5/5 - (3 bình chọn)

Bạn đang thi công căn nhà mơ ước cho mình? Bạn muốn lựa chọn dịch vụ thiết kế thi công nội thất? Bạn thắc mắc về lưu ý, tiêu chí lựa chọn, quy trình làm việc cũng như báo giá? Mọi thắc mắc của bạn sẽ được tôi chia sẻ ngay trong bài viết sau.


1. Lưu ý gì khi thuê đơn vị thiết kế thi công nội thất?

Sử dụng dịch vụ trọn gói của công thi thiết kế và thi công nội thất đang là lựa chọn của nhiều chủ đầu tư. Tuy mang lại nhiều sự tiện lợi, nhưng khi lựa chọn đơn vị, gia chủ vẫn cần lưu ý một số điểm sau:

1.1. Nắm rõ thông tin của công ty thiết kế nội thất

Có vô vàn công ty cung cấp dịch vụ thi công nội thất, trong đó phần lớn là những đơn vị mới, chưa có nhiều kinh nghiệm. Chủ đầu tư cần tìm hiểu thật kỹ, nắm rõ các thông tin như: Chất lượng nhân công, độ uy tín, giá thành, công trình thực tế, mẫu hợp đồng thiết kế và thi công nội thất,…của nhà thầu.

hợp đồng thiết kế thi công nội thất
Lưu ý gì khi thuê đơn vị thiết kế thi công nội thất?

1.2. Hiểu các hình thức thuê thiết kế thi công nội thất

Thị trường hiện nay đang cung cấp hai hình thức thuê thiết kế thi công công trình nội thất. Bao gồm:

  • Dịch vụ 1 – Thi công trọn gói: Gia chủ sẽ tìm kiếm và lựa chọn đơn vị thi công. Sau đó, nhà thầu tiến hành toàn bộ các công đoạn từ lên ý tưởng, thiết kế bản vẽ, thi công,… giúp tiết kiệm nhiều thời gian của gia chủ.
  • Dịch vụ 2 – Thi công theo thiết kế: Nhà thầu sẽ tiến hành thi công theo ý tưởng và bản vẽ được cung cấp bởi gia chủ. Tuy nhiên, đôi khi đơn vị thi công không hiểu hết ý đồ của bản vẽ, công trình không đảm bảo được tính hoàn mỹ.

1.3. Chọn công ty uy tín và phù hợp phong cách

Ngoài việc lựa chọn đơn vị thiết kế, đơn vị thi công uy tín, bạn cần chắc chắn rằng các bên đều đã hiểu rõ được mong muốn, nhu cầu của bạn. Tránh trường hợp, đơn vị thiết kế và đơn vị thi công hiểu theo những chiều khác nhau. Cách tốt nhất là bạn nên lựa chọn một công ty uy tín trong ngành để sử dụng cả dịch vụ thiết kế và thi công. Sau đó, cùng bàn bạc và đưa ra những mong muốn cụ thể để tiến hành các công đoạn tiếp theo.

1.4. Tiêu chí lựa chọn nhà thầu thiết kế nội thất

Các chủ đầu tư có thể cân nhắc lựa chọn đơn vị thi công nội thất uy tín, trách nhiệm theo những tiêu chí sau:

  • Thái độ trách nhiệm, cầu thị, nhiệt tình trong quá trình hợp tác.
  • Quy trình làm việc chuyên nghiệp, rõ ràng, trách nhiệm.
  • Đội ngũ thiết kế, thi công giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn.
  • Chăm sóc khách hàng nhiệt tình, hỗ trợ, tư vấn nhanh chóng, theo sát cho đến khi dự án kết thúc.
  • Mọi thỏa thuận giữa hai bên đều được cam kết bằng văn bản, hợp đồng.
  • Cam kết cụ thể về thời gian bàn giao công trình.

2. Bảng giá thi công nội thất mới nhất 2024

Mức giá thi công ảnh hưởng nhiều đến quyết định cuối cùng của chủ đầu tư. Mỗi đơn vị có một báo giá riêng, chúng tôi xin cập nhật báo giá chung mới nhất cho năm 2024:

2.1. Giá thi công nội thất theo từng phòng

Bảng giá chi phí thiết kế và thi công nội thất cho các phòng cập nhật mới nhất năm 2024 dao động như sau:

SẢN PHẨM GIÁ THÀNH DAO ĐỘNG (VNĐ)
PHÒNG KHÁCH
Tủ giày 3 – 4.000.0000
Tủ tivi 2 – 3.000.000
Bệ ngồi 3 – 3.500.000
PHÒNG NGỦ
Giường 7.000.000
Tủ đầu giường 2.000.000
Bàn phấn 3.000.000
Tủ quần áo 3 – 4.000.000
Rèm cửa 1 – 2.000.000
PHÒNG BẾP
Tủ bếp trên 2 – 7.000.000
Tủ bếp dưới 2 – 5.000.000
Ốp đá 3 – 14.000.000
PHÒNG VỆ SINH
Lavabo 1 – 2.000.000
Bồn cầu 2 – 3.000.000

Ngoài ra, còn nhiều sản phẩm khác mà chủ đầu tư có thể lắp đặt với mức giá tùy thuộc vào chất liệu, đơn vị cung cấp,… Bên cạnh các đồ dùng nội thất, chi phí thi công phần thô cũng được tính đến như:

SẢN PHẨM GIÁ THÀNH DAO ĐỘNG (VNĐ)
Trần thạch cao 200.000
Sơn nước 120.000
Lát sàn gỗ 3 – 400.000
Đèn 3 – 400.000
Sàn gạch 240.000

2.2. Các hạng mục khi thiết kế và thi công nội thất

Thi công nội thất thường bao gồm các hạng mục tiêu chuẩn như sau:

 thiết kế thi công nội thất
Hạng mục thiết kế và thi công nội thất
  • Tháo dỡ: Hạng mục thực hiện khi cần thay đổi hiện trạng công trình, không cần thực hiện với các công trình mới.
  • Cải tạo, sửa chữa: Hạng mục này thực hiện cải tạo và xử lý phần thô của công trình như: Chống thấm; Ốp lát; Cấp thoát nước và điện âm trần; Làm trần trang trí; Phủ sơn màu;…
  • Lắp đặt thiết bị điện, vệ sinh: Các thiết bị điện, vệ sinh, điều hòa mà gia chủ đã lựa chọn sẽ được lắp đặt tại hạng mục này.
  • Lắp đặt sàn gỗ, rèm cản nắng: Sàn gỗ, rèm cản nắng được lựa chọn phù hợp với phong cách thiết kế của không gian.
  • Lắp đặt nội thất: Cuối cùng, vật dụng nội thất như giường, tủ, bàn,… sẽ được lắp đặt đúng vị trí trước khi vệ sinh và bàn giao công trình.

3. Quy trình thi công và thiết kế nội thất chuyên nghiệp

Nắm được quy trình thi công sẽ giúp gia chủ lựa chọn được đơn vị uy tín và bám sát tiến độ công trình.

3.1. Quy trình từ tiếp nhận hồ sơ đến bàn giao công trình

Trước khi quyết định hợp tác với đơn vị thi công, chủ đầu tư cần hiểu rõ quy trình làm việc của đơn vị. Quy trình tiêu chuẩn đang được áp dụng rộng rãi là:

  • Bước 1: Tiếp nhận thông tin và lắng nghe mong muốn khách hàng.
  • Bước 2: Khảo sát chất lượng, thực trạng công trình.
  • Bước 3: Thiết kế bản vẽ toàn cảnh.
  • Bước 4: Báo giá kinh phí sau khi hoàn thiện bản vẽ.
  • Bước 5: hợp đồng thiết kế thi công nội thất và thỏa thuận thời hạn bàn giao.
  • Bước 6: Cấp phép các giấy tờ cần thiết.
  • Bước 7: Thi công phần thô.
  • Bước 8: Lắp đặt và hoàn thiện phụ kiện trang trí.
  • Bước 9: Nghiệm thu, bàn giao công trình và cam kết bảo hành.

3.2. Phong cách thi công và thiết kế phổ biến

Các phong cách thiết kế nội thất phổ biến đang được nhiều gia chủ lựa chọn mà bạn nên cân nhắc như:

  • Phong cách hiện đại.
  • Phong cách tối giản.
  • Phong cách tân cổ điển.
  • Phong cách Bắc Âu.
  • Phong cách Đông Dương.
  • Phong cách Á Đông.
  • Phong cách Rustic.
thiết kế thi công nội thất
Các phong cách thiết kế nội thất nổi bật

4. Ý tưởng sáng tạo thiết kế và thi công nội thất

Chủ đầu tư cần có ý tưởng thiết kế để nhà thầu nắm bắt, dựa vào đó để lên phương án thi công. Ý tưởng thiết kế từng phòng được dự đoán trở thành xu hướng năm 2024 như sau:

thiết kế thi công nội thất
Ý tưởng thiết kế và thi công nội thất
  • Phòng khách: Không gian này cần thể hiện được cá tính và đẳng cấp của chủ đầu tư. Ngoài bố trí nội thất cơ bản, bạn có thể kết hợp thêm đồ trang trí như: Tranh treo tường, đèn chùm, cây cảnh,….
  • Phòng ngủ: Không gian riêng tư và dành cho việc nghỉ ngơi nên hãy tạo cảm giác ấm áp, thoải mái, để tái tạo năng lượng sau ngày làm việc mệt mỏi. Không nên để quá nhiều đồ nội thất khiến không gian trở nên bí bách.
  • Phòng bếp: Không gian này cần được trang bị đầy đủ đồ dùng nấu nướng, thiết kế các loại tủ bếp phù hợp để tiện lợi sử dụng đồ đạc khi chế biến món ăn. Nên sử dụng các vật liệu dễ vệ sinh nhằm giảm thời gian lau chùi sau sử dụng.
  • Phòng vệ sinh: Không gian vệ sinh không cần quá to nhưng cũng cần tạo sự thoải mái cho người dùng. Nên lắp đặt các vật liệu cách âm, giữ nhiệt kết hợp thiết bị thông gió tại đây.

5. Chọn đối tác thiết kế thi công nội thất đáng tin cậy

Thiết kế nội thất là quy trình mất nhiều thời gian và tiền bạc. Do đó, bạn cần lựa chọn những đơn vị cung cấp dịch vụ có nhiều kinh nghiệm, uy tín và có trách nhiệm trong công việc. Dựa vào những lưu ý và tiêu chí được chúng tôi chia sẻ bên trên, chắc chắn gia chủ sẽ lựa chọn được những nhà thầu uy tín để đồng hành tạo nên không gian sống hoàn hảo.

thiết kế thi c
Lựa chọn đơn uy tín

Kết luận

Thiết kế và thi công nội thất chưa bao giờ đơn giản, chính vì vậy hãy tìm hiểu về đơn vị cung cấp dịch vụ, quy trình làm việc, báo giá cụ thể cũng như lên ý tưởng để công trình của bạn hoàn thiện nhanh chóng và thuận lợi. Trong trường hợp bạn chưa có kinh nghiệm thuê thiết kế thi công nội thất, hãy tham khảo ý kiến của những người đã sử dụng dịch vụ trước đó để có thêm thông tin! 

Tôi vừa chia sẻ với bạn những thông tin về thiết kế thi công nội thất. Mong rằng chia sẻ của tôi đã mang lại nhiều kiến thức hữu ích cho bạn. Theo dõi ngay Jobsnew Blog để cập nhật thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác.