Đánh giá

Sơ yếu lý lịch là một loại giấy tờ quan trọng không thể thiếu trong hồ sơ xin việc hoặc hồ sơ nhập học. Vậy cách viết sơ yếu lý lịch như thế nào cho chuẩn, bạn đã biết chưa? Nếu chưa thì hãy để Jobsnew hướng dẫn cho bạn cách viết sơ yếu lý lịch chuẩn và những thông tin liên quan trong bài viết dưới đây nhé. 


1. Sơ yếu lý lịch là gì?

Trước khi học cách viết sơ yếu lý lịch, bạn cần phải hiểu được sơ yếu lý lịch là gì. Sơ yếu lý lịch hay có tên gọi khác là lý lịch tự thuật. Nó là loại giấy tờ dùng để kê khai các thông tin cá nhân, tiểu sử và gia đình. 

cách viết sơ yếu lý lịch
Sơ yếu lý lịch là gì?

Về mặt pháp lý, bảng sơ yếu lý lịch sẽ có vai trò chứng minh tính hợp pháp của một công dân. Đối với trường học hoặc nhà tuyển dụng thì sơ yếu lý lịch chính là bảng thông tin giúp họ hiểu hơn về ứng viên hoặc học sinh của mình. Như vậy ta có thể thấy được, sơ yếu lý lịch là một loại giấy tờ vô cùng quan trọng và không thể thiếu khi làm hồ sơ xin việc hoặc hồ sơ nhập học.  

2. Loại hình sơ yếu lý lịch  

Sơ yếu lý lịch có rất nhiều loại hình và được sử dụng vào mục đích khác nhau. Dưới đây là tổng hợp một số loại hình sơ yếu lý lịch phổ biến nhất hiện nay:

  • Sơ yếu lý lịch tiếng Việt: Đây là loại giấy tờ được viết bằng tiếng Việt. Nó có thể được sử dụng trong hồ sơ xin nhập học hoặc đơn xin việc tại các trường và doanh nghiệp trong nước. 
  • Sơ yếu lý lịch tiếng Anh: Đây là bản sơ yếu lý lịch được viết bằng tiếng Anh. Nó có thể được sử dụng trong hồ sơ xin việc gửi tới các công ty nước ngoài hoặc hồ sơ du học của các du học sinh. 
  • Sơ yếu lý lịch 2C: Đây là bảng sơ yếu lý lịch được sử dụng cán bộ và công chức nhà nước khi tiến hành làm thủ tục ứng tuyển hoặc các thủ tục hành chính khác. Cách viết sơ yếu lý lịch viên chức cũng rất đơn giản. Vì hiện nay đã có mẫu sơ yếu lý lịch sẵn, bạn chỉ cần điền thông tin cần thiết là được.  
cách viết sơ yếu lý lịch
các loại hình sơ yếu lý lịch

3. Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch 

Sơ yếu lý lịch có thể sử dụng mẫu in sẵn hoặc viết tay. Tuy nhiên, khi viết tay cần lưu ý trình bày đủ các ý, viết khéo léo và phân chia bố cục rõ ràng hợp lý trên tờ A4. Còn đối với mẫu sơ yếu lý lịch in sẵn thì bạn chỉ cần điền thông tin đúng vị trí là được. Dưới đây sẽ là hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch trong một số trường hợp phổ biến:

cách viết sơ yếu lý lịch
Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch chuẩn nhất

3.1. Cách viết sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên 

Sơ yếu lý lịch của học sinh sinh viên hay còn gọi là hồ sơ trúng tuyển theo mẫu của Bộ GD&ĐT. Cách viết sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên được tiến hành như sau: 

  • Phần Họ và tên: Viết in hoa có dấu và đúng với tên trên CCCD. 
  • Phần ngày tháng năm sinh: Phải ghi đầy đủ theo định dạng DD/MM/YYYY. Ví dụ 01/02/2003. 
  • Dân tộc: Dân tộc Kinh điền 1, còn dân tộc khác điền không. 
  • Tôn giáo: Nếu có tôn giáo thì ghi rõ tôn giáo, còn không có thì ghi không. 
  • Thành phần xuất thân: Công nhân ghi 1, nông dân ghi 2 và các ngành nghề khác điền 3. 
  • Đối tượng dự thi: Ghi giống giấy dự thi, nếu không có thì bỏ trống. 
  • Ký hiệu trường: Ghi mã trường bạn chuẩn bị nhập học vào. 
  • Số báo danh: Ghi đúng số báo danh trong giấy dự thi. 
  • Kết quả học tập: Dựa theo kết quả trong học bạ.
  • Giới tính: Nam điền 0, nữ điền 1. 
  • Hộ khẩu thường trú: Ghi địa chỉ sinh sống của gia đình bạn. 
  • Khu vực tuyển sinh; Điền số tùy theo khu vực của bạn. 
  • Ngành học: Cần ghi rõ tên ngành và mã ngành mà bạn thi tuyển vào trường. 
  • Điểm thi tuyển sinh: Ghi rõ điểm của 3 môn khối và tổng điểm. 
  • Điểm thương: Nếu có thì ghi số điểm, không thì bỏ qua. 
  • Năm tốt nghiệp: Ghi 2 số cuối của năm bạn tốt nghiệp. 
  • Thông tin thành phần gia đình: Điền thông tin cần thiết về cha mẹ theo mẫu trong form. 

3.2. Cách viết sơ yếu lý lịch xin việc bằng tay

Thông thường sơ yếu lý lịch sẽ được in theo form mẫu và chỉ cần điền thông tin của bản thân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người lao động vẫn chọn viết sơ yếu lý lịch bằng tay. Điều này sẽ giúp người lao động tạo được ấn tượng tốt hơn trong mắt nhà tuyển dụng. 

Cách viết sơ yếu lý lịch xin việc bằng tay cũng rất đơn giản. Tuy nhiên khi viết bạn cần phải thật cẩn thận, trình bày đủ ý giống form mẫu có sẵn và chữ viết rõ ràng và dễ nhìn. Cách viết sơ yếu lý lịch bằng tay như sau: 

  • Viết quốc hiệu tiêu ngữ trên đầu: Quốc hiệu được viết in hoa, tiêu ngữ được viết hoa chữ cái đầu trong cụm từ và được nối với nhau bởi dấu gạch ngang. 
  • Tên của văn bản: Tên SƠ YẾU LÝ LỊCH TỰ THUẬT được viết in hoa và cỡ chữ lớn. 
  • Viết đầy đủ các thông tin cá nhân và thông tin gia đình theo mẫu file sơ yếu lý lịch xin việc. Lượng thông tin này sẽ tương đối nhiều nên để tiết kiệm diện tích và trình bày khoa học hơn, bạn nên viết ngắn gọn và xúc tích hơn. 

Lưu ý: Văn bản này phải được trình bày trên tờ A4 và theo đúng form mẫu. 

3.3. Cách viết sơ yếu lý lịch đi Nhật Bản

Sơ yếu lý lịch là một trong những giấy tờ quan trọng nhất khi làm thủ tục đi Nhật Bản. Tuy đã là điền thông tin theo mẫu nhưng vẫn có rất nhiều trường hợp bị sai sót. Để không xảy ra sai sót trong quá trình viết đơn, bạn có thể tham khảo cách viết sơ yếu lý lịch đi Nhật Bản dưới đây: 

a, Thông tin cá nhân: 

  • Họ và tên: Viết in hoa và đúng với tên trong CCCD. 
  • Ngày sinh: Lấy theo thông tin trong CCCD. 
  • Giới tính: Lấy thông tin trong CCCD. 
  • CCCD: Ghi rõ số, ngày cấp và nơi cấp. 
  • Nơi sinh: Ghi rõ địa chỉ thôn, xã, huyện, tỉnh theo thông tin trên CCCD. 
  • Địa chỉ thường trú: Ghi theo thông tin trên CCCD. 
  • Học vấn cao nhất: Ghi bằng tốt nghiệp cấp cao nhất. 
  • Điện thoại di động: Ghi số điện thoại cố định của bạn. 
  • Thuận tay nào: Ghi rõ tay thuận. 
  • Tình trạng hôn nhân: Đánh dấu x vào ô tương ứng với tình trạng của bản thân. 
  • Khi cần báo tin cho ai? Điền số điện thoại bố mẹ hoặc người thân của bạn. 

b, Quá trình học tập: Ghi rõ mốc thời gian tương ứng với tên trường. 

c, Quá trình làm việc: Bạn liệt kê đầy đủ thời gian – vị trí công việc – tên công ty. 

d, Thành phần gia đình: Ghi rõ thông tin, quan hệ, họ và tên và nơi sinh sống của các thành viên trong gia đình. 

3.4. Các nội dung quan trọng trong sơ yếu lý lịch 

Một bảng sơ yếu lý lịch về cơ bản cần có đầy đủ các nội dung sau đây: 

  • Ảnh chân dung kích thước 4×6 và phải chụp trong 6 tháng gần nhất. 
  • Đầy đủ thông tin cá nhân của người kê khai như: Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ thường trú, số CCCD, dân tộc, tôn giáo,… 
  • Thông tin các thành viên trong gia đình: Họ và tên, mối quan hệ, năm sinh, nơi ở, nghề nghiệp,… 
  • Quá trình học tập và làm việc: Cần liệt kê rõ ràng theo mốc thời gian cụ thể.  
  • Khen thưởng và kỷ luật (nếu có)
  • Lời cam đoan các thông tin kê khai trên đều đúng sự thật. 
  • Ký và ghi rõ họ tên kèm dấu xác thực. 

3.5. Sự khác biệt giữa sơ yếu lý lịch và CV xin việc 

Khi làm hồ sơ xin việc thì CV và sơ yếu lý lịch là 2 loại giấy tờ quan trọng không thể thiếu. Tuy nhiên, đây là 2 loại giấy tờ hoàn toàn khác nhau. Chúng tôi sẽ giúp bạn thấy rõ điểm khác biệt của 2 loại giấy tờ này: 

cách viết sơ yếu lý lịch
Sự khác biệt giữa sơ yếu lý lịch và CV

3.5.1. Về nội dung: 

Như đã phân tích bên trên, một bảng sơ yếu lý lịch sẽ gồm có 4 phần chính. Đó là: thông tin cá nhân, thông tin về các thành viên trong gia đình, quá trình làm việc và khen thưởng, kỷ luật. 

Còn đối với 1 bản CV sẽ chứa các thông tin cơ bản sau: 

  • Thông tin cá nhân ứng viên. 
  • Trình độ học vấn và chuyên ngành. 
  • Kinh nghiệm làm việc liên quan đến vị trí ứng tuyển. 
  • Các hoạt động từng tham gia. 
  • Mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn. 

3.5.2. Về trạng thái

Đối với sơ yếu lý lịch, những thông tin trên đó sẽ ít có sự thay đổi. Chính vì vậy, ứng viên có thể viết cùng lúc nhiều tờ sơ yếu lý lịch và đem đi công chứng. Như vậy, khi cần tới sẽ luôn có để dùng giúp tiết kiệm thời gian hơn.

Còn đối với CV, thông tin trên CV sẽ có sự thay đổi theo thời gian. Bạn cần phải cập nhật liên tục các thông tin liên quan đến kinh nghiệm và vị trí làm việc. Nếu có nhu cầu nhảy việc, chắc chắn bạn sẽ phải đi in tờ CV mới chứ không thể sử dụng CV cũ được. 

3.5.3. Về độ dài tờ đơn 

Chúng ta có thể thấy rõ, CV thường có độ dài ngắn hơn so với sơ yếu lý lịch. Thông thường CV chỉ có 1 tờ còn sơ yếu lý lịch sẽ cần khoảng 3 – 4 tờ A4. Có những trường hợp khi gia đình có nhiều thành viên sơ yếu lý lịch có thể lên đến 6 – 7 tờ giấy. Bởi vì nếu CV quá dài sẽ gây sẽ thiếu đi sự thu hút và nhà tuyển dụng không có cái nhìn bao quát về nó. Còn đối với sơ yếu lý lịch thì thông tin cần phải thật chính xác và chi tiết. 

Có thể nói, CV giống như một lá đơn thể hiện được những điểm mạnh của ứng viên. Qua đó, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được sự phù hợp của ứng viên với vị trí đang tuyển dụng.

4. Những lưu ý quan trọng khi viết sơ yếu lý lịch 

Về hình thức: 

  • Thống nhất màu chữ và phông chữ, trình bày sạch đẹp, gọn gàng và rõ ràng. 
  • Không tẩy xóa khi viết sơ yếu lý lịch.
  • Viết đúng thông tin, không viết tắt hoặc sai lỗi chính tả. 

Về nội dung:

  • Điều thông tin chính xác đầy đủ, tránh trường hợp viết lan man. Bạn nên chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, CCCD của bản thân và các thành viên gia đình để điền thông tin chuẩn xác nhất. 
  • Có dấu xác nhận từ địa phương ở phía cuối của hồ sơ. 
  • Ghi lại các thông tin về thành tích phù hợp với yêu cầu tại nơi mà mình ứng tuyển. 
  • Chuẩn bị đầy đủ ảnh có kích thước 4×6 và phải được chụp trong vòng 6 tháng gần đây. 
cách viết sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên
Những lưu ý khi viết sơ yếu lý lịch

Kết luận 

Theo Jobsnew, học cách viết sơ yếu lý lịch chuẩn xác là điều rất cần thiết. Bởi vì sơ yếu lý lịch là loại giấy tờ quan trọng sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Hy vọng qua những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách viết sơ yếu lý lịch trong những trường hợp cụ thể. 

Đặc biệt, bài viết trên cũng đã phân tích rõ sự khác biệt giữa CV và sơ yếu lý lịch. Mong rằng sau khi tham khảo những thông tin trên bạn sẽ không còn bị nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này. Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin về các loại giấy tờ quan trọng khác thì hãy theo dõi trang web Jobsnew Blog ngay nhé.