Đánh giá

Xây dựng cơ sở dữ liệu là một bước rất quan trọng trong kinh doanh. Vậy cơ sở dữ liệu là gì? Có thể hiểu nó là những dữ liệu giúp ích cho doanh nghiệp trong quá trình nghiên cứu thị trường và quản lý nhân sự. Trong bài viết dưới đây, Jobsnew sẽ giúp bạn hiểu rõ cơ sở dữ liệu là gì và tầm quan trọng của nó trong thời đại số hiện nay.


1. Giới thiệu về cơ sở dữ liệu

1.1 Định nghĩa và bản chất của cơ sở dữ liệu là gì?

Cơ sở dữ liệu là gì?
Cơ sở dữ liệu là gì?

Cơ sở dữ liệu là gì? Hiểu đơn giản, cơ sở dữ liệu là một bộ sưu tập dữ liệu có hệ thống và được lưu trữ bằng phần mềm điện tử. Hay nói cách khác, cơ sở dữ liệu (Database) là tập hợp những dữ liệu liên quan đến nhau theo một cấu trúc nhất định. 

Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu sẽ giúp cho tổ chức quản lý, lưu trữ các dữ liệu một cách có hệ thống và hiệu quả. Đối tượng được lưu trữ có thể là âm thanh, hình ảnh, dạng chữ, ký hiệu, video,… 

1.2 Sự phân biệt giữa cơ sở dữ liệu và kho dữ liệu

Mọi người rất hay nhầm lẫn giữa 2 khái niệm cơ sở dữ liệu và kho dữ liệu. Vậy điểm khác nhau giữa kho dữ liệu và cơ sở dữ liệu là gì? Bảng phân biệt cơ sở dữ liệu và kho dữ liệu Jobsnew chia sẻ dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời: 

Các yếu tố Cơ sở dữ liệu Kho dữ liệu
Nguồn dữ liệu Chỉ tập trung quản lý dữ liệu từ một nguồn, một lĩnh vực hoặc ứng dụng cụ thể. Thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó có cả cơ sở dữ liệu và các nguồn dữ liệu khác.
Mục tiêu sử dụng Được sử dụng trong việc quản lý và xử lý thông tin mỗi ngày của doanh nghiệp. Được sử dụng để phân tích và đưa ra các quyết định dựa trên những thông tin đã thu thập trước đó
Thiết kế cấu trúc Được thiết kế cấu trúc cụ thể dựa trên yêu cầu của nguồn dữ liệu. Có thiết kế phức tạp giúp tổ chức dữ liệu một cách logic và hiệu quả hơn.
Phạm vi dữ liệu Thường sử dụng để lưu trữ những dữ liệu hiện tại hoặc các dữ liệu gần đây nhất. Sử dụng để lưu trữ lượng lớn thông tin dữ liệu trong thời gian dài.
Tính chất truy vấn Truy vấn cơ sở dữ liệu là gì? Là việc phân tích những dữ liệu đơn giản để truy xuất và cập nhật dữ liệu.  Hỗ trợ các truy vấn phức tạp nhằm đáp ứng yêu cầu phân tích và tìm kiếm thông tin của doanh nghiệp.

2. Tại sao cơ sở dữ liệu lại thiết yếu?

Trong doanh nghiệp, tầm quan trọng của cơ sở dữ liệu là gì? Cơ sở dữ liệu có vai trò hỗ trợ các hoạt động nội bộ tại công ty. Bên cạnh đó, nó còn giúp quản lý và lưu trữ hoạt động tương tác với nhà cung cấp và khách hàng. Ngoài ra, cơ sở dữ liệu còn giúp lưu trữ nhiều dữ liệu quan trọng và các thông tin về quản trị. 

Cơ sở dữ liệu là gì
Tầm quan trọng của cơ sở dữ liệu là gì?

Những lý do dưới đây sẽ chứng minh cho chúng ta thấy cơ sở dữ liệu rất thiết yếu: 

2.1 Đảm bảo tính trọn vẹn và bảo mật của dữ liệu

Cơ sở dữ liệu sẽ có những điều kiện và quy tắc giúp duy trì tính nhất quán của của dữ liệu. Bên cạnh đó, độ bảo mật dữ liệu cũng rất quan trọng. Vậy bảo mật cơ sở dữ liệu là gì? Bất kỳ dữ liệu nào cũng sẽ có yêu cầu quyền riêng tư riêng. Chỉ khi người dùng có thông tin đăng nhập thì mới có thể sử dụng được chúng. 

2.2 Nâng cao hiệu quả phân tích và quản lý dữ liệu

Các hệ thống phần mềm hiện đại sẽ dựa vào cơ sở dữ liệu để phân tích. Sau đó xác định những xu hướng và đưa ra các dự đoán. Doanh nghiệp sẽ dựa vào những dự đoán đó để đưa ra những quyết định phù hợp nhất. 

3. Các loại cơ sở dữ liệu 

Sau khi đã hiểu rõ về cơ sở dữ liệu là gì, chúng ta tiếp tục nghiên cứu đến các loại cơ sở dữ liệu. Hiện nay, cơ sở dữ liệu được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Cụ thể như sau: 

Cơ sở dữ liệu là gì
Có rất nhiều cơ sở dữ liệu và được sử dụng với mục đích khác nhau

3.1 Theo cấu trúc dữ liệu 

Theo cấu trúc, cơ sở dữ liệu được chia thành 3 loại, gồm có:

  • Cơ sở dữ liệu có cấu trúc: Đây là dạng dữ liệu được lưu trữ dưới dạng bảng. Mỗi bảng sẽ bao gồm nhiều cột và hàng. 
  • Cơ sở dữ liệu bán cấu trúc: Đây là loại dữ liệu được lưu trữ dưới dạng cấu trúc đơn giản, có thể là danh sách hoặc các mảng. 
  • Cơ sở dữ liệu phi cấu trúc: Ở loại này, dữ liệu sẽ được lưu trữ theo một tập hợp các giá trị và chúng không có mối liên hệ với nhau. 

3.2 Theo mục đích sử dụng 

Dựa vào mục đích sử dụng, cơ sở dữ liệu sẽ được chia thành các loại như sau: 

  • Cơ sở dữ liệu y tế: Được sử dụng để lưu trữ liên quan đến lĩnh vực y tế như: dữ liệu bệnh nhân, hồ sơ bệnh án,… 
  • Cơ sở dữ liệu thương mại: Đây là loại cơ sở dữ liệu được sử dụng trong các doanh nghiệp với mục đích lưu trữ dữ liệu kinh doanh. Ví dụ như: dữ liệu khách hàng, dữ liệu bán hàng,… 
  • Cơ sở dữ liệu khoa học: Đây là loại cơ sở dữ liệu được sử dụng trong ngành khoa học nhằm lưu trữ các dữ liệu nghiên cứu, thí nghiệm, dữ liệu thống kê,… 

3.3 Theo mô hình dữ liệu 

Dựa vào mô hình dữ liệu, cơ sở dữ liệu được phân chia thành 3 loại khác nhau. Đặc điểm cụ thể của từng loại như sau: 

  • Cơ sở dữ liệu quan hệ: Cơ sở dữ liệu quan hệ là gì? Đây là loại cơ sở dữ liệu phổ biến nhất hiện nay. Nó được sử dụng để lưu trữ dữ liệu dưới dạng bảng. 
  • Cơ sở dữ liệu hướng đối tượng: Đây là loại cơ sở dữ liệu dùng để lưu trữ thông tin các đối tượng. Đối tượng ở đây có thể là thuộc tính, dữ liệu hoặc phương thức. 
  • Cơ sở dữ liệu hướng tài liệu: Cơ sở dữ liệu này sẽ lưu trữ dữ liệu dưới dạng các tài liệu. Có thể là hình ảnh, video hoặc văn bản.  

3.4 Theo hệ quản trị cơ sở dữ liệu 

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì? Đây chính là phần mềm tổ chức và quản lý dữ liệu trong hệ thống máy tính. Nó có vai trò quan trọng trong việc lưu trữ, trích xuất và xử lý dữ liệu. Theo hệ quản trị cơ sở dữ liệu, cơ sở dữ liệu sẽ được chia thành các loại như sau: 

  • Cơ sở dữ liệu OODBMS: Đây chính là hệ quản trị hướng đối tượng. Nó được sử dụng để lưu trữ thông tin dưới dạng đối tượng. 
  • Cơ sở dữ liệu NoSQL: Hệ quản trị hướng tài liệu, các thông tin lưu trữ trong nó sẽ ở dưới dạng các tài liệu. 
  • Cơ sở dữ liệu RDBMS: Đây là hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến. Nó được sử dụng để lưu trữ thông tin dưới dạng bảng. 

4. Mô hình cơ sở dữ liệu thông dụng 

Mô hình cơ sở dữ liệu là gì? Mô hình dữ liệu là một phương pháp được dùng để biểu diễn và tổ chức dữ liệu trong một hệ thống thông tin. Dưới đây là các loại mô hình cơ sở dữ liệu phổ biến nhất.  

Cơ sở dữ liệu là gì
Mô hình cơ sở dữ liệu là gì?

4.1 Mô hình dữ liệu phân cấp 

Mô hình dữ liệu phân tầng là loại mô hình dữ cơ sở dữ liệu được ra đời đầu tiên vào những năm 60. Loại mô hình này có cấu trúc gồm nhiều núi và mỗi nút tượng trưng cho một thực thể nhất định. Hai nút sẽ được liên kết với nhau theo những mối quan hệ nhất định. Mô hình này rất dễ xây dựng và thao tác. Nó thích hợp để sử dụng trong các doanh nghiệp có cấu trúc phân tầng. 

4.2 Mô hình dữ liệu mạng

Một trong những mô hình dữ liệu đời đầu chính là mô hình dữ liệu mạng. Nó được ra đời sau mô hình phân tầng và được rất nhiều đơn vị áp dụng. Loại mô hình này sẽ có phép một bản ghi con có nhiều bản ghi cha và ngược lại. 

4.3 Mô hình dữ liệu quan hệ 

Mô hình dữ liệu quan hệ là loại mô hình được ra đời vào năm 1980. Loại mô hình này đã nhanh chóng trở thành mô hình doanh nghiệp phổ biến nhờ có tính linh hoạt, năng suất và khả năng tương thích nhanh với phần cứng máy tính. Trong mô hình này, mỗi danh mục sẽ có một bảng, các thuộc tính và dữ liệu của danh mục đó sẽ được trình bày lần lượt theo cột và hàng. 

4.4 Mô hình dữ liệu hướng đối tượng

Mô hình này được ra đời vào năm 1990 với mục đích đáp ứng yêu cầu của phương pháp hướng đối tượng. Đối tượng lưu trữ có thể gồm hình ảnh, văn bản và video.  

5. Tầm quan trọng và ứng dụng của cơ sở dữ liệu trong doanh nghiệp 

Trong doanh nghiệp, tầm quan trọng của cơ sở dữ liệu là gì? Cơ sở dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý thông tin và hỗ trợ các quyết định. Ngoài ra, cơ sở dữ liệu còn được ứng dụng rất phổ biến trong doanh nghiệp, cụ thể như: 

  • Trong quản lý bán hàng: Cơ sở dữ liệu giúp công ty lưu trữ các thông tin liên quan đến khách hàng. Có thể kể đến như: thông tin cá nhân, lịch sử mua hàng, các tương tác, phản hồi,… Thông qua những dữ liệu đó sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt tâm lý khách hàng tốt hơn. Từ đó đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp nhất. 
  • Trong quản lý tài chính: Cơ sở dữ liệu còn giúp lưu trữ và quản lý thông tin tài chính của doanh nghiệp. Bao gồm các thông tin như: thu chi, báo cáo tài chính, hóa đơn,… Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và kiểm soát tình hình tài chính tốt hơn.  
  • Trong quản lý nhân sự: Cơ sở dữ liệu có thể sử dụng để lưu trữ các thông tin về nhân viên trong các ty. Bao gồm thông tin cá nhân, lịch sử công việc, các thông tin liên lạc, lương thưởng,… Từ đó giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình quản lý nhân sự và có thể đánh giá năng lực của từng nhân viên. 
Cơ sở dữ liệu là gì
Ứng dụng phổ biến của các cơ sở dữ liệu trong doanh nghiệp

6. Lợi ích của cơ sở dữ liệu trong chuyển đổi số của doanh nghiệp

Chuyển đổi số được hiểu là quá trình sử dụng công nghệ số để cải tiến quy trình kinh doanh của công ty. Quá trình này sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Những lợi ích của cơ sở dữ liệu trong chuyển đổi số doanh nghiệp bao gồm: 

  • Cơ sở dữ liệu cho phép trích xuất thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng.  
  • Cơ sở dữ liệu sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tổ chức tích hợp và kết nối các thông tin từ nhiều nguồn lại với nhau. 
  • Cung cấp các biện pháp bảo mật nhằm bảo vệ an toàn thông tin cho doanh nghiệp. 
Cơ sở dữ liệu là gì
Cơ sở dữ liệu mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Kết luận

Nói tóm lại, hiểu được khái niệm cơ sở dữ liệu là gì và tầm quan trọng của nó trong thời đại số sẽ giúp ích rất lớn cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, bài viết còn cung cấp cho bạn thông tin về các loại cơ sở dữ liệu, mô hình dữ liệu và ứng dụng của cơ sở dữ liệu trong doanh nghiệp. Chúng ta có thể dự đoán được rằng, trong tương lai cơ sở dữ liệu sẽ ngày càng phát triển và được nâng cấp hơn.

Hy vọng qua những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ sở dữ liệu là gì và những kiến thức liên quan đến cơ sở dữ liệu. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm những thông tin hữu ích khác thì đừng quên theo dõi trang web Jobsnew Blog nhé.