5/5 - (1 bình chọn)

Các câu hỏi trắc nghiệm về an toàn lao động không chỉ hỗ trợ trong việc đào tạo và kiểm tra nội bộ, mà còn góp phần nâng cao nhận thức, xây dựng văn hóa làm việc an toàn và đảm bảo quyền lợi của người lao động. Những câu hỏi trắc nghiệm về an toàn lao động này là công cụ không thể thiếu để giảm thiểu rủi ro và thúc đẩy hiệu quả làm việc tại các doanh nghiệp. An toàn lao động là yếu tố quan trọng trong mọi ngành nghề, đặc biệt ở các môi trường làm việc tiềm ẩn nguy cơ cao. 


Mục đích của việc kiểm tra câu hỏi trắc nghiệm về an toàn lao động

Đào tạo và huấn luyện an toàn lao động

Câu hỏi trắc nghiệm về an toàn lao động thường được sử dụng trong các khóa đào tạo và huấn luyện định kỳ. Chúng giúp đánh giá mức độ hiểu biết của người lao động trước và sau khi tham gia các buổi huấn luyện, đảm bảo họ nắm rõ quy trình làm việc an toàn và cách xử lý các tình huống nguy hiểm. Đặc biệt, đối với những ngành nghề có nguy cơ cao như xây dựng, hóa chất hay khai thác mỏ, các câu hỏi này giúp người lao động làm quen với các biện pháp phòng ngừa tai nạn.

Tổng hợp 90+ câu hỏi trắc nghiệm về an toàn lao động
Tổng hợp 90+ câu hỏi trắc nghiệm về an toàn lao động

Kiểm tra và đánh giá nội bộ

Doanh nghiệp sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm về an toàn lao động để kiểm tra nội bộ nhằm đảm bảo nhân viên tuân thủ đúng quy định. Các bài kiểm tra này thường được tổ chức định kỳ hoặc trước khi giao nhiệm vụ đặc biệt, giúp xác định những lỗ hổng trong hiểu biết và kỹ năng của người lao động. Đây cũng là cách để doanh nghiệp đảm bảo môi trường làm việc an toàn, giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động.

Các cuộc thi và phong trào thi đua

Những câu hỏi trắc nghiệm về an toàn lao động cũng xuất hiện nhiều trong các cuộc thi tìm hiểu về an toàn, vệ sinh lao động. Thông qua hình thức thi đua, các doanh nghiệp hoặc tổ chức tạo động lực cho nhân viên học hỏi và nâng cao kiến thức. Các cuộc thi này không chỉ thúc đẩy tinh thần tập thể mà còn giúp xây dựng văn hóa an toàn lao động trong tổ chức.

Cấp chứng chỉ và đánh giá năng lực

Việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm về an toàn lao động là một phần quan trọng trong quá trình cấp chứng chỉ hành nghề. Đối với những công việc yêu cầu cao về an toàn lao động, như làm việc trên cao hay trong môi trường nguy hiểm, việc kiểm tra qua hình thức trắc nghiệm đảm bảo người lao động đủ năng lực và hiểu biết để thực hiện công việc an toàn.

Xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc

Ngoài việc đào tạo và kiểm tra, các câu hỏi trắc nghiệm về an toàn lao động còn được sử dụng để nâng cao nhận thức và xây dựng văn hóa an toàn lao động trong doanh nghiệp. Qua các buổi thảo luận, quiz, hoặc hoạt động nhóm, người lao động có thể học hỏi và củng cố kiến thức một cách dễ dàng, đồng thời tăng cường ý thức bảo vệ bản thân và đồng nghiệp trong công việc hàng ngày.

Tổng hợp 90+ câu hỏi trắc nghiệm về an toàn lao động

Câu 1. Trong điều kiện bình thường có từ bao nhiêu người lao động trở lên phải thành lập phòng an toàn vệ sinh lao động hoặc bố trí ít nhất từ 02 cán bộ an toàn vệ sinh lao động.

  1. 500 Lao động.
  2. 700 Lao động.
  3. 1000 Lao động.
  4. 1500 Lao động.

Câu 2. Một số lĩnh vực có nhiều nguy cơ TNLĐ như: SX cơ khí, hóa chất, xây dựng có từ bao nhiêu người lao động phải bố trí ít nhất 02 cán bộ chuyên trách làm công tác an toàn vệ sinh lao động.

  1. 50 – dưới 100 Lao động.
  2. 100 – dưới 200 Lao động.
  3. 300 – dưới 1000 Lao động.

Câu 3. Một số lĩnh vực có nhiều nguy cơ TNLĐ như: SX cơ khí, hóa chất, xây dựng có từ bao nhiêu người lao động phải bố trí ít nhất 03 cán bộ chuyên trách làm công tác an toàn vệ sinh lao động?

  1. 500 – dưới 700 Lao động.
  2. 700 – dưới 1000 Lao động.
  3. 1000 – dưới 1500 Lao động.

Câu 4. Trong điều kiện bình thường dưới bao nhiêu lao động phải bố trí 01 cán bộ bán chuyên trách làm công tác an toàn vệ sinh lao động?

  1. 200 Lao động.
  2. 300 Lao động.
  3. 500 Lao động
  4. 1000 Lao động.

Câu 5. Một số lĩnh vực có nhiều nguy cơ TNLĐ như: SX cơ khí, hóa chất, xây dựng có dưới bao nhiêu người lao động thì được phép bố trí 01 cán bộ bán chuyên trách làm công tác an toàn vệ sinh lao động.

  1. 30 Lao động.
  2. 50 Lao động.
  3. 100 Lao động.
  4. 300 Lao động.

Câu 6. Điều kiện của cán bộ chuyên trách an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp phải có điều kiện nào sau đây?

  1. Có trình độ cao đẳng khối kỹ thuật.
  2. Có trình độ cao đẳng thuộc chuyên ngành khối kỹ thuật và có ít nhất 02 năm kinh nghiệm làm lĩnh vực SXKD của cơ sở.
  3. Có trình độ cao đẳng thuộc chuyên ngành khối kỹ thuật và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm lĩnh vực SXKD của cơ sở.

Câu 7. Điều kiện của cán bộ chuyên trách an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp phải có điều kiện nào sau đây?

  1. Có trình độ Trung cấp khối kỹ thuật.
  2. Có trình độ trung cấp thuộc chuyên ngành khối kỹ thuật và có 03 năm kinh nghiệm làm lĩnh vực SXKD của cơ sở.
  3. Có trình độ trung cấp thuộc chuyên ngành khối kỹ thuật và có 05 năm kinh nghiệm làm lĩnh vực SXKD của cơ sở.

Câu 8. Điều kiện của cán bộ bán chuyên trách an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp phải có điều kiện nào sau đây?

  1. Có trình độ đại học chuyên ngành khối kỹ thuật.
  2. Có trình độ trung cấp chuyên ngành khối kỹ thuật.
  3. Có trình độ trung cấp thuộc chuyên ngành khối kỹ thuật và có 01 năm kinh nghiệm làm lĩnh vực SXKD của cơ sở;

Câu 9. Người lao động có quyền rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ có thể xảy ra TNLĐ, đe doạ đến tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay với người quản lý trực tiếp.

  1. Đúng.
  2. Sai.
  3. Tùy từng trường hợp.

Câu 10. Người lao động có quyền rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ có thể xảy ra TNLĐ, đe doạ đến tính mạng hoặc sức khỏe của mình.

  1. Vẫn được trả đủ tiền lương.
  2. Không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động.
  3. Cả 2 trường hợp trên.

Câu 11. Người lao động có quyền gì sau đây?

  1. Được đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động.
  2. Được Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định pháp luật.
  3. Được yêu cầu DN bố trí công việc phù hợp sau tai nạn.
  4. Cả 3 quyền trên.

Câu 12. Người bị tai nạn lao động phải chịu chi phí khám giám định thương tật.

  1. Đúng.
  2. Sai.
  3. Tùy từng trường hợp.

Câu 13. Điểm nào sau đây không thuộc nghĩa vụ của người lao động?

  1. Chấp hành nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động.
  2. Tham gia đoàn điều tra Tai nạn lao động tại doanh nghiệp.
  3. Sử dụng đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân.

Câu 14. Người sử dụng lao động phải lấy ý kiến ban chấp hành CĐ cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy, biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động.

  1. Đúng.
  2. Sai.
  3. Tùy từng trường hợp.

Câu 15. Điều kiện được hưởng bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật.

  1. Công việc nằm trong danh mục công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc độc hại do Nhà nước ban hành.
  2. Môi trường lao động của người lao động đo kiểm có yếu tố vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
  3. Cả 2 điều kiện trên.

Câu 16. Bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật có thể cấp thay bằng tiền nếu người lao động làm việc phân tán.

  1. Đúng.
  2. Sai.
  3. Nếu được BCH Công đoàn cơ sở đồng ý.

Câu 17. Người lao động làm việc trong môi trường có yếu tố độc hại vượt quy định những không nằm trong danh mục nghề độc hại, nguy hiểm thì người sử dụng lao động có thể thực hiện chế độ bồi dưỡng cho người lao động.

  1. Đúng.
  2. Sai.
  3. Chỉ được thực hiện khi được sự đồng ý của Cục an toàn lao động bộ LĐTBXH.

Câu 18. Người lao động tham gia Bảo hiểm tai nạn lao động được quyền lợi gì?

  1. Chế độ trợ cấp TNLĐ, BNN.
  2. Hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề.
  3. Hỗ trợ huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.
  4. Hỗ trợ khám, điều trị BNN.
  5. Hỗ trợ phục hồi chức năng.
  6. Cả 5 quyền lợi trên.

Câu 19. Người tham gia mạng lưới An toàn vệ sinh viên phải là?

  1. Người lao động trực tiếp.
  2. Cán bộ an toàn lao động của doanh nghiệp.
  3. Là cán bộ quản lý gián tiếp.
  4. Cả 3 đối tượng trên.

Câu 20. An toàn vệ sinh viên được quyền hạn gì?

  1. Được cung cấp thông tin đầy đủ về an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
  2. Được phụ cấp trách nhiệm bằng tiền.
  3. Được dành thời gian làm việc để thực hiện nhiệm vụ.
  4. Cả 3 quyền hạn trên.

Câu  21. An toàn vệ sinh viên được phụ cấp bằng tiền hàng tháng cụ thể?

  1. Bằng phụ cấp của tổ trưởng sản xuất.
  2. Mức phụ cấp tiền do Người sử dụng lao động và Công đoàn cơ sở thỏa thuận.
  3. Tùy từng lĩnh vực ngành nghề.

Câu 22. An toàn vệ sinh viên cơ sở có quyền hạn?

  1. Yêu cầu người lao động trong tổ ngừng việc nếu thấy mất an toàn.
  2. Được xử phạt đối với người lao động.
  3. Cả 2 quyền hạn trên.

Câu 23. Người sử dụng lao động phải chi trả chế độ gì cho người lao động bị TNLĐ?

  1. Toàn bộ chi phí y tế điều trị từ khi bị nạn đến khi điều trị ổn định (Đồng chi trả nếu người lao động có tham gia BHYT.
  2. Chi trả toàn bộ tiền lương trong thười gian người lao động nghỉ việc do TNLĐ;
  3. Bồi thường hoặc trợ cấp cho người lao động một khoản tiền theo mức suy giảm lao động.
  4. Tất cả nội dung trên.

Câu 24. Chủng loại phương tiện cấp phát PTBVCN cho từng công việc do ai quy định?

  1. Nhà nước.
  2. Doanh nghiệp.
  3. Do Công đoàn cơ sở.

Câu 25. Trong các biện pháp an toàn vệ sinh lao động biện pháp sử dụng PTBVCN là biện pháp ưu tiên hàng đầu.

  1. Đúng.
  2. Sai.
  3. Biện pháp sử dụng PTBVCN chỉ là biện pháp sau cùng.

Câu 26. Có thể giao tiền cho người lao động tự mua PTBVCN cho mình.

  1. Đúng.
  2. Sai.
  3. Nếu được Công đoàn cơ sở đồng ý.

Câu 27 Điều kiện hưởng chế độ bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật?

  1. Làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
  2. Môi trường lao động có yếu tố vượt quá tiêu chuấn cho phép.
  3. Cả 2 điều kiện trên.
  4. Tuỳ từng điều kiện ngành, nghề.

Câu 28. Kinh phí khám sức khoẻ định kỳ do ai chi trả?

  1. Người sử dụng lao động.
  2. Công đoàn cơ sở.
  3. Do BHYT chi trả.
  4. Người lao động và Doanh nghiệp đồng chi trả.

Câu 29. Bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật được hưởng theo số ngày làm việc thực tế trong tháng?

  1. Đúng.
  2. Sai.
  3. Được hưởng cố định hàng tháng.

Câu 30. Lao động là người khuyết tật, người cao tuổi, lao động chưa thành niên, người làm công việc nặng nhọc, độc hại phải được khám sức khoẻ định kỳ ít nhất mấy tháng một lần?

  1. 03 tháng/lần.
  2. 06 tháng/lần.
  3. 01 năm/lần.

Câu 31. Theo pháp luật lao động khi xảy ra tai nạn lao động chết người thì doanh nghiệp phải khai báo ngay với cơ quan nào?

  1. Thanh tra Sở Lao động Thương binh và xã hội. Công an cấp huyện nơi xảy ra tai nạn
  2. Cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý.
  3. Cả 3 cơ quan trên.

Câu 32. Bảo đảm điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn An toàn – vệ sinh lao động là nghĩa vụ của ai?

  1. Người sử dụng lao động.
  2. Cơ quan quản lý nhà nước về An toàn – vệ sinh lao động.
  3. Cả người sử dụng lao động và người lao động.

Câu 33. Bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại phải thực hiện theo nguyên tắc nào?

  1. Cấp hiện vật cho người lao động bồi dưỡng.
  2. Có thể cấp tiền cho người lao động tự mua, nếu trong thỏa ước lao động tập thể quy định.
  3. Được trả vào lương.
  4. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, do người sử dụng lao động quyết định.

Câu 34. Công đoàn cơ sở có quyền hạn nào sau đây trong công tác an toàn – vệ sinh lao động?

  1. Tham gia với người sử dụng lao động xây dựng các nội quy, quy chế quản lý về an toàn – vệ sinh lao động.
  2. Tham gia Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở.
  3. Tham gia các Đoàn tự kiểm tra về an toàn – vệ sinh lao động của doanh nghiệp.
  4. Tất cả các quyền hạn trên.

Câu 35. Doanh nghiệp nếu không thành lập được bộ phận y tế có thể ký hợp đồng chăm sóc sức khoẻ với cơ sở y tế có chức năng?

  1. Đúng.
  2. Sai.
  3. Nếu được sự đồng ý của phòng y tế cấp quận, huyện.

Câu 36. Đối tượng nào sau đây được xét hưởng chế độ tuất của BHXH, do TNLĐ tử vong?

  1. Con dưới 18 tuổi.
  2. Bố mẹ vợ.
  3. Vợ, chồng.
  4. Bố mẹ đẻ.
  5. Cả 4 đối tượng trên.

Câu 37. Mức trợ cấp BHXH một lần TNLĐ chết người.

  1. 60 tháng lương cơ sở.
  2. 36 tháng lương cơ sở.
  3. 12 tháng lương cơ sở.

Câu 38. Trợ cấp BHXH, tai nạn lao động không phụ thuộc vào thời gian đã tham gia BHXH.

  1. Đúng.
  2. Sai.
  3. Do cơ quan BHXH xét duyệt.

Câu 39. Chế độ BHXH với người bị chết do TNLĐ.

  1. Trợ cấp BHXH.
  2. Tiền mai táng phí.
  3. Chế độ tuất cho người thân.
  4. Cả 3 chế độ trên.

Câu 40. Chế độ BHXH cho người bị thương do TNLĐ.

  1. Chế độ trợ cấp TNLĐ.
  2. Chế độ đào tạo chuyển đổi nghề.
  3. Chế độ phục hồi chức năng.
  4. Cả 3 quyền lợi trên.

Câu 41. Nếu DN trốn đóng BHXH thì phải chi trả cho Người lao động bị tai nạn lao động một khoản tiền tương đương chế độ BHXH.

  1. Đúng
  2. Sai
  3. Do đoàn điều tra TNLĐ Thành phố quyết định.

Câu 42. Báo cáo định kỳ về tình hình tai nạn lao động, doanh nghiệp phải gửi đến cơ quan nào?

  1. Phòng lao động TBXH.
  2. Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
  3. Phòng Y tế.

Câu 43. Người chịu trách nhiệm trước pháp luật về thực hiện công tác An toàn – vệ sinh lao động tại doanh nghiệp là ai?

  1. Người sử dụng lao động.
  2. Tùy theo phân định trách nhiệm của doanh nghiệp.

Câu 44. Điểm nào sau đây không thuộc nhiệm vụ của An toàn vệ sinh viên cơ sở?

  1. Hướng dẫn, đôn đốc, giám sát về công tác An toàn vệ sinh lao động.
  2. Tham gia Đoàn điều tra tai nạn lao động.
  3. Tham gia xây dựng kế hoạch, các biện pháp An toàn vệ sinh lao động.

Câu 45. Đối tượng nào sau đây được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp?

  1. Người lao động làm việc trong môi trường có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp.
  2. Tất cả người lao động trong doanh nghiệp.
  3. Những người lao động có thời gian làm việc ít nhất 15 năm.

Câu 46. Đối tượng nào sau đây được xét hưởng trợ cấp tuất hàng tháng về tai nạn lao động khi có đủ điều kiện?

  1. Con đẻ.
  2. Bố, mẹ đẻ.
  3. Cả bố, mẹ đẻ và bố, mẹ vợ (chồng).
  4. Tất cả các đối tượng trên.

Câu 47. Bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại phải thực hiện theo nguyên tắc nào?

  1. Cấp hiện vật cho người lao động bồi dưỡng.
  2. Có thể cấp tiền cho người lao động tự mua.
  3. Được trả vào lương.
  4. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, do người sử dụng lao động quyết định.

Câu 48. Thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, phải có đại diện của Ban chấp hành công đoàn cơ sở?

  1. Đúng.
  2. Sai.
  3. Tuỳ từng trường hợp cụ thể.

Câu 49. Mức phụ cấp trách nhiệm của An toàn vệ sinh viên là bao nhiêu?

  1. Bằng 0,1 mức lương tối thiểu chung
  2. Bằng 0,2 mức lương tối thiểu chung
  3. Bằng phụ cấp trách nhiệm của Tổ trưởng sản xuất;
  4. Do người sử dụng lao động và CĐ cơ sở quyết định.
Mục đích của việc kiểm tra câu hỏi trắc nghiệm về an toàn lao động
Mục đích của việc kiểm tra câu hỏi trắc nghiệm về an toàn lao động

Câu 50. Người sử dụng lao động có trách nhiệm điều tra các vụ tai nạn lao động trong trường hợp nào sau đây?

  1. Tai nạn lao động nhẹ.
  2. Tai nạn lao động nặng bị thương 1 người.
  3. Cả 2 trường hợp trên.

Câu 51. Người lao động sau khi bị tai nạn lao động phải được người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp, theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa?

  1. Đúng.
  2. Sai.
  3. Chỉ bố trí lại công việc khi tỷ lệ thương tật dưới 31%.

Câu 52. Văn bản nào sau đây quy định về công tác điều tra, khai báo tai nạn lao động?

  1. Nghị định 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016.
  2. Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016.
  3. Nghị định 37/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016.

Câu 53. Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở, đại diện BCH Công đoàn phải là?

  1. Phó Chủ tịch hội đồng.
  2. Là uỷ viên thường trực.
  3. Là uỷ viên.

Câu 54. Trách nhiệm tổ chức giám định thương tật TNLĐ-BNN cho người lao động sau khi được điều trị ổn định là?

  1. Công đoàn cơ sở.
  2. Người sử dụng lao động.
  3. Cơ quan BHXH.

Câu 55. Lao động là người khuyết tật, người cao tuổi, lao động chưa thành niên, phải được khám sức khoẻ ít nhất?

  1. 3 tháng/lần.
  2. 6 tháng/lần.
  3. 1 năm/lần.

Câu 56. Trường hợp nào sau đây được tính là thời gian làm việc của Người LĐ được hưởng nguyên lương?

  1. a. Thời gian tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.
  2. Thời gian khám sức khỏe định kỳ.
  3. Cả 2 trường hợp trên.

Câu 57. Môi trường lao động được đo kiểm tra ít nhất?

  1. 6 tháng /lần.
  2. 1 năm/lần.
  3. 2 năm/lần.

Câu 58. TNLĐ chết người doanh nghiệp phải bồi thường cho người lao động.

  1. Ít nhất 12 tháng tiền lương và phụ cấp lương.
  2. Ít nhất 29 tháng tiền lương và phụ cấp lương.
  3. Ít nhất 30 tháng tiền lương và phụ cấp lương.
  4. Ít nhất 36 tháng tiền lương và phụ cấp lương.

Câu 59. Công tác tự kiểm tra ATVSLĐ định kỳ đối với cấp xí nghiệp, đội, phân xưởng phải tiến hành ít nhất?

  1. 3 tháng/lần.
  2. 6 tháng/lần.
  3. 1 năm/1 lần.

Câu 60. Báo cáo định kỳ về  ATVSLĐ DN phải gửi đến cơ quan nào?

  1. Sở LĐTBXH và Sở y tế.
  2. Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố.
  3. Cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp.
  4. Tất cả các cơ quan trên.

Câu 61. Công việc độc hại, nguy hiểm được khám sức khoẻ định kỳ ít nhất?

  1. 6 tháng 1 lần.
  2. 1 năm/1 lần.
  3. 2 năm/1 lần.
  4. Khám khi có đề nghị của người lao động.

Câu 62. Công việc lao động bình thường Người lao động được khám sức khỏe?

  1. 6 tháng/1 lần.
  2. 1 năm/1 lần.
  3. năm/1 lần.

Câu 63. Chủng loại cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân do.

  1. Nhà nước quy định.
  2. Người sử dụng lao động quy định.
  3. Do Cơ quan cấp trên trực tiếp quy định.

Câu 64. Cấp doanh nghiệp phải thực hiện công tác tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động ít nhất.

  1. 1 tháng/1 lần.
  2. 3 tháng/1lần.
  3. 6 tháng/lần.
  4. 1 năm/lần.

Câu 65. Có thể chi trả chế độ bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật cho người LĐ bằng tiền, nếu được đại diện tập thể người lao động đồng ý bằng văn bản.

  1. Đúng.
  2. Sai.

Câu 67. Thành phần đoàn điều tra tai nạn lao động cơ sở, phải có đại diện của Công đoàn;

  1. Đúng.
  2. Sai,
  3. Tuỳ từng trường hợp cụ thể.

Câu 68. Người lao động bị tai nạn lao động mất sức bao nhiêu % thì được hưởng chế độ trợ cấp BHXH?

  1. 5%.
  2. 31%.
  3. 45%.
  4. 81%.

Câu 69. Điểm nào sau đây không thuộc nhiệm vụ của an toàn vệ sinh viên cơ sở?

  1. Hướng dẫn, đôn đốc, giám sát về công tác an toàn vệ sinh lao động.
  2. Tham gia Đoàn điều tra TNLĐ.
  3. Tham gia xây dựng kế hoạch, các biện pháp an toàn vệ sinh lao động.

Câu 70. Đơn vị y tế nào sau đây được khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động?

  1. Các Trung tâm y tế, bệnh viện nhà nước từ cấp quận, huyện trở lên.
  2. Bệnh viện tư nhân có đủ điều kiện.
  3. Phòng khám đa khoa tư nhân có đủ điều kiện.
  4. Tất cả các cở y tế trên.

Câu 71. Theo pháp luật lao động khi có tai nạn lao động chết người doanh nghiệp phải khai báo ngay với cơ quan nào?

  1. Thanh tra lao động cấp tỉnh.
  2. UBND cấp quận, huyện.
  3. Cả 2 cơ quan trên.

Câu 72. Đối tượng nào được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp?

  1. Người lao động làm việc trong môi trường có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp.
  2. Tất cả Người lao động trong doanh nghiệp.
  3. Những người lao động có thời gian làm việc ít nhất 15 năm.

Câu 73. Lĩnh vực có nhiều nguy cơ TNLĐ-BNN phải bố trí 01 cán bộ chuyên trách về ATVSLĐ khi có từ.

  1. 10 Lao động.
  2. 50 Lao động.
  3. 100 Lao động.

Câu 74. Đối tượng nào được xét hưởng chế độ tử tuất về TNLĐ?

  1. Con đẻ.
  2. Bố mẹ đẻ hết tuổi lao động.
  3. Cả bố mẹ đẻ và bố mẹ vợ (chồng).
  4. Tất cả các đối tượng trên.

Câu 75. Người sử dụng lao động có trách nhiệm điều tra các vụ TNLĐ trong trường hợp nào sau đây?

  1. TNLĐ nhẹ.
  2. TNLĐ nặng bị thương 1 người và sự cố nghiêm trọng.
  3. Cả 2 trường hợp trên.

Câu 76. Kế hoạch An toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp ít nhất phải có mấy nội dung?

  1. 3 nội dung.
  2. 5 nội dung.
  3. 7 nội dung.

Câu 79. Người chịu trách nhiệm trước pháp luật về thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp là?

  1. Người sử dụng lao động.
  2. Tùy theo phân định trách nhiệm của doanh nghiệp.

Câu 78. Doanh nghiệp nếu không thành lập được bộ phận y tế có thể ký hợp đồng chăm sóc sức khoẻ với cơ sở y tế có chức năng.

  1. Đúng.
  2. Sai.
  3. Nếu được sự đồng ý của phòng y tế cấp quận, huyện.

Câu 79. Niêm yết các nội quy, chỉ dẫn an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc là nghĩa vụ của.

  1. Công đoàn cơ sở.
  2. Người sử dụng lao động.
  3. Các an toàn vệ sinh viên.

Câu 80. Một công nhân bị tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi mình gây ra, sẽ không được hưởng chế độ TNLĐ.

  1. Đúng.
  2. Sai.
  3. Tuỳ từng trường hợp.

Câu 81. Công đoàn cơ sở có quyền hạn nào sau đây trong công tác an toàn lao động.

  1. Tham gia với người sử dụng lao động xây dựng các nội quy, quy chế quản lý về an toàn lao động.
  2. Tham gia đoàn điều tra TNLĐ cấp cơ sở.
  3. Tham gia các đoàn tự kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp?
  4. Tất cả các quyền hạn trên.

Câu 82. Người lao động sau khi bị TNLĐ phải được người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp, theo kết luận của hội đồng giám định y khoa.

  1. Đúng.
  2. Sai.
  3. Chỉ bố trí lại công việc khi tỷ lệ thương tật dưới 35%.

Câu 83. Người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm.

  1. Khám sức khỏe cho NLĐ trước khi bố trí công việc.
  2. Khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho người lao động.
  3. Khám phát hiện Bệnh nghề nghiệp cho Người lao động.
  4. Cả 3 nội dung trên.

Câu 84. Chi phí điều trị bệnh nghề nghiệp do ai chi trả?

  1. Người sử dụng lao động.
  2. Người lao động.
  3. Cả người sử dụng lao động và người lao động đồng chi trả.
  4. Do BHYT chi trả.

Câu 85. Kết quả đo kiểm môi trường lao động hàng năm doanh nghiệp phải niêm yết công khai tại nơi làm việc cho người lao động biết.

  1. Đúng.
  2. Sai
  3. Chỉ cần báo cáo cơ quan y tế địa phương.

Câu 86. Môi trường lao động của người lao động phải được đo kiểm tra ít nhất với thời hạn nào sau đây.

  1. 1 năm/1 lần.
  2. 2 năm/1 lần.
  3. 3 năm/1 lần.
  4. Tùy từng lĩnh vực sản xuất.

Câu 87. Người bị TNLĐ suy giảm 5% khả năng lao động, mức trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động một lần tối thiểu là?

  1. 5 lần mức lương cơ sở.
  2. 10 lần mức lương cơ sở.
  3. 15 lần mức lương cơ sở.
  4. 20 lần mức lương cơ sở.

Câu 88. Mức suy giảm khả năng lao động bao nhiêu thì được trợ cấp Bảo hiểm tai nạn lao động một lần?

  1. Từ 5% – đến 30%.
  2. Từ 5% – đến 40%.
  3. Từ 5% – 50%.

Câu 89. Hồ sơ hưởng chế độ Bảo hiểm TNLĐ.

  1. Sổ BHXH.
  2. Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị TNLĐ.
  3. Biên bản giám định suy giảm sức khỏe.
  4. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ.
  5. Tất cả hồ sơ trên.

Câu 90. Bộ máy làm công tác an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp phải có bộ phận nào?

  1. Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở (Đối với điều kiện bình thường có từ 1000 lao động, lĩnh vực có nguy cơ cao có từ 300 lao động trở lên).
  2. Cán bộ hoặc bộ phận an toàn vệ sinh lao động.
  3. Bộ phận Y tế.
  4. Mạng lưới An toàn vệ sinh viên.
  5. Cả 4 bộ phận trên.

Câu 91. Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

  1. Bảo đảm nơi làm việc phải đạt yêu cầu về môi trường lao động.
  2. Bảo đảm máy, thiết bị, vật tư, chất được sử dụng, vận hành, bảo trì, bảo quản tại nơi làm việc theo quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động.
  3. Trang cấp đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động .
  4. Hằng năm hoặc khi cần thiết, tổ chức kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc.
  5. Tất cả các trách nhiệm trên.

Câu 92.Trách nhiệm của người lao động trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

  1. Chấp hành quy định, nội quy, quy trình, yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động.
  2. Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức, kỹ năng về các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
  3. Phải tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trước khi sử dụng các máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
  4. Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp gây mất an toàn, vệ sinh lao động.
  5. Tất cả các trách nhiệm trên.

Câu 93. Nghĩa vụ An toàn vệ sinh viên.

  1. Đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người trong tổ, đội, phân xưởng chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn, vệ sinh lao động
  2. Giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, nội quy an toàn, vệ sinh lao động.
  3. Tham gia xây dựng kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động
  4. Kiến nghị với tổ trưởng hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
  5. Báo cáo tổ chức công đoàn hoặc thanh tra lao động khi phát hiện vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc
  6. Tất cả nghĩa vụ trên.

Câu 94. Nội dung kế hoạch an toàn lao động hàng năm của DN phải có nội dung nào dưới đây?

  1. Biện pháp kỹ thuật an toàn lao động và phòng, chống cháy, nổ.
  2. Biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng, chống yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động.
  3. Trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động.
  4. Chăm sóc sức khỏe người lao động.
  5. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
  6. Cả 5 nôị dung trên

Câu 95. Việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động thực hiện vào các thời điểm sau đây?

  1. Đánh giá lần đầu khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh.
  2. Đánh giá định kỳ trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh ít nhất 01 lần trong một năm.
  3. Đánh giá bổ sung khi thay đổi về nguyên vật liệu, công nghệ hoặc sau khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật.
  4. Tất cả thời điểm trên.
Câu hỏi trắc nghiệm được sử dụng trong những trường hợp nào
Câu hỏi trắc nghiệm được sử dụng trong những trường hợp nào

FAQs: Những câu hỏi liên quan đến câu hỏi trắc nghiệm an toàn lao động

1. Tại sao cần sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong an toàn lao động?

Để kiểm tra, đào tạo và nâng cao nhận thức về an toàn lao động.

2. Những lĩnh vực nào cần áp dụng câu hỏi trắc nghiệm an toàn lao động?

Các ngành nguy cơ cao như xây dựng, hóa chất, và khai thác mỏ.

3. Câu hỏi trắc nghiệm an toàn lao động được sử dụng trong những trường hợp nào?

Đào tạo, kiểm tra nội bộ, cấp chứng chỉ, và các cuộc thi.

4. Câu hỏi trắc nghiệm an toàn lao động hỗ trợ xây dựng văn hóa an toàn thế nào?

Tăng ý thức bảo vệ bản thân và đồng nghiệp qua hoạt động thực tiễn.

5. Doanh nghiệp cần kiểm tra an toàn lao động bao lâu một lần?

Định kỳ hoặc trước khi giao nhiệm vụ đặc biệt.

6. Câu hỏi an toàn lao động có vai trò gì trong cấp chứng chỉ?

Đánh giá năng lực và kiến thức an toàn của người lao động.

7. Có bắt buộc tổ chức các cuộc thi về an toàn lao động không?

Không bắt buộc, nhưng khuyến khích để nâng cao ý thức tập thể.

8. Làm sao triển khai câu hỏi trắc nghiệm về an toàn lao động hiệu quả?

Xây dựng nội dung phù hợp và tổ chức kiểm tra định kỳ.

9. Người lao động có quyền gì trong công tác an toàn lao động?

Được đảm bảo an toàn, khiếu nại, và bố trí công việc phù hợp sau tai nạn.

10. Những hoạt động nào bổ trợ cho câu hỏi trắc nghiệm về an toàn lao động?

Huấn luyện, thảo luận nhóm, và hội thảo về an toàn lao động.

Các câu hỏi trắc nghiệm về an toàn lao động không chỉ giúp người lao động nâng cao nhận thức, mà còn là công cụ kiểm tra và đào tạo hiệu quả trong việc xây dựng môi trường làm việc an toàn. Để giảm thiểu rủi ro và thúc đẩy văn hóa an toàn, doanh nghiệp cần thực hiện các chương trình huấn luyện và kiểm tra định kỳ. Tìm hiểu thêm về cách sử dụng công cụ này để thực hiện slogan an toàn lao động.


Lời kết

An toàn lao động không chỉ là trách nhiệm pháp lý mà còn là cam kết bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người lao động. Việc áp dụng các câu hỏi trắc nghiệm về an toàn lao động một cách hiệu quả sẽ góp phần tạo nên môi trường làm việc an toàn, tăng cường nhận thức và xây dựng văn hóa lao động bền vững. Hãy bắt đầu từ việc nhỏ nhất để bảo vệ bản thân và đồng nghiệp trong công việc hàng ngày.