Đánh giá

Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài gần 3260km, đây là lợi thế cho ngành hàng hải phát triển. Vậy ngành hàng hải có những tiềm năng phát triển nào? Đại học hàng hải có những ngành gì? Nếu bạn đang dành sự quan tâm với ngành này, hãy tìm hiểu thông tin do Jobsnew cung cấp qua bài viết sau đây!

Giới thiệu chung về ngành hàng hải

ngành hàng hải
Ngành hàng hải có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế

Vai trò của ngành hàng hải

Ngành hàng hải là nhân tố quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển. Một lượng lớn hàng hóa xuất nhập khẩu và hàng hóa trong nước được vận chuyển thông qua đường vận tải biển. Vận tải biển được coi là huyết mạch chính trong hệ thống vận chuyển và phân phối hàng hóa của nền kinh tế.

Định hướng phát triển ngành hàng hải nhằm tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, và hiệu quả. Tầm nhìn dài hạn của ngành là xây dựng và phát triển toàn diện kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ. Đồng thời tăng cường củng cố quốc phòng an ninh, làm cho đất nước giàu mạnh từ biển, và bảo vệ môi trường biển. Vậy nên, cần có những phát triển đột phá cho kinh tế hàng hải.

Phân loại các khái niệm liên quan đến hàng hải

Có rất nhiều khái niệm liên quan đến chuyên ngành hàng hải với mục đích giúp ta hiểu hơn về ngành này:

  • Ngành hàng hải: Ngành này chuyên đào tạo và cung cấp kiến thức chuyên môn cho sĩ quan hải quân tương lai về biển và tàu, luật thương mại biển, khí hậu biển, và các kỹ năng phục vụ các chuyến tàu (chở người và chở hàng hóa) và làm việc trên biển.
  • Khu vực ngành hàng hải: Là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả giới hạn quản lý của một cảng vụ trên một vùng biển nhất định. Cảng biển chính là tổ hợp của nhiều khu vực hàng hải kết hợp với nhau.
  • Dịch vụ hoa tiêu ngành hàng hải: Đây là dịch vụ hướng dẫn và cung cấp hỗ trợ cho các tàu ra, vào bến cảng. Nhiệm vụ của dịch vụ này là hỗ trợ các vấn đề xảy ra trong quá trình di chuyển như phương hướng đi và các dịch vụ liên quan.

Nội dung đào tạo trong ngành hàng hải

ngành hàng hải
Các môn học đào tạo thuộc chuyên ngành hàng hải

Chương trình đào tạo ngành hàng hải

Chương trình đào tạo của các trường tuyển sinh các ngành đại học hàng hải thường bao gồm các khóa học và môn học liên quan đến các lĩnh vực sau:

Kỹ thuật đóng tàu: Trong khóa học này, sinh viên sẽ được học về quá trình thiết kế và xây dựng tàu thủy, bao gồm cấu trúc tàu, vật liệu sử dụng, hệ thống điện, hệ thống cơ khí, hệ thống điều khiển. Cũng như các phương pháp kiểm tra chất lượng và an toàn của tàu. 

Hệ thống điều khiển tàu biển: Sinh viên sẽ được học về công nghệ và phương pháp điều khiển tàu. Bao gồm các hệ thống hệ thống thông tin hàng hải và hệ thống điều khiển tự động. Cũng như các hệ thống radar, hệ thống định vị và định hướng, hệ thống quản lý tàu, và các công nghệ điều khiển tiên tiến khác.

Động cơ và năng lượng hàng hải: Nghiên cứu về động cơ và năng lượng trong lĩnh vực hàng hải tập trung vào công nghệ động cơ tàu, hệ thống nhiên liệu và năng lượng, hiệu suất năng lượng, cũng như các nguồn năng lượng thay thế và tái tạo.

An toàn hàng hải: Chuyên đào tạo về quy tắc an toàn hàng hải, quản lý rủi ro và phòng ngừa tai nạn. Đồng thời đánh giá và kiểm tra an toàn tàu, quy trình cứu hộ và cứu nạn và quản lý môi trường trong ngành hàng hải. 

Có những chuyên ngành nào trong lĩnh vực hàng hải?

Ngành Khoa học hàng hải: gồm kiến thức và kỹ năng về khai thác cảng biển, cứu hộ trên biển, dịch vụ bảo hiểm. Cũng như kiến thức về xây dựng cảng biển, và các lĩnh vực nghiên cứu khác liên quan đến ngành này.

Ngành Kinh tế hàng hải: Ngành tập trung vào luật hàng hải, thương mại hàng hải, và Logistics. Là nền tảng giúp sinh viên hiểu rõ về các khía cạnh kinh tế trong lĩnh vực Hàng hải.

Ngành điều khiển tàu: Chuyên ngành cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết để điều khiển tàu biển. Đồng thời hướng dẫn về nghiên cứu, phát triển, và sửa chữa các lỗi kỹ thuật trên tàu một cách chuyên sâu.

Mức lương và triển vọng nghề nghiệp trong ngành hàng hải

các ngành đại học hàng hải
Cơ hội việc làm và mức lương ngành hàng hải

Mức lương tạo thu nhập hấp dẫn của ngành hàng hải

Mức lương ngành hàng hải biến động phụ thuộc vào vị trí công việc, kinh nghiệm làm việc, và điều kiện làm việc cụ thể. 

  • Sinh viên mới ra trường, chưa tích lũy nhiều kinh nghiệm. Mức lương thường nhận mức lương khoảng từ 10 đến 15 triệu đồng/tháng. 
  • Nhân viên có 1-3 năm kinh nghiệm. Mức lương thường nằm trong khoảng từ 15 đến 20 triệu đồng/tháng. 
  • Những nhân viên có kinh nghiệm trên 5 năm. Mức lương có thể dao động từ 15 đến 40 triệu đồng/tháng.

Cơ hội nghề nghiệp ngành hàng hải

Học ngành hàng hải mở ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, tùy thuộc vào chuyên ngành bạn chọn theo đuổi. Các vị trí công việc đa dạng như:

  • Thuyền trưởng lái tàu biển.
  • Kỹ sư thiết kế tàu biển và cảng biển.
  • Kỹ sư thi công, xây dựng các công trình hải hải.
  • Nhân viên quản lý khai thác cảng biển.
  • Kỹ thuật viên đóng tàu và các vị trí khác trong lĩnh vực này.

Ngoài ra, sinh viên còn có nhiều cơ hội làm việc trong các khối ngành kinh tế liên quan đến lĩnh vực hàng hải, bao gồm:

  • Kinh tế vận tải.
  • Chuyên viên kỹ thuật và an toàn hàng hải.
  • Chuyên viên kinh doanh quốc tế.
  • Nhân viên Logistic.
  • Chuyên viên xuất nhập khẩu.
  • Chuyên viên quan hệ quốc tế.

Kết luận

Ngành hàng hải là ngành học với tiềm năng thu nhập rất hấp dẫn. Như vậy, bài viết trên Jobsnew Blog đã cung cấp đầy đủ thông tin về ngành hàng hải. Hy vọng rằng kiến thức trong bài sẽ hỗ trợ bạn trong việc định hình nghề nghiệp và chọn lựa trường học phù hợp với năng lực cá nhân. Để khám phá cơ hội việc làm tốt và mức lương cao, hãy truy cập ngay vào trang web blog jobsnew.vn để tìm kiếm công việc trong ngành hàng hải!