Một khái niệm rất phổ biến trong cuộc sống của chúng ta đó chính là kỹ năng là gì. Có thể bạn đã nghe nhiều về 2 từ kỹ năng nhưng chưa thực sự hiểu rõ về nó. Những người có thành tích cao và sự thành công trong công việc thường sở hữu cho mình những khả năng xuất sắc. Qua đó ta có thể thấy, phương tiện này đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống và công việc của mỗi người. Vì vậy, hãy cùng Jobsnew tìm hiểu về kỹ năng là gì? Cách phát triển như thế nào thông qua bài viết dưới đây nhé.
1. Định nghĩa và phân loại kỹ năng
Kỹ năng là 2 từ khá phổ biến trong cuộc sống hằng ngày nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu kỹ năng là gì? Phân loại các kỹ năng như thế nào? Để chúng tôi giúp bạn làm rõ qua những thông tin sau đây nhé.
1.1 Kỹ năng là gì?
Kỹ năng là gì? Hiểu đơn giản, kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức và kinh nghiệm của bản thân để hoàn thành một công việc nào đó. Có thể nói, kỹ năng là trợ thủ đắc lực giúp bạn giải quyết những vấn đề và xử lý công việc một cách nhanh chóng và suôn sẻ nhất.
Nhà tâm lý học Liên Xô L.Đ.Lêvitôv nhận định, kỹ năng là “Sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định”. Kỹ năng không phải là khả năng đặc biệt hay siêu năng lực. Nó được hình thành nhờ quá trình học tập và rèn luyện hàng ngày của bạn.
1.2 Phân biệt giữa kỹ năng cứng; Kỹ năng mềm và kỹ năng sống
Các chuyên gia đã phân chia kỹ năng thành 3 loại chính bao gồm:
- Kỹ năng mềm
- Kỹ năng cứng
- Kỹ năng sống
Mỗi loại sẽ có đặc điểm, tính chất khác nhau. Có lẽ 3 thuật ngữ này không còn xa lạ gì với mọi người nhưng không phải ai cũng phân biệt được chúng. Hãy cùng chúng tôi phân biệt 3 loại kỹ năng quan trọng này:
1.2.1. Khái niệm
Kỹ năng mềm: Tên gọi tiếng Anh là Soft Skills. Đây là loại kỹ năng không mang tính chất kỹ thuật và được rèn luyện qua những hoạt động thực tế. Kỹ năng mềm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất công việc của mỗi người.
Các kỹ năng mềm bao gồm các loại như:
- Khả năng giao tiếp
- Khả năng giải quyết vấn đề
- Khả năng ứng xử
- Khả năng làm việc nhóm,…
Kỹ năng cứng: Đây là loại kỹ năng mang tính chất chuyên môn cao giúp bạn hoàn thành một công việc cụ thể nào đó. Kỹ năng cứng sẽ được đào tạo theo chương trình chính quy ở các trường Cao đẳng, Đại học hoặc được rèn luyện trong quá trình làm việc.
Kỹ năng sống: Đây là loại kỹ năng cơ bản bắt buộc mỗi người phải tự học tập rèn luyện để có thể sống độc lập và tự chủ. Hàng ngày có vô vàn vấn đề xảy ra, nắm vững kỹ năng sống thì bạn mới có thể ứng phó được với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống này. Kỹ năng sống sẽ bao gồm kỹ năng mềm và các loại kỹ năng cần thiết khác để giúp bạn đối phó được với những vấn đề phát sinh bất ngờ.
1.2.2. Phân loại kỹ năng
Kỹ năng mềm: Dựa vào tính chất mà chúng ta có đến hàng chục loại kỹ năng mềm. Một số loại kỹ năng mềm phổ biến gồm có:
- Khả năng giao tiếp
- Khả năng thích ứng
- Khả năng thuyết trình
- Khả năng quản lý thời gian
- Khả năng lãnh đạo
- Khả năng làm việc nhóm
- Kỹ năng tư duy sáng tạo
- Kỹ năng đàm phán
Để có thể trở thành người xuất sắc, thành công hơn thì bạn cần phải nắm vững các kỹ năng quan trọng này.
Kỹ năng cứng: Kỹ năng cứng sẽ gồm có: khả năng đánh máy, sử dụng công cụ hỗ trợ làm việc, sử dụng các phần mềm tính toán, khả năng ngoại ngữ thành thạo các phần mềm và ứng dụng,…
Kỹ năng sống: Kỹ năng sống được phân chia thành rất nhiều loại khác nhau, điểm như gồm có: Khả năng tự vệ khi bị tấn công, khả năng sinh tồn khi gặp tình huống nguy hiểm, khả năng quản lý tài chính, khả năng giải quyết vấn đề,…
1.2.3. Tính chất
Kỹ năng mềm: Mang tính linh động, thực tiễn cao, có thể thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh cuộc sống và công việc.
Kỹ năng cứng: Mang tính chất ổn định, lâu dài, cứng nhắc và rất ít thay đổi. Ngoài ta, kỹ năng này còn có tính chất lý thuyết, học thuật và đòi hỏi trình độ chuyên môn cao.
Kỹ năng sống: Mang tính thực tế, linh động, thay đổi liên tục để phù hợp với ngữ cảnh. Để bắt kịp với sự thay đổi của xã hội, bạn phải không ngừng cập nhập và nâng cao kỹ năng sống của bản thân.
1.2.4. Vai trò
Kỹ năng mềm: Đóng vai trò rất quan trọng, quyết định đến 75% sự thành công trong công việc của một người. Dù làm trong bất kỳ ngành nghề nào, bạn cũng cần rèn luyện kỹ năng mềm thật tốt. Vì nó được xem là phương tiện giúp rút ngắn quá trình để đạt đến thành công trong sự nghiệp của bạn. Theo con số thống kê, top những người giàu nhất thế giới đều là những người có EQ cao. Biết cách điều khiển cảm xúc, kỹ năng sẽ giúp bạn hoàn thành công việc một cách tốt hơn.
Kỹ năng cứng: Đóng vai trò xây dựng nền tảng tư duy logic giúp bạn hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Từ đó giúp nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc của bạn. Bên cạnh đó, khi viết kỹ năng cứng vào CV sẽ tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, tăng cơ hội việc làm cho bạn.
Kỹ năng sống: Đây được xem là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà mỗi người cần phải có. Kỹ năng này sẽ giúp bạn sinh tồn và phát triển tốt hơn trong xã hội đầy rẫy những cạm bẫy, vấn đề rắc rối này.
1.2.5. Môi trường rèn luyện
Kỹ năng mềm: Kỹ năng mềm được rèn luyện thông qua những thói quen, nếp sống, môi trường và con người xung quanh bạn. Bên cạnh đó, bạn có thể rèn luyện kỹ năng này thông qua những bài học xương máu mà bản thân đã trải qua. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn học tập và rèn luyện những kỹ năng mềm quan trọng tại các trung tâm đào tạo.
Kỹ năng cứng: Đây là kỹ năng mang tính kỹ thuật, chuyên môn và sẽ được đào tạo bài bản tại các trường hoặc trung tâm dạy nghề. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể học hỏi và rèn luyện kỹ năng cứng qua những trải nghiệm và công việc thực tế.
Kỹ năng sống: Môi trường rèn luyện kỹ năng sống hiệu quả đầu tiên chính là gia đình. Những đứa trẻ trong quá trình lớn lên sẽ được cha mẹ dạy cho những kỹ năng sống cơ bản. Theo thời gian, bạn sẽ học tập và rèn luyện kỹ năng này từ trường học, những người xung quanh và qua những trải nghiệm thực tế của bản thân. Bạn cũng có thể đăng ký học các lớp kỹ năng sống để học hỏi thêm những kiến thức bổ ích cho mình.
1.2.5. Tiêu chuẩn đánh giá
Kỹ năng mềm: Không có một quy định hay tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng mà phụ thuộc vào quan điểm của từng người. Mỗi người sẽ có những kỹ năng thế mạnh khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu của bản thân.
Kỹ năng cứng: Tiêu chuẩn đánh giá là bằng cấp, chứng chỉ, trình độ chuyên môn và năng lực nghề nghiệp. Bên cạnh đó, có thể đánh giá kỹ năng này thông qua quá trình trau dồi và rèn luyện ở nơi làm việc.
Kỹ năng sống: Tiêu chuẩn đánh giá chính là khả năng ứng phó và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Ngoài ra, cũng có thể đánh giá kỹ năng sống của một người là tốt hay không thông qua việc giao tiếp với họ.
1.2.6. Đối tượng
Cả 3 loại kỹ năng cứng, kỹ năng mềm và kỹ năng sống áp dụng đều là tất cả mọi người. Tùy thuộc vào nhu cầu, vị trí công việc và cuộc sống mà mỗi người có những cách học tập và rèn luyện những kỹ năng khác nhau.
2. Tầm quan trọng của kỹ năng trong cuộc sống và công việc
Vấn đề Kỹ năng đóng vai trò rất quan trọng, quyết định đến sự thành bại của một người cả trong trong công việc hoặc cuộc sống. Kỹ năng quyết định việc bạn là ai trong xã hội này, sự thành công trong sự nghiệp và cuộc sống của bạn ra sao. Để có thể trở thành một người xuất sắc thì việc rèn luyện kỹ năng là không thể bỏ qua.
2.1 Vai trò của kỹ năng trong sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp
Nếu bạn không thật sự giỏi, không nổi bật thì sẽ chẳng ai biết bạn là ai và cũng chẳng bao giờ bạn có thể chạm được tới hoài bão của mình. Nhưng khi bạn nắm vững những kỹ năng cần thiết, trở thành người tài giỏi thì dù ở đâu bạn cũng có thể phát triển sự nghiệp và có cuộc sống như ý.
Qua đó bạn có thể thấy, kỹ năng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển cá nhân và nghề nghiệp của bạn. Cụ thể được thể hiện như sau:
- Kỹ năng mềm giúp bạn giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, chính xác và hợp lý. Bên cạnh đó, phương thức này còn giúp bạn tạo dựng được nhiều mối quan hệ chất lượng và có cơ hội thăng tiến hơn trong công việc.
- Kỹ năng cứng giúp bạn xử lý công việc một cách hiệu quả nhất. Nắm vững kỹ năng này bạn có thể nhận được đánh giá cao từ phía lãnh đạo. Từ đó giúp sự nghiệp phát triển vượt bậc hơn.
2.2 Ảnh hưởng của kỹ năng đến thành công và cạnh tranh lao động
Hiện nay, tỷ lệ người trẻ thất nghiệp đang trở thành con số rất đáng quan ngại. Những công việc tốt, mức lương hấp dẫn đang có tỷ lệ cạnh tranh rất cao khi cung nhiều hơn cầu. Để có thể vượt qua những đối thủ nặng ký và trở thành ứng viên sáng giá được lựa chọn thì bạn cần phải trở nên nổi trội hơn. Muốn làm được điều này thì bạn cần phải rèn luyện cho mình những kỹ năng cần thiết.
Để đạt được thành công trong sự nghiệp, may mắn chỉ chiếm 1% còn 99% còn lại là dựa vào kỹ năng, năng lực của bản thân. Khi bạn có kỹ năng tốt, làm việc đạt hiệu quả vượt trội sẽ gây được ấn tượng tốt trong mắt ban lãnh đạo. Từ đó con đường thăng tiến trong công việc của bạn sẽ rộng mở hơn.
3. Cách xác định và phát triển kỹ năng cá nhân
Từng vị trí công việc sẽ có những yêu cầu kỹ thuật khác nhau. Việc của bạn là phải xác định rõ những kỹ năng cần thiết và đưa ra phương pháp rèn luyện phù hợp nhất.
3.1 Xác định kỹ năng hiện tại để lựa chọn công việc phù hợp
Mỗi người sẽ sở hữu cho mình những kỹ năng vượt trội khác nhau. Những kỹ năng hiện có sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển sự nghiệp của bạn trong tương lai. Chính vì vậy, khi lựa chọn ngành nghề bạn cần cân nhắc thật kỹ, dựa vào điểm mạnh của bản thân để lựa chọn công việc phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý dựa vào kỹ năng để lựa chọn ngành nghề bạn có thể tham khảo:
- Hướng dẫn viên du lịch: Khả năng giao tiếp, khả năng xử lý vấn đề, khả năng ngoại ngữ, sự am hiểu sâu về du lịch,…
- Kinh doanh: Khả năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm, khả năng tư duy sáng tạo, khả năng tính toán, khả năng đánh máy, có bằng cấp, chứng chỉ kinh tế,…
- Kế toán: Khả năng tính toán, sử dụng thành thạo phần mềm kế toán, có chứng chỉ bằng cấp kế toán, khả năng xử lý vấn đề,…
- IT: Khả năng tính toán, khả năng xử lý vấn đề, khả năng giao tiếp, sử dụng thành thạo phần mềm hỗ trợ làm việc,…
3.2 Các phương pháp giúp nâng cao kỹ năng hiệu quả
Việc nâng cao kỹ năng là vô cùng cần thiết vì nó chính là phương tiện hỗ trợ giúp bạn đạt được những thành công to lớn trong sự nghiệp của mình. Rèn luyện kỹ năng cũng không quá khó khăn, bạn có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây:
- Nâng cao kỹ năng mềm bằng cách học tập và rèn luyện mỗi ngày thông qua các hoạt động thực tế.
- Học hỏi, trau dồi kiến thức và kinh nghiệm qua các công việc thực tế.
- Quan sát và học hỏi thêm kinh nghiệm từ những người xung quanh.
- Làm các bài khảo sát phát triển kỹ năng cá nhân trên các trang web để biết đánh giá năng lực của bản thân.
- Rèn luyện kỹ năng thông qua các bài chia sẻ trên blog hoặc các trang mạng xã hội từ những người từng trải.
- Tham gia các khóa học rèn luyện kỹ năng của các trung tâm.
4. Rèn Luyện Kỹ Năng Mềm và Cứng
Kỹ năng mềm và cứng đóng vai trò rất quan trọng, chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công trong công việc và cuộc sống của bạn. Chính vì vậy, việc học tập và rèn luyện thật tốt 2 kỹ năng này là điều rất cần thiết. Để biết cách luyện và phát triển 2 kỹ năng quan trọng này như thế nào, bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây:
4.1 Cách trau dồi kỹ năng mềm hiệu quả
Kỹ năng mềm quyết định đến 75% sự thành công. Để trau dồi kỹ năng mềm bạn có thể thực hiện các cách trong bảng sau:
Phương pháp trau dồi kỹ năng mềm | Cách thực hiện |
Nghiên cứu tài liệu liên quan đến kỹ năng mềm trên mạng | Đây là phương pháp vô cùng phổ biến mà ai cũng có thể dễ dàng làm được. Hiện nay trên các trang mạng có vô vàn tài liệu giúp học tập và rèn luyện ky năng mềm. Bạn chỉ cần nhấp tìm kiếm trên Google, chọn bài viết hữu ích nhất (thường là các bài thuộc top 1, 2. 3) Sau đó học tập và rèn luyện theo những gì tài liệu hướng dẫn. |
Tham gia các hội nhóm online | Hiện nay trên Facebook, Zalo hay mạng xã hội khác đã xuất hiện rất nhiều hội nhóm chia sẻ tài liệu, cùng nhau phát triển kỹ năng mềm. Thông tin trên các hội nhóm được cập nhập hàng ngày, hàng giờ. Bạn chỉ cần lựa chọn một hội nhóm thích hợp để tham gia và bắt đầu rèn luyện kỹ năng mềm của mình. |
Quan sát, học hỏi từ những người xung quanh | Đây là một phương pháp rất thực tế. Từ việc quan sát những sự việc và con người xung quanh, bạn sẽ học thêm được cách xử lý tình huống, nâng cao kỹ năng quan sát và một số kỹ năng mềm thiết yếu khác. |
Đăng ký các khóa học kỹ năng | Các khóa học online sẽ đưa ra cho bạn một lộ trình học tập và rèn luyện kỹ năng mềm một cách chuẩn chỉnh từ cơ bản đến nâng cao. Qua đó sẽ giúp bạn phát triển kỹ năng mềm của mình một cách hoàn chỉnh hơn. |
4.2 Phát triển kỹ năng cứng thông qua học tập và thực hành
Như chúng ta đã biết, kỹ năng cứng là những kiến thức và kỹ năng chuyên môn liên quan đến công việc cụ thể. Nó mang tính ổn định, ít thay đổi và định lượng được. Một số ví dụ về kỹ năng cứng như: khả năng ngoại ngữ, khả năng tin học, khả năng tính toán, khả năng sử dụng phần mềm làm việc,…
Kỹ năng cứng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất hoàn thành công việc. Chính vì vậy, để đạt được những thành tích cao, gây ấn tượng tốt cho lãnh đạo thì bạn phải rèn luyện thật tốt kỹ năng này. Để luyện tập kỹ năng này cũng không có gì khó khăn, bạn có thể tham khảo và thực hiện theo các cách dưới đây:
- Rèn luyện thông qua học tập trên trường lớp: Trước tiên bạn phải nắm vững được những kiến thức lý thuyết chuyên môn căn bản được giảng dạy trên trường. Đây chính là nền tảng để bạn có thể phát triển tốt kỹ năng cứng trong tương lai. Tốt hơn hết là bạn nên vạch ra mục tiêu rõ ràng cho từng kỹ năng cứng. Sau đó tập trung trau dồi thêm kiến thức để chinh phục chúng.
- Thực hành thật nhiều: Người ta vẫn thường nói “học đi đôi với hành”, nếu bạn hiểu rất rõ lý thuyết nhưng không thể thực hành thì nó cũng chỉ là những kiến thức vô bổ. Chính vì vậy, bạn phải chăm chỉ thực hành, áp dụng những kiến thức vào thực tiễn. Điều này sẽ giúp bạn hiểu sâu và tăng khả năng hoàn thành công việc một cách tốt hơn.
5. Kỹ năng trong hồ sơ xin việc (CV)
Khi viết CV xin việc, bạn cần chú trọng nhiều hơn đến phần kỹ năng. Trong Cv, đây được xem là mục thu hút nhà tuyển dụng nhất. Bạn viết kỹ năng càng chi tiết, thu hút thì cơ hội được tuyển dụng sẽ càng tăng cao. Chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách thể hiện các kỹ năng trong CV như nào và xác định đâu là kỹ năng cần thiết nhất qua những thông tin dưới đây
5.1 Cách thể hiện kỹ năng trong CV
Ứng viên sở hữu nhiều kỹ năng hữu ích trong công việc sẽ càng gây ấn tượng tốt hơn trong mắt nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, để thu hút nhà tuyển dụng bạn cần viết cách thể hiện các kỹ năng trong CV một cách chuẩn xác nhất. Để viết Cv vừa chân thật, vừa làm toát lên điểm mạnh của bạn, vừa đánh đúng vào tâm lý của nhà tuyển dụng không quá khó, bạn chỉ cần lưu ý những điều sau đây:
- Nên liệt kê những kỹ năng mà bạn có liên quan trực tiếp đến vị trí công việc mình đang ứng tuyển. Không ghi lan man hay điền kỹ năng mà mình không có.
- Trình bày phần kỹ năng sau phần kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm.
- Nên gạch đầu dòng khi liệt kê các kỹ năng và đưa những kỹ năng nổi bật lên đầu. Đây là phương pháp vừa trình bày khoa học dễ nhìn, vừa thu hút bắt mắt,
- Có thể tự đánh giá kỹ năng của mình theo thang điểm 10 hoạc 100 và ghi vào CV.
5.2 Kỹ năng cần thiết và được ưa chuộng trong CV
Những kỹ năng được ưa chuộng nhất trong CV là gì? Đây là vấn đề mà rất nhiều ứng viên quan tâm khi viết CV. Điều này sẽ giúp ứng viên tăng tỷ lệ trúng tuyển, có được cơ hội việc làm tốt nhất. Dưới đây là danh sách top các kỹ năng cần thiết cần thiết trong CV bạn có thể tham khảo:
- Khả năng giao tiếp: Khả năng diễn đạt ý kiến, quan điểm một cách hiệu quả nhất.
- Khả năng quản lý thời gian: Kiểm soát, sắp xếp và phân chia thời gian hợp lý để hoàn thành công việc, tránh bị lãng phí.
- Khả năng làm việc nhóm: Khả năng hỗ trợ, chia sẻ, đóng góp ý kiến để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
- Khả năng xử lý vấn đề: Đưa ra giải pháp xử lý vấn đề một cách nhanh chóng, chính xác. Đem lại hiệu quả công việc tốt nhất.
- Khả năng tương tác xã hội: Khả năng xây dựng mối quan hệ, tương tác với người khác một cách hiệu quả.
- Khả năng lắng nghe: Khả năng nghe hiểu vấn đề của người khác. Từ đó tạo dựng nên các mối quan hệ chất lượng.
- Khả năng quan sát: Quan sát mọi người xung quanh để hỏi hỏi thêm những kiến thức bổ ích. Phát hiện vấn đề và xử lý kịp thời.
6. Phương Pháp Đánh Giá và Cải Thiện Kỹ Năng
Có thể nói, kỹ năng là một phần rất quan trọng trong cuộc sống của một người. Nó là yếu tố để quyết định bạn là ai, bạn có thể đạt được những ước mơ, hoài bão của bản thân hay không. Chính vì vậy, để có thể đạt được những thành tựu xuất sắc trong công việc và cuộc sống thì việc rèn luyện, phát triển kỹ năng là vô cùng cần thiết.
Nhưng trước khi đưa ra phương pháp rèn luyện, bạn cần tự đánh giá được kỹ năng của bản thân. Điều này sẽ giúp bạn biết được bản thân mình đang thiếu sót và cần luyện tập những kỹ năng gì. Bạn có thể tự đánh giá thông qua các bài trắc nghiệm đánh giá kỹ năng trên các trạng mạng xã hội. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham gia các bài thi năng lực với đa dạng chủ đề, đa dạng ngành nghề để xác định được bản thân mình phù hợp với công việc gì nhất.
Dưới đây là cách cải thiện các kỹ năng quan trọng mà bạn có thể tham khảo và thực hiện:
- Kỹ năng cứng: Trau dồi kiến thức lý thuyết từ sách vở hoặc những kiến thức được giáo viên truyền tải trên lớp. Sau đó áp dụng những kiến thức học được vào thực tiễn.
- Kỹ năng mềm: Tham gia các khóa học để được đào tạo từ cơ bản đến nâng cao. Thực hành thường xuyên và học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước.
- Kỹ năng sống: Quan sát và học hỏi từ những người xung quanh. Tìm hiểu tài liệu trên mạng và áp dụng đúng cách.
7. Các câu hỏi thường gặp và lời khuyên để phát triển kỹ năng
Khi đi phỏng vấn xin việc, để đánh giá năng lực và độ phù hợp của một ứng viên nhà tuyển dụng thường sử dụng những câu hỏi liên quan đến kỹ năng. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn và lời khuyên cho sự phát triển kỹ năng mà chúng tôi muốn gợi ý cho bạn.
7.1 Trả lời các câu hỏi thường gặp về kỹ năng
Những câu hỏi về kỹ năng là căn cứ để nhà tuyển dụng đánh giá một ứng viên có phù hợp với vị trí công việc bên mình hay không. Để chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn, bạn có thể tham khảo các câu các hỏi dưới đây.
Tác phong nghề nghiệp
- Bạn nghĩ giờ làm việc lý tưởng là như thế nào?
- Làm thế nào để làm việc tốt dưới áp lực công việc?
- Một sai lầm mà bạn mắc phải trong công việc là gì? Bạn đã xử lý nó như thế nào?
Khả năng xử lý tình huống
- Bạn mắc lỗi trong công việc nhưng không bị ai phát hiện, bạn sẽ làm gì?
- Bạn sẽ xử lý như thế nào khi phải làm việc với đồng nghiệp xấu tính, hãy đổi lỗi cho người khác?
- Bạn sẽ làm gì khi khách hàng phàn nàn về dịch vụ và yêu cầu bồi thường?
Khả năng thích nghi
- Công ty đang cần xử lý công việc gấp mà bạn đang trong kỳ nghỉ không mang theo laptop thì bạn sẽ làm gì?
- Bạn sẽ làm gì khi đồng nghiệp nhờ giúp đỡ khi công việc quá tải?
- Nếu lịch trình bị rời do có công việc bất ngờ, bạn sẽ xử lý như thế nào?
Khả năng giao tiếp
- Mô tả điểm mạnh của bằng bằng 2 từ?
- Trên thang điểm 10, bạn đánh giá khả năng giao tiếp của mình là bao nhiêu?
- Hãy kể về một tình huống mà bạn cho rằng mình đã thể hiện kỹ năng giao tiếp tốt nhất?
7.2 Lời khuyên trong việc phát triển kỹ năng
Để có thể phát triển kỹ năng một cách tốt nhất, bạn cần ghi nhớ những lời khuyên hữu ích dưới đây:
- Luyện tập chăm chỉ, thường xuyên giúp phát triển và nâng cao kỹ năng tốt nhất.
- Lựa chọn phương pháp rèn luyện kỹ năng phù hợp nhất.
- Trau dồi và học hỏi kiến thức và kinh nghiệm từ những người đi trước.
- Thực hiện các bài khảo sát đánh giá năng lực để giúp bản thân phát triển tốt hơn.
8. Kết luận
Theo cá nhân tôi thấy, kỹ năng đóng vai trò rất quan trọng, quyết định đến sự phát triển và thành công trong sự nghiệp của mỗi người. Nắm vững 3 loại kỹ năng chính là bạn đã cầm chắc trong tay chìa khóa đi đến cánh của thành công.
Mỗi người chúng ta đều có những ước mơ hoài bão của riêng mình. Để có thể chạm tới ước mơ của mình, bạn cần phải không ngừng nỗ lực học tập kiến thức và rèn luyện những kỹ năng cần thiết. Công sức mà bạn bỏ ra sẽ được đền đáp xứng đáng bằng những trái ngọt trong tương lai. Bạn đừng quên theo dõi trang web Blog Jobsnew,vn để cập nhật thêm những thông tin hữu ích khác nhé.