Đánh giá

Laravel là thuật ngữ quen thuộc với cộng đồng lập trình viên. Nó là công cụ hữu hiệu giúp phát triển các ứng dụng, phần mềm dựa trên mô hình MVC. Vậy Laravel thực chất là gì? Lộ trình học Laravel cho người mới bắt đầu như thế nào? Hãy cùng Jobsnew khám phá các bí mật trong quá trình học Laravel trong bài viết dưới đây nhé.


1. Laravel: Khái niệm và lý do nên học

1.1. Định nghĩa Laravel và PHP Framework

Trước khi tìm hiểu quá trình học Laravel, chúng ta cần nắm rõ Laravel là gì? Laravel là mã nguồn mở miễn phí, được phát triển nhằm mục đích giúp các lập trình viên phát triển các phần mềm, ứng dụng theo mô hình MVC (Model – View – Controller). Nó được tạo ra bởi Taylor Otwell và được ra mắt vào năm 2011.

PHP Framework được biết đến là thư viện với tài nguyên có sẵn, là tiền đề phát triển các ứng dụng web được lập trình bằng ngôn ngữ PHP. Bằng cách cung cấp 1 cấu trúc cơ bản để xây dựng ứng dụng, PHP Framework thúc đẩy nhanh chóng quá trình phát triển ứng dụng, giúp bạn tiết kiệm thời gian trong quá trình viết code.

Laravel là gì
Khái niệm Laravel

1.2. Tại sao Laravel lại quan trọng trong lập trình web?

Laravel là một công cụ hỗ trợ tuyệt vời trong quá trình lập trình, bởi nó có nhiều ưu điểm như:

  • Giúp đưa các ý tưởng thành hiện thực mà không bị lãng phí mã
  • Sử dụng các tiêu chuẩn mã hóa hiện đại, được bao quanh bởi cộng đồng lớn với hệ thống các công cụ hỗ trợ mạnh mẽ
  • Nguồn tài nguyên có sẵn, vô cùng phong phú, dễ sử dụng đối với các lập trình viên
  • Sử dụng các tính năng mới nhất của PHP
  • Tích hợp với dịch vụ mail, giúp bạn có thể gửi thư qua các dịch vụ dựa trên nền tảng đám mây hoặc local 
  • Di chuyển Database dễ dàng và nhanh chóng 
  • Giảm chu kỳ phát triển của sản phẩm do Framework giúp tích hợp nhanh hơn
  • Laravel hỗ trợ hiệu quả cho việc thiết lập website trong thời gian ngắn
  • Tốc độ xử lý nhanh và có tính bảo mật cao
  • Tùy chỉnh cấu hình cache
  • Sử dụng công cụ tích hợp dòng lệnh giúp tạo khung code và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu hiệu quả

1.3. Tính năng nổi bật của Laravel framework

Một trong những lý do nên theo học Laravel là vì nó có chứa nhiều tính năng tuyệt vời, giúp ích cho các lập trình viên như:

  • Authentication: Cung cấp các tính năng xác thực và phân quyền, hỗ trợ trong việc xây dựng các hệ thống đăng nhập an toàn và dễ dàng
  • Routing: Định nghĩa các tuyến đường URL và xử lý các yêu cầu dễ dàng
  • Blade Templating Engine: Cho phép người soạn thảo mã PHP cơ bản trong layout shape, giúp giảm thiểu 1 số thao tác
  • Eloquent ORM: Giúp tương tác với cơ sở dữ liệu dễ dàng bằng cách sử dụng các đối tượng PHP 
  • Migrations: Tạo các trường trong cơ sở dữ liệu, thêm cột vào bảng, tạo mối quan hệ giữa các bảng,…
  • Queueing: Cho phép các nhà phát triển xử lý các tác vụ nền một cách hiệu quả, tăng tốc độ và hiệu suất của ứng dụng
  • Unit Testing: Kiểm tra lỗi sai

2. Bước đầu tiên trong học Laravel

2.1. Chuẩn bị môi trường và cài đặt Laravel

Hiện nay, cộng đồng lập trình tương đối lớn, để tự học Laravel từ A đến Z cũng không quá khó khăn. Bạn có thể tham gia vào cộng đồng IT hoặc trang Laracast để bổ sung tài liệu từ cơ bản. Bước đầu tiên trong lộ trình học Laravel đó chính là chuẩn bị môi trường và cài đặt Laravel.

Trước khi học, bạn cần tạo môi trường để chạy các đoạn code PHP và quản lý Database. Với XAMPP, bạn sẽ có sẵn một môi trường server với PHP mà không cần ứng dụng nào hỗ trợ. Để cài đặt được Laravel về máy, thì ngoài chuẩn bị môi trường, bạn cần cài đặt Composer – công cụ quản lý thư viện của PHP.

Laravel cơ bản
Chuẩn bị môi trường và cài đặt Laravel

Sau khi cài đặt thành công Composer, bước tiếp theo là tạo Project Laravel đầu tiên với các bước đơn giản sau:

  • Bước 1: Thao tác lệnh Composer bằng cmd, mở cửa sổ cmd bằng cách nhấn tổ hợp phím “window + R”, gõ “cmd”, nhấn “Ok” để mở cửa sổ cmd Window
  • Bước 2: Viết lệnh: “cd C:\xampp\htdocs” và nhấn Enter
  • Bước 3: Tạo Project Laravel với tên là myproject bằng lệnh: “composer create-project laravel/laravel myproject”
  • Bước 4: Kiểm tra trong thư mục C:\xampp\htdocs xem có “myproject” được tạo chưa, nếu mở thư mục “myproject” mà có các file sau đây là thành công.

2.2. Hiểu về Migrations và Eloquent models

Để học Laravel hiệu quả, bạn cần hiểu về Migrations và Eloquent models. Migrations là một tính năng cho phép bạn thay đổi cấu trúc và dữ liệu trong Database một cách dễ dàng. Thay vì viết SQL bằng tay, Migrations sử dụng Ruby DSL để thay đổi hệ thống dữ liệu một cách độc lập.

Eloquent models là một module có trong Laravel core, giúp cho người lập trình tương tác với dữ liệu trong Database dễ dàng, đơn giản và linh hoạt hơn. Khi sử dụng Eloquent models, mỗi bảng trong Database sẽ được gắn với 1 module riêng. Nhờ có nó mà chúng ta có thể tương tác với dữ liệu trong bảng đó như đọc, chỉnh sửa, thêm hoặc xóa dữ liệu.

2.3. Làm quen với Routing và Views trong Laravel

Routing và Views là những kiến thức Laravel cơ bản mà bạn cần tìm hiểu khi muốn học Laravel. Routing là một tính năng có tác dụng định nghĩa các tuyến đường URL và xử lý các yêu cầu dễ dàng. Ở trong Laravel, chúng ta có thể hoàn toàn xử lý các dữ liệu trong phần Router.

Còn Views là nơi hiển thị những gì chúng ta thấy trên trình duyệt, chủ yếu là cấu trúc HTML. Views chứa trong thư mục /resources/views/ .Views sử dụng cấu trúc Blade Templates, nên tên file của views sẽ là: name.blade.php, trong đó name là tên Views bất kỳ.

3. Xây dựng ứng dụng cơ bản với Laravel

3.1. Tạo Layout và Views đơn giản

Tạo Layout và Views đơn giản thông qua các bước sau:

  • Bước 1: Xác định Layout. Views được lưu trữ tại /resources/views/. Vì vậy hãy xác định một View Layout mới trong /resources/views/layouts/app.blade.php/
lộ trình học Laravel
Xác định Layout
  • Bước 2: Xác định Layout con. Xác định một view có chứa một form để tạo mới task cũng như hiển thị một bảng danh sách tasks đang tồn tại. Hãy xác định một view trong /resources/views/tasks.blade.php/
lộ trình học Laravel
Xác định Layout con

3.2. Cài đặt Task

Để cài đặt Task vào Laravel, bạn có thể tham khảo quy trình sau:

  • Bước 1: Tạo Task. Để tạo Task, bạn sử dụng lệnh “Artisan make:command. Sau khi chạy lệnh này, tập PHP có tên ProcessData xuất hiện trong thư mục App/Console/Commands của ứng dụng Laravel.
  • Bước 2: Cấu hình Task. Mở tệp PHP vừa tạo và chỉnh sửa phương thức “handle” để cấu hình chức năng của Task
  • Bước 3: Đăng ký Task. Để đăng ký Task, hãy mở tệp App/Console/Kernel.php và thêm Task vào trong phương thức Commands.
  • Bước 4: Chạy Task. Sử dụng lệnh Artisan để chạy Task

4. Phát triển kỹ năng Laravel: Từ cơ bản đến nâng cao

4.1. Kiến thức cơ bản cần nắm vững

Để học Laravel hiệu quả, thì ngoài hiểu khái niệm thì bạn cần nắm vững các kiến thức cơ bản. Dưới đây là những điều bạn cần biết về Laravel:

  • Mô hình MVC: Là mẫu kiến trúc phần mềm trên máy tính nhằm mục đích tạo lập giao diện cho người dùng. Nó được chia thành 3 thành phần có khả năng tương tác với nhau và tách biệt các nguyên tắc nghiệp vụ với giao diện người dùng.
  • Laravel Artisan: Là giao diện Command-line có sẵn trong Laravel, cung cấp một lượng lớn câu lệnh Commands hỗ trợ lập trình viên trong quá trình xây dựng ứng dụng. Nó giúp giảm thiểu thời gian viết code và tự động hóa một số công việc.
  • Middleware: Middleware nằm giữa Router và Controller, có nhiệm vụ lọc Request có đủ điều kiện cho phép tiếp tục thực hiện các hàm trong Controller.
  • Eloquent ORM: Cung cấp 1 API ActiveRecord đơn giản và tiện lợi cho việc giao tiếp với Database. Các Database Table khác nhau sẽ ứng với Model riêng, Model cho phép tương tác với dữ liệu trong bảng, nên dễ bảo trì code. 
Laravel là gì
Nắm vững kiến thức cơ bản

4.2. Học từ cơ bản đến nâng cao qua các dự án thực tế

Một trong những phương pháp học Laravel hiệu quả đó chính là học qua các dự án thực tế. Thông qua các dự án này, bạn sẽ có thể hình dung rõ hơn về Laravel cũng như biết cách xây dựng những ứng dụng cơ bản. Bạn có thể tìm kiếm các dự án thông qua cộng đồng IT hay tham gia vào các công ty trong lĩnh vực này. 

Khi đã có nền tảng căn bản về Laravel, bạn có thể mở rộng thêm kiến thức của mình bằng cách xây dựng các trang web, ứng dụng có nhiều tính năng chuyên nghiệp hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng kiến thức vào các dự án phức tạp hơn, yêu cầu tính bảo mật và an toàn của người dùng.

4.3. Tham gia các khóa học Laravel online

Học Laravel online cũng là một trong những cách phát triển kiến thức và kỹ năng Laravel hiệu quả. Nếu bạn không có quá nhiều thời gian mà vẫn muốn học Laravel, thì có thể tham khảo một trong các khóa học sau:

  • Khóa học lập trình Laravel từ cơ bản đến nâng cao của Unica. Khóa học này cung cấp các kiến thức, kỹ năng xây dựng ứng dụng web hoàn chỉnh trên Laravel và phát triển các công cụ khác. Khi tham gia khóa học, có có cơ hội tiếp cận các dự án thực tế và Mini Projects để áp dụng kiến thức.
  • Khóa học lập trình Laravel Framework của Trung tâm đào tạo tin học Khoa Phạm. Các bài học tại đây đều được giảng dạy bởi những chuyên gia dày dặn kinh nghiệm. Sau khi học xong khóa học, học viên có thể tự phân tích quy trình thiết kế và lập ra một website hoàn chỉnh. Kết thúc khóa học, bạn sẽ được cấp chứng chỉ có hiệu lực trên cả nước.
  • Khóa học lập trình Laravel của ZendVN. Nội dung kiến thức được trình bày theo phương pháp mới, cô đọng, chất lượng hơn, bám sát vào thực tế, giúp học viên năm kiến thức nhanh chóng và có thể áp dụng vào công việc.

Kết luận

Bài viết trên đã giới thiệu các nội dung xoay quanh quá trình học Laravel như khái niệm, tính năng, một số cách tạo và xây dựng các ứng dụng cơ bản trong Laravel. Qua bài viết, Jobsnew nhận thấy, Laravel là công cụ tuyệt vời, giúp quá trình làm việc của lập trình viên dễ dàng hơn. Việc học Laravel cũng không quá khó, bạn có thể dựa vào thông tin trên để tìm kiếm cách thức học phù hợp cho bản thân nhé.

Và nếu bạn muốn tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích như trên, thì đừng quên theo dõi Jobsnew Blog. Chúc các bạn đạt kết quả tốt nhất khi học Laravel và xác định được hướng đi của mình trong tương lai nhé.