Giao tiếp là phương tiện dùng để truyền đạt những suy nghĩ, quan điểm và cảm xúc của cá nhân. Kỹ năng giao tiếp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và công việc của mỗi người. Một người có khả năng giao tiếp tốt có thể giúp họ mở rộng mối quan hệ và có sự thăng tiến tốt hơn trong công việc. Để hiểu rõ về kỹ năng giao tiếp là gì và cách rèn luyện kỹ năng này như thế nào thì hãy cùng Jobsnew tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
1. Khái niệm và ý nghĩa của kỹ năng giao tiếp
1.1 Kỹ năng giao tiếp là gì?
Kỹ năng giao tiếp là gì? Hiểu một cách đơn giản, kỹ năng giao tiếp là khả năng truyền đạt ý nghĩ, thông tin một cách hiệu quả đến người khác. Việc giao tiếp không chỉ đơn thuần ở việc nói chuyện hay viết văn bản mà nó còn còn bao gồm cả khả năng lắng nghe và thấu hiểu người khác.
Chỉ khi bạn thực sự hiểu người khác nói gì thì mới có thể đáp lời một cách chính xác được. Đặc biệt, để mọi người hiểu những gì mình truyền đạt thì bạn cần phải dùng ngôn từ phù hợp, trình bày một cách logic, rõ ràng và linh hoat.
1.2 Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong công việc và cuộc sống
Có thể nói, kỹ năng giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống và công việc của mỗi người. Vai trò cụ thể của giao tiếp trong cuộc sống và công việc được thể hiện như sau:
Trong cuộc sống, giao tiếp được xem là phương tiện gắn kết giúp duy trì và tạo dựng thêm nhiều mối quan hệ mới. Trong gia đình việc giao tiếp sẽ giúp các thành viên thấu hiểu, chia sẻ những tâm tư, cảm xúc với nhau, từ đó giúp các thành viên gần gũi với nhau hơn.
Trong công việc, kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn truyền đạt thông tin một cách chính xác, rõ ràng đến các thành viên trong tổ chức. Bên cạnh đó, việc giao tiếp giúp bạn xây dựng được các mối quan hệ tốt đồng nghiệp tránh xảy ra các xung đột không đáng có. Đặc biệt, giao tiếp tốt còn giúp bạn có thêm nhiều cơ hội công việc, con đường thăng tiến rộng mở hơn.
2. Các hình thức giao tiếp phổ biến
Giao tiếp có rất nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, mọi người chủ yếu sử dụng 3 hình thức giao tiếp phổ biến dưới đây:
- Giao tiếp trực tiếp: Đây được coi là hình thức phổ biến nhất và mỗi chúng ta đang thực hiện mỗi ngày. Mọi người sẽ gặp gỡ, mặt đối mặt sử dụng lời nói, các cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp với nhau. Hình thức giao tiếp này sẽ giúp chúng ta dễ dàng nắm bắt cảm xúc của người đối diện hơn.
- Giao tiếp qua văn bản: Đây là hình thức giao tiếp không thể hiện qua lời nói trực tiếp mà qua văn bản chữ viết, chữ tượng hình, ký hiệu,… Mọi người sẽ giao tiếp qua email, tin nhắn và các chia sẻ trên blog hoặc các trang mạng xã hội. Hình thức này rất phù hợp trong trường hợp mọi người không thể gặp mặt trực tiếp.
- Giao tiếp qua điện thoại: Có thể nói đây là một hình thức giao tiếp phổ biến và vô cùng tiện lợi. Mọi người có thể giao tiếp với nhau bằng cách gọi điện hoặc nhắn tin. Trong thời đại công nghệ số, khi các trang mạng xã hội ngày càng phát triển thì việc giao tiếp qua video call trở nên rất phổ biến, đặc biệt là với giới trẻ.
3. Phát triển và cải thiện kỹ năng giao tiếp
Như chúng ta đã thấy, kỹ năng giao tiếp đóng một vai trò rất quan trọng. Nó quyết định đến sự phát triển trong công việc và việc xây dựng các mối quan hệ của bạn. Chính vì vậy, việc phát triển và rèn luyện kỹ năng giao tiếp là vô cùng cần thiết.
3.1 Cách rèn luyện và cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả
Kỹ năng giao tiếp hoàn toàn có thể rèn luyện và phát triển được. Nhưng trước tiên bạn cần vượt qua những rào cản, sự ngại giao tiếp của bản thân mình. Khi vượt qua được nó bạn sẽ thấy, giao tiếp không hề khó khăn như bạn nghĩ.
Bạn có thể thấy, việc sở hữu khả năng giao tiếp tốt mang đến cho bạn rất nhiều lợi ích từ công việc đến cuộc sống. Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn rèn luyện và cải thiện kỹ năng giao tiếp một cách hiệu quả nhất:
- Tập trung lắng nghe khi người khác nói để hiểu câu chuyện của họ, từ đó đưa ra những câu hỏi tương tác thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của mình đến họ.
- Khi giao tiếp, ngoài lời nói bạn nên chú ý thể hiện biểu cảm khuôn mặt và các cử chỉ ngôn ngữ để hỗ trợ.
- Thực hành giao tiếp càng nhiều sẽ càng giúp bạn tăng độ tự tin.
- Học hỏi thêm kinh nghiệm từ những người xuất sắc hơn bạn.
- Học hỏi, mở rộng vốn hiểu biến và kiến thức ở đa dạng lĩnh vực.
- Sử dụng ngôn từ một cách chính xác, phù hợp với ngữ cảnh và rõ ràng.
- Thường xuyên trau dồi và nâng cao vốn từ vựng, ngữ pháp của bản thân.
3.2 Những lỗi cần tránh và các lưu ý khi giao tiếp
Người ta vẫn thường nói “họa từ miệng mà ra”, nếu lỡ nói điều gì đó không đúng có thể gây rắc rối cho bạn. Chính vì vậy, để việc luyện tập kỹ năng giao tiếp hiệu quả để tránh những sự việc không may, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Không dùng ngôn từ khiếm nhã, xúc phạm người khác.
- Không thể hiện thái độ khinh thường, khó chịu hay ghét bỏ khi giao tiếp với người khác.
- Không đặt điều nói xấu người khác, không nói những chuyện không đúng sự thật, không có thông tin xác thực rõ ràng.
- Không chỉ tay vào mặt người khác khi giao tiếp vì đây được xem là hành động bất lịch sự và nó sẽ khiến người khác khó chịu.
4. Kỹ năng giao tiếp trong môi trường công sở
Để tạo mối quan hệ với sếp, đồng nghiệp thì việc ứng xử và giao tiếp hàng ngày đóng vai trò rất quan trọng. Sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt chính là lợi thế để giúp bạn ghi điểm trong mặt các sếp lớn. Điều này giúp cho con đường công danh sự nghiệp của bạn thêm khởi sắc hơn.
4.1 Cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp trong môi trường công sở
Trong công việc, bạn nên rèn luyện kỹ năng giao tiếp song song với năng lực làm việc. Để nâng cao khả năng giao tiếp trong môi trường công sở cũng không khó, chỉ cần bạn thực hiện theo các hướng dẫn dưới đây:
Luôn chào hỏi: Khi gặp đồng nghiệp hoặc các sếp bạn nên thân thiện chào hỏi họ. Điều này vừa thể hiện được bạn là một người lịch sự, vừa để lại ấn tượng tốt trong mắt họ. Sử dụng lời chào để bắt đầu cuộc trò chuyện sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc xây dựng mối quan hệ.
Học cách lắng nghe và thấu hiểu: Khi giao tiếp với người khác bạn nên lắng nghe câu chuyện của họ chứ đừng chỉ chăm chăm vào câu chuyện của mình. Việc lắng nghe người khác sẽ thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với họ. Qua đó bạn nhìn thấu vấn đề mà còn là cầu nối giúp mối quan hệ của bạn và đồng nghiệp trở nên thân thiết hơn.
Tạo mối quan hệ với lãnh đạo: Để tạo mối quan hệ tốt với lãnh đạo trước tiên bạn cần thực hiện tốt công việc được giao. Bên cạnh thái độ làm việc chuyên nghiệp, bạn cũng cần rèn luyện sự lắng nghe và thấu hiểu chỉ thị của ban lãnh đạo.
4.2 Ứng dụng kỹ năng giao tiếp trong quản trị; Đàm phán và giải quyết xung đột
Kỹ năng giải quyết đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý các công việc trong công việc. Ngoài việc quản lý tốt nhân sự, giải quyết xung đột thì khả năng giao tiếp còn giúp mang đến cho công ty những cơ hội hợp tác hấp dẫn.
- Đối với việc quản trị: Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp quản lý truyền tải thông tin công việc đến cách thành viên một cách chính xác rõ ràng. Từ đó giúp nâng cao hiệu quả làm việc của công ty.
- Đối với đàm phán: Khi người thực hiện đàm phán đưa ra được những lý lẽ logic, thuyết phục và thông tin chuẩn xác, rõ ràng có thể mang đến cho công ty nhiều cơ hội hợp tác hơn.
- Giải quyết xung đột: Bất kỳ công ty nào cũng có những vấn đề dẫn đến xung đột trong nội bộ công ty. Lúc này, ban lãnh đạo cần đưa ra cách giải quyết hợp lý thông qua những dẫn chứng và lý lẽ thuyết phục để mọi chuyện được giải quyết một cách êm đềm nhất. Điều này vừa giúp ổn định nhân sự vừa không gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
5. Trắc nghiệm kỹ năng giao tiếp
Việc đánh giá kỹ năng giao tiếp sẽ giúp bạn biết được những hạn chế của bản thân trong giao tiếp. Từ đó đưa ra những phương pháp rèn luyện phù hợp để hoàn thiện khả năng giao tiếp của bản thân mình.
Để tự đánh giá về khả năng giao tiếp của mình, bạn có thể thực hiện các bài trắc nghiệm kỹ năng giao tiếp trên các trang như: https://quizlet.com/,…. Các bài trắc nghiệm đã có thiết kế những câu hỏi trắc nghiệm với nhiều đáp án để bạn lựa chọn. Sau khi hoàn thành trắc nghiệm, bạn sẽ nhận được kết quả đánh giá. Thang điểm đánh giá khả năng giao tiếp bạn có thể tham khảo như sau:
- 15 – 35 điểm: Kỹ năng giao tiếp của bạn còn kém, khả năng truyền đạt thông tin còn hạn chế nên rèn luyện thêm.
- 36 – 55 điểm: Khả năng giao tiếp của bạn ở mức khá ổn, tuy nhiên đôi khi khả năng truyền đạt và tiếp nhận thông tin của bạn còn kém.
- 56 – 100 điểm: Tuyệt vời, bạn được đánh giá là người có kỹ năng giao tiếp tốt. Khả năng tiếp nhận thông tin và truyền tải thông tin đến người khác rất tốt.
7. Kết luận
Qua bài viết trên, chúng ta có thể thấy kỹ năng giao tiếp đóng một vai trò rất quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và cuộc sống của mỗi cá nhân. Theo cá nhân tôi thấy, mỗi chúng ta đều nên học hỏi và rèn luyện khả năng giao tiếp của mình. Bởi vì đây là phương tiện giúp bạn tạo dựng các mối quan hệ chất lượng, mở ra nhiều cơ hội và sự thăng tiến trong công việc. Để tìm hiểu thêm nhiều kỹ năng và không bỏ lỡ những thông tin hữu ích, bạn đừng quên theo dõi Blog Jobsnew,vn nhé.