5/5 - (1 bình chọn)

Copywriting hiện nay đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc. Tuy nhiên, có nhiều bạn mới tìm hiểu vẫn còn nhầm lẫn với content writing, cũng như chưa hiểu đúng copywriter là nghề gì? Trong bài viết này, Jobsnew sẽ giúp bạn hiểu tất tần tật về nghề viết “tắc kè hoa” này.


1. Copywriting là gì?

1.1 Sự khác biệt giữa copywriting và content writing

Copywriting và Content writing là hai lĩnh vực thường thấy trong ngành marketing và truyền thông. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Sau đây sẽ là sự khác biệt giữa chúng:

Mục đích:

  • Copywriting: Tập trung vào việc kêu gọi hành động (CTA) cụ thể, thuyết phục người đọc mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ hoặc đăng ký nhận thông tin.
  • Content writing: Tập trung vào việc cung cấp thông tin, giáo dục và giải trí cho người đọc, xây dựng thương hiệu và thu hút khách hàng tiềm năng.

Phong cách viết:

  • Copywriting: Thường ngắn gọn, súc tích, sử dụng ngôn ngữ mạnh mẽ, thu hút sự chú ý vào sản phẩm, dịch vụ.
  • Content writing: Thường dài hơn, cung cấp nhiều thông tin hơn, sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, phù hợp với đối tượng mục tiêu.

Loại nội dung:

  • Copywriting: Thường được sử dụng cho các nội dung quảng cáo, slogan, landing page, email marketing, bài đăng bán hàng trên mạng xã hội.
  • Content writing: Thường được sử dụng cho các nội dung blog, bài viết website, sách điện tử, infographic, kịch bản video.

Kỹ năng cần thiết:

  • Copywriting: Đòi hỏi khả năng viết lách sáng tạo, hiểu biết về tâm lý khách hàng, kỹ năng thuyết phục và kêu gọi hành động.
  • Content Writing: Đòi hỏi khả năng nghiên cứu thông tin, viết lách rõ ràng, mạch lạc, am hiểu về lĩnh vực viết và kỹ năng SEO.

 Ví dụ:

  • Copywriting: “Mua ngay hôm nay để nhận ưu đãi 50%”
  • Content Writing: “5 bí quyết giúp bạn tăng doanh thu bán hàng online.”

2. Các loại copywriting hiện nay

Copywriting
Copywriting là nghề “tắc kè hoa”

Trong thế giới marketing hiện đại, copywriting đóng vai trò cốt yếu, sử dụng sức mạnh của ngôn từ để truyền tải thông điệp, xây dựng thương hiệu và thúc đẩy hành động. Nhưng copywriting không chỉ là một phong cách viết đơn điệu, mà được chia thành nhiều ngách khác nhau, phục vụ cho những mục đích cụ thể, sau đây là các loại copywriting phổ biến hiện nay:

2.1. Marketing copywriting

Marketing copywriting tập trung vào việc xây dựng nhận thức thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng và định hướng hành vi của họ. Nó thường được sử dụng trong các nội dung quảng cáo trên mạng xã hội, website, slogan thương hiệu, brochure,…

Mục tiêu:

  • Thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng giữa vô vàn thông tin.
  • Xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực và tin cậy.
  • Khuyến khích khách hàng tham khảo sản phẩm, dịch vụ.

Ví dụ: Slogan “Have a break, Have a Kit Kat” của Nestlé là một ví dụ điển hình của marketing copywriting, ngắn gọn, dễ nhớ và gợi lên cảm giác thư giãn, thoải mái.

2.2. SEO copywriting

SEO copywriting là việc lồng ghép các từ khóa tìm kiếm tiềm năng vào nội dung website để cải thiện thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Cốc Cốc… Loại hình copywriting này giúp thu hút người dùng tự nhiên (organic traffic), những người chủ động tìm kiếm thông tin liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Mục tiêu:

  • Cải thiện thứ hạng website trên trang kết quả tìm kiếm (SERP).
  • Thu hút khách hàng tiềm năng đang tìm kiếm thông tin sản phẩm.
  • Xây dựng website trở thành nơi đáng tin cậy.

Ví dụ: Bài viết về copywriting bạn đang đọc, được tối ưu cho từ khóa “Copywriting” nhắm thu hút những người quan tâm về nghề copywriting trong ngành truyền thông và marketing.

2.3. Sales copy

Sales copy (viết đầy đủ là sale copywriting ) là việc tập trung trực tiếp vào thuyết phục khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Nó thường được sử dụng trong các landing page, email marketing, bài ads facebook,…. Ngôn từ trong sales copy thường mạnh mẽ, đánh trúng nỗi đau khách hàng, nhấn mạnh lợi ích và tạo cảm giác khan hiếm để thúc đẩy hành động mua hàng

Mục tiêu:

  • Thuyết phục khách hàng để mua sản phẩm, dịch vụ.
  • Tạo cảm giác cấp bách và sự khan hiếm.
  • Xác nhận đơn hàng và hoàn tất quá trình mua hàng (tùy theo mô hình doanh nghiệp).

Ví dụ: “Chỉ còn 3 sản phẩm cuối cùng trong kho! Đặt hàng hôm nay để nhận ưu đãi 20%!” là một câu sales copy điển hình, sử dụng yếu tố khan hiếm số lượng, khan hiếm thời gian và khuyến mãi để thúc đẩy hành động.

2.4. Creative copywriting

Creative copywriting là hình thức sáng tạo nhất trong lĩnh vực copywriting. Nó tập trung vào việc xây dựng nội dung độc đáo, thú vị và gây ấn tượng mạnh mẽ vào tâm trí khách hàng. Loại hình copywriting này thường được sử dụng trong các chiến dịch quảng cáo lớn, TVC hoặc slogan thương hiệu,…

Mục tiêu:

  • Thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng bằng nội dung độc đáo.
  • Xây dựng thương hiệu vào tâm trí khách hàng.
  • Gây ấn tượng sâu sắc và giúp khách hàng nhớ đến thương hiệu lâu dài.

Ví dụ: Quảng cáo giấy vệ sinh “We ❤︎ Poo” của Who Gives A Crap là một ví dụ điển hình của Creative Copywriting, sử dụng cách chơi chữ táo bạo và hình ảnh bắt mắt để thu hút sự chú ý.

3. Công việc của copywriter

Copywriting
Làm việc bất cứ đâu với một chiếc máy tính

3.1. Mô tả chi tiết công việc copywriting

Copywriter là gì? 

Không có định nghĩa chính xác về copywriter được tất cả mọi người đồng ý, tuy nhiên có mô tả đây là người sáng tạo nội dung bằng con chữ cho nhiều phương tiện truyền thông khác nhau, với mục tiêu thu hút, thuyết phục và thúc đẩy hành động từ khách hàng tiềm năng. 

Vậy copywriter là làm gì? 

Sau đây là câu trả lời dành cho bạn, công việc của họ gồm:

  • Nghiên cứu: Thu thập thông tin về sản phẩm, dịch vụ, thị trường và đối tượng khách hàng mục tiêu.
  • Lên ý tưởng: Phát triển ý tưởng sáng tạo cho nội dung, đảm bảo phù hợp với nhóm mục tiêu và thông điệp của chiến dịch.
  • Viết: Viết nội dung theo nhiều phong cách khác nhau, bao gồm bài viết blog, quảng cáo, email marketing, slogan, kịch bản video,…
  • Chỉnh sửa: Đánh giá và chỉnh sửa nội dung để đảm bảo chất lượng cao, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp và logic.
  • Hợp tác: Làm việc với các bộ phận khác như thiết kế, video editor, marketing để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.

3.2. Nơi cần tuyển vị trí copywriter

Có 3 kiểu doanh nghiệp thường tuyển dụng vị trí này, gồm:

  • Công ty quảng cáo (Agency): Hỗ trợ các chiến dịch quảng cáo của khách hàng bằng nội dung sáng tạo và thu hút.
  • Các thương hiệu (Client): Tạo nội dung cho website, blog, email marketing, brochure,… nhằm thu hút nhóm khách hàng tiềm năng và thúc đẩy doanh số.
  • Cơ quan truyền thông: Viết báo, thông cáo báo chí, bài PR cho các thương hiệu và sự kiện.

3.3. Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn copywriter

Giới thiệu về bản thân và kinh nghiệm copywriting của bạn?

Dạng câu hỏi khởi động thường thấy. Khi này người phỏng vấn muốn nghe tổng quan kiến thức, kinh nghiệm của bạn với nghề, sau đây là hướng trả lời:

  • Giới thiệu ngắn gọn về bản thân, bao gồm tên tuổi, học vấn, kinh nghiệm làm việc.
  • Nêu bật những kỹ năng và kinh nghiệm copywriting liên quan nhất với vị trí bạn đang ứng tuyển.
  • Chia sẻ về những dự án copywriting thành công mà bạn đã thực hiện.
  • Thể hiện sự đam mê và hứng thú với vị trí bạn đang ứng tuyển.

Bạn thường sử dụng quy trình nào để sáng tạo nội dung?

Dạng câu hỏi này người phỏng vấn muốn kiểm tra kiến thức chuyên môn của bạn, do đó hãy trả lời chi tiết nhất có thể, sau đây là hướng trả lời:

  • Chia sẻ quy trình sáng tạo nội dung của bạn, bao gồm các bước như nghiên cứu, lên ý tưởng, viết, chỉnh sửa và đánh giá.
  • Nêu bật những điểm mạnh trong quy trình của bạn, ví dụ như sử dụng thành thạo các công cụ nào,…
  • Hãy thể hiện bạn sáng tạo có phương pháp, chứ không phải “thích thì làm”.

Bạn đã từng viết những dạng copywriting nào? 

Khi này người phỏng vấn muốn biết thêm về lịch sử viết của bạn, để từ đó có sắp xếp phù hợp. Hướng trả lời là:

  • Hãy liệt kê các dạng copywriting bạn đã viết, kèm ví dụ. “Nói có sách mách có giấy tờ”, bạn nên chuẩn bị trước những bài đã viết để khi được hỏi thì dễ dàng chứng minh.
  • Trong trường hợp bạn chưa có kinh nghiệm viết phong phú, hãy trung thực và nói đến những khóa học đã tham gia để chứng minh bạn có kiến thức nền tảng sẵn sàng đáp ứng công việc.

4. Kỹ năng cần có cho copywriting

Copywriting
Copywriter không chỉ có viết

Để trở thành một copywriter thành công, bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết, xây dựng nền tảng vững chắc cho sự nghiệp của bạn:

4.1. Đam mê với thông tin

Để trở thành một copywriter giỏi, bạn cần phải có đam mê với thông tin. Điều này không chỉ bao gồm việc tìm hiểu về sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang viết, mà còn cả việc hiểu rõ về thị trường, khách hàng mục tiêu và xu hướng hiện tại. 

Đam mê với thông tin sẽ giúp bạn tạo ra những bản copy chất lượng và thuyết phục. Hãy nuôi dưỡng sự tò mò, ham học hỏi và không ngừng khám phá thế giới xung quanh.

4.2. Kỹ năng viết tốt và linh hoạt

Một copywriter cần phải có kỹ năng viết tốt và linh hoạt. Bạn cần biết cách diễn đạt ý tưởng của mình một cách rõ ràng và súc tích. 

Bạn cần trau dồi kỹ năng ngữ pháp, chính tả, cấu trúc câu và cách sử dụng từ ngữ phong phú. 

Đồng thời bạn cũng cần có khả năng thích ứng với nhiều phong cách và định dạng viết khác nhau, điều này sẽ giúp bạn có nhiều khách hàng, từ đó nâng cao thu nhập.

4.3. Kỹ năng sáng tạo

Sáng tạo là yếu tố then chốt giúp bạn tạo nên sự khác biệt và nổi bật giữa vô vàn nội dung trên mạng hiện nay. Điều này không chỉ bao gồm việc tạo ra những ý tưởng mới mẻ, mà còn là tìm ra cách thức mới để truyền đạt thông điệp.

Một copywriter sáng tạo sẽ luôn tìm ra cách để làm cho bản Copy của mình nổi bật và thu hút sự chú ý từ khách hàng. Hãy rèn luyện tư duy sáng tạo bằng cách đọc bất kỳ mẫu copy nào bạn nhìn thấy, phân tích xem bạn thích và không thích ở điểm gì.

4.4. Hiểu biết cơ bản về nghệ thuật bán hàng

Copywriting suy cho cùng cũng là một hình thức bán hàng, bán hàng qua câu chữ. Do đó, một copywriter cần phải có kiến thức cơ bản về bán hàng, bao gồm việc hiểu biết về các tác động tâm lý mà thông điệp quảng cáo có thể tạo ra cho khách hàng.

Hiểu biết về nghệ thuật bán hàng giúp bạn truyền tải thông điệp một cách thuyết phục và thúc đẩy hành động tốt hơn. Bằng cách hiểu rõ nhu cầu, mong muốn và nỗi đau của họ để đưa ra lời kêu gọi hành động phù hợp.

4.5. Sự đồng cảm và thấu hiểu

Cuối cùng, một copywriter cần có khả năng đồng cảm và đặt mình vào tâm lý khách hàng. Điều này bao gồm việc hiểu được nhu cầu, mong muốn, tâm tư, nguyện vọng và lo lắng của họ. Khi bạn hiểu thấu khách hàng, bạn sẽ có thể viết những bản copy thu hút.

5. Mức thu nhập của copywriter

Copywriting
Copywriting có thu nhập hấp dẫn, tương xứng kinh nghiệm của bạn.

Mức thu nhập của copywriter luôn là chủ đề thu hút nhiều sự quan tâm, đặc biệt nếu bạn đang tìm hiểu về nghề này. Tuy nhiên, không có một con số chính xác nào cho thu nhập của copywriter, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tạo nên bức tranh đa sắc về thu nhập của nghề này.

Dưới đây là thu nhập tham khảo đối về nghề copywriting:

  • Copywriter mới vào nghề: 5 – 10 triệu đồng/tháng.
  • Copywriter có kinh nghiệm 1-3 năm: 10 – 20 triệu đồng/tháng.
  • Copywriter có kinh nghiệm hơn 3 năm: 20 – 30 triệu đồng/tháng.
  • Copywriter senior/chuyên gia đào tạo: 30 – 50 triệu đồng/tháng.
  • Copywriter freelance: Mức thu nhập dao động lớn, tùy theo dự án và năng lực đặc biệt của copywriter.

6. Những câu chuyện xoay quanh nghề copywriting

Những quan điểm “truyền tai” về nghề này và góc nhìn của chúng tôi:

6.1 Quan điểm 1: Nghề copywriter chỉ có viết

Công việc chính của Copywriter là viết lách, nhưng để hoàn thành bất kỳ bài viết nào phục vụ cho công tác truyền thông, họ cần học tập, nghiên cứu sản phẩm, hiểu rõ mục tiêu và linh hoạt trong từng trường hợp. 

Ngoài ra, copywriter cũng cần biết đôi chút về tâm lý học để hiểu để đặt mình vào tâm lý khách hàng.

Ngoài việc viết, công việc của copywriter còn yêu cầu đa nhiệm hơn như: Tối ưu SEO, kiến thức về marketing, phân tích insight, làm hình ảnh, chỉnh sửa video,…

6.2 Quan điểm 2: Cách viết copywriter là “copy + paste” từ nguồn internet có sẵn

Việc chỉ sử dụng internet để sao chép nội dung và hoàn thành bài viết là hoàn toàn không chính xác vì:

  • Khách hàng có thể dễ dàng phát hiện lỗi đạo văn và Google cũng chặt chẽ kiểm tra trùng lặp nội dung (duplicate content). Những lỗi này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng bài viết và uy tín của người viết. 
  • Do đó, các Copywriter thường tự mình nghiên cứu và sáng tạo nội dung hoặc dựa trên thông tin có sẵn để tạo ra những bài viết có giá trị cho người đọc.

6.3 Quan điểm 3: Muốn làm copywriter phải học báo chí, nhân văn

Để trở thành một copywriter thành công, bạn không nhất thiết phải học các trường xã hội, báo chí, nhân văn. Thậm chí, bạn cũng không cần phải học chuyên ngành truyền thông, marketing để trở thành một copywriter.

Tất nhiên, việc tham gia các khóa học content hay được đào tạo chuyên sâu từ các trường đại học sẽ là một lợi thế cho bạn khi bắt đầu. Tuy nhiên, bằng cấp và chứng chỉ không phải là yếu tố quyết định cho sự thành công của bạn trong nghề này. 

Một số khách hàng có thể yêu cầu bạn có bằng cấp liên quan, nhưng hầu hết là không. Điều họ quan tâm hơn là khả năng của bạn và kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực viết.


Kết luận

Nghề copywriting ngày càng thu hút nhiều bạn trẻ bởi sự sáng tạo, năng động và tự do của nó. Tuy nhiên để bạn trở thành một copywriter thành công, hãy nhớ rằng sự đa dạng và linh hoạt là “chìa khóa”.

Bạn đừng quên theo dõi chuyên mục phát triển bản thân của Jobsnew tại Jobsnew Blog để nâng cấp kỹ năng thiết yếu, phát triển thành công với nghề copywriting và nhiều nghề khác.