Rất nhiều người tò mò không biết khoáng sản là gì. Khoáng sản được xem là nguồn tài nguyên rất quan trọng quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Có thể mọi người đã nghe nhiều về hai từ khoáng sản nhưng không phải ai thực sự hiểu rõ về nó. Vậy để biết khoáng sản là gì? Việc khai thác khoáng sản và quản lý khoáng sản diễn ra như thế nào, các bạn hãy theo dõi những thông tin trong bài viết dưới đây nhé.
1. Định nghĩa và các loại khoáng sản
1.1. Định nghĩa khoáng sản là gì?
Tài nguyên khoáng sản là gì? Hiểu một cách đơn giản, khoáng sản là những vật chất trong tự nhiên và rất gần gũi với đời sống con người như sắt, vàng, dầu khí,… Đây chính là nguồn tài nguyên rất quan trọng góp phần vào sự phát triển và tăng trưởng kinh tế.
Việc khai thác, sử dụng và quản lý khoáng sản đã được Nhà nước quy định rõ ràng trong văn bản Luật khoáng sản. Những hành vi vi phạm, khai thác khoáng sản trái phép sẽ có những hình thức xử phạt hợp lý. Dưới góc độ pháp luật thì khoáng sản là gì?
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật khoáng sản năm 2010, khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, gồm cả các khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ.
1.2. Phân loại khoáng sản
Hiện tại dựa theo công dụng và tính chất mà khoáng sản được chia làm 4 nhóm chính. Đặc điểm cụ thể của từng nhóm được thể hiện như sau:
- Khoáng sản nhiên liệu: Đây là loại khoáng sản được sử dụng làm chất đốt, sản xuất hóa phẩm, dược phẩm và các sản phẩm khác. Sản phẩm của khoáng sản nhiên liệu gồm than bùn, dầu, than đá, sợi nhân tạo,…
- Khoáng sản phi kim: Đây là loại khoáng sản được sử dụng trực tiếp hoặc qua quá trình chế biến để thu được hợp chất hoặc đơn chất không kim loại. Khoáng sản phi kim có thể sử dụng để làm hóa chất, phân bón, gốm sứ hoặc nguyên liệu xây dựng. Một trong những chất phổ biến trong nhóm khoáng sản phi kim là cao lanh. Vậy khoáng sản cao lanh là gì? Cao lanh là một loại đất sét màu trắng, khi gặp nước sẽ thành chất dẻo, còn khi gặp nước sẽ hóa thể rắn.
- Khoáng sản kim loại: Đây được xem là nhóm khoáng sản phổ biến nhất. Những sản phẩm phổ biến thuộc nhóm kim loại gồm có: Sắt, thiết, đồng, nhôm, titan, uran,… Trong đó, việc khai thác titan ngày càng được chú trọng vì nó mang đến giá trị rất lớn về kinh tế. Vậy khoáng sản titan là gì? Titan là khoáng sản thuộc nhóm kim loại nhẹ, tồn tại ở dạng khoáng vật, nó đem lại giá trị kinh tế lớn và áp dụng được trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Khoáng sản nước: Bao gồm các loại nước được sử dụng trong công nghiệp cũng như sinh hoạt hàng ngày, cụ thể như nước khoáng, bùn khoáng sử dụng trong y tế,…
2. Điều kiện và thủ tục cấp phép khai thác khoáng sản
Điều kiện và thủ tục cấp phép khai thác khoáng sản là gì? Việt Nam là đất nước có nguồn tài nguyên khoáng sản vô cùng phong phú và đa dạng. Khai thác khoáng sản là hoạt động thu hồi khoáng sản nhằm mục đích phục vụ cho cuộc sống và phát triển kinh tế nước nhà.
Những năm qua, việc khai thác khoáng sản đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Để dễ dàng quản lý, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra những chính sách và quy định rõ ràng về điều kiện và thủ tục cấp phép khai thác khoáng sản.
Điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản
Điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản là gì? Đối với các tổ chức và cá nhân, để được cấp giấy phép tha khác khoáng sản thì cần phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò và được phê duyệt trữ lượng phù hợp.
- Dự án khai thác khoáng sản phải có kế hoạch sử dụng nhân lực, công nghệ, thiết bị và phương thức khai thác phù hợp. Đặc biệt, đối với khoáng sản độc hại phải được Chính phủ cấp phép mới được khai thác.
- Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
- Có vốn chủ đầu tư ít nhất là 30% tổng vốn đầu tư của dự án khai thác.
Quy trình thực hiện thủ tục cấp giấy phép khai thác khoáng sản
Thủ tục cấp giấy phép khai thác khoáng sản sẽ gồm 4 bước chính. Công việc của từng bước cụ thể như sau:
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị khai thác khoáng sản lên cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra xem đã dâyd đủ giấy tờ hay chưa. Nếu trong trường hợp bị thiếu giấy tờ đơn vị sẽ thông báo cho bên nộp hồ sơ bổ sung đầy đủ. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không quá 5 ngày.
- Bước 2: Thẩm định giấy tờ: Đơn vị thẩm định sẽ tiến hành kiểm tra tạo độ, diện tích của khu vực đề nghị khai thác. Sau đó, lấy ý kiến của các cơ quan liên quan. Sau khi được thông qua sẽ tiến hành xác nhận tiền cấp quyền khai thác khoáng sản cho bên nộp hồ sơ.
- Bước 3: Trình hồ sơ khai thác khoáng sản lên cơ quan có thẩm quyền: Sau khi hoàn thiện hồ sơ sẽ gửi lên cơ quản Nhà nước có thẩm quyền. Trong vòng 7 ngày cơ quan sẽ quyết định cấp phép hoặc không cấp phép. Với trường hợp không cấp phép sẽ có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
- Bước 4: Thông báo và trả kết quả: Thời gian không quá 7 ngày kể từ ngày nhận được kết quả từ cơ quản Nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ gửi thông báo kết quả cho tổ chức hoặc cá nhân đã gửi hồ sơ đề nghị khai thác.
3. Ứng dụng và tác động của hoạt động khoáng sản là gì
3.1. Ứng dụng trong công nghiệp và đời sống
Ứng dụng trong công nghiệp và đời sống của khoáng sản là gì? Khoáng sản giúp ngành công nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh hơn. Khoáng sản được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như: khí đốt, luyện kim, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế tạo máy móc,…
Đối với đời sống, khoáng sản được xem là nguyên liệu không thể thiếu. Mỗi loại khoáng sản đều có ứng dụng riêng, mang đến cho con người những lợi ích nhất định, cụ thể như sau:
- Khoáng sản kim loại: Dùng để sản xuất đồ trang sức, máy móc và thiết bị cần thiết.
- Khoáng sản nhiên liệu: Sản xuất ra khí đốt, nhiên liệu, cung cấp năng lượng và nhiên liệu cho các ngành khác.
- Khoáng sản phi kim: Sử dụng để sản xuất phân bón, hóa chất, gốm sứ, vật liệu xây dựng,..
- Khoáng sản nước: Sản phẩm của loại khoáng sản này có thể kể đến như: nước khoáng – bổ sung khoáng chất cho cơ thể và suối nước nóng – dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho mọi người.
3.2. Tác động môi trường và xã hội của hoạt động khai thác khoáng sản là gì?
Các hoạt động khai thác khoáng sản diễn ra ngày càng nhiều. Bên cạnh lợi ích giúp tăng trưởng phát triển kinh tế, đóng góp 5% vào tổng GDP trong nước thì nó cũng gây ra nhiều tác động xấu cho môi trường và xã hội.
Trong quá trình khai thác khoáng sản làm sản sinh ra rất nhiều bụi bẩn, chất thải gây ô nhiễm nặng nề đến không khí và nguồn nước. Bên cạnh đó, trong vùng khai thác khoáng sản, cây xanh bị chặt hạ rất nhiều làm độ che phủ bị giảm đáng kể. Từ đó ảnh hưởng đến khí hậu, mất cân bằng sinh thái và ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe cho người dân sống quanh đó.
4. Chính sách và quy định về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản là gì
Chính sách và quy định về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản đã được quy định rõ trong Luật khoáng sản 2010, cụ thể như sau:
- Tổ chức, cá nhân thực hiện khai thác khoáng sản phải sử dụng thiết bị, công nghệ và vật liệu thân thiện với môi trường.
- Bên khai thác phải đảm bảo thực hiện hoạt động giảm thiểu, ngăn ngừa các tác động xấu và có các biện pháp cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, cá nhân phải thực hiện các biện pháp và chịu mọi chi phí bảo vệ, cải tạo và phục hồi môi trường.
- Trước khi tiến hành khai thác, tổ chức, cá nhân phải ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.
5. Quyền lợi và nghĩa vụ của địa phương và cộng đồng trong hoạt động khoáng sản là gì
5.1. Lợi ích kinh tế cho địa phương
Lợi ích kinh tế cho địa phương trong hoạt động khai thác khoáng sản là gì? Tại địa phương nơi có khu khai thác khoáng sản người dân sẽ được hưởng những lợi ích kinh tế như sau:
- Được Nhà nước điều tiết khoản thu từ hoạt động khai thác để hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội.
- Tạo công ăn việc làm cho những người dân quanh khu vực khai thác khoáng sản.
- Bồi thường, hỗ trợ tái định cư, hỗ trợ chuyển đổi công ăn việc làm cho những hộ bị thu hồi đất phục vụ cho hoạt động khai thác khoáng sản.
- Được tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản hỗ trợ chi phí xây dựng các công trình phúc lợi ở địa phương.
5.2. Trách nhiệm cộng đồng và bảo vệ quyền lợi
Đối với những khoáng sản chưa khai thác, thì tổ chức, cá nhân hay các cơ quan đều phải có trách nhiệm bảo vệ. Vì đây là tài sản chung của quốc gia có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế nước nhà. Bên cạnh đó, khoáng sản còn được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống và xã hội.
6. Các hành vi bị cấm và hình phạt trong khai thác khoáng sản là gì
6.1. Danh sách hành vi bị cấm
Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản vô cùng phong phú, đa dạng có giá trị kinh tế cao. Nhưng đây không phải là nguồn tài nguyên vô tận, nếu không có kế hoạch khai thác hợp lý sẽ dần bị cạn kiệt. Để bảo vệ tài nguyên khoáng sản, Nhà nước đã đưa ra quy định cấm thai khác khoáng sản trong Luật khoáng sản. Dưới đây là những hành vi bị cấm theo Điều 8 Luật khoáng sản 2010:
- Lợi dụng hoạt động khoáng sản xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Lợi dụng thăm dò để khai thác khoáng sản.
- Thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Cản trở trái pháp luật hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản.
- Cung cấp trái pháp luật thông tin về khoáng sản thuộc bí mật nhà nước.
- Cố ý hủy hoại mẫu vật địa chất, khoáng sản có giá trị hoặc quý hiếm.
- Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.
6.2. Các hình thức xử phạt và trách nhiệm pháp lý
Đối với các hành vi khai thác khoáng sản trái phép khi chưa được cấp phép của cơ quan thẩm quyền sẽ bị xử phạt như sau:
- Phạt cảnh cáo đối với hành vi khai thác trái phép, sử dụng tài nguyên đem làm quà tặng.
- Phạt 3 – 5 triệu đồng đối với hành vi khai thác trái phép và sử dụng tài nguyên đem bán.
Việc thực hiện hình thức xử phạt sẽ do cơ quan Nhà nước hoặc các cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về khoáng sản là gì, phân loại, ứng dụng, tác dụng, hoạt động khai thác và quản lý khoáng sản. Theo tôi thấy, hoạt động khai thác khoáng sản ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của kinh tế nước ta. Nó cũng đóng góp phần lớn vào sự tăng trưởng kinh tế của nước nhà.
Tuy nhiên, các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép xảy ra rất nhiều. nó không chỉ gây cạn kiệt tài nguyên mà còn ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh. Chính vì vậy, Nhà nước cần kiểm tra, rà soát kỹ và có những hình phạt nặng cho những trường hợp vi phạm này. Để biết thêm những kiến thức mới, các bạn đừng quên theo dõi blog.jobsnew.vn nhé.