Đánh giá

Tất toán là gì? Hình thức tất toán là gì? Thuật ngữ “tất toán” ngày nay được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, có nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa tất toán và đáo hạn. Việc tất toán khoản vay đúng thời hạn giúp bạn tránh những phí phạt và nâng cao điểm tín dụng. Để hiểu rõ hơn về tất toán là gì và hình thức tất toán là gì cũng như quy trình tất toán trong tài chính như thế nào, hãy cùng Jobsnew tìm hiểu trong bài viết này.


1. Tất toán là gì?

Thuật ngữ “Tất toán” thường được sử dụng rộng rãi trong các giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính. Nó liên quan đến việc rút toàn bộ tiền gốc và lãi từ một tài khoản hoặc hợp đồng tài chính. Trước khi tìm hiểu đến quy trình tất toán, hãy cùng khám phá tất tần tật các khám khái niệm: tất toán là gì, tất toán khoản vay là gì,… ngay bên dưới.

tất toán là gì
Định nghĩa tất toán là gì và các hình thức tất toán

1.1. Định nghĩa tất toán

Tất toán là gì? Tất toán trong tiếng Anh là gì? 

Tất toán trong tiếng Anh có nghĩa là Final Settlement, tất toán được hiểu là một thao tác chấm dứt sự giao dịch giữa khách hàng và ngân hàng vào giai đoạn kết thúc hợp đồng của hai bên. Khi thực hiện việc hoàn trả, thanh toán đầy đủ các công nợ trong hợp đồng của cả khách hàng và ngân hàng thì đó được gọi là tất toán. Tất toán có thể được thực hiện đúng kỳ hạn hoặc trước kỳ hạn được quy định trong hợp đồng.

Nói một cách dễ hiểu, tất toán là toàn bộ các khoản tiền ghi trong hợp đồng hoặc khoản vay được thanh toán đầy đủ để kết thúc hợp đồng hoặc khoản vay được gọi là tất toán.

1.2. Các hình thức tất toán phổ biến

Hiện nay, tất toán có một số hình thức phổ biến trong lĩnh vực tài chính bao gồm: Tất toán sổ tiết kiệm, tất toán khoản vay. 

Tất toán tiết kiệm là gì? 

Tất toán sổ tiết kiệm là việc rút toàn bộ tiền gốc và lãi từ sổ tiết kiệm. Giao dịch tất toán sổ tiết kiệm có thể diễn ra bất kỳ lúc nào trong kỳ hạn, không nhất thiết phải đúng ngày như trên hợp đồng.

Tất toán khoản vay là gì? 

Tất toán khoản vay là quá trình trả lại toàn bộ số tiền vay và các khoản lãi phát sinh trước hạn hoặc đúng hạn. Bạn sẽ không còn bất kỳ khoản nợ nào với người cho vay. Sau khi tất toán khoản vay, người vay sẽ không còn nợ bất kỳ khoản tiền nào đối với ngân hàng hoặc tổ chức tài chính đã cung cấp khoản vay.

1.3. Một số lưu ý về tất toán

Như vậy, bạn cũng đã biết được tất toán là gì và tìm hiểu một số hình thức như: Tất toán khoản vay là gì, tất toán tiết kiệm là gì. Tuy nhiên, khi thực hiện quy trình tất toán, bạn cần lưu ý một số điểm sau đây:

  • Tìm hiểu kỹ các thông tin như thủ tục, lãi suất, phí tất toán trước hạn trước khi tiến hành thanh toán nợ.
  • Xác định tổng số tiền cần thanh toán dựa trên các giao dịch đã thực hiện. Điều này bao gồm cả số tiền hàng hóa/dịch vụ và các khoản phí khác (nếu có).
  • Đọc kỹ các thông tin (thông tin người vay, số tiền vay, kỳ hạn,…) trước khi nộp tiền và ký xác nhận tất toán cho ngân hàng.
  • Tạo phiếu tất toán chứa thông tin về số tiền, ngày thanh toán và các chi tiết liên quan để xác nhận mình đã tất toán hoàn tất.
  • Sau khi tất toán, hãy lưu trữ hồ sơ liên quan đến giao dịch. Đảm bảo rằng bạn đã thanh toán đầy đủ số tiền và không còn nợ nần hay ràng buộc nào tồn tại.
  • Hãy kiểm tra kỹ các điều khoản và điều kiện trong hợp đồng trước khi tất toán.
  • Nếu bạn không rõ về quy trình tất toán, hãy liên hệ với ngân hàng hoặc tổ chức tài chính để được hỗ trợ.

2. Xử lý khi chậm tất toán khoản vay

Phía trên bạn cũng đã hiểu về tất toán là gì, tất toán khoản vay là gì, tất toán trước hạn và đúng hạn. Vậy khi chậm tất toán khoản vay sẽ ảnh hưởng như thế nào? 

Trường hợp, chậm tất toán khoản vay được coi là hành vi vi phạm hợp đồng, theo như hợp đồng thoả thuận bạn sẽ chịu phạt một khoản phí vi phạm hợp đồng và chịu thêm lãi suất trả chậm. Cụ thể:

tất toán là gì
Khi tất toán khoản vay chậm sẽ bị phạt vi phạm hợp đồng và chịu thêm lãi suất

2.1. Phạt vi phạm hợp đồng

Khi bạn chậm tất toán khoản vay, bạn có thể phải chịu các hình thức phạt theo quy định của hợp đồng và pháp luật. Dưới đây là một số thông tin liên quan:

– Phạt vi phạm hợp đồng: Mức phạt vi phạm hợp đồng dân sự chỉ được áp dụng khi có sự thỏa thuận và đàm phán giữa các bên. Trong trường hợp hợp đồng thương mại, mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

– Phạt lãi chậm trả: Theo quy định tại Điều 306, Luật Thương mại 2005, trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả.

– Phí tất toán khoản vay trước hạn: Nếu bạn trả nợ trước hạn, bạn sẽ chịu các khoản phí đã được thỏa thuận, phí này còn được gọi là phí phá vỡ hợp đồng. Mức phí phạt trả nợ trước hạn có thể sẽ khác nhau tùy từng tổ chức tín dụng cho vay.

2.2. Lãi suất chậm trả

Ngoài khoản phạt vi phạm hợp đồng, bạn cũng sẽ phải trả lãi suất chậm trả trong trường hợp chậm tất toán khoản vay. Lãi suất này được tính dựa trên số tiền vay, thời gian chậm trả và lãi suất đã được thỏa thuận ban đầu. Đây là một khoản phí không mong muốn mà bạn cần tránh khi tất toán khoản vay. Cụ thể:

– Thông thường, hợp đồng tín dụng sẽ quy định rõ về lãi suất chậm trả. Điều này bao gồm cả lãi suất chậm trả hàng ngày và lãi suất chậm trả hàng tháng. Tỷ lệ lãi suất chậm trả thường được xác định dựa trên thỏa thuận giữa hai bên.

– Cách tính lãi suất chậm trả hàng tháng: Nếu bạn không trả nợ đúng hạn hàng tháng, tổ chức cho vay có thể áp dụng lãi suất chậm trả hàng tháng. Công thức tính lãi suất chậm trả hàng tháng thường là:

Lãi suất chậm trả hàng tháng = (Số tiền nợ còn lại x Lãi suất hàng tháng) / 12

Trong đó:

  • Số tiền nợ còn lại: Là số tiền bạn chưa trả trong hợp đồng tín dụng.
  • Lãi suất hàng tháng: Là lãi suất được quy định trong hợp đồng.

3. Các hình thức tất toán chi tiết

tất toán là gì
Phân tích chi tiết các hình thức tất toán

3.1. Tất toán tài khoản ngân hàng và sổ tiết kiệm

Khi khách hàng muốn kết thúc hợp đồng với ngân hàng, họ rút toàn bộ số tiền có trong tài khoản hoặc sổ tiết kiệm và tài khoản sẽ bị đóng sổ tiết kiệm. Có hai loại hình tất toán tài khoản ngân hàng và sổ tiết kiệm:

  • Tất toán sổ tiết kiệm đăng ký có kỳ hạn: Khách hàng gửi tiết kiệm có kỳ hạn thường từ 3 đến 24 tháng. Khi đến hạn, ngân hàng hoàn trả tiền gốc cùng với tiền lãi theo hợp đồng đã ký kết.
  • Tất toán sổ tiết kiệm gửi không kỳ hạn: Loại hình gửi tiết kiệm dễ dàng nhất, bạn có thể rút tiền bất kỳ khi nào mà không có bất kỳ ràng buộc về thời gian. Tuy nhiên, lãi suất của hình thức này thấp hơn khi gửi tiền có kỳ hạn.

3.2. Tất toán khoản vay

Tất toán khoản vay là quá trình trả lại toàn bộ số tiền vay và các khoản lãi phát sinh trước hạn. Sau khi tất toán khoản vay, người vay sẽ không còn nợ bất kỳ khoản tiền nào đối với ngân hàng hoặc tổ chức tài chính đã cung cấp khoản vay. Để tất toán khoản vay, bạn cần xem xét kỹ lưỡng số tiền còn lại cần thanh toán và nạp đủ số tiền đó vào khoản vay của bạn.

Công thức tính phí phạt tất toán khoản vay thường dựa trên số tiền vay còn lại, thời gian còn lại trong hợp đồng và lãi suất hiện tại của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính cung cấp khoản vay. 

Ví dụ, nếu bạn đã vay 100 triệu đồng với lãi suất 10% mỗi năm trong vòng 12 tháng và quyết định tất toán khoản vay sau 6 tháng, phí phạt của bạn sẽ là 2.5 triệu đồng. Hãy cân nhắc kỹ trước khi quyết định tất toán khoản vay trước thời hạn.

3.3. Tất toán khoản vay trước hạn

Tất toán khoản vay trước hạn là hình thức kết thúc hợp đồng giao dịch tài chính giữa khách hàng và ngân hàng khi đã hoàn trả nợ trước hạn. Người vay trả hết số tiền vay còn lại, bao gồm cả tiền gốc và tiền lãi, trước thời điểm theo thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. Phí phạt tất toán trước hạn thường phụ thuộc vào thời gian thanh toán sớm và được quy định trong hợp đồng cho vay.

Tương tự như ví dụ trên. Nên trước khi quyết định tất toán khoản vay trước hạn,  bạn cần xem xét kỹ lưỡng vì có thể phải đóng tiền phạt cho việc tất toán trước hạn. Phí phạt này sẽ dựa trên số tiền bạn nợ còn lại cho đến kỳ hạn thanh toán.

4. Quy trình tất toán diễn ra như thế nào?

tất toán là gì
Quy trình tất toán khoản vay và tiết kiệm sẽ diễn ra như thế nào?

Sau khi tìm hiểu những thông tin vừa rồi thì chúng ta đã hiểu được khái niệm tát toán là gì, tất toán khoản vay là gì, tất toán tiết kiệm là gì. Vậy quy trình tất toán sẽ diễn ra như thế nào? Dưới đây là quy trình tất toán cơ bản, tùy theo từng ngân hàng có thể có những yêu cầu cụ thể về hồ sơ và quy trình khác nhau:

  • Bước 1: Tính toán và kiểm tra các khoản tiền (tiền vay hoặc tiết kiệm): Bao gồm cả tiền gốc và lãi theo quy định của hợp đồng.
  • Bước 2: Khách hàng yêu cầu tất toán tài khoản: Khách hàng sẽ liên hệ đến ngân hàng yêu cầu tất toán để ngân hàng hàng kiểm tra đối chiếu hợp đồng để xác định khoản tiền tất toán.
  • Bước 3: Tiến hành rút tiền (nếu là tất toán tiết kiệm) hoặc nạp tiền (nếu là tất toán khoản vay).
  • Bước 4: Thanh lý hợp đồng và xác nhận hoàn thành tất toán. 
  • Bước 5: Lưu trữ hồ sơ và biên nhận sau khi đã tất toán hoàn tất. 

Trong trường hợp tất toán khoản vay vốn, cần tiến hành giải ngân và xóa thế chấp tài sản sau khi hoàn thành tất toán. Điều này là cần thiết để chắc chắn đã hoàn thành việc tất toán, giữa hai bên không còn khoản vay hoặc khoản nợ nào cần tất toán.


5. Kết luận

Tóm lại, tất toán trong tài chính là quá trình quan trọng để kết thúc một giao dịch hoặc chu kỳ tài chính. Bằng cách hiểu rõ các khái niệm như tất toán là gì, tất toán khoản vay là gì, tất toán tiết kiệm là gì và quy trình tất toán, bạn có thể quản lý tài chính hiệu quả hơn và tránh các rủi ro tài chính không mong muốn. Hãy luôn kiểm tra kỹ các điều khoản và điều kiện trong hợp đồng và liên hệ với ngân hàng hoặc tổ chức tài chính để biết thêm thông tin chi tiết về quy trình tất toán.

Hãy theo dõi website Jobsnew hoặc Jobsnew Blog để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.

Xem thêm: