5/5 - (1 bình chọn)

ISFP là một trong 16 nhóm tính cách của con người được phát triển bởi MBTI. Những người thuộc nhóm này thường sống nội tâm nhưng lại thích tự do và khám phá cái mới. Vậy bạn có phải là người thuộc nhóm tính cách này không? Hãy cùng Jobsnew tìm hiểu tính cách này ở bài viết dưới đây nhé.

1. ISFP là gì? Giới thiệu tổng quan

Theo nghiên cứu của Myers-Briggs Type Indicator (viết tắt: MBTI) chỉ ra rằng có khoảng 8% dân số thế giới thuộc nhóm tính cách ISFP. Vậy ISFP là gì? Việc hiểu rõ nhóm tính cách này có tác dụng như thế nào?

isfp
Tổng quan về tính cách người nghệ sĩ

1.1 Định nghĩa ISFP trong MBTI

ISFP thuộc nhóm tính cách phổ biến thứ 5 trên thế giới. Nhóm tính cách này được nghiên cứu bởi Isabel Briggs Myers, David Keirsey và Katharine Cook Briggs dựa trên học thuyết nổi tiếng của Carl G.Jung. Nó được nghiên cứu phát triển với 4 tính cách:

  • Introvertion (hướng nội): chỉ những người sống thiên về cuộc sống nội tâm, ít tương tác với thế giới bên ngoài, thích sự yên tĩnh.
  • Sensing (giác quan): những người thuộc tính cách này thường sử dụng trực giác để quan tâm đến những điều xảy ra trong hiện tại.
  • Feeling (cảm xúc): họ đưa ra quyết định dựa vào cảm xúc cá nhân, không quan tâm nhiều đến các yếu tố khách quan khác.
  • Perception (nhận thức): Những người này thường linh hoạt trong nhận thức và xử lý vấn đề, đưa ra quyết định dựa trên hoàn cảnh cụ thể. 
isfp
khái niệm ISFP

Những người thuộc nhóm tính cách này còn được gọi với cái tên là “người nghệ sĩ” hoặc “người nghệ nhân”. Nhóm người này thường phù hợp với nghệ thuật bởi sở hữu khả năng nhạy cảm bẩm sinh. 

 1.2 Tầm quan trọng của việc hiểu rõ ISFP

Trên thực tế, trắc nghiệm tâm lý MBTI ngày càng phổ biến, được nhiều người quan tâm. Việc hiểu rõ người nghệ sĩhay bất kỳ nhóm tính cách nào khác đều giúp bạn đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Từ đó giúp bạn xác định rõ bạn là ai, bạn phù hợp với cái gì. Có như vậy mới thúc đẩy sự tìm kiếm, khám phá và hoàn thiện bản thân.

Ngoài ra, việc hiểu rõ nhóm tính cách sẽ giúp các doanh nghiệp quản lý nhân viên tốt hơn. Mỗi vị trí công việc sẽ phù hợp với nhóm tính cách khác nhau. Vì vậy, doanh nghiệp có thể phân bổ công việc dựa trên tính cách để đạt hiệu suất làm việc cao nhất.

2. Phân tích tính cách ISFP

ISFP tính cách rất đặc trưng, thu hút mọi người từ ánh nhìn đầu tiên. Nhóm tính cách này có những đặc điểm thú vị, khác với những nhóm tính cách khác. Hãy cùng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé.

ISFP
Phân tích tính cách người nghệ sĩ

2.1 Đặc điểm tính cách nổi bật của ISFP

Đặc điểm tính cách nổi bật của “người nghệ sĩ” là yêu thích sự tự do. Họ không muốn bị ép buộc trong bất kỳ khuôn khổ nào. Vì vậy, những người thuộc nhóm này thường có khả năng quan sát, sáng tạo và trực giác nhạy bén.

Ngoài ra, những người thuộc nhóm này thường có xu hướng thích khám phá cái mới. Họ nhạy cảm, dễ xúc động, quyết định dựa vào cảm xúc của bản thân. Đây cũng là đặc điểm cho thấy họ phù hợp với nghệ thuật. Những người thuộc nhóm tính cách này thường trầm tính, ít chia sẻ. Họ thường làm việc cho hiện tại, chứ không hướng về quá khứ hay tương lai. Những người này thường lấy lại tinh thần và tận hưởng cuộc sống theo cách riêng.

2.2 So sánh ISFP với các nhóm tính cách khác trong MBTI

Trong MBTI có 16 nhóm tính cách, mỗi nhóm tính cách có những đặc điểm riêng. Trong đó có những nhóm tính cách tương đồng và những nhóm tính cách đối lập. Xét mối quan hệ giữa “người nghệ sĩ” với các nhóm tính cách khác, có thể thấy:

  • Nhóm tính cách tương đồng bao gồm: ISTP, ISFJ, ESFP. Những người thuộc các nhóm tính cách này có nhiều điểm chung về sở thích, quan điểm và góc nhìn. Vậy nên, họ dễ hòa hợp và chia sẻ các giá trị để tạo nên mối quan hệ tốt đẹp.
  • Nhóm tính cách tương tự gồm có: ESTP, ESFJ, ENFP, INFP.  Nhóm tính cách này thu hút “người nghệ sĩ”, tạo ra mối quan hệ thúc đẩy. Họ hợp tác với nhau trên mối quan hệ bình đẳng, đôi bên cùng có lợi. Nhóm này được xem là đối tác đáng tin cậy.
  • Nhóm tính cách có đôi chút khác biệt: ISTJ, INFJ, ENFJ, INTP. Các nhóm tính cách này khó khăn trong quá trình tiếp cận với tính cách của “người nghệ nhân”, nhưng họ có thể giúp đỡ nhau cùng hoàn thiện.
  • Nhóm tính cách INTJ, ESTJ, ENTP, ENTJ có đặc điểm đối lập với tính cách “người nghệ sĩ”. Vì vậy, khi gần nhau có khả năng sẽ xảy ra xung đột, mâu thuẫn. Tuy nhiên, sự khác nhau này lại là cơ hội để tiến bộ nếu biết học tập những điểm tốt của đối phương.
ISFP và các nhóm tính cách khác trong MBTI
ISFP và các nhóm tính cách khác trong MBTI

3. ISFP trong môi trường làm việc: Nghề nghiệp phù hợp

Khi nói đến nghề nghiệp, những người thuộc nhóm tính cách “người nghệ sĩ” này thường có xu hướng lựa chọn những công việc dựa trên tính cách của họ. Những công việc này thuộc nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. 

ISFP
Nghề nghiệp phù hợp với tính cách người nghệ sĩ

3.1 Danh sách nghề nghiệp lý tưởng cho ISFP

ISFP nghề nghiệp bao gồm các công việc liên quan đến nghệ thuật, giáo dục, tâm lý,… Dưới đây là một số công việc dành cho những người thuộc nhóm tính cách này:

  • Nhạc sĩ
  • Ca sĩ
  • Công an
  • Đầu bếp
  • Bác sĩ
  • Vâng vâng
  • Giáo viên
  • Kiến trúc sư
  • Họa sĩ
  • Huấn luyện viên
  • Nhân viên thẩm mỹ
  • Nhân viên hoạt động xã hội
  • Nhà thiết kế
  • Nhân viên tiếp thị

3.2 Tại sao những nghề này phù hợp với ISFP?

Những công việc kể trên vô cùng phù hợp với ISFP bởi chúng có điểm chung là tự do, có sự thay đổi và không nhàm chán. Đây là những điều kiện thu hút tính cách “người nghệ sĩ”. Ngoài ra, những việc làm đó giúp nhóm tính cách này phát huy tốt tính sáng tạo vốn có.

ISFP
Công việc nào phù hợp với nhóm tính cách người nghệ sĩ?

Học hỏi nhanh cùng với khả năng quan sát tốt đã hướng những người nhóm này tìm kiếm nghề nghiệp tạo ra sự khác biệt. Họ thích làm việc với các dự án ngắn hạn hơn là dài hạn. Công việc bàn giấy sẽ không phù hợp với nhóm tính cách này.

Những người thuộc nhóm tính cách này sống cho hiện tại nên họ sẽ tìm kiếm công việc liên quan đến thực tiễn nhiều hơn. Nhóm người này cũng sẽ lựa chọn những môi trường lịch sự, yên tĩnh và không có quá nhiều yêu cầu nghiêm ngặt.

4. ISFP: Hướng nội hay hướng ngoại?

4.1 Phân tích tính hướng nội/hướng ngoại của ISFP

ISFP là hướng nội hay hướng ngoại? Đây chắc hẳn là một câu hỏi mà nhiều người còn thắc mắc. Dựa vào những đặc điểm của “người nghệ sĩ”, có thể thấy những người trong nhóm này sống thiên về hướng nội. Họ thường có xu hướng ít nói, sống trầm lặng. Những người này ưu tiên giá trị về mặt cảm xúc nhiều hơn.

ISFP
Tính cách người nghệ sĩ hướng nội hay hướng ngoại

Tuy sống hướng nội nhưng người thuộc nhóm tính cách này lại sở hữu trực giác và khả năng nhạy bén cao. Họ thích sự ngẫu hứng và có lối sống tương đối thoải mái. Nhóm người này sẽ rụt rè khi gặp người lạ và có xu hướng che giấu bản thân. 

Ngoài ra, họ sống kín đáo, ít thể hiện cảm xúc bằng hành động hay lời nói. Những “người nghệ sĩ” dễ mất kiểm soát khi gặp xung đột hay bất đồng quan điểm. Có thể thấy, nhóm tính cách này đặc biệt nhất trong các kiểu hướng nội thường gặp.

4.2 Làm thế nào để ISFP cân bằng giữa hướng nội và hướng ngoại?

Có thể nói, những người mang tính cách “người nghệ sĩ” sống hướng nội. Tuy nhiên, ở một số khía cạnh khác, họ vẫn bộc lộ một chút ít tính hướng ngoại. Điều này được thể hiện rõ qua việc họ thích khám phá những điều mới lạ hay sự kết nối với những nhóm tính cách khác.

Người thuộc nhóm tính cách “người nghệ sĩ” nên cân bằng giữa hướng nội và hướng ngoại. Việc này đơn giản chỉ là phát huy tốt những điểm mạnh của lối sống hướng nội và tăng cường thêm một số tính hướng ngoại vốn có. Ngoài ra, những người nhóm này nên cởi mở đón nhận những chia sẻ từ các nhóm tính cách khác.

5. Ưu và nhược điểm của tính cách ISFP

Bất kỳ nhóm tính cách nào đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Những người thuộc nhóm tính cách ISFP cũng vậy, họ sở hữu những thế mạnh nổi bật và cả những hạn chế cần khắc phục.

ISFP
Ưu điểm và nhược điểm của nhóm tính cách người nghệ sĩ

5.1 Ưu điểm nổi bật của ISFP

Nhóm tính cách này thường được biết đến với các điểm mạnh như:

  • Có khả năng sáng tạo, đặc biệt trong lĩnh vực nghệ thuật
  • Yêu thích khám phá tìm tòi những điều mới lạ
  • Khả năng quan sát nhạy bén tốt
  • Tốt bụng, lương thiện, sẵn sàng giúp đỡ mọi người
  • Có khả năng thu hút mọi người bởi sự chân thành và ấm áp
  • Giàu trí tưởng tượng, ngôn từ và cảm xúc phong phú
  • Khả năng thích nghi tương đối tốt
  • Có khả năng kết nối mọi người
  • Tôn trọng người khác
  • Có khả năng lắng nghe, chia sẻ đối với người thân thiết
  • Sống thực tế và tinh tế
  • Cân nhắc trước khi đưa ra quyết định
ISFP
Ưu điểm của tính cách người nghệ sĩ

5.2 Những thách thức và nhược điểm ISFP thường gặp

Bên cạnh những ưu điểm, những người thuộc nhóm tính cách này cũng có một số nhược điểm cần phải chú ý:

  • Quá tập trung vào yếu tố cảm xúc cá nhân, đôi khi sẽ đưa ra những quyết định không đúng đắn.
  • Dễ bị áp lực và khó giải quyết các vấn đề về tâm lý
  • Hay bị mất tập trung trong công việc
  • Có xu hướng che đậy cảm xúc, không giỏi thể hiện tình cảm bằng lời nói, hành động
  • Thiếu quyết đoán, đôi khi nhạy cảm quá mức
  • Không có kế hoạch dài hạn, chỉ tập trung vào ngắn hạn
  • Tính cách thay đổi nhanh chóng
  • Đôi khi rất bướng bỉnh trong lối suy nghĩ
  • Thời gian đưa ra quyết định khá lâu

6. Lời khuyên phát triển bản thân cho ISFP

6.1 Chiến lược phát triển sức mạnh

Đối với bất kỳ nhóm tính cách nào, để có được thành công trong công việc và cuộc sống thì đều cần có chiến lược phát triển. Việc đưa ra chiến lược sẽ dựa trên đặc điểm của từng loại tính cách.

ISFP
Chiến lược phát triển của tính cách người nghệ sĩ

Với những người thuộc nhóm ISFP, chiến lược phù hợp nhất là tận dụng thế mạnh và khắc phục hạn chế. Chiến lược phát triển này nhìn thì có vẻ đơn giản, nhưng thực hiện nó lại không hề dễ dàng. Vì vậy cần sự nỗ lực và kiên trì của bản thân.

Chúng ta đang sống trong môi trường hòa nhập, mọi người cùng hợp tác phát triển. Thế nên, “người nghệ sĩ” cần tiếp thu và học hỏi một số điểm mạnh của các nhóm tính cách khác. Từ đó vượt qua được rào cản cá nhân để hoàn thiện bản thân và tiến tới thành công.

6.2 Cách ISFP vượt qua các rào cản cá nhân

Việc vượt qua rào cản cá nhân đối với những người hướng nội không phải là một chuyện dễ dàng. Sau đây là một số bí quyết giúp bạn phát triển trong sự nghiệp:

  • Trau dồi và kích thích khả năng sáng tạo trong bạn
  • Phát huy các điểm tốt của bản thân 
  • Học cách chấp nhận lỗi sai, từ đó rút ra bài học cho bản thân
  • Sẵn sàng đối diện với lời phê bình, chịu trách nhiệm với việc mình làm
  • Điều chỉnh cảm xúc bằng cách tìm hiểu và áp dụng các phương pháp tâm lý phù hợp
  • Lắng nghe lời khuyên từ mọi người
  • Học cách thể hiện cảm xúc với người xung quanh
  • Tiếp thu cái mới có chọn lọc để hoàn thiện bản thân

7. ISFP trong các mối quan hệ

Những người ISFP thường rất khó đoán. Họ sẽ có những cách ứng xử khác nhau trong các mối quan hệ. Phản ứng của những người này ở những trường hợp khác nhau sẽ cho thấy khía cạnh khác trong tính cách của họ.

ISFP
Tính cách người nghệ sĩ trong các mối quan hệ

7.1 Quan hệ xã hội

Những người thuộc nhóm tính cách “người nghệ sĩ” vô cùng thân thiện và cởi mở. Họ có xu hướng tìm hiểu đối phương trước rồi mới quyết định chia sẻ về bản thân. Đôi khi những người này thường dè dặt trong cách nói chuyện.Điều này lý giải cho việc những nhóm tính cách khác gặp khó khăn khi mới tiếp cận họ.

ISFP trong mối quan hệ xã hội
ISFP trong mối quan hệ xã hội

Khi tiếp xúc với những người bạn thân thiết và tin tưởng, người trong nhóm tính cách này sẽ tháo bỏ sự e ngại và chia sẻ nhiều hơn. Mối quan hệ càng thân thiết thì họ càng thoải mái. Nhóm người này sẽ là đối tác tin cậy với mọi khách hàng và doanh nghiệp.

7.2 Quan hệ gia đình

Trong quan hệ gia đình, những người thuộc nhóm tính cách “người nghệ sĩ” sẽ chia sẻ nhiều hơn. Họ thể hiện sự ấm áp, tình yêu thương bằng hành động và lời nói. Đối với họ, gia đình có sức mạnh rất lớn, đem đến niềm vui và sự an toàn.

Người trong nhóm này rất thích trẻ con. Khi nuôi dạy con cái, họ dành trọn tình yêu cho con, luôn giúp đỡ khi con gặp khó khăn. Tuy nhiên, cha mẹ thuộc nhóm tính cách này không thể hiện hết tình cảm qua hành động, khiến trẻ không cảm nhận được hết tình cảm, sự quan tâm, tạo ra một khoảng cách vô hình.

7.3 Quan hệ tình cảm

Trong mối quan hệ tình cảm, “người nghệ sĩluôn quan tâm, chăm sóc đối phương. Họ không thích ràng buộc nên cũng không áp đặt hay trói buộc với bạn đời của mình. Họ tôn trọng sở thích, tính cách của đối phương nhưng cũng yêu cầu điều tương tự.

ISFP
Nhóm tính cách người nghệ sĩ trong mối quan hệ tình cảm

Khi xảy ra xung đột, nhóm tính cách này thường phản ứng theo cảm xúc. Điều này khiến cho đối phương khó giải quyết, dẫn đến xung đột kéo dài. Những người này còn được nhận xét là hơi bảo thủ và khó tính trong việc tìm kiếm bạn đời.

8. Câu hỏi thường gặp về ISFP

8.1 ISFP có hiếm không?

Hiện nay có khoảng 8% dân số mang tính cách “người nghệ sĩ”. Đây là một tỷ lệ tương đối khiêm tốn. Tuy nhiên nhóm tính cách này lại đứng thứ 5 trong 16 nhóm tính cách tính theo chỉ số phổ biến. Tỷ lệ phổ biến của nhóm tính cách này ở nữ giới nhiều hơn nam giới là khoảng 2%. 

8.2 Làm thế nào để nhận biết một người ISFP?

Nhóm tính cách “người nghệ sĩ” có đặc điểm riêng biệt. Họ mang trong mình những suy nghĩ táo bạo và có phần khó đoán. Vì vậy, để nhận biết người thuộc nhóm này không hề đơn giản. Bạn có thể tham khảo một vài yếu tố dưới đây để nhận diện nhóm tính cách này nhé:

  • Khó khăn khi mới tiếp xúc
  • Thích yên tĩnh, không thích sự náo nhiệt
  • Ít thể hiện cảm xúc, sống nội tâm
  • Thích lắng nghe hơn là chia sẻ
  • Có tính nghệ thuật
  • Tốt bụng và dễ tha thứ
  • Yêu cầu sự riêng tư
  • Tôn trọng người khác
ISFP
Dấu hiệu nhận biết người thuộc nhóm tính cách người nghệ sĩ

8.3 ISFP có phù hợp với vai trò lãnh đạo không?

Những người có tính cách ISFP phù hợp với công việc liên quan đến nghệ thuật hơn là các công việc có tính logic. Những người này thường xử lý công việc dựa trên cảm xúc cá nhân. Họ có sự sáng tạo và nhạy bén nhưng khả năng tư duy, xử lý vấn đề không được tốt.

ISFP
Nhóm tính cách người nghệ sĩ có phù hợp với vai trò lãnh đạo không?

Người mang nhóm tính cách này có thể làm một số công việc liên quan đến kinh doanh như sáng tạo nội dung, thiết kế đồ họa,… Họ không thực sự phù hợp với vai trò lãnh đạo, họ phù hợp với vai trò hỗ trợ. Nếu muốn trở thành lãnh đạo, họ cần trau dồi thêm nhiều kiến thức về quản lý.

9. Kết luận

Bài viết trên là những giới thiệu cơ bản nhất về tính cách ISFP. Theo tôi thấy, nhóm người mang tính cách này rất đa tài và có xu hướng phát triển mạnh mẽ ở môi trường nghệ thuật. Vậy, bạn có thuộc nhóm tính cách “người nghệ sĩ” này không? Hãy chia sẻ tính cách thú vị của bạn với mọi người nha. Đừng quên truy cập vào blog.jobsnew.vn để khám phá những nhóm tính cách khác nhé.