Đánh giá

Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và sự toàn cầu hóa ngày càng mở rộng, nhu cầu hợp tác và mua bán giữa các nước đang trở nên quan trọng và nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Chính vì lẽ đó mà ngành Kinh doanh quốc tế thu hút một lượng lớn đông đảo thí sinh đăng ký mỗi năm. Vậy ngành Kinh doanh quốc tế là gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường như thế nào? Hãy cùng Jobsnew tìm hiểu những khía cạnh của ngành này nhé.


1. Giới thiệu về kinh doanh quốc tế

kinh doanh quốc tế
Tổng quan về kinh doanh quốc tế

1.1 Kinh doanh quốc tế là gì?

Kinh doanh quốc tế (International Business) là một lĩnh vực kinh doanh mà các hoạt động trao đổi và giao dịch thương mại diễn ra ở các quốc gia khác nhau. Kinh doanh quốc tế là ngành học đang được ưa chuộng và rất phát triển trong bối cảnh các nước hội nhập toàn cầu hóa.  

Ngành kinh doanh quốc tế đặt trọng tâm vào tìm hiểu các hoạt động bao gồm xuất nhập khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoại, hợp tác liên doanh, quảng cáo quốc tế, nghiên cứu thị trường toàn cầu, và quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu.

1.2 Sự phát triển và ý nghĩa của kinh doanh quốc tế

Ngành kinh doanh quốc tế đóng vai trò quan trọng và mang lại nhiều ý nghĩa tích cực trong bối cảnh hiện nay. Sự phát triển của ngành này không chỉ là nguồn động lực cho sự mở rộng quy mô kinh doanh của các doanh nghiệp mà còn góp phần quan trọng vào sự hình thành và củng cố các mối quan hệ đối tác chiến lược giữa các quốc gia trên khắp thế giới.

Sự phát triển của kinh doanh quốc tế thể hiện qua việc tăng cường liên kết kinh tế giữa các quốc gia, tạo ra chuỗi cung ứng toàn cầu và thúc đẩy sự tương tác văn hóa. Sự liên kết chặt chẽ giữa các quốc gia thông qua thương mại và đầu tư có thể giúp cân bằng và phân phối tài nguyên hiệu quả, đồng thời giảm thiểu rủi ro và xúc tiến sự phát triển ổn định toàn cầu.

2. Chương trình đào tạo và nội dung học trong ngành Kinh doanh quốc tế

kinh doanh quoc te 2
Chương trình đào tạo phụ thuộc vào trường mà bạn đang theo học

2.1 Các môn học chính trong ngành Kinh doanh quốc tế

Đối với hệ Đại học chính quy, thời gian hoàn thành bằng cử nhân Kinh doanh quốc tế thường kéo dài từ 3,5 năm đến 4 năm. Tùy thuộc vào hệ thống đào tạo tại trường bạn theo học hoặc căn cứ vào thời gian bạn muốn hoàn thành chương trình học.

Ngành học Kinh doanh quốc tế cung cấp cơ sở vững chắc kiến thức cơ bản từ kinh doanh quốc tế là gì đến các môn học chuyên sâu về các hoạt động kinh doanh trên toàn thế giới. Các môn học thường có thể khác nhau tùy theo chương trình đào tạo và trường Đại học cụ thể, một số môn học chính có thể kể đến như: 

  • Kinh doanh quốc tế
  • Đầu tư quốc tế
  • Thanh toán quốc tế
  • Luật kinh doanh quốc tế
  • Quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu
  • Chiến lược kinh doanh quốc tế
  • Quản trị xuất nhập khẩu
  • Logistics quốc tế

Bạn đang phân vân không biết lựa chọn trường nào giữa vô vàn các trường Đại học đào tạo ngành này? Bạn có thể tham khảo danh sách các trường Top đào tạo các ngành Kinh tế nói chung và Kinh doanh quốc tế nói riêng sau:

  • Đại học Ngoại thương (FTU)
  • Đại học Kinh tế quốc dân (NEU)
  • Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH)
  • Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc Gia Hà Nội 
  • Đại học Kinh tế – Tài chính TP. Hồ Chí Minh (UEF)
  • Trường Đại học Kinh tế – Luật (UEL) – Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh
  • Học viện Ngân hàng…

2.2 So sánh giữa kinh doanh quốc tế và kinh tế quốc tế

Khái niệm “kinh doanh quốc tế” và “kinh tế quốc tế” liên quan mật thiết đến nhau, nhưng chúng đề cập đến các khía cạnh khác nhau của quan hệ kinh tế toàn cầu. Sự khác biệt giữa ngành Kinh doanh quốc tế và Kinh tế quốc tế được thể hiện rõ ở các môn chuyên ngành, Kinh doanh quốc tế chủ yếu mang tính chất vi mô còn Kinh tế quốc tế thiên về vĩ mô.

Ngành Kinh tế quốc tế nghiên cứu về sự phụ thuộc lẫn nhau về nền kinh tế giữa các quốc gia chú trọng vào cấu trúc kinh tế toàn cầu, tỷ lệ hối đoái, chính sách thương mại, tỷ giá hối đoái, và các vấn đề quan trọng khác như nợ quốc tế và tài chính quốc tế. Trong khi đó, ngành Kinh doanh quốc tế tập trung vào cách doanh nghiệp tương tác và thích ứng với môi trường kinh doanh đa dạng của các quốc gia, chú ý đặc biệt đến chiến lược thương mại, quản lý chuỗi cung ứng.

3. Chiến lược chinh phục ngành Kinh doanh quốc tế

quản trị kinh doanh quốc tế
Lộ trình học tập rõ ràng là bước đệm cho hành trinh tìm việc sau này

3.1 Cách học ngành Kinh doanh quốc tế hiệu quả 

Học ngành Kinh doanh quốc tế đòi hỏi sự hiểu biết rộng rãi về nhiều khía cạnh khác nhau của kinh tế và quản lý doanh nghiệp. Sau đây là một số cách mà bạn có thể tham khảo để có chiến lược học ngành Kinh doanh quốc tế tối ưu:

  • Tìm hiểu cơ bản về kinh tế quốc tế: Hiểu rõ cơ bản về hệ thống tài chính quốc tế, thương mại quốc tế và các yếu tố ảnh hưởng đến Kinh doanh quốc tế.
  • Đọc sách, bài báo chuyên ngành và nghe podcast: Đọc sách và bài báo từ các chuyên gia hàng đầu về Kinh doanh quốc tế để cập nhật kiến thức và hiểu sâu về các xu hướng mới đang diễn ra. Một số podcast chất lượng như: The International Business Podcast, Export Stories Podcast, The Trade Guys
  • Tham gia các khóa học trực tuyến: Bạn có thể tham gia các khóa học từ các trường Đại học quốc tế hoặc các nền tảng học trực tuyến như Coursera, edX, hoặc LinkedIn Learning.
  • Thực tập tại các doanh nghiệp: Hãy cố gắng tham gia vào các chương trình thực tập hoặc dự án thực tế để áp dụng những kiến thức đã học vào doanh nghiệp.
  • Nâng cao kỹ năng ngôn ngữ: Với ngành Kinh doanh quốc tế, việc biết nhiều ngôn ngữ có thể là một lợi thế lớn. Học một hoặc nhiều ngôn ngữ quan trọng trong kinh doanh quốc tế như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Tây Ban Nha có thể mở ra nhiều cơ hội mới.
  • Tìm kiếm mentor: Học từ những người có kinh nghiệm là một cách tốt để nhận được hướng dẫn và lời khuyên từ những người đã thành công trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế.

3.2 Tố chất cần có để học tốt ngành Kinh doanh quốc tế

Học ngành Kinh doanh quốc tế không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về kinh tế mà một loạt các tố chất cá nhân và kỹ năng mềm để thành công trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp. Vì vậy, từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên cần rèn luyện các tố chất đáp ứng nhu cầu kinh doanh hiện đại.

  • Giỏi ngoại ngữ: Trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế, khả năng giao tiếp mạch lạc và chính xác là chìa khóa để hiểu và thảo luận với đối tác, khách hàng và đồng nghiệp đến từ nhiều quốc gia. Học một hoặc nhiều ngôn ngữ quan trọng như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Tây Ban Nha có thể mở ra nhiều cơ hội mới.
  • Khả năng giao tiếp, truyền đạt tốt: Đối mặt với sự đa dạng văn hóa, ngôn ngữ và thói quen kinh doanh, khả năng giao tiếp hiệu quả trở thành chìa khóa để mở cửa các cơ hội thị trường mới và xây dựng mối quan hệ đối tác bền vững.
  • Kỹ năng làm việc nhóm: Sinh viên được khuyến khích rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm để nâng cao khả năng quản lý nhóm, giải quyết vấn đề và đạt được tối đa sự hiệu quả từ mỗi sinh viên.
  • Khả năng cập nhật và xử lý thông tin: Với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế toàn cầu, sinh viên được khuyến khích học cách nắm bắt thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm các báo cáo kinh tế quốc tế, dữ liệu thị trường và tin tức về chính trị, văn hóa. Sinh viên được khuyến khích áp dụng các công cụ và công nghệ phân tích dữ liệu mới nhất để tạo ra các báo cáo và phân tích dữ liệu có ý nghĩa và thực tế.

4. Quản trị kinh doanh quốc tế

mức lương của ngành kinh doanh quốc tế

Quản trị kinh doanh quốc tế mang tính đa chiều

Vai trò của quản trị trong kinh doanh quốc tế

Quản trị kinh doanh quốc tế (International Business Administration) quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các kế hoạch, kiểm soát quá trình kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra trong phát triển công việc kinh doanh quốc tế

Quản trị kinh doanh quốc tế đóng vai trò quan trọng và đa chiều. Với sự ngày càng gia tăng của quá trình toàn cầu hóa, vai trò này trở nên kỳ càng quan trọng, đòi hỏi sự linh hoạt, sáng tạo và hiểu biết sâu sắc về các yếu tố văn hóa, chính trị, kinh tế và pháp lý ở các quốc gia khác nhau. 

Một trong những nhiệm vụ chính của quản trị kinh doanh quốc tế là xây dựng chiến lược kinh doanh toàn cầu. Nhiệm vụ này bao gồm việc đánh giá thị trường quốc tế, xác định cơ hội và rủi ro, và phát triển kế hoạch hành động phù hợp. Quản trị kinh doanh quốc tế cũng chịu trách nhiệm quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu, đảm bảo rằng các hoạt động sản xuất và cung ứng được thực hiện hiệu quả và linh hoạt.

5. Cơ hội nghề nghiệp và mức lương trong ngành Kinh doanh quốc tế

kinh doanh quốc tế
Ngành kinh doanh quốc tế có nhiều công việc triển vọng

5.1 Cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế

Học kinh doanh quốc tế không chỉ là một hành trình học thuật mà còn là chìa khóa mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng và hấp dẫn. Sinh viên có thể chọn làm việc trong các công ty quốc tế, hợp tác liên doanh, công ty xuất nhập khẩu, công ty có vốn đầu tư nước ngoài,… Một số vị trí sáng giá trong ngành kinh doanh quốc tế như:

  • Chuyên viên xuất nhập khẩu
  • Chuyên viên tư vấn đầu tư quốc tế
  • Chuyên viên tài chính quốc tế
  • Phân tích kinh doanh
  • Chuyên gia hoạch định tài chính quốc tế
  • Chuyên viên nghiên cứu thị trường
  • Chuyên viên marketing
  • Quản lý nguồn nhân lực đa văn hóa
  • Chuyên viên quản trị kinh doanh quốc tế

5.2 Mức lương và triển vọng phát triển nghề nghiệp

Thị trường kinh doanh biến động ngày càng phát triển vì thế cũng đòi hỏi nguồn nhân lực trình độ cao. Mức lương của ngành kinh doanh quốc tế và triển vọng phát triển nghề nghiệp trong ngành có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí công việc, kinh nghiệm, trình độ học vấn,… 

Đối với sinh viên vừa tốt nghiệp mới ra trường có thể thử sức ở các vị trí như trợ lý, thực tập với mức lương hấp dẫn khởi điểm từ 8 triệu đồng đến 10 triệu đồng. Khi đã đạt được hơn 1 năm kinh nghiệm, mức lương có thể nâng lên từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng. Với hơn 3 năm kinh nghiệm, thu nhập của ngành dao động từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng tùy vị trí và khả năng của từng người. Mức lương có thể cao hơn nữa nếu ứng viên đó có năng lực xuất sắc.

Triển vọng phát triển nghề nghiệp không chỉ phụ thuộc vào mức lương mà còn vào khả năng học hỏi, sự cam kết và sự sáng tạo của từng cá nhân. Đồng thời, thị trường lao động toàn cầu cũng đang thay đổi liên tục cùng với sự nhảy vọt của công nghệ đòi hỏi yêu cầu về sự đổi mới của từng ứng viên.

6. Tầm quan trọng và xu hướng tương lai của kinh doanh quốc tế

kinh doanh quốc tế
Kinh doanh quốc tế đóng vai trò không thể thiếu trong thời đại toàn cầu hóa

6.1 Tầm quan trọng của kinh doanh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa

Trong thời đại toàn cầu hóa, kinh doanh quốc tế là một phần của nền kinh tế ảnh hưởng đến sự thịnh vượng của một quốc gia. Nó không chỉ là nguồn thu nhập mà còn là một động lực để tạo ra sự đổi mới và cạnh tranh trong xã hội kinh doanh đầy biến động.

Một trong những tầm quan trọng lớn của kinh doanh quốc tế là khả năng tạo ra nguồn thu nhập cho các doanh nghiệp đa quốc gia. Việc mở rộng hoạt động kinh doanh qua biên giới giúp tối ưu hóa sự sử dụng nguồn lực, gia tăng sản xuất và tạo ra nhiều cơ hội tiếp cận thị trường mới. Điều này không chỉ là lợi ích cho doanh nghiệp mà còn đóng góp vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Tầm quan trọng của kinh doanh quốc tế còn phản ánh ở mức độ tương tác giữa các nền kinh tế và văn hóa. Qua việc giao lưu và hợp tác, kinh doanh quốc tế có thể giúp xây dựng cầu nối giữa các cộng đồng và tạo ra môi trường hòa nhập.

6.2 Xu hướng và dự báo tương lai cho ngành Kinh doanh quốc tế

Xu hướng phát triển ngành Kinh doanh quốc tế đang trở nên đa dạng cùng với sự biến động trong chính sách thương mại quốc tế. Doanh nghiệp sẽ phải thích ứng với các chuẩn mực xã hội và môi trường cao hơn, chú trọng nhiều hơn đến giá trị sản phẩm/ dịch vụ. Toàn cầu hóa dự kiến sẽ tiếp tục là một xu hướng quan trọng trong kinh doanh quốc tế. Các doanh nghiệp sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động và tìm kiếm cơ hội ở các thị trường quốc tế, tận dụng sự liên kết toàn cầu để tối ưu hóa lợi ích.


Kết luận

Kinh doanh quốc tế là một lĩnh vực quan trọng và đa chiều trong thế giới kinh doanh. Với sự đa dạng của các thị trường và nguồn lực trên khắp thế giới, ngành Kinh doanh quốc tế đang đòi hỏi những người làm trong lĩnh vực này phải có kiến thức sâu sắc quy định quốc tế, chiến lược kinh doanh quốc tế, kỹ năng giao tiếp đa văn hóa, và khả năng thích ứng nhanh chóng với môi trường thay đổi. 

Mong rằng, sau bài viết này bạn có thể hiểu rõ về kinh doanh quốc tế. Hãy theo dõi Jobsnew Blog để cập nhật thêm những kiến thức bổ ích khác nhé!