5/5 - (1 bình chọn)

Dùng máy tính đã lâu nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi phần cứng máy tính là gì và các bộ phận trong phần cứng có chức năng gì chưa? Nếu chưa thì bài viết này của Jobsnew sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ những thắc mắc đó một cách đầy đủ và dễ hiểu nhất. Bạn hãy theo dõi ngay nhé!


1. Phần cứng của máy tính là gì? 

Phần cứng máy tính là một thuật ngữ dùng để chỉ tất cả những thiết bị vật lý hữu hình nằm ở bên trong và ngoài máy tính mà người dùng có thể nhìn thấy và cầm nắm được. Phần cứng máy tính có vai trò quan trọng trong việc vận hành và thực hiện các chức năng của máy tính.

Các thành phần bên ngoài cấu thành nên một chiếc máy tính có thể kể đến như màn hình, bàn phím, chuột, tai nghe, máy in, máy chiếu, loa, và USB. Trong khi đó, các thành phần bên trong bao gồm bộ nguồn, chip CPU, bo mạch chủ (mainboard), card đồ họa, card âm thanh, bộ nhớ RAM và ROM…

phần cứng máy tính là gì
Phần cứng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chức năng của máy tính

2. Các bộ phận cơ bản của phần cứng máy tính 

Sau khi tìm hiểu về khái niệm phần cứng máy tính là gì, bạn hãy cùng khám phá về các bộ phận cơ bản của phần cứng máy tính qua nội dung sau đây. 

2.1. Các bộ phận cơ bản phải có 

Máy tính là một thiết bị điện tử phức tạp, được tạo thành từ nhiều bộ phận khác nhau. Trong phần dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về các bộ phận cơ bản nhất của máy tính.

2.1.1. CPU – Bộ xử lý trung tâm – Central Processing Unit

CPU là là bộ xử lý trung tâm của máy tính, có chức năng chính là xử lý dữ liệu và thực hiện các lệnh của người dùng. CPU được cấu tạo từ hai khối chính là khối điều khiển (CU) và khối tính toán (ALU). 

Khối điều khiển có chức năng điều khiển mọi hoạt động của CPU, bao gồm việc lấy lệnh từ bộ nhớ, giải mã lệnh và thực hiện lệnh. Trong khi đó, khối tính toán có chức năng thực hiện các phép tính số học và logic. Tốc độ xử lý của CPU được biểu thị bằng đơn vị Hertz (Hz) hoặc Gigahertz (GHz). Giá trị càng lớn thì CPU của bạn sẽ càng hoạt động nhanh.

phần cứng máy tính là gì
CPU giúp xử lý dữ liệu và thực hiện lệnh của người dùng

2.1.2. Bo mạch chủ – Mainboard 

Bo mạch chủ cũng là một trong những bộ phận đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong hệ thống máy tính. Chức năng chính của bo mạch chủ là kết nối và điều phối các linh kiện bên trong máy tính lại với nhau. 

Cụ thể hơn, bo mạch chủ chịu trách nhiệm điều khiển tốc độ, đường truyền dữ liệu giữa các thiết bị điện tử và phân phối nguồn điện cho các linh kiện trên bo mạch. Thông thường bo mạch chủ của máy tính được lắp đặt bên trong thùng máy. Tuy nhiên, trong trường hợp đối với máy tính All-in-One, bo mạch chủ có thể được tích hợp ngay phía sau màn hình.

phần cứng là gì
Bo mạch chủ kết nối các linh kiện bên trong máy tính lại với nhau

2.1.3. RAM – Random Access Memory – Bộ nhớ dữ liệu tạm thời 

RAM là một loại bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, được sử dụng để lưu trữ dữ liệu tạm thời khi máy tính hoạt động. RAM được ví như “bộ nhớ đệm” của máy tính, giúp máy tính xử lý dữ liệu nhanh chóng và hiệu quả hơn. Khi mở một phần mềm, dữ liệu cần được truyền từ ổ đĩa cứng lên RAM. Sau đó, CPU sẽ truy cập và xử lý dữ liệu từ RAM. Quá trình ngược lại sẽ xảy ra khi dữ liệu được xử lý xong.

RAM có tốc độ truy cập nhanh hơn nhiều so với ổ đĩa cứng. Điều này có nghĩa là CPU có thể truy cập dữ liệu từ RAM nhanh hơn nhiều so với truy cập dữ liệu từ ổ đĩa cứng nhờ đó máy tính có thể xử lý dữ liệu nhanh và hiệu quả hơn. Thông thường, mức độ lớn của bộ nhớ RAM sẽ quyết định được khả năng xử lý đồng thời của máy tính. 

phần cứng là gì
RAM có càng nhiều GB thì máy tính xử lý được lượng công việc càng lớn

2.1.4. Ổ cứng 

Ổ cứng được ví như là một nơi lưu trữ toàn bộ dữ liệu của hệ thống máy tính. Ổ cứng còn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất và trải nghiệm sử dụng của người dùng như tốc độ khởi động máy tính, tốc độ chép xuất dữ liệu và cả độ an toàn của dữ liệu cá nhân. Do đó, việc lựa chọn và quản lý ổ cứng một cách hợp lý là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho hệ thống máy tính.

Ổ cứng được chia thành hai loại chính là SSD và HDD với dung lượng và mức giá thành khác nhau. Dung lượng lưu trữ của ổ cứng được biểu thị bằng đơn vị Gigabyte (GB). Dung lượng ổ cứng càng lớn thì có thể lưu trữ được nhiều dữ liệu hơn.

phần cứng máy tính
Ổ cứng có hai loại chính là SSD và HDD

2.1.5. Màn hình máy tính – Monitor 

Màn hình máy tính không chỉ đơn thuần là thiết bị để hiển thị hình ảnh, mà còn phục vụ cho quá trình tương tác và trải nghiệm người dùng với máy tính. Mỗi màn hình máy tính sẽ có các thông số kỹ thuật riêng biệt như độ phân giải, độ sáng, kích thước, tỷ lệ màn hình, tạo ra sự đa dạng và linh hoạt cho người dùng khi lựa chọn. 

phần cứng máy tính là gì
Màn hình phục vụ quá trình giao tiếp của người dùng với máy tính

2.1.6. Bộ nguồn – Power Supply Unit – PSU

Bộ nguồn máy tính hay còn được gọi là Power Supply Unit (PSU). Bộ nguồn  không chỉ đơn thuần là một thiết bị vật lý nằm bên trong thùng máy tính mà còn cung cấp năng lượng cho các linh kiện quan trọng khác trong hệ thống như bo mạch chủ, RAM và ổ cứng. 

Chức năng chính của bộ nguồn là chuyển đổi dòng điện xoay chiều có hiệu điện thế lớn (thông thường là 220V) từ nguồn cung cấp sang các dòng điện có mức điện áp thấp hơn phù hợp cho các linh kiện trong máy tính. Điều này đảm bảo rằng các linh kiện sẽ nhận được nguồn điện ổn định để máy tính hoạt động một cách an toàn và hiệu quả.

phần cứng của máy tính là gì
Bộ nguồn cung cấp năng lượng cho các linh kiện quan trọng

2.1.7. Thùng – Case 

Thùng máy tính là bộ phận bao bọc tất cả các linh kiện bên trong máy tính, giúp bảo vệ chúng khỏi các tác động không mong muốn từ bên ngoài như va đập, bụi bẩn. Thùng máy tính được làm từ nhiều chất liệu, kiểu dáng và kích thước khác nhau. Tùy thuộc vào các linh kiện bên trong và nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn kiểu thùng phù hợp.

phần cứng máy tính là gì
Thùng máy tính có đa dạng kiểu dáng, kích thước khác nhau

2.1.8. Quạt tản nhiệt 

Quạt tản nhiệt là một thiết bị giúp giảm nhiệt độ của CPU, giúp CPU hoạt động ổn định và bền bỉ hơn. Cấu tạo của quạt rất đơn giản bao gồm bộ tản nhiệt, ống dẫn nhiệt và chân đế. 

Bộ tản nhiệt có nhiệm vụ nhận nhiệt từ CPU, ống dẫn nhiệt có nhiệm vụ truyền nhiệt từ bộ tản nhiệt ra bên ngoài và chân đế có nhiệm vụ cố định quạt tản nhiệt trên CPU. Trên thị trường hiện nay có hai loại quạt tản nhiệt chính là quạt tản nhiệt bằng không khí và quạt tản nhiệt bằng chất lỏng.

phần cứng máy tính là gì
Quạt tản nhiệt giúp CPU hoạt động ổn định

2.2. Các bộ phận cơ bản có thể tùy chọn 

Sau khi trả lời được câu hỏi phần cứng của máy tính là gì, mời bạn cùng Jobsnew tìm hiểu thêm các bộ phận đáp ứng những nhu cầu sử dụng khác nhau.

2.2.1. Card đồ hoạ

Card đồ họa đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý các thông tin liên quan đến hình ảnh, bao gồm màu sắc, độ phân giải và tương phản. Bên cạnh đó, card đồ họa còn có ảnh hưởng quyết định đến trải nghiệm của người dùng khi chơi game, xem video hay làm việc với đồ họa trên máy tính. 

Có hai loại phổ biến của card đồ họa là card rời và card onboard tích hợp sẵn trên bo mạch chủ. Khi chọn mua máy tính, việc xác định xem PC đã tích hợp sẵn card đồ họa hay chưa là điều rất quan trọng. Nếu chưa thì bạn nên chọn mua một card đồ họa phù hợp với nhu cầu sử dụng và sở thích của mình. 

phần cứng của máy tính là gì
Card đồ họa ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng khi làm việc với máy tính

2.2.2. Card âm thanh 

Card âm thanh là một linh kiện có thể gắn thêm tùy theo nhu cầu sử dụng cá nhân của bạn. Âm thanh trong máy tính hiện nay thường được số hóa trước khi lưu trữ hoặc xử lý. 

Vì vậy, vai trò chính của card âm thanh là chuyển đổi tín hiệu số thành tín hiệu âm thanh analog, tạo ra âm thanh chất lượng cao để phát ra qua loa hoặc tai nghe. Ngoài ra, card âm thanh cũng cho phép âm thanh từ micro đi vào máy tính thông qua các cổng kết nối như Firewire hoặc USB. 

phần cứng máy tính là gì
Card âm thanh chuyển đổi tín hiệu số thành tín hiệu âm thanh analog

2.2.3. Card mạng 

Giống như card âm thanh, card mạng cũng là một thiết bị mà bạn có thể tùy chọn cài đặt vào máy tính để kết nối mạng. Card mạng có vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi tín hiệu từ máy tính thành các tín hiệu phương tiện truyền dẫn và ngược lại. Bộ phận này giúp máy tính có thể kết nối và truy cập vào mạng internet hoặc mạng nội bộ. 

phần cứng và phần mềm của máy tính là gì
Card mạng giúp máy tính có thể truy cập và kết nối mạng

2.2.4. Bàn phím – Keyboard 

Bàn phím là một trong những thiết bị chính giúp người dùng tương tác và điều khiển hệ thống máy tính. Bằng cách gõ phím, người dùng có thể ra lệnh cho máy tính thực hiện các tác vụ từ những công việc đơn giản như gõ văn bản đến những hoạt động phức tạp như chơi game hoặc thao tác đồ họa. 

Một bàn phím thông thường có khoảng 83 đến 105 phím, được chia thành 4 nhóm chính: phím số, phím chức năng, phím soạn thảo và các phím điều khiển. Việc lựa chọn bàn phím thích hợp có thể tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích cá nhân.

phần cứng máy tính là gì
Bàn phím giúp người dùng điều khiển máy tính

2.2.5. Chuột – Mouse

Chuột máy tính là một thiết bị đầu vào cầm tay với vai trò quan trọng trong việc điều khiển con trỏ trên màn hình và thực hiện việc chọn, di chuyển và tương tác với các phần tử trên máy tính.

Chuột cho phép người dùng thực hiện các thao tác như chọn văn bản, các biểu tượng, file và thư mục một cách dễ dàng và hiệu quả. Tương tự như bàn phím, máy tính sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện các thao tác cơ bản nếu thiếu chuột. 

phần cứng máy tính là gì
Chuột máy tính cho phép bạn thực hiện các thao tác chọn văn bản một cách dễ dàng

3. Sự khác biệt giữa phần cứng máy tính và laptop 

Máy tính để bàn gồm vỏ CPU chứa các thành phần bên trong, màn hình, bàn phím và chuột cái riêng lẻ. Máy tính này thường được đặt cố định trên bàn làm việc và không dễ dàng di chuyển. Trong khi đó, laptop cũng có các thành phần tương tự máy tính để bàn nhưng được tích hợp thành một thiết bị duy nhất, linh hoạt và tiện lợi di chuyển. Khác với máy tính để bàn, bạn không cần sử dụng đến bàn phím và chuột rời khi sử dụng laptop. 

Laptop còn được trang bị thêm bộ phận sạc pin mang lại sự tiện lợi và linh hoạt. Tuy nhiên, do hạn chế về cấu hình nên laptop thường chỉ phù hợp cho các công việc văn phòng và sử dụng hàng ngày, không đáp ứng được yêu cầu cao về xử lý đồ họa và chơi game trực tuyến.

phần cứng máy tính là gì
Laptop không đáp ứng yêu cầu cao về xử lý đồ họa như máy tính để bàn

4. Câu hỏi thường gặp 

Sau đây là một vài câu hỏi thường gặp liên quan đến phần cứng mà bạn có thể tham khảo qua:

4.1. Việc nâng cấp phần cứng thường xuyên có cần thiết hay không? 

Khi nhu cầu sử dụng của bạn tăng lên, bạn có thể nâng cấp phần cứng máy tính. Ví dụ, bạn có thể nâng cấp RAM để tăng tốc độ xử lý, nâng cấp bàn phím để có trải nghiệm chơi game tốt hơn hoặc nâng cấp ổ cứng để lưu trữ nhiều dữ liệu hơn.

4.2.Mức dung lượng RAM phù hợp cho máy tính là bao nhiêu?

Thông thường, mức dung lượng RAM cơ bản cho một chiếc máy tính là 4GB. Với mức dung lượng này đủ để chạy các tác vụ thông thường như làm việc văn phòng, duyệt web, xem phim, nghe nhạc. 

Để đáp ứng các nhu cầu sử dụng cơ bản và nâng cao, một cấu hình tầm trung cần có dung lượng RAM là 8GB. Ngoài ra, nếu muốn chơi game cao cấp với mức cài đặt đồ họa cao nhất, bạn nên đầu tư 16GB hoặc 32GB. 

4.3. Bảo trì phần cứng máy tính như thế nào? 

Để bảo trì phần cứng máy tính hiệu quả, việc thực hiện vệ sinh định kỳ là điều vô cùng quan trọng. Bằng cách thường xuyên làm sạch và loại bỏ bụi bẩn trên máy tính, bạn có thể giữ cho các thành phần phần cứng hoạt động ổn định hơn. Quá trình này cũng giúp hạn chế sự cố do nhiệt độ cao và sự cố kỹ thuật khác do bụi bẩn tích tụ.

5. Mối quan hệ giữa phần mềm máy tính và phần cứng là gì?

Vậy phần cứng và phần mềm của máy tính là gì? Giữa phần cứng và phần mềm có mối quan hệ gì với nhau không? Có thể thấy, trong máy tính, mối quan hệ giữa phần cứng và phần mềm là yếu tố cốt lõi quyết định hiệu suất hoạt động. Phần cứng giúp đảm bảo sự ổn định và tốc độ hoạt động của phần mềm, đặc biệt khi có các yêu cầu cụ thể. 

Mỗi ứng dụng phần mềm đều cần ít nhất một phần cứng để hoạt động, chẳng hạn như CPU, RAM, card đồ hoạ và ổ cứng cho trò chơi điện tử, hoặc RAM, CPU và ổ cứng để tạo và lưu tài liệu trong phần mềm văn bản. Thiếu phần mềm, các chức năng như hiển thị hình ảnh, phát âm thanh, hoặc tương tác với máy tính qua bàn phím và chuột sẽ không thể hoạt động.


Kết luận

Trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển, việc hiểu rõ khái niệm phần cứng là gì vô cùng quan trọng. Phần cứng máy tính là tập hợp các thành phần vật lý của máy tính, bao gồm CPU, RAM, ổ cứng, card đồ họa,… Phần cứng đóng vai trò quyết định hiệu suất và độ bền của máy tính.

Việc hiểu rõ về phần cứng máy tính giúp người dùng có thể:

  • Nâng cấp phần cứng cho phù hợp với nhu cầu sử dụng.
  • Bảo trì và vệ sinh máy tính định kỳ để đảm bảo máy tính hoạt động ổn định.
  • Xử lý các sự cố phần cứng máy tính khi cần thiết.

Nhờ vào sự hiểu biết sâu sắc về phần cứng máy tính, người dùng có thể tận hưởng những trải nghiệm sử dụng trơn tru và hiệu quả hơn.

Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn khái niệm về phần cứng máy tính là gì và giới thiệu những bộ phận cơ bản của phần cứng. Hy vọng qua những thông tin này bạn sẽ có thể hiểu rõ hơn về các bộ phận của máy tính. Bạn đừng quên tiếp tục theo dõi Jobsnew Blog để cùng đón đọc những chia sẻ bổ ích về các lĩnh vực khác nhé!