5/5 - (1 bình chọn)

Bartender là gì? Bartender là hướng đi được nhiều bạn lựa chọn sau khi tốt nghiệp THPT. Và tương truyền rằng đây cũng là nghề “night light” thu nhập hấp dẫn nhất. Vậy để trở thành một bartender giỏi, thu nhập cao, bạn cần kỹ năng gì? Jobsnew sẽ chia sẻ với bạn về nghề này ngày sau đây.


1. Bartender là gì?

Bartender là người chuyên pha chế các loại đồ uống có cồn, phổ biến là cocktail, tại các nhà hàng, quán pub, câu lạc bộ và quán bar nói chung. 

Họ kết hợp các thành phần gồm rượu, bia, trái cây và thảo mộc theo công thức riêng, sau đó sử dụng bình lắc hoặc ly để trộn đều và thành phẩm là các thức uống phù hợp với sở thích và yêu cầu của từng khách hàng.

2. Công việc hằng ngày của bartender

Công việc của bartender có thể thay đổi tùy theo nơi làm việc, loại hình quán bar và lượng khách hàng. Thông thường, công việc hàng ngày của bartender bao gồm các nhiệm vụ sau:

  • Pha chế đồ uống: Pha chế các loại cocktail và đồ uống khác theo yêu cầu của khách hàng, tuân thủ các công thức và tỉ lệ nguyên liệu.
  • Phục vụ khách hàng: Tiếp đón khách, tư vấn về các loại đồ uống, lắng nghe và phục vụ họ một cách chuyên nghiệp.
  • Quản lý quầy bar: Duy trì sạch sẽ và gọn gàng tại quầy bar, bao gồm việc bố trí và bảo quản các nguyên liệu, dụng cụ pha chế.
  • Tương tác với khách hàng: Tạo một môi trường thoải mái và vui vẻ cho khách hàng, tương tác và giao tiếp một cách lịch thiệp, chuyên nghiệp.
  • Quản lý hàng tồn kho: Theo dõi và kiểm soát lượng nguyên liệu và đồ uống trong kho, đặt hàng mới khi cần thiết để đảm bảo luôn có đủ nguyên liệu.
  • Tính tiền: Tại một số nơi bartender cũng kiêm nhiệm việc thanh toán hóa đơn của khách và đối soát sau giờ đóng cửa.

2.1 Sự khác biệt giữa bartender và barista

Bartender và barista là hai nghề khác nhau trong ngành dịch vụ đồ uống, tuy nhiên những bạn đang tìm hiểu về nghề thường nhầm lẫn, sau đây là một số điểm khác biệt chính:

Nguyên liệu sử dụng:

  • Bartender là người chuyên pha chế các đồ uống có cồn, như cocktail, mocktail, bia và rượu.
  • Barista là người chuyên pha chế các đồ uống không có cồn, chủ yếu là cà phê và đồ uống từ cà phê như espresso, cappuccino và latte.

Công việc chính:

  • Công việc chính của bartender là phục vụ khách hàng tại quầy bar của các nhà hàng, quán bar, câu lạc bộ và pub.
  • Công việc chính của barista thường là phục vụ khách hàng tại quán cà phê hoặc quầy cà phê trong các cửa hàng thức ăn nhanh hoặc nhà hàng.

Môi trường làm việc:

  • Bartender thường làm việc vào buổi tối hoặc đêm, khi nhu cầu về thức uống có cồn tăng cao.
  • Thời gian làm việc của barista có thể linh hoạt từ sáng đến tối, phụ thuộc vào lịch làm việc của quán cà phê.

3. Kỹ năng cần thiết để trở thành bartender

Bartender
Bartender đôi khi là “thanh tâm” cho khách hàng

Nghề bartender ngày càng trở nên thu hút bởi sự năng động, sáng tạo và có cơ hội phát triển tốt. Tuy nhiên, để trở thành một bartender thành công, bạn cần sở hữu những kỹ năng cần thiết, dưới đây là 3 kỹ năng quan trọng nhất:

3.1. Kỹ năng giao tiếp

Trò chuyện với khách hàng: Làm bartender không chỉ pha chế thức uống mà còn là người tạo ra không khí thoải mái cho khách. Bạn cần biết lắng nghe, hiểu rõ yêu cầu khách hàng, đồng thời cũng cần có khả năng trò chuyện, tạo ra một môi trường phù hợp.

Giải quyết vấn đề: Do đặc thù của nghề, mặc dù khách hàng của bartender đa phần là người văn minh. Tuy nhiên không thể tránh khỏi đôi khi gặp khách có hành xử không phù hợp, khi này đòi hỏi khả năng xử lý khéo léo của bạn.

Tóm lại, bạn cần đoán bắt tâm lý khách hàng, nhận biết khách vui, khách buồn,… để tư vấn thức uống và tạo bầu không khí phù hợp.

3.2. Khả năng sáng tạo và làm mới thức uống

Một trong những điểm thu hút của khách hàng khi đến quán bar là muốn thưởng thức các loại cocktail độc lạ. Do đó, một bartender cần có khả năng sáng tạo và làm mới thức uống. 

Bartender phải tự tin trong việc kết hợp các nguyên liệu để tạo ra các loại cocktail với hương vị độc đáo và đặc biệt. Sự sáng tạo trong việc tạo ra các công thức mới không chỉ làm tăng giá trị của quán mà còn thu hút và giữ chân khách hàng.

3.3. Kỹ thuật pha chế thành thạo

Kỹ thuật pha chế là nền tảng quan trọng của nghề bartender. Để thành công, một bartender cần phải làm chủ các kỹ thuật pha chế cơ bản như đo lường, trộn, lắc…

Nếu bạn muốn theo nghề này, việc hiểu rõ các loại rượu, bia, thảo mộc, nguyên liệu nói chung là điều bắt buộc. Chỉ khi hiểu rõ nguyên liệu bạn mới tư vấn và tạo ra các thức uống độc đáo cho khách hàng.

4. Học bartender ở đâu tốt?

Bartender
Học thầy giỏi là cách nhanh nhất để bạn trở thành Bartender

Để trở thành một bartender chuyên nghiệp, việc lựa chọn nơi học tập uy tín là vô cùng quan trọng. Vậy học bartender ở đâu tốt? Sau đây là những câu hỏi bạn cần đặt ra trước khi lựa chọn:

  • Chương trình đào tạo: 
    • Chương trình có phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của bạn không? 
    • Bạn muốn học để trở thành bartender chuyên nghiệp hay chỉ học để phục vụ sở thích cá nhân, sự tò mò?
  • Đội ngũ giảng viên:
    • Thâm niên giảng viên trong lĩnh vực này là bao lâu?
    • Họ còn đang làm nghề hay không? Điều này cũng có thể là cơ hội để bạn vào nghề thuận lợi hơn.
  • Cơ sở vật chất: Trường có cung cấp đầy đủ trang thiết bị cần thiết cho việc học không? Hay bạn phải tự trang bị? Việc này để bạn có thể liên tục thực hành và nâng cao kỹ năng.
  • Học phí: Học phí có phù hợp với khả năng tài chính của bạn không? Học phí cao chưa hẳn tốt và học phí thấp chưa chắc tệ, nếu được bạn nên học thử 1-2 buổi để cảm nhận và sau đó quyết định.

Dưới đây là một số nơi đào tạo bartender lâu năm tại Việt Nam bạn có thể tham khảo:

  • Học viện Bartender Saigon (SBAV)
  • Trung tâm Dạy Nghề Pha Chế Bartender Việt Nam (VBartender)
  • Học Viện Pha Chế Âu Việt (A&V)
  • Trường Cao Đẳng Du Lịch TP.HCM (HCTC)
  • Trường STHC (Trung Cấp Du Lịch & Khách Sạn Saigontourist)

5. Mức lương và lộ trình thăng tiến của bartender

Bartender
Bartender không chỉ có một nguồn thu nhập

Như bao nghề khác, lương bartender cũng phụ thuộc nhiều yếu tố như kinh nghiệm, kỹ năng, loại hình quán bar, vị trí địa lý,…. Dưới đây là mức lương của bartender tại Việt Nam bạn có thể tham khảo:

  • Bartender mới vào nghề: 5 – 7 triệu đồng/tháng
  • Bartender có kinh nghiệm 1 – 2 năm: 7 – 10 triệu đồng/tháng
  • Bartender có kinh nghiệm 3 – 5 năm: 10 – 15 triệu đồng/tháng
  • Bartender có kinh nghiệm trên 5 năm: 15 – 20 triệu đồng/tháng

Mức lương trên chỉ là lương cơ bản, một nguồn thu nhập khác của bartender là tiền tip từ khách, một vài bartender cho biết đây cũng là con số không hề nhỏ. Đặc biệt nếu bạn có thể giao tiếp tiếng anh và làm trong các khách sạn lớn, quán bar cao cấp thì lương ngàn đô là hoàn toàn bình thường.

Lộ trình thăng tiến của bartender thường có 4 cấp độ như sau:

  • Bartender: Pha chế đồ uống theo yêu cầu khách hàng.
  • Bartender Senior: Hỗ trợ bartender và quản lý quầy bar khi bartender trưởng vắng mặt.
  • Bartender trưởng: Quản lý quầy bar, đào tạo bartender mới, chịu trách nhiệm về chất lượng đồ uống và dịch vụ của quán.
  • Giám đốc quầy bar: Quản lý toàn bộ hoạt động, bao gồm nhân sự, tài chính, marketing,…

Kết luận

Nhìn chung, bartender là một nghề với nhiều cơ hội phát triển trong xã hội hiện tại, khi nhu cầu giải trí luôn tăng cao và cũng là nghề có thu nhập tốt dành cho các bạn trẻ năng động, muốn tìm kiếm một hướng đi khác ngoài con đường Đại học. Tuy nhiên với đặc thù “night light’’ bạn cần chuẩn bị tâm lý vững vàng khi làm nghề. Nghề nào cũng vậy, đều có “mũ trắng” và “mũ đen”, lựa chọn đội chiếc mũ nào nằm trong tay bạn.

Chúc bạn thành công nếu lựa chọn con đường thú vị này, đừng quên theo dõi Jobsnew Blog để nhận những thông tin và kiến thức hữu ích bạn nhé!