhiệm thực thi các thủ tục và quy trình làm việc an toàn, nếu không đây giống như một lời mời cho các tai nạn xảy ra.
Người lao động phải được khuyến khích xác định các điều kiện hoặc mối nguy hiểm tại nơi làm việc không an toàn hoặc không có lợi cho sức khỏe và tuyệt đối không bị kỷ luật nếu làm như vậy.
2.2.3 Các điều kiện không an toàn đúng
Giám sát an toàn điện phải thực hiện các bước ngay lập tức để sửa chữa các điều kiện hoặc nguy cơ tại nơi làm việc không an toàn hoặc không có lợi cho sức khỏe trong phạm vi quyền hạn và khả năng của họ.
Khi không thể khắc phục ngay tình trạng nơi làm việc không an toàn hoặc không có lợi cho sức khỏe hoặc mối nguy hiểm, người giám sát phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa tạm thời. Người giám sát phải theo dõi để đảm bảo rằng các biện pháp khắc phục được hoàn thành kịp thời để giải quyết mối nguy.
2.2.4 Ngăn chặn việc kéo dài điều kiện và các mối nguy hiểm
Nhiều sự cố suýt bỏ sót là do các điều kiện hoặc mối nguy hiểm tại nơi làm việc không an toàn hoặc không có lợi cho sức khỏe.
Giám sát an toàn điện làngười có trách nhiệm đào tạo và định kỳ nhắc nhở nhân viên về những điều cần tìm và cách khắc phục hoặc báo cáo các điều kiện hoặc mối nguy không an toàn. Nếu một mối nguy được xác định, người giám sát phải hành động.
2.2.5 Điều tra tai nạn nơi làm việc
Người giám sát an toàn điện có trách nhiệm tiến hành điều tra tai nạn và đảm bảo rằng tất cả các nhân viên bị thương do nghề nghiệp phải báo cáo cho Dịch vụ Y tế Nghề nghiệp (OMS) ngay lập tức.
2.2.6 Thúc đẩy nhanh chóng trở lại làm việc
Nhân viên phải được khuyến khích trở lại làm việc càng sớm càng tốt. Nhân viên vắng mặt làm việc càng lâu thì khả năng họ thực sự trở lại càng ít đi. Khi có thể, các nhiệm vụ nhẹ hoặc hạn chế cần được xác định và xem xét để hỗ trợ nhân viên trở lại làm việc.
3. Lập biện pháp an toàn điện và điều kiện làm việc
3.1 Biện pháp an toàn điện trong thi công theo quy định pháp luật
Để phòng tránh các tai nạn điện thì người lao động phải áp dụng triệt để các biện pháp an toàn điện trong thi công khi sử dụng thiết bị, dụng cụ theo quy định pháp luật biện pháp an toàn điện trong thi công công trình như sau:
Phải bố trí người thực hiện giao dụng cụ, thiết bị cho công nhân sau khi được kiểm tra đẩy đủ các nội dung sau (theo mục 3.3.2.1 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đảm bảo an toàn lao động đối với các dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ của QCVN 09: 2012/BLĐTBXH):
- Kiểm tra tính hợp bộ, độ chắc chắn của những chỗ nối, ghép, gắn của các bộ phận của dụng cụ điện cầm tay.
- Xem xét bên ngoài của các bộ phận của máy như (kiểm tra dây nguồn, ống bảo vệ dây, phích cắm, hoặc khả năng cách điện của vỏ, tay cầm, và nắp che chổi than…).
- Kiểm tra kỹ càng bộ phận cắt mạch có làm việc một cách dứt khoát không.
- Kiểm tra chạy thử không tải
Cần phải thực hiện đo kiểm tra mỗi ngày các thiết bị điện, dụng cụ cầm tay bằng máy đo cách điện chuyên dụng có độ nhạy của dòng điện rò không quá 30mA, kết quả đo điện trở cách điện không được phép nhỏ hơn 2MΩ (hiện theo quy định tại mục 3.3.4.8 – QCVN 09: 2012/BLĐTBXH chỉ quy định đo ít nhất 6 tháng một lần là tần suất quá thấp)
3.2 Điều kiện an toàn khi làm việc với điện
Căn cứ theo tiểu mục 22 Mục I Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01: 2020/BCT về An toàn điện có đề cập về điều kiện khi làm việc có điện như sau:
– Những công việc làm việc có điện phải được người có thẩm quyền phê duyệt.
– Những người làm việc với công việc có điện phải được đào tạo, huấn luyện phù hợp với thiết bị, quy trình, công nghệ được trang bị.
– Phương án thi công và biện pháp an toàn phải được phê duyệt trước khi thực hiện.
– Có các quy trình thực hiện công việc theo công nghệ áp dụng.
Bên cạnh đó, tại tiểu mục 23 Mục I Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01: 2020/BCT về An toàn điện cũng quy định về an toàn khi làm việc có điện như sau:
– Khi làm việc với phần có điện, phải sử dụng trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện bảo vệ thích hợp.
– Kiểm tra các kết cấu kim loại tại nơi làm việc có khả năng tiếp xúc phải đảm bảo không có điện.
– Khi làm việc trên hoặc gần phần có điện, nhân viên đơn vị công tác không được mang theo đồ trang sức hoặc vật dụng cá nhân bằng kim loại.
– Khi làm việc có điện, tại vị trí làm việc nhân viên đơn vị công tác phải xác định phần có điện gần nhất.
Kết luận
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin chính xác nhất về khái niệm, trách nhiệm hay vai trò cũng như các quy định pháp luật về ngành nghề giám sát an toàn điện. Mong rằng bài viết sẽ mang lại nhiều giá trị đến bạn. Theo dõi Jobsnew Blog để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích và nhanh chóng nhất nhé!