Đánh giá

Công nghệ thực phẩm học khối nào? Xét tuyển theo tổ hợp nào? Nữ có nên học công nghệ thực phẩm? Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều thí sinh chuẩn bị tham gia kỳ thi THPTQG. Đừng lo lắng bạn nhé, Jobsnew sẽ giải đáp chi tiết mọi thắc mắc của bạn trong bài viết sau.


1. Giới thiệu tổng quan ngành công nghệ thực phẩm

Ngành công nghệ thực phẩm được hiểu là ngành học nghiên cứu chuyên sâu về thực phẩm như quá trình chế biến, bảo quản; kiểm tra, đánh giá chất lượng thực phẩm sau chế biến; nghiên cứu, phát triển sản phẩm, nguyên liệu mới, cũng như cách vận hành dây chuyền sản xuất. Lĩnh vực này sẽ đào tạo ra những chuyên gia nghiên cứu, nhằm nâng cấp chất lượng, bảo toàn giá trị thực phẩm với phạm vi ngành như:

  • Dinh dưỡng.
  • Hóa sinh học thực phẩm.
  • Vi sinh học thực phẩm.
  • Quản lý chất lượng.
  • An toàn thực phẩm.
  • Phân tích thực phẩm.
  • Công nghệ chế biến.
  • Công nghệ sinh học thực phẩm.
  • Phát triển sản phẩm.
công nghệ thực phẩm học khối nào
Giới thiệu ngành công nghệ thực phẩm – Nguồn: Internet

2. Công nghệ thực phẩm học khối nào

Công nghệ thực phẩm được đánh giá là ngành đang trong tình trạng thiếu nhân sự chất lượng cao. Do đó, bộ GD&ĐT quyết định xét tuyển nhiều tổ hợp cho lĩnh vực này, giúp thí sinh có nhiều cơ hội lựa chọn hơn. Vậy công nghệ thực phẩm khối nào?

2.1 Các khối thi phổ biến và môn học liên quan

Mỗi trường đại học sẽ quyết định xét tuyển ngành học theo từng khối thi riêng. Trong những năm gần đây, khối thi phổ biến được nhiều trường áp dụng cho ngành công nghệ thực phẩm là: A, A1, B, D1.

Những môn học liên quan tương ứng với các khối thi mà thí sinh có thể chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới như: Toán học; Vật lí; Hóa học; Sinh học; Ngữ văn; Tiếng Anh.

2.2 Tổ hợp môn xét tuyển đặc thù

Sau khi biết công nghệ thực phẩm thi khối nào? bạn cũng có thể tham khảo chi tiết các tổ hợp môn xét tuyển đặc thù đang áp dụng những năm gần đây cho lĩnh vực này như sau:

  • A00: Toán, Vật lí, Hóa học.
  • A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh.
  • A02: Toán, Vật lí, Sinh học.
  • B00: Toán, Hóa học, Sinh học.
  • B08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh.
  • C01: Ngữ văn, Toán, Vật lí.
  • C02: Ngữ văn, Toán, Hóa học.
  • C04: Ngữ văn, Toán, Địa lí.
  • C08: Ngữ văn, Hóa học, Sinh.
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh.
  • D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh.
  • D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh.
  • D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh.

3. Tổ hợp và quy trình tuyển sinh

Công nghệ thực phẩm được đánh giá là ngành học có mức điểm đầu vào tầm trung, không quá cao nên phù hợp với nhiều thí sinh. Vậy phương thức, quy trình và điều kiện tuyển sinh như thế nào?

3.1 Các phương thức tuyển sinh

Các trường đại học tại Việt Nam hiện đang áp dụng các phương thức tuyển sinh phổ biến như sau:

  • Phương thức 1: Xét tuyển theo điểm thi THPTQG theo tổ hợp tương ứng với ngành học.
  • Phương thức 2: Xét tuyển học bạ theo điểm trung bình của tổ hợp môn xét tuyển trong 3 năm lớp 10, 11 và kỳ I lớp 12.
  • Phương thức 3: Xét tuyển theo điểm kỳ thi đánh giá năng lực do từng trường tổ chức (Nếu có).
  • Phương thức 4: Xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh đại học của Bộ GD&ĐT.
công nghệ thực phẩm khối nào
Các phương thức tuyển sinh của ngành công nghệ thực phẩm – Nguồn: Internet

3.2 Quy trình xét tuyển tiêu chuẩn và điều kiện tuyển sinh

Ngoài tổ hợp, phương thức xét tuyển, thí sinh cũng cần tham khảo quy trình và điều kiện tuyển sinh như sau:

  • Quy trình tuyển sinh hiện được áp dụng tại đa số các trường đại học: Xét tuyển theo điểm số từ cao xuống thấp cho đến khi hết chỉ tiêu. Trong trường hợp đến một ngưỡng điểm nhất định, số chỉ tiêu còn lại ít hơn số thí sinh thì sẽ xét tiêu chí phụ (Tiêu chí phụ tùy thuộc vào từng trường).
  • Điều kiện xét tuyển hiện đang áp dụng tại đa số các trường đại học:
    • Đã tốt nghiệp THPT (Chính quy hoặc GDTX), hoặc đã tốt nghiệp trung cấp và hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục.
    • Đủ sức khỏe để đáp ứng chất lượng học tập theo quy định hiện hành.

4. Tiềm năng phát triển sự nghiệp và cơ hội việc làm

Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp luôn là nỗi lo của các thí sinh trẻ sau khi tốt nghiệp. Vậy tiềm năng phát triển của lĩnh vực này như thế nào?

4.1 Triển vọng nghề nghiệp

Như đã chia sẻ ở trên, lĩnh vực công nghệ thực phẩm đang thiếu rất nhiều nhân sự chất lượng cao. Do đó, lĩnh vực này được ưu ái từ tổ hợp xét tuyển, đến khả năng phát triển về sau.

Sau quá trình học tập và nghiên cứu chuyên sâu, sinh viên có cơ hội nhanh chóng phát triển lên nhiều vị trí mới như: Kỹ sư chế biến, chuyên viên nghiên cứu, giám sát chất lượng, quản lý bộ phận….

4.2 Cơ hội việc làm và mức lương tiêu chuẩn sau khi tốt nghiệp

Theo khảo sát về nhu cầu việc làm, lĩnh vực này đứng TOP 2 trong ngành cần lao động nhất 2015-2025. Do đó, bạn dễ dàng tìm kiếm việc làm phù hợp với tỷ lệ chọi thấp tại nhiều tập đoàn lớn như: Tân Hiệp Phát, Vinamilk, Kinh Đô, Vifon, Acecook, MaSan,…

Mức lương khởi điểm dao động từ 4-7 triệu/tháng và tăng lên đến 50-70 triệu đồng/tháng khi tích lũy kinh nghiệm. Đi kèm với đó là những đãi ngộ vô cùng tốt dành cho nhân sự chất lượng tại nhiều vị trí như:

  • Chuyên viên phát triển sản phẩm.
  • Kỹ sư chế biến nông sản.
  • Giám sát chất lượng sản xuất.
  • Nhân viên kiểm tra chất lượng.
  • Nhân viên kỹ thuật QC.
công nghệ thực phẩm học trường nào
Tiềm năng phát triển và cơ hội việc làm của ngành công nghệ thực phẩm- Nguồn: Internet

5. Danh sách các trường đào tạo

Ngành công nghệ chế biến thực phẩm đang được đào tạo bởi nhiều trường đại học trải rộng khắp cả nước. Thí sinh có nguyện vọng theo ngành học này có thể đăng ký tại nhiều trường đại học. Vậy công nghệ thực phẩm học trường nào là hợp lý?

5.1 Tổng quan về các ngôi trường đại học

Được đánh giá là ngành học có nhiều cơ hội việc làm nhưng lại chưa được thí sinh chú trọng. Nhiều trường đại học danh tiếng trên khắp cả nước đang triển khai chương trình đào tạo ngành học này, nhằm tạo ra đội ngũ nhân lực chất lượng cao, nâng cấp chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng.

công nghệ thực phẩm thi khối nào
Tổng quan về các trường đại học ngành công nghệ thực phẩm – Nguồn: Internet

5.2 Đặc điểm nổi bật vượt trội của từng trường Đại học

Mỗi trường đại học đều có những ưu điểm nổi bật, hấp dẫn thí sinh. Cùng điểm qua một số cái tên được nhiều thí sinh đăng ký nguyện vọng để bạn tham khảo nhé!

  • Đại học Công nghiệp Hà Nội: Ngôi trường có tiêu chí tuyển sinh tương đối cao, nhưng chất lượng học tập vô cùng tốt.
  • Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp: Công nghệ thực phẩm là ngành học mũi nhọn của trường với đội ngũ tiến sĩ, thạc sĩ hàng đầu giảng dạy.
  • Đại học Bách Khoa Hà Nội: Ngôi trường top đầu cả nước với giáo trình đạt chuẩn, cơ sở vật chất khang trang với tiêu chí học đi đôi với hành.
  • Đại học Nông nghiệp Việt Nam: Khi theo học tại trường, sinh viên sẽ được hướng dẫn kỹ càng, chi tiết từng nội dung kiến thức làm hành trang ra trường.
  • Đại học Công nghệ Sài Gòn: Trường học xét tuyển đa dạng tổ hợp dành cho lĩnh vực để mở rộng cơ hội học tập cho sinh viên với chương trình đào tạo chuyên sâu.
  • Đại học Hoa Sen: Được nhiều thí sinh lựa chọn bởi điểm chuẩn phù hợp lại có trang thiết bị hiện đại hỗ trợ thực hành hiệu quả.
  • Đại học Cần Thơ: Trường học có mức điểm chuẩn tương đối cao nhưng vẫn là lựa chọn hàng đầu của nhiều thí sinh khu vực miền Nam vì chất lượng đào tạo và đa dạng cơ hội việc làm.

Kết luận

Ngành công nghệ thực phẩm chủ yếu xét tuyển thí sinh theo học các môn học tự nhiên. Do đó, nếu bạn đang có mong muốn theo ngành học này, hãy đọc kỹ những chia sẻ của chúng tôi và chuẩn bị thi thật tốt. Sau những chia sẻ vừa rồi của Jobsnew Blog, chắc hẳn bạn đã giải đáp được thắc mắc “Công nghệ thực phẩm học khối nào?” và những thông tin khác về quá trình đăng ký ngành học. Hy vọng chia sẻ của chúng tôi đã cung cấp cho bạn thêm thông tin hữu ích.