5/5 - (1 bình chọn)

Giảm giá là chiến lược Marketing phổ biến mà các doanh nghiệp lớn nhỏ đều áp dụng. Nắm rõ cách tính phần trăm giảm giá sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra chiến lược giảm giá phù hợp. Từ đó tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ và tối ưu hóa lợi nhuận cho công ty. Trong bài viết dưới đây, Jobsnew sẽ hướng dẫn cho bạn cách tính phần trăm giảm giá và chiến lược tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp 


1. Cách tính phần trăm giảm giá sản phẩm

Đối với doanh nghiệp, hiểu rõ cách tính phần trăm giảm giá sẽ giúp đưa ra được chính sách giảm giá hợp lý cho sản phẩm của mình. Từ đó giúp tăng khả năng cạnh tranh và tối ưu lợi nhuận tốt hơn cho doanh nghiệp. 

Đối với người mua hàng, nắm rõ cách tính phần trăm giảm giá sẽ giúp mọi người tính toán được chính xác số tiền thực tế cần phải trả cho 1 sản phẩm sau khi đã giảm giá. Nhờ vậy khách hàng sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định có mua hay không. 

cách tính phần trăm giảm giá
Cách tính phần trăm giảm giá

Để tính phần trăm giảm giá rất đơn giản, bạn chỉ cần áp dụng công thức sau: 

Số tiền sau khi giảm giá = Giá tiền gốc x [(100 – % giảm giá)/100] 

Ví dụ minh họa: 

Bạn đi mua một chiếc túi xách, giá ban đầu của nó là 580.000 đồng và được giảm 10%. Vậy số tiền bạn cần phải trả để mua chiếc túi là bao nhiêu? 

Cách tính giảm giá 10 phần trăm theo công thức: Số tiền của chiếc túi sau khi giảm giá = 580.000 x [(100 – 10)/100] = 580.000 x 0.9 = 522.000 đồng. 

Lúc này, số tiền đã được giảm giá = 580.000 – 522.000 = 58.000 đồng. 

2. Thời điểm thích hợp để giảm giá sản phẩm

Chiến lược giảm giá trong kinh doanh được áp dụng nhằm mục đích thu hút khách hàng để tăng doanh thu bán hàng hiệu quả. Không những thế, doanh nghiệp còn sử dụng chiến lược này để tạo lợi thế cạnh tranh vượt trội so với các đối thủ khác. 

Thời điểm áp dụng chính sách giảm giá là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của chiến lược. Bởi vì không phải mọi chương trình giảm giá đều được khách hàng đón nhận. Đồng thời, không một thương hiệu nào sử dụng chiến lược giảm giá một cách tùy hứng mà không có sự tính toán kỹ lưỡng. Thông thường, các doanh nghiệp, thương hiệu sẽ lựa chọn giảm giá sản phẩm vào các thời điểm như: 

  • Khai trương cơ sở kinh doanh hoặc cửa hàng mới. 
  • Sự kiện ra mắt sản phẩm mới. 
  • Các dịp lễ, tết lớn trong năm như: Tết Trung Thu, Tết Nguyên Đán,… 
  • Sản phẩm tồn kho còn nhiều và cần thanh lý gấp. 
  • Các ngày sale lớn trong tháng hay dịp Black Friday. 
  • Khi đối thủ cạnh tranh lớn đang thực hiện các chiến lược thu hút khách hàng. 
cách tính giảm giá phần trăm
Thời điểm thích hợp để giảm giá

3. Mẹo thành công trong việc giảm giá sản phẩm mà bạn có thể chưa biết

3.1. Tăng giá sản phẩm trước khi áp dụng giảm giá

Tăng giá sản phẩm trước khi giảm là chiến lược đánh vào tâm lý mua giá hời của khách hàng. Với một sản phẩm có giá bán khoảng 250.000 thì ban đầu doanh nghiệp sẽ nâng mức giá lên khoảng 280.000 – 300.000 nghìn. Sau đó, giảm về mức giá đề xuất ban đầu là 250.000. 

Lúc này, khách hàng sẽ so sánh sự chênh lệch giữa mức giá trước và sau khi giảm. Mức giá sau khi giảm sẽ thấp hơn ban đầu, điều này khiến khách hàng cảm thấy họ vừa mua được hàng với mức giá hời hơn. 

3.2. Xác định giảm giá dưới dạng phần trăm hoặc số tiền tùy thuộc vào từng sản phẩm

Lựa chọn giảm giá dưới dạng phần trăm hay số tiền sẽ tùy thuộc vào loại mặt hàng. Nếu là sản phẩm có giá trị nhỏ, bạn nên lựa chọn giảm giá theo dạng phần trăm. Vì như vậy khách hàng sẽ cảm thấy mặt hàng cần mua đang được giảm giá sâu hơn. Có thể số tiền giảm giá không lớn nhưng tính so về mặt phần trăm thì nó lại khá hời. 

cách tính giảm giá 10 phần trăm
Xác định giảm giá dưới dạng phần trăm hay số tiền

Bên cạnh đó, đối với những mặt hàng có giá trị lớn, lựa chọn giảm số tiền sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn. Vì giá bán của mặt hàng lớn nên nếu giảm giá quy ra phần trăm sẽ tương đối nhỏ. Chính vì vậy, bạn nên để thông tin giảm giá bằng số tiền chính xác sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn. 

3.3. Điều kiện sử dụng mã giảm giá sản phẩm

Giảm giá kèm điều kiện đang là hình thức được nhiều chủ shop, doanh nghiệp áp dụng hiện nay. Bạn có thể đưa ra mức giảm giá hấp dẫn cùng một số tiêu chí đi kèm. Điều này sẽ tăng sự thu hút khiến khách hàng mua hàng nhiều hơn. Một số chính sách giảm giá mà bạn có thể cân nhắc áp dụng như: 

  • Khách hàng lần đầu mua sẽ được giảm giá ngay 10% cho một số sản phẩm nhất định. 
  • Khi khách mua hàng có tổng giá trị hóa đơn trên 1.000.000 đồng sẽ được giảm ngay 10% trên tổng hóa đơn. 
  • Tặng voucher giảm giá 30% cho khách hàng trong lần mua tiếp theo. 

4. Các cách tính phần trăm giảm giá và phần trăm tăng giá sản phẩm 

Các chương trình giảm giá là một phần trong chiến lược Marketing của doanh nghiệp. Chiến lược này sẽ giúp thu hút khách hàng mới, củng cố lòng trung thành của khách hàng cũ. Bên cạnh đó, áp dụng chính sách giảm giá phù hợp còn giúp doanh nghiệp xử lý hàng tồn kho, tăng trưởng doanh thu và tạo lợi thế cạnh tranh. Từ đó doanh nghiệp có thể phát triển lớn mạnh hơn trên thị trường. 

Để thực hiện được các chương trình này, doanh nghiệp cần biết cách tính phần trăm giảm giá và tăng giá chính xác. Dưới đây là hướng dẫn cách tính giảm giá phần trăm, phần trăm tăng giá đơn giản và nhanh chóng. 

cách tính phần trăm giảm giá trong excel
Cách tính phần trăm giảm giá và tăng giá nhanh nhất

4.1. Cách tính phần trăm giảm giá sản phẩm nhanh nhất

Dựa theo công thức cách tính phần trăm giảm giá lần thứ nhất:  

Số tiền sau khi giảm = số tiền gốc x [(100 – phần trăm giảm giá)/100] 

Từ đó suy ra:

Phần trăm giảm giá = 100 – [(số tiền sau khi giảm/số tiền gốc) x 100] 

Công thức tính phần trăm giảm giá lần thứ 2: 

Số tiền sau khi giảm giá = Giá gốc – (giá gốc x phần trăm giảm giá) 

Ví dụ: Giá bán ban đầu của một chiếc áo là 150.000 đồng. Chủ shop muốn giảm giá bán xuống 105.000 đồng. Tuy nhiên, số tiền giảm tương đối ít nên chủ shop muốn để giảm giá dưới dạng % để thu hút khách hàng. Vậy cách tính phần trăm giảm giá sản phẩm của chiếc áo như thế nào? 

Lời giải chi tiết:

  • Áp dụng công thức: Phần trăm giảm giá = 100 – [(số tiền sau khi giảm/số tiền gốc) x 100] 
  • Ta có: Phần trăm giảm giá = 100 – [(105.000/150.000) x 100] = 30% 

4.2. Cách tính phần trăm giảm giá trong Excel

Ngày nay, cách tính phần trăm giảm giá trở nên dễ dàng hơn khi có sự hỗ trợ của phần mềm Excel. Công cụ này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức và giảm thiểu rủi ro sai sót khi xử lý những dữ liệu lớn. 

Áp dụng công thức: 

Số tiền sau giảm giá = Giá gốc x [(100 – phần trăm giảm giá)/100] 

Cách tính phần trăm giảm giá trong Excel được tiến hành như sau: 

  • Bước 1: Chọn ô dữ liệu mong muốn. 
  • Bước 2: Nhập công thức =A2*[(100-B2)/100]. Trong đó: A2:  ô chứa giá gốc B2: Ô chứa phần trăm giảm giá. 
  • Bước 3: Nhấn Enter để trả kết quả số tiền sau giảm giá vào ô mong muốn. 

4.3. Tính phần trăm tăng giá nhanh nhất

Tương tự như cách tính phần trăm giảm giá, để tính phần trăm tăng giá có thể áp dụng theo các cách như sau: 

Công thức tính phần trăm tăng giá lần thứ nhất: 

  • Số tiền sau khi tăng = Giá gốc x [(100 + phần trăm tăng giá/100)] 
  • Từ đó suy ra: Phần trăm tăng giá = 100 – [(số tiền sau khi tăng/số tiền gốc) x 100] 

Công thức tính phần trăm tăng giá lần thứ 2: 

  • Số tiền sau khi tăng giá = Giá gốc + Giá gốc x phần trăm tăng giá 
cách tính phần trăm giảm giá
Cách tính phần trăm tăng giá nhanh nhất

4.4. Cách tính giá gốc sau khi được giảm giá

Có rất nhiều trường hợp, trên sản phẩm chỉ để giá đã giảm và phần trăm giảm giá mà không có giá gốc. Điều này khiến khách hàng khó khăn hơn trong việc so sánh sự chênh lệch giữa giá gốc và giá đã giảm. Để tính được giá gốc sau khi biết giá đã giảm và phần trăm giảm giá, bạn có thể áp dụng công thức tính sau đây: 

Giá trị gốc = Giá sau khi giảm/phần trăm còn lại sau khi giảm giá 

Ví dụ: Tại một cửa hàng, bạn mua một chiếc túi xách hết 200.000 đồng/chiếc và đây là giá đã được giảm 20%. Vậy giá trị gốc của chiếc túi xách là bao nhiêu? 

Lời giải chi tiết: 

  • Phần trăm còn lại sau khi giảm giá = 100 – 20 = 80% 
  • Giá trị gốc của chiếc túi xách = 200.000/80% = 250.000 đồng/chiếc.

Kết luận

Qua bài viết trên, Jobsnew đã hướng dẫn cách tính phần trăm giảm giá rất đơn giản. Bạn chỉ cần hiểu rõ về các giá trị trong công thức là có thể áp dụng nó một cách linh hoạt. Hiểu rõ về cách tính giảm giá phần trăm sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra được những chiếc lược giảm giá phù hợp. Từ đó giúp thu hút khách hàng để tăng doanh thu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để học hỏi thêm nhiều cách tính giá cả cũng như những chiến lược kinh doanh khác, bạn hãy theo dõi trang web Jobsnew Blog ngay nhé.