5/5 - (1 bình chọn)

Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu hiện đang là một ngành học “hot” với cơ hội làm việc rộng mở và xu hướng lâu dài của tương lai. Vậy sinh viên ngành này sẽ học những kiến thức, kỹ năng gì? Mời bạn cùng Jobsnew khám phá ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu trong bài viết dưới đây nhé!


1. Giới thiệu tổng quát về ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

mạng máy tính và truyền thông dữ liệu
Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu được ứng dụng trong mọi lĩnh vực đời sống

Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu còn được gọi là Truyền thông và mạng máy tính. Đây là một ngành học thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin. Các công việc của ngành này sẽ bao gồm thiết kế, xây dựng, vận hành hạ tầng truyền tải thông tin, quản trị người sử dụng, thiết kế, xây dựng, quản trị, giám sát, điều phối các hệ thống, mạng máy tính và các hoạt động liên quan.

Hiện nay, ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu đang được ứng dụng trong mọi lĩnh vực đời sống của con người, bao gồm:

  • Lĩnh vực kinh tế: Quảng cáo online, thương mại điện tử,…
  • Lĩnh vực giải trí: Truyền hình, âm nhạc trực tuyến, Game,…
  • Lĩnh vực truyền thông: Báo điện tử, mạng xã hội, Internet,…
  • Lĩnh vực giáo dục: Giải bài tập trên mạng, học trực tuyến,…
  • Lĩnh vực hành chính: Văn phòng không giấy tờ, Chính phủ điện tử,…

2. Chương trình đào tạo trong ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu 

Tại hầu hết các trường đại học ở Việt Nam hiện nay, mạng máy tính và truyền thông dữ liệu là ngành học thuộc khoa Công nghệ thông tin. Dưới đây là các môn học, kỹ năng và điểm nổi bật trong chương trình đào tạo của các trường hiện nay mà Jobsnew tìm hiểu được.

2.1 Các môn học và kỹ năng được đào tạo

mạng máy tính và truyền thông dữ liệu
Người học mạng máy tính và truyền thông dữ liệu được rèn luyện tư duy logic

Về kiến thức, sinh viên mạng máy tính và truyền thông dữ liệu tại các trường Đại học sẽ được giảng dạy để nắm vững các kiến thức sau đây:

  • Kiến thức tổng hợp: Toán, khoa học tự nhiên, ngoại ngữ, khoa học xã hội và nhân văn.
  • Kiến thức nền tảng chuyên ngành: Mạng máy tính, an ninh mạng, kỹ thuật truyền thông, quản trị mạng, lập trình mạng, mạng không dây, truyền thông di động, phân tích và thiết kế mạng, truyền thông đa phương tiện, lập trình phân tán, tính toán song song,…

Song song với kiến thức, chương trình học tại các cơ sở đào tạo cũng chú trọng đến việc xây dựng, rèn luyện các kỹ năng, phẩm chất cần có để làm nghề cho sinh viên. Cụ thể, sau 4 – 5 năm học, sinh viên sẽ có được các năng lực sau đây:

  • Tư duy logic, năng lực sáng tạo và tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu.
  • Khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào công việc.
  • Có đủ năng lực làm việc ở các vị trí như quản trị hệ thống, mạng máy tính, kỹ sư phát triển phần mềm tại các nhà cung cấp mạng và truyền thông, chuyên gia an toàn, an ninh mạng,…
  • Có thể làm việc ở các vị trí khác nhau tại cơ quan nhà nước, các tổ chức phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin hàng đầu trong nước và quốc tế.
  • Được trang bị kiến thức nền tảng và chuyên sâu để thuận lợi học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, làm giảng viên, nhà nghiên cứu,…

2.2 Điểm nổi bật trong chương trình đào tạo tại các trường

ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu
Chương trình đào tạo mạng máy tính và truyền thông hiện nay rất chú trọng việc trao đổi quốc tế

Hiện nay, chương trình đào tạo ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu tại các trường đại học Việt Nam đều có những điểm chung nổi bật như sau:

  • Đội ngũ giảng viên: Các giảng viên cô đều là có trình độ Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ với chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm về nghiên cứu, giảng dạy trong và ngoài nước.
  • Kiến thức đào tạo: Hệ thống kiến thức đầy đủ theo chuẩn quốc tế và cập nhật thường xuyên theo xu hướng công nghệ thông tin trên thế giới.
  • Phương pháp đào tạo: Chương trình đào tạo chú trọng việc thực hành để sinh viên được vận dụng và ghi nhớ kiến thức tốt hơn.
  • Cơ sở vật chất: Liên tục được cải thiện và cập nhật theo xu hướng hiện đại của thế giới.
  • Giao lưu quốc tế: Sinh viên có nhiều cơ hội học hỏi, gặp gỡ giáo sư, chuyên gia nổi tiếng trong ngành qua các sự kiện học thuật, trao đổi quốc tế.

3. Cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

Nếu bạn đang băn khoăn “Có nên học ngành truyền thông và mạng máy tính không” thì hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé!

3.1 Các vị trí việc làm và cơ hội nghề nghiệp

mạng máy tính và truyền thông dữ liệu
Front-End Developer là một trong các vị trí mà người học mạng máy tính có thể làm việc

Sinh viên tốt nghiệp mạng máy tính và truyền thông dữ liệu tại các trường đại học có thể lựa chọn các cơ hội và vị trí việc làm như sau:

  • Lĩnh vực điện toán đám mây (Cloud Computing): Theo thống kê của Linkedln, đây là một trong 10 kỹ năng công nghệ có nhu cầu tuyển dụng cao nhất trong năm 2022. Vị trí việc làm: Quản trị hệ thống trung tâm dữ liệu (Data Center), Kỹ sư phát triển ứng dụng Cloud,…
  • Mạng lưới vạn vật kết nối Internet (IoT – Internet of Things): Đây là một trong ba lĩnh vực công nghệ 4.0 được dự đoán có vai trò định hình tương lai của ngành công nghiệp 4.0 với thị trường việc làm vô cùng lớn. Vị trí việc làm: Chuyên gia phân tích dữ liệu IoT, IoT Product Manager, Kỹ sư phát triển hệ thống IoT,…
  • Quản trị mạng và an toàn thông tin (Network management and Information Security): Hiện nay, quản trị và an ninh thông tin đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều tổ chức, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước. Vị trí việc làm: Network Engineer (Kỹ sư mạng), Network Architect (Kiến trúc mạng), Network Security Engineer (Kỹ sư An ninh mạng), Security Solution Engineer (Kỹ sư đưa ra các giải pháp bảo toàn An ninh mạng),…
  • Phát triển dịch vụ Web/ứng dụng: Việc các doanh nghiệp chuyển sang hoạt động trên cloud dẫn tới sự bùng nổ về nhu cầu tạo ra ứng dụng hoạt động trên Web khiến nhu cầu tuyển dụng ngành này tăng cao. Vị trí việc làm: Front-End Developer (Lập trình viên Front-End), Back-End Developer (Lập trình viên Back-End), Full Stack Web Developer (Nhà phát triển web),…
  • Công nghệ không dây thế hệ mới (4G/5G) – Next generation wireless technology: Trong tương lai, số lượng người truy cập Internet bằng di động được dự báo sẽ ngày càng gia tăng. Điều này cùng với yêu cầu tốc độ trao đổi dữ liệu mạng không dây lớn dẫn tới nhu cầu nhân lực trong lực vực này cũng sẽ tăng lên. Vị trí việc làm: Kỹ sư mạng vô tuyến, Kỹ sư Datacom, Kỹ sư quản lý điều hành mạng viễn thông, Kỹ sư tối ưu hóa mạng di động, Kỹ sư lập trình nhúng,…
  • Giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường Cao đẳng, Đại học, trung tâm nghiên cứu.

3.2 Phân tích mức lương và triển vọng phát triển sự nghiệp

mạng máy tính và truyền thông dữ liệu
Mức lương ngành mạng máy tính còn phụ thuộc vào vị trí cụ thể, kinh nghiệm, kỹ năng

Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu được dự báo về triển vọng phát triển sự nghiệp rất tốt. Điều này đến từ nhu cầu tuyển dụng tại các tổ chức tăng cao do sự bùng nổ của xu hướng chuyển đổi số trên toàn cầu.

Theo thống kê của các chuyên gia, trong giai đoạn 2022 – 2024, mỗi năm Việt Nam vẫn thiếu hụt khoảng 150.000 – 195.000 nhân lực ngành công nghệ thông tin. Đặc biệt, khoảng cách này được dự báo sẽ còn tăng cao cho đến năm 2024, khi nhu cầu nhân lực lĩnh vực công nghệ thông tin có thể lên tới 800.000 người. 

Điều này cho thấy nhu cầu tuyển dụng nhân sự chất lượng cao của các doanh nghiệp lớn/nhỏ là rất lớn. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để những tân kỹ sư được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp tại các môi trường uy tín phát triển sự nghiệp của mình. Vậy ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu mức lương có cao không?

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, mạng máy tính và truyền thông dữ liệu là một trong 5 ngành có mức lương cao nhất tại Việt Nam hiện nay. Trong đó, những kỹ sư mới ra trường có thể nhận mức thu nhập trung bình từ 15 – 20 triệu đồng/tháng. Thậm chí, con số này có thể cao hơn, lên tới hơn 30 triệu đồng/tháng với những kỹ sư có năng lực cao và giàu kinh nghiệm.

Tuy nhiên, mức lương thực tế của kỹ sư mạng máy tính còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kỹ năng, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, vị trí công việc,… Ngoài ra, địa điểm làm việc cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến mức lương ngành này. Trong đó, nhân sự làm việc tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM sẽ có mức lương cao hơn so với các khu vực khác.

4. Yêu cầu và điều kiện để thành công trong ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

Để thành công trong lĩnh vực mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, nhân sự cần đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện sau đây:

4.1 Kỹ năng và phẩm chất cần thiết

truyền thông và mạng máy tính
Người thành công về mạng máy tính và truyền thông phải có niềm đam mê với công nghệ

Nhân sự làm việc về mạng máy tính và truyền thông dữ liệu thành công thường có những kỹ năng và phẩm chất sau đây:

  • Đam mê công nghệ, tò mò và sẵn sàng dành nhiều thời gian để giải quyết vấn đề về máy tính và mạng.
  • Tính cẩn thận, tỉ mỉ.
  • Kiên trì, nhẫn nại, sẵn sàng đối mặt với thử thách và không bao giờ bỏ cuộc khi gặp vấn đề phức tạp.
  • Ham học hỏi, chủ động cập nhật kiến thức, xu hướng mới trong lĩnh vực.
  • Kỹ năng ngoại ngữ tốt, đặc biệt là có khả năng đọc hiểu văn bản chuyên ngành.
  • Có thể hợp tác với đồng nghiệp, làm việc nhóm hiệu quả.

4.2 Tầm quan trọng của việc cập nhật kiến thức liên tục

mạng máy tính và truyền thông dữ liệu
Công nghệ thông tin luôn thay đổi đòi hỏi sự liên tục cập nhật các kiến thức, xu hướng mới

Thực tế, sự đổi mới và phát triển nhanh chóng của công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện đại. Vì thế, nếu không kịp thời tìm hiểu những kiến thức mới, bạn có thể bị đào thải dễ dàng. Điều này đòi hỏi nhân sự ngành công nghệ thông tin nói chung và mạng máy tính nói riêng phải có khả năng cập nhật kiến thức, các xu hướng mới một cách liên tục. 

5. Các cơ sở đào tạo uy tín và tiêu chuẩn xét tuyển

Nếu đang tìm kiếm các cơ sở uy tín đào tạo ngành máy tính và truyền thông dữ liệu thì bạn chắc chắn không thể bỏ qua nội dung sau đây.

5.1 Danh sách các trường đào tạo ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu 

Để tìm hiểu về danh sách các trường Đại học đào tạo mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, bạn có thể tham khảo thông tin trong bảng dưới đây:

Danh sách các trường đại học đào tạo ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu năm 2023
Khu vực Trường Tổ hợp môn xét tuyển
Miền Bắc Đại học Thăng Long DGNLQGHN, A00, A01
Đại học Công nghiệp Hà Nội A00, A01, Xét học bạ (XDHB)
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông A00, A01
Đại học Công nghệ – ĐHQGHN A00, A01, D01
Miền Trung Đại học Dân lập Duy Tân A00, D01, C01, A16, C02, XDHB, DGNLQGHN, DGNLHCM
Miền Nam Đại học Nguyễn Tất Thành A00, A01, D01, D07, XDHB
Đại học Gia Định A00, A01, D01, C01, XDHB
Đại học Nam Cần Thơ A00, A01, D07, A02, XDHB
Đại học Dân lập Văn Lang A00, A01, D01, D07
Đại học Giao thông vận tải TP.HCM A00, A01, D01, D07, XDHB
Đại học Cần Thơ A00, A01

5.2 Tiêu chí xét tuyển và quy trình tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học tổ chức phương thức xét tuyển ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu rất đa dạng. Cụ thể, thí sinh có thể lựa chọn các hình thức xét tuyển dựa trên kết quả thi THPTQG, học bạ THPT và kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học quốc gia.

Trong đó, A00, A01 và D01 là các tổ hợp môn phổ biến nhất dùng để xét tuyển ngành học mạng máy tính và truyền thông. Ngoài ra, tại một số trường, điểm môn toán sẽ được tính hệ số 2 và phải đạt điều kiện điểm thi môn toán lớn hơn 8.0. 

mạng máy tính và truyền thông dữ liệu
A00, A01 và D01 là các tổ hợp xét tuyển ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu phổ biến

6. Hướng dẫn chuẩn bị cho sinh viên mới bắt đầu học ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

Sinh viên mới bắt đầu ngành học mạng máy tính và truyền thông dữ liệu cần chuẩn bị những nội dung sau đây để có 4 năm học thành công, tích lũy được nhiều kỹ năng cho công việc.

6.1 Lời khuyên cho sinh viên mới

Thực tế, thời gian 4 – 5 năm học sẽ trôi qua rất nhanh. Vì thế, để không lãng phí thời gian, tiền bạc và tích lũy được nhiều kiến thức, kỹ năng phục vụ cho công việc nhất, các tân sinh viên cần lưu ý những điều sau:

  • Xây dựng lộ trình học tập thông minh để nắm vững các kiến thức từ đại cương đến nền tảng, chuyên sâu và có được kết quả học tập tốt.
  • Đầu tư vào việc học ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh.
  • Tích cực tham gia các câu lạc bộ, đặc biệt là câu lạc bộ liên quan đến chuyên môn, các sự kiện chuyên ngành,…
  • Tự học và tham gia các khóa học hữu ích để năng cao kiến thức, kỹ năng của mình.
  • Học tập theo nhóm để tạo dựng mối quan hệ tích cực và cùng nhau phát triển.
  • Tham gia nghiên cứu khoa học nếu bạn có định hướng trở thành giảng viên, nghiên cứu viên hoặc nhà khoa học về lĩnh vực này…
mạng máy tính và truyền thông dữ liệu mức lương
Sinh viên ngành mạng máy tính và truyền thông phải chú trọng nâng cao khả năng tiếng Anh

6.2 Kinh nghiệm từ cựu sinh viên và chuyên gia trong ngành

mạng máy tính và truyền thông dữ liệu
Chủ động tìm kiếm Mentor để có được định hướng, lời khuyên hữu ích

Trong hai năm đầu Đại học, tân sinh viên cần nắm vững kiến thức các môn nền tảng, bao gồm lập trình cơ bản, cơ sở dữ liệu, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, hệ điều hành, kiến trúc máy tính… Đồng thời, tài liệu tiếng Việt về mạng máy tính và truyền thông dữ liệu khá ít và chưa có tính chuyên sâu. Vì thế, việc học tốt tiếng Anh cũng là điều hết sức cần thiết và quan trọng. 

Ngoài ra, khi còn là sinh viên bạn phải năng động tham gia các sự kiện, dự án để nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình. Cùng với đó, việc chủ động tìm kiếm Mentor, công việc Internship phù hợp cũng giúp bạn phát triển, khám phá bản thân và tìm ra đam mê thực sự. Với ngành này, chỉ có cách làm nhiều, thử nghiệm nhiều mới giúp bạn tìm ra con đường phù hợp với tài năng của mình. 


Kết luận

Với thời đại chuyển đổi số và khả năng ứng dụng mạnh mẽ vào mọi lĩnh vực đời sống, mạng máy tính và truyền thông dữ liệu đang là một trong các ngành “hot” nhất hiện nay. Nhu cầu tuyển dụng ngành này cũng rất lớn, hứa hẹn đem đến nhiều cơ hội việc làm và triển vọng phát triển cho nhân sự.

Đi kèm với mức lương và đãi ngộ hấp dẫn, yêu cầu đối với nhân sự trong lĩnh vực này cũng tương đối cao. Ngoài việc nắm vững các kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, bạn cần am hiểu cả toán học, ngoại ngữ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn. Bên cạnh đó, để có được bước tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp, nhân sự về mạng máy tính và truyền thông dữ liệu phải ham học hỏi và thường xuyên cập nhật kiến thức, xu hướng mới.

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu những thông tin chi tiết nhất về mạng máy tính và truyền thông dữ liệu. Để thành công trong lĩnh vực này, Jobsnew khuyên mỗi nhân sự cần đáp ứng được các yêu cầu khắt khe cả về kiến thức và kỹ năng liên quan. Ngoài ra, nếu bạn cũng quan tâm đến các chủ đề tương tự thì đừng quên theo dõi để không bỏ lỡ các nội dung hấp dẫn sắp tới  của Jobsnew Blog nhé!