CSR đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Với việc các công ty đặt mục tiêu tạo ra tác động tích cực đối với xã hội và môi trường, CSR đã trở thành một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của họ. Bài viết dưới đây Jobsnew sẽ cùng bạn khám phá CSR là gì, tầm quan trọng của nó, cách triển khai hiệu quả, cùng với các ví dụ doanh nghiệp thực hiện CSR tại Việt Nam nhé!
1. CSR là gì?
CSR là gì? CSR là viết tắt của từ gì? Đây là thuật ngữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh là Corporate Social Responsibility. Dịch sang tiếng Việt có thể hiểu là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Thuật ngữ này dùng để nói đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngoài mục tiêu kinh tế, lợi nhuận kinh doanh thì họ vẫn phải đảm bảo gắn với lợi ích xã hội, duy trì đạo đức kinh doanh và có những đóng góp phát triển kinh tế vững bền, đảm bảo lợi ích của các đối tượng hữu quan xung quanh.
2. Mô hình CSR tại Việt Nam
Tại Việt Nam, các kế hoạch, mô hình triển khai CSR là gì, CSR là vị trí gì trong doanh nghiệp? Hiện tại , các mô hình CSR ở nước ta chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như:
- Trách nhiệm CSR với khách hàng
- Trách nhiệm CSR với người lao động
- Trách nhiệm CSR với cộng đồng xã hội
- Trách nghiệm CSR với môi trường
3. Lý do doanh nghiệp cần thực hiện CSR là gì?
Sau khi đã tìm hiểu định nghĩa CSR là gì, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu tầm quan trọng của việc doanh nghiệp cần thực hiện CSR là gì. Có rất nhiều lý do để một doanh nghiệp áp dụng CSR:
3.1. Tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh
Một công ty quan tâm đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ xây dựng được lòng tin và uy tín trong cộng đồng. Với sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để khác biệt, nổi bật so với các đối thủ, công ty cần chứng minh được với công chúng rằng doanh nghiệp của bạn có trách nhiệm xã hội, sẵn sàng bảo vệ lợi ích của các bên liên quan.
3.2. Cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn hấp dẫn
Các nhà đầu tư ngày càng quan tâm đến các doanh nghiệp có hoạt động CSR hiệu quả, bởi họ nhận thức được rằng những doanh nghiệp này có khả năng quản trị rủi ro tốt hơn và mang lại lợi nhuận bền vững. Bên cạnh đó các quỹ đầu tư ESG (môi trường, xã hội và quản trị), quỹ của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ,… luôn có những ưu tiên dành cho các doanh nghiệp thực hiện tốt hoạt động CSR.
3.3. Tối thiểu hoá chi phí và tăng doanh thu dài hạn
Doanh nghiệp có thể áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng, sử dụng tài nguyên hiệu quả, tái chế và tái sử dụng vật liệu để giảm chi phí sản xuất và vận hành. Các hoạt động CSR giúp nâng cao tinh thần và ý thức làm việc của nhân viên, từ đó tăng năng suất lao động và giảm chi phí tuyển dụng, đào tạo.
Ngày nay, khách hàng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội và môi trường. CSR giúp doanh nghiệp nâng cao thương hiệu, tạo dựng uy tín, tiếp cận được với nhiều khách hàng tiềm năng từ đó góp phần gia tăng doanh thu dài hạn của doanh nghiệp.
4. Các loại CSR phổ biến mà doanh nghiệp thực hiện
Hoạt động CSR là gì? Có nhiều loại CSR mà doanh nghiệp có thể thực hiện, tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động, mục tiêu và nguồn lực của doanh nghiệp. Dưới đây là một số loại CSR phổ biến:
4.1. Doanh nghiệp có trách nhiệm bảo vệ môi trường
Trách nhiệm môi trường đòi hỏi các công ty giảm tác động tiêu cực của hoạt động kinh doanh lên môi trường. Các biện pháp bền vững bao gồm giảm lượng khí thải carbon, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và thúc đẩy cân bằng sinh thái.
Điều này bao gồm sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, quản lý chất thải, tái chế và tiêu dùng có trách nhiệm. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ các sáng kiến giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học cũng là một phần quan trọng của trách nhiệm này.
4.2. Doanh nghiệp thực hiện CSR qua các hoạt động thiện nguyện
Các doanh nghiệp thường thực hiện các hoạt động thiện nguyện như tài trợ cho tổ chức từ thiện, tổ chức các sự kiện từ thiện và khuyến khích nhân viên tham gia vào các hoạt động tình nguyện. Các lĩnh vực thiện nguyện mà các doanh nghiệp hay tập trung vào đó là: Giáo dục, y tế, hỗ trợ đồng bào dân tộc miền núi,….
4.3. Hỗ trợ cộng đồng
Các doanh nghiệp thường đóng góp vào phát triển cộng đồng thông qua việc xây dựng và cải thiện cơ sở hạ tầng, như xây dựng đường điện, cấp nước và các công trình công cộng. Họ cũng cung cấp các dịch vụ y tế và giáo dục miễn phí hoặc giảm giá, nhằm cải thiện điều kiện sống và nâng cao tri thức cho cộng đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp thường hỗ trợ bằng cách tạo ra việc làm, giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm giúp kinh tế địa phương phát triển.
4.4. Chăm sóc người lao động
Hoạt động đó bao gồm việc đảm bảo môi trường làm việc an toàn và tích cực, cũng như cung cấp các chính sách phúc lợi như bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, việc cung cấp cơ hội đào tạo và phát triển nghề nghiệp cho nhân viên cũng giúp tạo ra một môi trường làm việc truyền cảm hứng và thúc đẩy sự phát triển cá nhân và chuyên môn của họ.
4.5. Tuân thủ tiêu chuẩn xã hội
Doanh nghiệp đảm bảo thực hiện các hoạt động kinh doanh không vi phạm pháp luật, gây hại cho cộng đồng và môi trường. Đồng thời, đảm bảo thực hiện đạo đức kinh doanh đảm bảo quyền lợi của đối tác, khách hàng và người lao động.
5. Chiến lược và kế hoạch tiếp thị hiệu quả CSR là gì?
Chúng ta đã hiểu được tầm quan trọng của hoạt động CSR là gì, vậy các chiến lược và kế hoạch tiếp thị hiệu quả CSR là gì? Dưới đây là một số chiến lược và kế hoạch tiếp thị cụ thể:
5.1. Truyền đạt thông điệp ý nghĩa
Truyền đạt thông điệp CSR không chỉ đơn thuần là việc thông báo về các hoạt động xã hội, mà còn phải tập trung vào việc diễn đạt ý nghĩa sâu sắc của những nỗ lực này đối với cộng đồng và môi trường. Bằng cách này, doanh nghiệp không chỉ gửi đi thông điệp mà còn tạo ra một hiệu ứng lan tỏa tích cực đến cộng đồng.
5.2. Quan tâm đến nhân viên và chính sách phúc lợi
Một phần quan trọng của chiến lược CSR hiệu quả là chăm sóc nhân viên. Nhà quản trị công ty cần nhận thức rằng nhân viên là nguồn lực quan trọng và là một phần không thể thiếu trong việc thực hiện mục tiêu xã hội của doanh nghiệp. Một số việc doanh nghiệp có thể thực hiện bao gồm việc tạo ra chính sách phúc lợi nhân viên toàn diện, đảm bảo môi trường làm việc an toàn, công bằng, cơ hội phát triển nghề nghiệp và thăng tiến,….
5.3. Tạo báo cáo CSR phát triển bền vững cho doanh nghiệp
Việc tạo ra báo cáo CSR không chỉ thông báo về việc thực hiện trách nhiệm pháp lý mà còn là một cơ hội để doanh nghiệp kể lại câu chuyện của mình, làm nổi bật những thành tựu và cam kết xã hội của mình.
Báo cáo CSR phát triển bền vững không chỉ tập trung vào việc đánh giá về mặt số liệu mà còn phản ánh sâu sắc về tầm ảnh hưởng và giá trị xã hội mà doanh nghiệp mang lại. Điều này tạo ra một cơ hội để tương tác tích cực với cổ đông, nhà đầu tư và cộng đồng, đồng thời thúc đẩy sự minh bạch và tin cậy trong hoạt động kinh doanh.
6. Ví dụ về CSR tại Việt Nam
Bên cạnh việc hiểu CSR là gì, lý do thực hiện CSR là gì, chúng ta cũng nên tìm hiểu về các chiến dịch thực hiện CSR nổi tiếng của các doanh nghiệp tại Việt. Dưới đây là một số ví dụ tiêu biểu:
6.1. Chiến dịch “I Love Vietnam” của Honda
Từ những năm 2003 đến nay, Honda đã thực hiện rất thành công chiến dịch “Tôi yêu Việt Nam – I Love Vietnam”. Chiến dịch này tập trung vào việc thúc đẩy việc đội mũ bảo hiểm khi lái xe máy và tuyên truyền về ý thức bảo vệ môi trường trong việc sử dụng phương tiện di chuyển.
Honda đã tổ chức các hoạt động như phát miễn phí mũ bảo hiểm cho người đi xe máy, tổ chức các buổi hội thảo và chiếu phim về an toàn giao thông, cùng với việc tặng nhiều phần quà và giải thưởng cho những tấm gương, hành động tích cực.
Chiến dịch đã có tác động tích cực đối với cộng đồng bằng cách nâng cao nhận thức về an toàn giao thông và ý thức bảo vệ môi trường, từ đó giảm thiểu tai nạn giao thông và giúp bảo vệ môi trường sống xanh sạch đẹp hơn. Cũng nhờ vào chiến dịch này mà tên tuổi Honda đã không còn xa lạ với bất kỳ người Việt Nam nào.
6.2. Quỹ “Vươn Cao Việt Nam” của Vinamilk
Hãng sữa nổi tiếng Vinamilk đã có những đóng góp đáng kể trong việc thực hiện CSR, nhất là thông qua quỹ “Vươn Cao Việt Nam” thành lập từ năm 2018. Chương trình này nhằm mục tiêu hỗ trợ trẻ em, đã mang lại hơn 37 triệu ly sữa cho hơn 460.000 trẻ em trên toàn quốc, từ Hà Giang đến Cà Mau.
Hơn nữa, Vinamilk còn phát động nhiều chiến dịch khác như “Một triệu cây xanh” và “Triệu ly sữa yêu thương, triệu nụ cười hạnh phúc”, cùng với nhiều sự kiện và chương trình khác, đóng góp tích cực vào cộng đồng và môi trường sống.
6.3. Chiến dịch “Sài Gòn ơi, đừng bỏ bữa” do Grab thực hiện
Chiến dịch “Sài Gòn ơi, đừng bỏ bữa” là một sáng kiến đầy ý nghĩa của Grab nhằm hỗ trợ người dân gặp khó khăn trong giai đoạn đại dịch Covid-19. Chiến dịch được triển khai từ tháng 7 năm 2021, với mục tiêu mang đến những bữa ăn miễn phí cho những người lao động nghèo, người già neo đơn, người bán vé số,…
Sau hơn 1 tháng triển khai, chiến dịch đã trao tặng hơn 100.000 suất ăn miễn phí cho người dân gặp khó khăn. Chiến dịch đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ cộng đồng, với nhiều cá nhân và tổ chức tham gia đóng góp, hỗ trợ.
Đây có thể được coi là một ví dụ điển hình về hoạt động CSR hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng. Chiến dịch đã góp phần xây dựng hình ảnh đẹp của Grab trong lòng người dân, đồng thời khẳng định cam kết của Grab trong việc đóng góp cho sự phát triển bền vững của xã hội.
Kết luận
CSR – Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một trong những vấn đề đáng chú ý mà các doanh nghiệp cần quan tâm. Với tôi, một doanh nghiệp kinh doanh có trách nhiệm sẽ rất dễ tạo được một sợi dây kết nối với khách hàng, người lao động và các đối tác xung quanh. Tuy nhiên việc thực hiện trách nhiệm này, các doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm túc và triển khai liên tục trong một thời gian dài, gắn với tuyên bố sứ mệnh mà doanh nghiệp đã công bố trước đó.
Bài viết trên chắc hẳn đã giúp bạn đọc hiểu được khái niệm CSR là gì, tầm quan trọng của CSR là gì đối với sự phát triển bền vững và các mô hình áp dụng CSR tiêu biểu. Nếu bạn cảm thấy hứng thú với các chủ đề như vậy, hãy thường xuyên ghé Jobsnew hoặc Jobsnew Blog để cập nhật nhé.