5/5 - (1 bình chọn)

Đạo đức là gì? Từ nhỏ chúng ta đã được dạy về đạo đức, được dùng từ xa xưa để chỉ một yếu tố trong tính cách và giá trị của mỗi con người. Là hệ thống các quy tắc về chuẩn mực của cộng đồng và xã hội. Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc những công trạng tạo nên. Bài viết hôm nay Jobsnew sẽ giúp bạn phân tích khái niệm, phẩm chất và mối quan hệ với pháp luật của đạo đức là gì nhé!


1. Khái niệm và đặc điểm của đạo đức là gì?

Khái Niệm và Đặc Điểm Của Đạo Đức
Khái niệm và đặc điểm của đạo đức là gì?

1.1 Định nghĩa đạo đức và chuẩn mực đạo đức là gì?

Định nghĩa về đạo đức

Đạo đức là gì? Là một từ Hán Việt, được dùng từ xa xưa để chỉ một thành tố trong tính cách và giá trị của một con người. Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc những công trạng tạo nên. Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn.

Đạo đức có thể được nhìn thấy theo các góc độ sau:

Nghĩa hẹp: Đạo đức thể hiện nét đẹp trong phong cách sống của một người có hiểu biết và rèn luyện ý chí theo các bậc tiền nhân về các quy tắc ứng xử, các đường lối tư duy thanh tao tốt đẹp.

Nghĩa rộng hơn: Nghĩa rộng hơn, đạo đức trong một cộng đồng thể hiện qua những quy tắc ứng xử được áp dụng từ việc hợp với đạo lý xưa nay và phong tục của địa phương, cộng đồng đó. Tạo thành nét đẹp truyền thống văn hóa.

Nghĩa rộng: Đạo đức của cả một xã hội thường được xét đến khi xã hội đó bị hỗn loạn và thiếu chuẩn mực. Khi đó những bậc trí giả sẽ định ra những chuẩn mực cơ bản nhất để tạo dựng nên nền tảng đạo đức. Khi đã đạt đạo đức cơ bản nhất thì đó là đạo đức xã hội. Từ đó học tập đi lên thành các thành phần cao cấp hơn.

Định nghĩa về chuẩn mực đạo đức

Chuẩn mực đạo đức là gì? Là tổng hợp các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối với mỗi cá nhân hay nhóm xã hội, trong đó xác định ít nhiều sự chính xác về tính chất, mức độ, phạm vi, giới hạn của cái có thể, cái được phép, cái không được phép hay cái bắt buộc phải thực hiện trong hành vi xã hội của mỗi người, nhằm đảm bảo sự ổn định, giữ gìn trật tự, kỉ cương của xã hội.

Trong cuộc sống xã hội thường ngày, con người (các cá nhân và nhóm xã hội) thường xuyên thực hiện các hành vi xã hội nào đó nhằm đạt được hoặc thỏa mãn những nhu cầu, lợi ích nhất định. Chính con người đã xác lập và tạo dựng hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối với hành vi của mỗi cá nhân hay nhóm xã hội. Từ đó mà hình thành và xuất hiện trong xã hội hệ thống các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội. Chúng tham gia và phát huy tác dụng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống.

Dù chuẩn mực đạo đức là bất thành văn nhưng chúng đều là phương tiện định hướng, điều chỉnh các hành vi của cá nhân và các nhóm xã hội trong những điều kiện xã hội nhất định đồng thời là phương tiện kiểm tra xã hội đối với các hành vi của họ. Các chuẩn mực đạo đức không mang tính chất bất biến mà thường ở trong trạng thái động. Chúng thường xuyên vận động, biến đổi và phát triển cùng với sự phát triển của lịch sử xã hội loài người.

1.2 Các thành phần cấu tạo nên đạo đức là gì: Ý thức và hành vi

Nghe hai từ “đạo đức” có vẻ dễ dàng tuy nhiên nó lại mang hình thái khá phức tạp. Nắm bắt được cấu trúc của nó giúp bạn hiểu sâu hơn về thuật ngữ này.

Ý thức đạo đức là gì

Trong đạo đức, thành phần đầu tiên phải kể đến là ý thức. Ý thức đạo đức là gì? Là những nguyên tắc và chuẩn mực hành vi phù hợp mà con người dựa theo để hành xử, đồng thời cũng bao gồm cả mặt cảm xúc và tâm tư tình cảm của mỗi con người.

Xét trên phương diện là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức chính là sự thể hiện thái độ nhận thức của một ai đó trước những hành vi của mình dựa trên những quy chuẩn xã hội đặt ra trước đó. Nói như vậy có nghĩa là ý thức đạo đức chính là phần nhận thức của mỗi cá nhân trước một sự việc hiện tượng sắp xảy ra với mình. Nhờ có thành phần này mà hành động của mỗi người sẽ được hoàn thiện hơn.

Hành vi đạo đức là gì

Hành vi đạo đức là gì? CHính là những hành động được thực hiện bởi 1 cá nhân nào đó ra bên ngoài. Sẽ có hành vi hợp với quy chuẩn xã hội nhưng cũng có những hành vi không phù hợp. Vậy làm sao để phân biệt đâu là hành vi đạo đức và phi đạo đức?

Nhiều người sẽ nói rằng muốn phân biệt được hành vi đạo đức hay phi đạo đức chỉ cần nhìn vào kết quả. Tuy nhiên sự thật lại chưa hoàn toàn đúng, bởi vì có những thứ kết quả là sai nhưng nguyên nhân thì là bất đắc dĩ, trong trường hợp họ không còn sự lựa chọn nào khác. Động cơ hành vi rất quan trọng, một hành vi đạo đức cần phải có nguyên nhân vì lợi ích của người và cộng đồng.

2. Phẩm chất đạo đức là gì và ví dụ minh họa

Phẩm Chất Đạo Đức Là Gì và Ví Dụ Minh Họa
Phẩm chất đạo đức là gì và ví dụ minh họa

Phẩm chất có thể được hiểu là bản chất làm nên giá trị của mỗi người. Khi nói đến phẩm chất của một người, chúng ta thường nhìn nhận ở các góc độ như phẩm chất về chính trị, phẩm chất về đạo đức, phẩm chất về năng lực,…

2.1 Danh sách các phẩm chất đạo đức cơ bản

Như khái niệm về phẩm chất đạo đức là gì đã nêu ở mục trước, chúng ta có thể nêu ra được những phẩm chất cơ bản, tốt đẹp của con người. Ở mục này sẽ nói về những phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam – phẩm chất chung cơ bản của những con người thời đại mới được dựa trên những quan điểm đạo đức của Hồ Chí Minh.

– Thứ nhất, trong mối quan hệ đạo đức thì mối quan hệ giữa con người với đất nước, với dân tộc, với nhân dân là mối quan hệ lớn nhất.

Do đó, “trung với nước, hiếu với dân” là phẩm chất đạo đức cơ bản, quan trọng và bao trùm nhất. Trung, hiếu là các khái niệm đã có trong tư tưởng truyền thống của người dân Việt Nam từ bao đời và đã được Bác Hồ sử dụng để đưa vào nội dung tư tưởng. Trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và xã hội, cần phải biết đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết. Trung với nước, hiếu với dân là một định hướng đạo đức cho mỗi người dân Việt Nam không chỉ trong đấu tranh cách mạng mà còn lâu dài về sau.

– Thứ hai đó là phẩm chất yêu thương con người – một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất.

Phẩm chất này là sự kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp cùng với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, tinh thần nhân văn của nhân loại. Tình yêu thương là một tình cảm to lớn dành cho những người xung quanh.

Tình yêu thương ấy còn được thể hiện trong các mối quan hệ bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp với mọi nguòi trong quan hệ hằng ngày. Tình yêu thương theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh còn thể hiện đối với những người có sai lầm, khuyết điểm thế nhưng họ đã nhận thức được và cố gắng để sửa chữa, những người lầm đường lạc lối đã biết hối cải và thay đổi.

– Thứ ba, những phẩm chất khác cần có ở mỗi người đó chính là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

Đây cũng là một khái niệm đạo đức truyền thống đã được Hồ Chí Minh cải biến, đưa vào đó những nội dung và yêu cầu mới.

Cần có nghĩa là lao động cần cù, siêng năng, cần phải nhận thức rõ ràng rằng “lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mỗi chúng ta”. Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của dân, của nước, của bản thân mình từ những thứ to lớn đến những điều nhỏ nhất: không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, không hình thức, phô trương….

Liêm là “luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân”, “không xâm phạm một đồng xu, một hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân”, cần phải trong sạch, không tham lam, không tham địa vị, không tham tiền tài, không ham sung sướng, không ham người tâng bốc mình. Chính là không tà, thẳng thắn, đứng đắn.

Chí công vô tư là đem sự công bằng, vô tư để đối với người, với việc, phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, khi làm việc gì cũng phải nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ mình nên đi sau. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công vô tư; ngược lại, đã chí công vô tư, một lòng vì dân vì nước thì chắc chắn sẽ thực hiện tốt cần, kiệm, liêm, chính và có được nhiều những đức tính tốt khác.

2.2 Ví dụ về các phẩm chất đạo đức là gì trong thực tế

Ví dụ 1: Về phẩm chất đạo đức yêu thương con người:

Cần phải biết giúp đỡ những người gặp phải hoàn cảnh khó khăn, những người yếu thế trong xã hội.

Ví dụ 2: Về phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư:

  • Cần: Phải chăm chỉ, cần cù, chịu khó trong học tập, công việc, trong lao động…
  • Kiệm: Phải biết tiết kiệm từ những thứ nhỏ nhất trong cuộc sống: sách giáo khoa giữ sạch sẽ để có thể ủng hộ cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn sử dụng, tiết kiệm nước, điện, nguồn tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm tiền bạc một cách hợp lí, không phung phí…
  • Liêm: Không tham lam đồ của người khác, nhặt được đồ rơi phải trả lại người mất.
  • Chính: Biết đứng về lẽ phải, lên án những hành động xấu xa, thẳng thắn góp ý với những lỗi sai của người khác để giúp họ có thể sửa đổi.

Khám phá thêm nhiều công việc hấp dẫn tại: Jobsnew.vn

3. Chức năng và vai trò của đạo đức là gì?

Chức Năng và Vai Trò Của Đạo Đức Là Gì
Chức năng và vai trò của đạo đức là gì?

3.1 Chức năng cơ bản của đạo đức là gì?

– Chức năng giáo dục: Thông qua giáo dục, đạo đức góp phần hình thành những quan niệm cơ bản nhất, những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực đạo đức trong từng con người, giúp con người đánh giá được các hiện tượng xã hội, xác lập khả năng lựa chọn

– Chức năng điều chỉnh hành vi: Đây là chức năng quan trọng nhất của đạo đức được thể hiện chủ yếu bằng hai phương thức. Một là sử dụng sức mạnh của dư luận để động viên, khuyến khích những chủ thể có đạo đức và hành vi tốt đẹp, phê phán, lên án nghiêm khắc những hành vi gây ảnh hưởng xấu đến người khác, đến cộng đồng. Thứ hai là bản thân chủ thể của đạo đức phải tự nguyện, tự giác điều chỉnh hành vi của mình trên cơ sở những chuẩn mực của đạo đức.

– Chức năng nhận thức: Chức năng này bao gồm nhận thức và tự nhận thức. Nhận thức bao gồm quá trình hướng nội và hướng ngoại. Nhận thức hướng ngoại lấy chuẩn mực, giá trị, đời sống đạo đức xã hội làm đối tượng, là quá trình đánh giá, tiếp thu hệ thống những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội. Tự nhận thức là quá trình đánh giá, tự thẩm định, tự đối chiếu những nhận thức, hành vi đạo đức của mình với chuẩn mực giá trị chung của cộng đồng.

3.2 Vai trò của đạo đức là gì trong xã hội và đời sống cá nhân

Đạo đức có vai trò rất lớn trong đời sống xã hội và trong đời sống của con người, đạo đức là vấn đề thường xuyên được đặt ra và giải quyết nhằm đảm bảo cho cá nhân và cộng đồng tồn tại phát triển. Sống trong xã hội, người ta ai cũng phải suy nghĩ về những vấn đề đạo đức để tìm ra những con đường, cách thức và phương tiện hoạt động nhằm kết hợp lợi ích của mình và cộng đồng, từ đó bảo đảm cho sự tồn tại, phát triển của chính mình và cộng đồng.

Vai trò của đạo đức còn được biểu hiện thông qua các chức năng cơ bản của đạo đức: Chức năng điều chỉnh hành vi, chức năng giáo dục, chức năng nhận thức như đã trình bày ở phần trên.

Ngày nay để xây dựng xã hội mới, chúng ta đang cần có những con người mới. Những con người phát triển toàn diện cả đức và tài. Tuy nhiên, cần chú ý trong quan hệ giữa đức và tài hôm nay, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn lưu ý, nhắc nhở chúng ta phải coi trọng cả tài và đức nhưng phải lấy đức là gốc. Bởi lẽ tài năng chỉ có thể phát triển lâu bền trên nền của đức và tài năng chỉ có thể hướng thiện trên gốc của đức.

4. Phân biệt mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật

Phân Biệt và Mối Quan Hệ giữa Đạo Đức và Pháp Luật
Phân biệt mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật

4.1 Phân biệt đạo đức và pháp luật về khái niệm, nguồn gốc, nội dung

Đạo đức và pháp luật đều là hệ thống các qui tắc xử sự chung, chuẩn mực xã hội, giúp con người tự giác điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp với lợi ích cộng đồng, xã hội.

Tuy nhiên, đạo đức khác với pháp luật ở chỗ:

– Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức không có tính cưỡng bức, cưỡng chế mà mang tính tự nguyện, các chuẩn mực đạo đức không được ghi thành văn bản pháp qui.

– Phạm vi điều chỉnh và ảnh hưởng của đạo đức rộng hơn pháp luật, pháp luật chỉ điều chỉnh những hành vi liên quan đến chế độ xã hội, chế độ Nhà nước còn đạo đức bao quát mọi lĩnh vực của thế giới tinh thần.

– Pháp luật chỉ làm rõ những mẫu số chung nhỏ nhất của các hành vi hợp lẽ phải, hành vi đạo lí đúng đắn tồn tại bên trên luật.

4.2 Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật: Tác động qua lại

Đạo đức là những chuẩn mực mà xã hội thừa nhận nó để điều chỉnh hành vi của con người. Pháp luật cũng vậy, nhưng pháp luật là do nhà nước – giai cấp thống trị lập ra để bảo vệ giai cấp mình, bảo vệ nhân dân, bắt buộc con người ở trong hoàn cảnh đó phải xử sự như vậy. Pháp luật ban hành dựa trên những chuẩn mực đạo đức, những tập quán, hành vi mà con người xử sự, chấp nhận nó. Pháp luật là đạo đức nhưng đạo đức chưa hẳn là pháp luật.

VD: Pháp luật hôn nhân gia đình cấm những người có quan hệ trong phạm vi 3 đời kết hôn với nhau. Ở ngoài xã hội cũng không có ai chấp nhận những người này được kết hôn với nhau.

Tuy nhiên vấn đề khác biệt nhất ở đây đó là:

Đạo đức do con người thừa nhận, những hành vi bị xem là vô đạo đức không bị chủ thể nào áp dụng các biện pháp chế tài. Vì mỗi con người xem xét mỗi hành vi đó dưới nhiều góc độ khác nhau, vào quan niệm chủ quan của họ.

Pháp luật đã được nhà nước ban hành bắt buộc mọi người ở trong hoàn cảnh đó phải xử sự như vậy. Do đó hành vi bị coi là vi phạm pháp luật sẽ bị chủ thể – Nhà nước áp dụng các biện pháp chế tài, nó mang tính giáo dục những người khác trong xã hội và nhờ có pháp luật xã hội của chúng ta có sự công bằng, bình đẳng.

5. Câu hỏi thường gặp về đạo đức là gì và đáp án

Câu Hỏi Thường Gặp và Đáp Án
Câu hỏi thường gặp về đạo đức là gì và đáp án

5.1 Chức năng cơ bản của đạo đức là gì?

– Chức năng giáo dục: Thông qua giáo dục, đạo đức góp phần hình thành những quan niệm cơ bản nhất, những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực đạo đức trong từng con người; giúp con người đánh giá được các hiện tượng xã hội, xác lập khả năng lựa chọn.

– Chức năng điều chỉnh hành vi: Đây là chức năng quan trọng nhất của đạo đức được thể hiện chủ yếu bằng hai phương thức. Một là sử dụng sức mạnh của dư luận để động viên, khuyến khích những chủ thể có đạo đức và hành vi tốt đẹp, phê phán, lên án nghiêm khắc những hành vi gây ảnh hưởng xấu đến người khác, đến cộng đồng. Thứ hai là bản thân chủ thể của đạo đức phải tự nguyện, tự giác điều chỉnh hành vi của mình trên cơ sở những chuẩn mực của đạo đức.

– Chức năng nhận thức: Chức năng này bao gồm nhận thức và tự nhận thức. Nhận thức bao gồm quá trình hướng nội và hướng ngoại. Nhận thức hướng ngoại lấy chuẩn mực, giá trị, đời sống đạo đức xã hội làm đối tượng, là quá trình đánh giá, tiếp thu hệ thống những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội. Tự nhận thức là quá trình đánh giá, tự thẩm định, tự đối chiếu những nhận thức, hành vi đạo đức của mình với chuẩn mực giá trị chung của cộng đồng.

5.2 Quan niệm về đạo đức theo Kinh Dịch

Đạo (道) theo quan niệm của người xưa là con đường, là năng lực phổ biến điều hành mọi sự mọi sự vận động và biến hóa không ngừng của vạn vật và sự việc quanh ta. Đạo trong Kinh Dịch đặt trên nền tảng thiên kinh địa nghĩa: trật tự xã hội phản ánh trật tự vũ trụ.

Không có một đấng tối cao nào có thể tùy tiện ban phúc giáng họa mà chỉ còn các nguyên lý vô ngã Âm Dương, ngã 我 = tôi, vô ngã = không có cái tôi, mà theo ngôn ngữ hiện đại được hiểu là quy luật khách quan. Nói một cách khác theo ngôn ngữ của chúng ta ngày nay thì Đạo là quy luật xảy ra xung quanh ta không tùy thuộc vào ý nguyện cá nhân của bất cứ ai.

Đức 德 là hiểu Đạo. Đức là mức độ tập trung của Đạo ở một con người. Nói theo ngôn từ ngày nay Đức là trình độ năng lực nắm vững và vận dụng quy luật. Trình độ cao bao nhiêu thì Đức dày bấy nhiêu.

5.3 Khái niệm về đạo đức giả

Vi phạm đạo đức là gì? Có phải đạo đức giả hay không? Ngược lại với đạo đức là đạo đức giả. Cùng với những thói ích kỷ, đố kị, xu nịnh, a dua, thói đạo đức giả là một thói xấu đang hoành hành mối quan hệ giữa con người và con người. Nó làm mất dần vẻ chân thực vốn có của đời sống xã hội. Nạn đạo đức giả sẽ làm suy yếu nền văn hóa của một đất nước.


Kết luận

Đạo đức là một phẩm chất quan trọng cần thiết cho mỗi con người. Rèn luyện đạo đức là một quá trình lâu dài, cần có sự kiên trì và nỗ lực. Mỗi người cần ý thức được tầm quan trọng của đạo đức và rèn luyện đạo đức của bản thân để trở thành một người có ích cho xã hội.

Đạo đức vốn dĩ đã tồn tại từ bao đời nay và chúng ta đã được dạy bảo từ khi còn nhỏ, nhưng không chỉ dừng lại ở yếu tố trong tính cách và giá trị của mỗi con người, mà qua bài viết này bạn được hiểu nhiều hơn về phẩm chất và mối quan hệ của đạo đức là gì với pháp luật.

Bài viết trên chúng ta đã cùng đi tìm hiểu về đạo đức là gì. Mong rằng bài viết sẽ mang lại nhiều giá trị đến bạn. Theo dõi Jobsnew Blog để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích và nhanh chóng nhất nhé!