Bước vào tháng 11, không khí của ngày Nhà giáo Việt Nam đã dần dần được nhắc đến và được lan tỏa tới nhiều cá nhân. Những bài thơ 20-11 trở thành điểm sáng thu hút sự quan tâm của nhiều cá nhân. Hãy cùng Jobsnew tìm hiểu những bài thơ 20-11 đầy ý nghĩa, đây cũng là lời tri ân sâu sắc đến những người thầy cô, những người vẫn âm thầm hướng dẫn chúng ta trên con đường tri thức.
Những bài thơ 20-11 ngắn đáng yêu
Cận kề ngày 20-11 ngày nhà giáo Việt Nam, tâm hồn mỗi người lại hướng về nghề giáo – Đây là một nghề vô cùng ý nghĩa, là nghề đã dùng thời gian của mình để truyền đạt tri thức và hình thành tương lai cho nhiều học sinh.
Đây là dịp thiêng liêng, để chúng ta thể hiện lòng biết ơn sâu sắc những người thầy cô, những người đã dành cả cuộc đời chúng ta. Cùng khám phá những bài thơ 20-11 hay và ý nghĩa nhất về ngày nhà giáo ngay dưới đây, để lời tri ân của bạn trở nên ý nghĩa và đầy cảm xúc hơn bao giờ hết.
Ngày tết nhà giáo
Ngày vui xin chúc các cô thầy
Mạnh khỏe, bình an, giọng hát hay
Họp mặt cùng nhau vui tiệc nhỏ
Hoa tươi, chúc tụng thật đong đầy
Bao ngày vất vã bên trường lớp
Dạy dỗ đàn em nhiệt huyết say
Đóng góp cho đời thêm sắc thắm
Vinh danh rạng rỡ, cảm ơn dày…
(Tác giả: Đặng Ngọc Đào)
Bài thơ 20-11 này là một lời chúc mừng và tri đến những người thầy cô, những người đã dành cả cuộc đời của mình để dạy dỗ và hướng dẫn những học trò của mình để dạy dỗ và hướng dẫn học trò. Từ những dòng thơ đơn giản nhưng ý nghĩa.
Với bài thơ 20-11 tác giả cũng muốn gửi đến những lời chúc tốt đẹp nhất đến các thầy cô, mong rằng họ luôn mạnh khỏe, bình an và tiếp tục đam mê với nghề truyền đạt kiến thức này. Bên cạnh đó, bài thơ 20-11 cũng thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đến những người thầy ấy.
Lá nhuộm tóc thầy
Về trường mừng đón huân chương
Gặp thầy gặp bạn tình thương dạt dào
Lâng lâng cảm xúc dâng trào
Tóc thầy điểm bạc độ nào chẳng hay
Sân trường xanh thắm chồi cây
Phải chăng lá nhuộm tóc thầy của tôi
Ra về lòng những bồi hồi
Nguyện rằng luôn mãi là người trò ngoan.
( Tác giả: Hồ Ngọc Quân)
Bài thơ 20-11 này thể hiện sự ấm áp và biết đến trường, đến người thầy, người cô đã cho ta những kỷ niệm đẹp, những tình thương dành cho thầy cô và bạn bè luôn sống mãi trong lòng.
Bài thơ 20-11 gửi đi thông điệp biết ơn sâu sắc đến những người thầy cô đã dành trọn tâm huyết để truyền đạt kiến thức và tình yêu thương cho học trò, mong rằng họ sẽ luôn là những người trò ngoan.
Lặng xuôi năm tháng êm trôi
Con đò kể chuyện một thời rất xưa
Rằng người chèo chống đón đưa
Mặc cho bụi phấn giữa trưa rơi nhiều
Bay lên tựa những cánh diều
Khách ngày xưa đó ít nhiều lãng quên
Rời xa bến nước quên tên
Giờ sông vắng lặng buồn tênh tiếng cười
Giọt sương rơi mặn bên đời
Tóc thầy bạc trắng giữa trời chiều đông
Mắt thầy mòn mỏi xa trông
Cây bơ vơ đứng giữa dòng thời gian…
( Tác giả: Nguyễn Quốc Đạt)
Với bài thơ 20-11 ấy đã nói lên những sự tri ân và nhớ thương đến những người thầy, người cô, những người đã dành cả cuộc đời để dạy dỗ và hướng dẫn chúng ta trong quãng đời thanh xuân. Hình ảnh của con đò trong bài thơ 20-11 được miêu tả nhẹ nhàng, với những con đò trôi trên dòng nước êm đềm của thời gian đại diện cho cuộc hành trình của cuộc sống.
Dòng thơ cuối cùng với hình ảnh của tóc thầy bạc trắng, mắt thầy mòn mỏi là biểu tượng cho thời gian trôi qua và những năm tháng dày công của họ. Cây bơ vơ đứng giữa dòng thời gian là biểu tượng cho sự cô đơn và buồn bã khi những người thầy cô đã vượt qua những năm tháng của cuộc đời.
Cô ơi
Rời mái trường thân yêu
Bao năm rồi cô nhỉ?
Trong em luôn đọng lại
Lời dạy bảo của cô
Ngày ấy vào mùa thu
Bước chân em rộn rã…
Cô không lời từ giã
Xa trường tự lúc nào
Em ngỡ như chiêm bao
Cô về đâu, chẳng biết?
Vẫn vang lời tha thiết
Từ giọng cô dịu hiền
Thời gian bước triền miên
Cô chưa lần quay lại
Chúng em nhớ cô mãi
Mong thấy cô trở về
Lúc xưa cô vỗ về…
Nay chúng em khôn lớn
Ngày rời trường gần đến
Bao giờ gặp lại cô?!
( Tác giả: Thảo Thảo)
Bài thơ 20-11 thể hiện sự nhớ mong và tình cảm thân thương của học trò đối với cô giáo của mình sau khi họ rời xa mái trường thân yêu. Bằng những dòng thơ đầy cảm xúc, tác giả thể hiện sự ghi nhớ mãi một lời dạy bảo, một hình ảnh của cô giáo trong tâm trí họ.
Từ những giọng nói, những lời nói của cô đều còn đọng mãi trong tâm hồn học trò, họ luôn mong ngóng, hằng mơ ước về sự trở về của cô giáo. Thời gian trôi qua, nhưng hình ảnh của cô giáo vẫn luôn sống và thân thương trong lòng học trò. Điều này thể hiện sự kính trọng và tình cảm sâu sắc mà học trò dành cho người thầy, người cô đã từng dạy dỗ, chia sẻ trong suốt thời gian họ ở trong trường được thể hiên qua bài thơ 20-11 này.
Nghe thầy đọc thơ
Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quê nhà
Mái chèo nghe vọng sông xa
Êm êm như tiếng của bà năm xưa
Nghe trăng thuở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời
Thêm yêu tiếng hát mẹ cười
Yêu thơ em thấy đất trời đẹp ra…
( Tác giả: Trần Đăng Khoa)
Qua bài thơ 20-11 này cho chúng ta thấy người thầy không chỉ là người truyền đạt kiến thức, mà còn là người tạo ra một môi trường văn hoá, nơi mà tiếng thơ và tiếng nói của họ trở nên ý nghĩa và đầy ý thức. Từ đó, bài thơ không chỉ là lời tri ân đến sự dạy dỗ của người thầy, mà còn là sự thể hiện lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc đến những giá trị văn hoá, truyền thống mà họ đã truyền đạt cho thế hệ trẻ.
Thơ 20-11 tự sáng tác
Trong những bài thơ 20-11 ấy, hãy để những lời tri ân và lòng biết ơn tràn ngập, làm trái tim của những người thầy, người cô được an ủi. Hãy cùng khám phá những dòng thơ 20-11 tinh tế, để lời tri ân chân thành của chúng ta lan tỏa đến những người thầy, những người đã dẫn dắt chúng ta trên con đường tri thức và nhân văn.
Bài thơ “Không đề”
Tri thức ngày xưa trở lại đây,
Ân tình sâu nặng của cô thầy!
Người mang ánh sáng soi đời trẻ;
Lái chuyến đò chiều sang bến đây?
Đò đến vinh quang nơi đất lạ;
Cám ơn người đã lái đò hay!
Ơn này trò mãi ghi trong dạ…
Người đã giúp con vượt đắng cay!
( Tác giả: Nguyễn Trung Dũng)
Bài thơ 20-11 thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của người viết đến những người thầy, những người đã đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống và sự phát triển của họ.
Hình ảnh của “chuyến đò” đưa đến “bến” của tri thức và vinh quang là biểu tượng cho sự hướng dẫn, định hình tương lai của học trò bởi người thầy. Bài thơ 20-11 này đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc và tôn vinh tinh thần của những người thầy, người đã đóng góp vào sự thành công của chúng ta.
Người lái đò
Một đời người – một dòng sông…
Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ,
5 bài thơ ngắn mà sâu nặng tình thầy trò ảnh 3
“Muốn qua sông phải lụy đò”
Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa …
Tháng năm dầu dãi nắng mưa,
Con đò trí thức thầy đưa bao người.
Qua sông gửi lại nụ cười
Tình yêu xin tặng người thầy kính thương.
Con đò mộc – mái đầu sương
Mãi theo ta khắp muôn phương vạn ngày,
Khúc sông ấy vẫn còn đây
Thầy đưa tiếp những đò đầy qua sông…
( Tác giả: Thảo Nguyên)
Bài thơ 20-11 đã tôn vinh mối quan hệ đặc biệt giữa thầy và trò, sử dụng hình ảnh của dòng sông, con đò để ẩn dụ cho cuộc hành trình của cuộc đời và sự truyền đạt tri thức. Từ “đưa” không chỉ là hành động vật chất mà còn là sự hướng dẫn, truyền đạt tri thức từ người thầy.
Bằng hình ảnh của con đò, tác giả muốn nhấn mạnh vai trò của tri thức và sự hướng dẫn của người thầy, đưa chúng ta qua những khó khăn, nguy hiểm của cuộc sống. Đây có lẽ là những gì muốn nói đến trong bài thơ 20-11 này.
Lời trầm thầy tôi
Có những chiều hè, phượng đỏ rơi
Còn đâu năm cũ, sắp qua rồi.
Thương người bạn cũ, ân sâu nặng
Nhớ lại thầy xưa, tình chẳng phôi.
Muốn được cho đi, thầy phải có
Tâm thành đón nhận, lẽ trò tôi.
Cho không phải mất, tình muôn thuở.
Nhận được đời vui, nghĩa thế thôi.
( Tác giả: Phạm Duy Cầu)
Bài thơ 20-11 trên đã tôn vinh mối quan hệ đặc biệt giữa thầy và trò, sự ấm áp của tình bạn cũ trong kí ức của người viết. Hình ảnh của phượng đỏ rơi mang lại cảm giác của mùa hè, những kỷ niệm của năm tháng đã qua.
Tác giả nhớ về người bạn cũ và thầy cũ, nhấn mạnh sự tri ân, lòng biết ơn sâu sắc đối với họ. Đồng thời, bài thơ cũng nói về ý nghĩa của việc cho đi và nhận lấy trong mối quan hệ giữa thầy và trò. Để có thể chia sẻ, truyền đạt tri thức, thầy cần có tâm hồn sẵn lòng đón nhận, chia sẻ, còn trò cần có lòng biết ơn và nhận ra giá trị của sự hướng dẫn tâm huyết của thầy.
Thầy
Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng
Cứ tự nhủ rằng đó là bụi phấn
Mà sao lòng xao xuyến mãi không nguôi
Bao năm rồi ? Đã bao năm rồi hở ? Thầy ơi …
Lớp học trò ra đi, còn thầy ở lại
Mái chèo đó là những viên phấn trắng
Và thầy là người đưa đò cần mẫn
Cho chúng con định hướng tương lai
Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi
Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa
Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu …
( Tác giả: Ngân Hoàng)
Những câu trên thể hiện sự nhận ra và lòng biết ơn sâu sắc của người viết đối với người thầy. Bài thơ 20-11 của tác giả Ngân Hoàng đã bộc lộ được hình ảnh tóc bạc trắng được sử dụng để tượng trưng cho sự trải qua thời gian và năm tháng của người thầy trên giảng đường.
Mặc dù trí óc có tự nhủ rằng đó chỉ là bụi phấn, nhưng lòng lại không ngừng xao xuyến và thổn thức trước biểu hiện của sự già đi của thầy. Bài thơ 20-11 nhấn mạnh tình cảm của người viết đối với người thầy, sự ấm áp và tri ân đối với sự hướng dẫn, dạy dỗ của họ.
Thưa thầy
Thưa thầy, bài học chiều nay
Con bỏ quên ngoài cửa lớp
Dưới gốc phượng già, nằm nghe chim hót
Con hóa mình thành bướm và hoa
Thưa thầy bài tập hôm qua
Con bỏ vào ngăn khóa kín
Mải lượn lờ theo từng vòng sóng
Cái ngã điệu đàng, sân trượt patin
Thưa thầy, bên ly cà phê đen
Con đốt thời gian bằng khói thuốc
Sống cho mình và không bao giờ mơ ước
Mình sẽ là ai? Tôi sẽ là ai?
Thưa thầy, qua ngõ nhà thầy khuya nay
Con vẫn thấy một vầng trăng ấm sáng
Thầy ngồi bên bàn phẳng lặng
Soạn bài trong tiếng ho khan
Thưa thầy, cho là nhận: điều giản đơn
Sao con học hoài không thuộc
Để bây giờ khi con hiểu được
Biết làm sao tạ lỗi cùng thầy
( Tác giả: Tạ Nghi Lễ)
Qua bài thơ 20-11 tác giả đã thể hiện sự thấu hiểu và tôn trọng đối với người thầy thông qua việc nhớ về cảnh thầy đang làm việc khuya, sẵn sàng dành thời gian và công sức của việc giảng dạy, hướng dẫn học sinh. Đồng thời, bài thơ 20-11 cũng thể hiện sự nhận thức, mong muốn của học sinh khi họ nhận ra sự quan trọng của việc học, sẵn lòng tạ lỗi và học hỏi từ những sai lầm của mình.
Những bài thơ 20/11 báo tường ngắn
Trong bức tranh nhỏ của cuộc đời, những bài thơ 20-11 đã vẽ lên những bức tranh ấm áp và đầy ý nghĩa của tình thầy trò. Hãy cùng tôi bước vào thế giớ của những dòng thơ ngắn, để cảm nhận sự tri ân và lòng biết ơn đối với những người thầy yêu mến.
Lời ru của thầy
Mỗi nghề có một lời ru
Dở hay thầy cũng chọn ru khúc này
Lời ru của gió màu mây
Con sông của mẹ đường cày của cha
Bắt đầu cái tuổi lên ba
Thầy ru điệp khúc quê nhà cho em
Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm
Tình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu!
Thầy không ru đủ nghìn câu
Biết con chữ cũng đứng sau cuộc đời
Tuổi thơ em có một thời
Ước mơ thì rộng như trời, ngàn năm
Như ru ánh lửa trong hồn
Cái hoa trong lá, cái mầm trong cây
Thầy ru hết cả mê say
Mong cho trọn ước mơ đầy của em.
Mẹ ru em ngủ tròn đêm
Thầy ru khi mặt trời lên mỗi ngày
Trong em hạt chữ xếp dày
Đừng quên mẹ vẫn lo gầy hạt cơm
Từ trong vòm mát ngôi trường
Xin lời ru được dẫn đường em đi
(Con đường thầy ngỡ đôi khi
Tuổi thơ lăn một vòng bi tới rồi!)
Hẳn là thầy cũng già thôi
Hóa thân vào mỗi cuộc đời các em
Thì dù phấn trắng bảng đen
Hành trang ấy đủ thầy đem theo mình
( Tác giả: Đoàn Vị Thượng)
Bài thơ 20-11 của tác giả Đoàn Vị Thượng thể hiện sự tri ân và lòng biết ơn sâu sắc của học sinh đối với người thầy. Hình ảnh của lời ru được sử dụng để tượng trưng cho vai trò của người thầy trong việc hướng dẫn và định hình tương lai của học sinh.
Xin lỗi các em
Tôi đâu phải người làm nông
Cày xong đánh giấc say nồng một hơi
Chuông reo tan buổi dạy rồi
Còn nghe ray rứt nỗi đời chưa yên.
Trách mình đứng trước các em
Dửng dưng cả tiếng hồn nhiên gọi: Thầy!
Rụng dần theo bụi phấn bay
Ước mơ một thuở căng đầy tuổi xanh
Dẫu là lời giảng của mình
Cơn ho chợt đến vô tình cắt ngang
Dẫu là tiết học vừa tan
Bước qua cửa lớp đôi lần hụt hơi!
Hiểu dùm tôi các em ơi
Giấu bao ám ảnh khôn nguôi từng giờ
Cảnh đời chộn rộn bán mua
Áo cơm nào dễ chi đùa với ai.
Vờ quên cuộc sống bên ngoài
Nhiều điều xa lạ nói hoài riết quen
Dở hay, yêu ghét, trắng đen
Còn bao sự thật đã nhìn thẳng đâu
Ai còn dằn vặt đêm sâu
Trong từng sợi tóc bạc màu truân chuyên
Thật lòng tạ lỗi các em
Hiểu ra khi đã lớn lên mai này
( Tác giả: Trần Ngọc Hưởng)
Bài thơ đã diễn tả cảm giác nghẹn ngào và hối tiếc khi nhận ra rằng mình có thể không đủ tận tụy và nhạy bén để đáp ứng mọi nhu cầu và mong muốn của học sinh. Bài thơ 20-11 ấy đã thể hiện được sự thừa nhận của người thầy cũng có những lúc mơ mộng và bất lực trước những thử thách của cuộc sống và giáo dục.
Những bài thơ 20-11 hay và ý nghĩa nhất
Mỗi dòng thơ 20-11 là một tấm lòng tri ân, là hồi ức về những người thân yêu mến và những kỷ niệm đẹp trong hành trình học đường. Hãy cùng khám phá những đoạn thơ ấm áp và ý nghĩa nhất nhé!
Con với thầy
Con với thầy
Người dưng nước lã
Con với thầy
Khác nhau thế hệ
Đã nhiều lần tôi tự hỏi mình
Mười mấy ngàn ngày không gặp lại
Những thầy giáo dạy tôi ngày thơ dại
Vẫn bên tôi dằng dặc hành trình
Vẫn theo tôi những lời động viên
Mỗi khi tôi lầm lỡ
Vẫn theo tôi những lời nhắc nhở
Mỗi khi tôi tìm được vinh quang…
Qua buồn vui, qua những thăng trầm
Câu trả lời sáng lên lấp lánh
Với tôi thầy ký thác
Thầy gửi tôi khát vọng người cha
Đường vẫn dài và xa
Thầy giáo cũ đón tôi từng bước!
Từng bước một tôi bước
Với kỷ niệm thầy tôi…
(Tác giả: Phạm Minh Dũng)
Bài thơ 20-11 này tôn vinh mối quan hệ đặc biệt giữa học trò và người thầy. Hình ảnh của “thầy” trong bài thơ không chỉ là người dạy bảo mà còn là người bạn đồng hành, người kết nối với quá khứ và hướng tới tương lai.
Bụi phấn xa rồi
Ngẩn ngơ chiều khi nắng vàng phai
Thương nhớ ngày xưa chất ngất hồn
Một mình thơ thẩn đi tìm lại
Một thoáng hương xưa dưới mái trường
Cho dẫu xa rồi vẫn nhớ thương,
Nầy bàn ghế cũ, nầy hàng me
Bảng đen nằm nhớ người bạn trẻ
Bụi phấn xa rồi… gửi chút hương!
Bạn cũ bây giờ xa tôi lắm
Mỗi đứa một nơi cách biệt rồi!
Cuộc đời cũng tựa như trang sách
Thư viện mênh mông, nhớ mặt trời!!!
Nước mắt bây giờ để nhớ ai???
Buồn cho năm tháng hững hờ xa
Tìm đâu hình bóng còn vương lại?
Tôi nhớ thầy tôi, nhớ… xót xa!
Như còn đâu đây tiếng giảng bài
Từng trang giáo án vẫn còn nguyên
Cuộc đời cho dẫu về muôn nẻo
Vẫn nhớ thầy ơi! Chẳng thể quên!!!
( Tác giả: Thái Mộng Trinh)
Với bài thơ 20-11 trên, tác giả đã thể hiện sự hoài niệm và nhớ mong về quãng thời gian học trò, cũng như lòng biết ơn sâu sắc đối với người thầy đã dành cả cuộc đời để dạy dỗ và hướng dẫn. Hình ảnh của buổi chiều êm đềm với ánh nắng vàng phai kèm theo cảm giác ngẩn ngơ và thương nhớ, đem lại không khí ấm áp và sâu lắng.
Khi thầy về hưu
Cây phượng già treo mùa hạ trên cao
Nơi bục giảng giọng thầy sao chợt thấp:
“Các con ráng… năm nay hè cuối cấp…”
Chút nghẹn ngào… bụi phấn vỡ lao xao.
Ngày hôm qua hay tự tháng năm nào
Con nao nức bước vào trường trung học
Thương cây lúa hóa thân từ hạt thóc
Thầy ươm mùa vàng, đất vọng đồng dao.
Mai thầy về, sân trường cũ nằm đau?
Hay nỗi nhớ lấp vùi theo cát bụi?
Dẫu cay đắng, dẫu trăm nghìn đau tủi
Nhọc nhằn nào thầy gửi lại ngày sau?
Mai thầy về, mùa gọi nắng lên cao
Vai áo bạc như màu trang vở cũ
Con muốn gọi sao lòng đau nghẹn ứ
Đã bao lần con ngỗ nghịch thầy ơi!
(Tác giả: Lá Me)
Bài thơ 20-11 đặt ra câu hỏi về ngày thầy trở lại và liệu sân trường cũ có còn chứa đựng nỗi nhớ hay không. Tâm trạng của học trò cho họ cảm thấy xót xa và đau đớn khi nghĩ về việc phải chia tay thầy. Bài thơ 20-11 thể hiện sự mong muốn gọi thầy trở lại để hiện lòng biết ơn và xin lỗi vì những lần có những hành động không đúng đắn.
Chúng ta đã đi qua 15 bài thơ nói về ngày 20-11, mong rằng những bài thơ trên sẽ giúp bạn có một ngày 20-11 thật đáng nhớ bên những người lái đò của mình. Hãy theo dõi blog.jobsnew để biết thêm nhiều thông tin hay ho nhé!