5/5 - (1 bình chọn)

Hệ thống viễn thông đã trở thành một công cụ quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Đồng thời mang đến những tiềm năng và cơ hội cho sự phát triển và tiến bộ trong tương lai. Vậy bạn đã biết hệ thống viễn thông là gì chưa? Hãy cùng Jobsnew tìm hiểu về định nghĩa, cấu tạo và phân loại hệ thống viễn thông thông qua bài viết này nhé!


1. Định nghĩa hệ thống viễn thông là gì?

Quá trình truyền tải thông tin trong hệ thống viễn thông vô cùng phức tạp
Quá trình truyền tải thông tin trong hệ thống viễn thông vô cùng phức tạp

Hệ thống viễn thông là gì? Hệ thống này là một cơ chế truyền thông từ xa nhờ vào việc sử dụng sóng vô tuyến điện. Hệ thống tập hợp các nút kết nối lại với nhau. Thông qua hệ thống liên kết viễn thông, các nút có thể trao đổi thông tin với nhau. Các nút có thể kết nối với nhau để tạo ra đường dẫn truyền tải thông tin từ một điểm gốc đến một điểm đích.

Đơn giản hơn, hệ thống viễn thông là một cấu trúc kỹ thuật phức tạp. Chúng gồm các công nghệ, thiết bị và giao thức được sử dụng để truyền tải thông tin từ điểm này đến điểm khác. Cung cấp khả năng kết nối, giao tiếp trong mạng lưới. Đồng thời, cho phép truyền tải giọng nói, dữ liệu, hình ảnh và video. Quá trình này diễn ra thông qua các phương tiện như cáp quang, mạng di động, internet,…

2. Những bộ phận có trong hệ thống viễn thông là gì?

Để có cái nhìn rõ hơn về khái niệm “hệ thống viễn thông là gì?”, bạn cần hiểu thêm về các thành phần chính của nó. Một hệ thống viễn thông bao gồm 5 thành phần cơ bản sau:

Liên kết viễn thông giúp các thiết bị có khả năng kết nối với nhau
Liên kết viễn thông giúp các thiết bị có khả năng kết nối với nhau

2.1. Thiết bị mạng hệ thống viễn thông là gì?

Trong hệ thống viễn thông, thiết bị mạng là những thiết bị được khả năng kết nối với nhau nhờ vào các liên kết viễn thông. Thiết bị mạng bao gồm các hệ thống mạng máy tính được kết nối với nhau thông qua mạng LAN và mạng WAN .

  • Mạng LAN (Local Area Network): là một mạng cục bộ  trong một khu vực nhất định (văn phòng, tòa nhà, trường học). Mạng LAN sử dụng các công nghệ và giao thức mạng như Ethernet để kết nối các thiết bị mạng như máy tính, máy in, switch và hub với nhau.
  • Mạng WAN (Wide Area Network) được sử dụng rộng hơn, có thể trên phạm vi toàn cầu. Mạng WAN liên kết với các mạng LAN khác nhau thông qua các phương tiện truyền thông như cáp quang, kết nối vô tuyến và mạng di động. Để kết nối các mạng LAN với nhau trong mạng WAN, sử dụng các thiết bị đầu cuối như router, các thiết bị định tuyến và switch.

2.2. Máy trạm hệ thống viễn thông là gì?

Vai trò của máy trạm trong hệ thống viễn thông là gì? Máy trạm (máy chủ) đóng vai trò đảm bảo an toàn thông tin và hạn chế sự cố xảy ra với máy chủ. Chúng thường được cấu hình và quản lý để bảo vệ dữ liệu. Đồng thời thực hiện sao lưu, khôi phục, cài đặt các biện pháp bảo mật và giám sát hoạt động mạng. Điều này đảm bảo rằng mạng viễn thông hoạt động một cách an toàn và ổn định, ngay cả khi có sự cố xảy ra với máy chủ. Trong một hệ thống viễn thông, có thể trang bị rất nhiều loại máy trạm (máy chủ) khác nhau.

2.3. Hệ thống lưu trữ

Hệ thống lưu trữ có khả năng quá lý khối lượng dữ liệu khổng lồ
Hệ thống lưu trữ có khả năng quá lý khối lượng dữ liệu khổng lồ

Hệ thống lưu trữ chịu trách nhiệm lưu trữ và quản lý lượng dữ liệu khổng lồ với đa dạng kiểu định dạng khác nhau. Trong mạng viễn thông, dữ liệu được sinh ra từ nhiều nguồn khác nhau. Chúng cần được lưu trữ một cách an toàn. Các hệ thống này có khả năng lưu trữ, quản lý và bảo vệ dữ liệu theo các kiểu định dạng khác nhau. Chẳng hạn như văn bản, hình ảnh, âm thanh, video và các dữ liệu ứng dụng khác. Dữ liệu được lưu trữ trên các máy chủ từ xa, cho phép người dùng truy cập từ bất kỳ đâu và bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet.

2.4. Hệ thống quản trị hệ thống viễn thông là gì?

Hệ thống quản trị trong mạng viễn thông là gì? Đây là hệ thống quản lý và kiểm soát toàn bộ thiết bị và hoạt động của hệ thống mạng. Nó bao gồm quản trị hệ thống mạng thông tin, quản trị hệ thống máy trạm và máy chủ, cũng như quản trị phần cứng và phần mềm.

  • Quản trị hệ thống mạng thông tin: Hệ thống quản trị này dùng để kiểm soát và quản lý các thành phần mạng như bộ định tuyến (router), công cụ tường lửa (firewall), switch và các thiết bị mạng khác. Nó bao gồm việc giám sát, bảo mật và quản lý lưu lượng mạng để đảm bảo hoạt động ổn định và an toàn của mạng.
  • Quản trị hệ thống máy trạm và máy chủ: Hệ thống quản trị này dùng để quản lý và kiểm soát các máy trạm và máy chủ trong mạng. Đảm bảo tính toàn vẹn và an ninh của hệ thống. Bao gồm việc cài đặt các bản vá (patch), quản lý quyền truy cập và sao lưu dữ liệu.
  • Quản trị phần cứng và phần mềm: Chịu trách nhiệm quản lý và kiểm soát phần cứng và phần mềm trong mạng. Điều này bao gồm việc cài đặt, cấu hình, giám sát, bảo trì phần cứng như ổ cứng, bộ nhớ, vi xử lý, card mạng,…

2.5. Hạ tầng mạng

Nhiệm vụ chính của hạ tầng mạng trong hệ thống viễn thông là gì? Đây là tập hợp các công trình và cơ sở vật chất được xây dựng để hỗ trợ và phục vụ cho hoạt động của hệ thống mạng. Một số công trình hạ tầng mạng phổ biến như cột thu phát sóng, dây cáp,… Những công trình hạ tầng mạng này cùng nhau tạo nên hệ thống vật chất cần thiết để truyền thông và kết nối các thiết bị trong mạng viễn thông. Nhằm đảm bảo việc truyền dẫn tín hiệu và dữ liệu một cách hiệu quả và ổn định.

3. Phân loại hệ thống viễn thông

Internet là một hệ thống viễn thông nổi bật và phổ biến mà hầu hết mọi người đều biết. Tuy nhiên, thực tế là internet không phải là duy nhất hệ thống viễn thông tồn tại. Vậy một số dạng khác của hệ thống viễn thông là gì?

Hệ thống cố định cung cấp dịch vụ liên lạc, truyền thông tin trong phạm vi nhất định
Hệ thống cố định cung cấp dịch vụ liên lạc, truyền thông tin trong phạm vi nhất định

3.1. Hệ thống cố định 

Một số ví dụ về hệ thống viễn thông cố định bao gồm các dịch vụ sau để cung cấp truyền thông và liên lạc trong một phạm vi cụ thể:

  • Mạng điện thoại: Bao gồm dịch vụ điện thoại nội hạt, dịch vụ đường dài trong nước hoặc quốc tế. Thông qua mạng viễn thông cho phép thực hiện cuộc gọi trong một phạm vi cụ thể.
  • Dịch vụ truyền số liệu: Sử dụng để truyền dữ liệu giữa máy tính và máy tính, máy tính và mạng máy tính, mạng máy tính và mạng máy tính, máy tính/mạng máy tính và cơ sở dữ liệu.
  • Truyền hình hội nghị: Đưa các chương trình truyền hình hoặc tín hiệu đến một số địa điểm cụ thể theo yêu cầu của khách hàng
  • Dịch vụ thuê kênh: Cho phép tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp thuê một hoặc nhiều kênh thông tin để sử dụng cho mục đích truyền thông nội bộ
  • Dịch vụ Telex: Dịch vụ truyền tin nhắn chữ giữa các máy Telex thông qua trung tâm chuyển mạch với tốc độ 400 chữ cái/phút.
  • Điện báo: Dịch vụ truyền tin tức bằng chữ viết từ một bưu điện đến bưu điện khác thông qua mạng điện báo trong nước và quốc tế.
  • Facsimile (FAX): Sử dụng để truyền dữ liệu đã được in trên giấy, bao gồm văn bản, hình ảnh, biểu mẫu,… thông qua các thiết bị viễn thông trong nước và quốc tế.
  • Hệ thống tổng đài riêng: Gọi là tổng đài cơ quan hoặc PABX, được sử dụng để phục vụ thông tin nội bộ trong công ty, bệnh viện, khách sạn. 

3.2. Hệ thống di động 

Hệ thống di động bao gồm các phân loại sau:

  • Viễn thông di động mặt đất: Đây là hệ thống viễn thông di động vô tuyến hai chiều toàn cầu. Hệ thống này cho phép máy điện thoại di động thực hiện cuộc gọi và nhận cuộc gọi từ bất kỳ máy nào trong cùng hệ thống, bao gồm cả mạng điện thoại cố định. 
  • Mạng GPRS: Ngoài việc cung cấp dịch vụ cuộc gọi cho các thiết bị di động, hệ thống mạng viễn thông GPRS còn cung cấp nhiều dịch vụ hữu ích khác như:
  • Truyền dữ liệu đa phương tiện.
  • Truy cập mạng nội bộ từ xa.
  • Truy cập Internet.
  • Truy cập WAP trên nền GPRS.
  • Mạng 5G: Với sự phát triển của công nghệ, mạng GPRS đã được cải thiện với nhiều tiện ích và tốc độ vượt trội. Các mạng 3G, 4G và 5G là những sản phẩm phát triển trên nền tảng GPRS. Nó mang đến sự thuận tiện cho người dùng mạng di động.

Kết luận

Qua bài viết, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “hệ thống viễn thông là gì?”. Theo tôi, hệ thống viễn thông di động đã có một sự tiến bộ đáng kể. Nó mang đến cho chúng ta những tiện ích chưa từng thấy trước đây. Từ việc thực hiện cuộc gọi và nhận tin nhắn đến truy cập Internet và truyền dữ liệu đa phương tiện. Hệ thống viễn thông đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.

Hy vọng những thông tin Jobsnew cung cấp trong bài viết có thể hỗ trợ các bạn trong quá trình tìm hiểu về “hệ thống viễn thông là gì?”. Truy cập vào blog.jobsnew.vn để cập nhật thêm những kiến thức và thông tin có liên quan về lĩnh vực viễn thông. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các giáo trình hệ thống viễn thông để bổ sung kiến thức chuyên ngành.