Đánh giá

An toàn lao động là việc hết sức hết sức quan trọng và cần được đặc biệt chú ý đối với cả người lao động lẫn doanh nghiệp. Vậy huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là gì? Thực hiện như thế nào để đảm bảo tốt nhất cho người lao động? Trong bài viết này, hãy cùng Jobsnew tìm hiểu những thông tin huấn luyện an toàn lao động để bảo vệ mình nhé!


1. Tổng quan về huấn luyện an toàn lao động

huấn luyện an toàn lao động, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là gì, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, đào tạo an toàn lao động, đào tạo huấn luyện an toàn vệ sinh lao động
Tìm hiểu tổng quan về huấn luyện an toàn lao động

Nguy cơ của tai nạn lao động luôn tiềm ẩn và có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong quá trình làm việc. Vì vậy để giảm thiểu thiệt hại cho người lao động, cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa tai nạn. Trong bối cảnh đó, việc đào tạo và huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trở thành một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng đối với cả người lao động và doanh nghiệp.

Người tham gia huấn luyện sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để đảm bảo an toàn cho bản thân trong quá trình làm việc. Đồng thời, điều này cũng giúp người lao động bảo vệ sức khỏe của mình, từ đó hoàn thành công việc hiệu quả. Áp dụng các biện pháp huấn luyện không chỉ bảo vệ sức khỏe người lao động, mà còn đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp khi có nguồn lao động chất lượng.

2. Đối tượng và phân loại trong huấn luyện an toàn lao động

Điều 17, Nghị định 140/2018/NĐ-CP quy định về huấn luyện an toàn vệ sinh lao động các đối tượng tham gia huấn luyện chia thành 6 nhóm như sau:

  • Nhóm 1: Đối tượng trong nhóm này bao gồm người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và các phòng ban, chi nhánh trực thuộc; người phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh hoặc kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc vị trí tương đương; cấp phó của người đứng đầu.
  • Nhóm 2: Nhân viên chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn và vệ sinh lao động tại cơ sở; người trực tiếp giám sát an toàn và vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
  • Nhóm 3: Người làm công việc thuộc danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn – vệ sinh lao động được quy định trong Thông tư số 06/2020/TT-BLĐTBXH do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
  • Nhóm 4: Những người lao động không thuộc các nhóm 1, 2, 3, 5, 6.
  • Nhóm 5: Những người thực hiện nhiệm vụ công tác y tế. Đối tượng trong nhóm này thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân, thuốc, hóa chất. Do đó việc đảm bảo vệ sinh và an toàn lao động là rất quan trọng, bất kể họ làm việc ở đơn vị nào.
  • Nhóm 6: An toàn và vệ sinh viên, theo quy định tại Điều 74 của Luật an toàn và vệ sinh lao động.

3. Quy định và thời gian huấn luyện

huấn luyện an toàn lao động, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là gì, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, đào tạo an toàn lao động, đào tạo huấn luyện an toàn vệ sinh lao động
Quy định về thời gian huấn luyện cho từng nhóm đối tượng là khác nhau

3.1 Quy định về thời gian và thời hạn huấn luyện

Khi tham gia đào tạo, người lao động phải thực hiện đủ thời gian quy định. Thời gian huấn luyện cho người lao động được quy định cụ thể theo từng nhóm bao gồm:

  • Nhóm 1 và nhóm 4: Thời gian thực hiện đào tạo an toàn lao động ít nhất là 16 giờ. Thời gian này sẽ đảm bảo hoàn thành tốt quy trình đào tạo an toàn lao động. Bao gồm việc học tập, thảo luận và thực hành các kỹ năng, kiến thức liên quan.
  • Nhóm 2: Thời gian huấn luyện tối thiểu là 48 giờ và thời gian này sẽ được phân chia thành nhiều ngày trong khoảng thời gian làm việc chính.
  • Nhóm 3: Người tham gia đào tạo cần dành ít nhất 24 giờ để hoàn thành quá trình đào tạo huấn luyện, bao gồm việc nắm vững kiến thức và kỹ năng liên quan đến an toàn lao động.
  • Nhóm 5: Quá trình đào tạo bao gồm cả kiểm tra, thời gian tối thiểu là 16 giờ để hoàn thành cả quá trình học tập và kiểm tra liên quan đến an toàn lao động.
  • Nhóm 6: Thời gian tối thiểu là 4 giờ để tiếp thu kiến thức và kỹ năng cần thiết về an toàn lao động.

3.2 Quy trình cấp đổi và gia hạn chứng nhận

Quy trình cấp đổi và gia hạn chứng nhận bao gồm các bước sau đây:

  • Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp đổi và gia hạn chứng nhận vệ sinh an toàn lao động. Tổ chức hoặc cá nhân đề nghị cần nộp đầy đủ thông tin và tài liệu cần thiết cho cơ quan chức năng. 
  • Bước 2: Thẩm định điều kiện gia hạn trên hồ sơ và thực hiện quá trình thẩm định trực tiếp tại tổ chức. Các điều kiện và yêu cầu liên quan đến gia hạn chứng nhận được xem xét một cách cẩn thận, đánh giá để đảm bảo tuân thủ quy trình và tiêu chuẩn quy định.
  • Bước 3: Sau khi hoàn thành quá trình thẩm định, kết quả được thông báo cho tổ chức đề nghị. Nếu đáp ứng đủ các yêu cầu, chứng nhận sẽ được gia hạn. Ngược lại, nếu không đáp ứng, chứng nhận có thể bị từ chối.

4. Lợi ích của việc huấn luyện an toàn lao động

huấn luyện an toàn lao động, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là gì, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, đào tạo an toàn lao động, đào tạo huấn luyện an toàn vệ sinh lao động
An toàn lao động giúp bảo vệ người lao động tránh những nguy cơ

Khi làm việc trong bất kì môi trường nào, người lao động cũng sẽ đối mặt với các nguy hiểm xung quanh. Những trường hợp nhẹ thì xây xát ngoài, nhưng nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và thậm chí là tính mạng. Do đó, các biện pháp bảo vệ an toàn lao động là hành động thiết thực để bảo vệ sức khỏe và tính mạng người lao động.

Huấn luyện an toàn lao động giúp nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng của người lao động về an toàn và sức khỏe trong môi trường làm việc. Mục tiêu của huấn luyện an toàn lao động là đảm bảo rằng người lao động có khả năng nhận biết và đối phó với các nguy cơ và tình huống nguy hiểm trong thời gian làm việc. Đồng thời, nó còn giúp đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động lẫn người sử dụng lao động. 

5. Luật và quy định liên quan đến an toàn lao động

huấn luyện an toàn lao động, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là gì, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, đào tạo an toàn lao động, đào tạo huấn luyện an toàn vệ sinh lao động
Có một số luật quy định liên quan đến an toàn lao động

Để bảo vệ quyền lợi của người lao động, hiện nay đã có một số quy định liên quan đến an toàn lao động như:

  • Luật số 84/2015/QH13 liên quan đến an toàn lao động ngày 25/6/2015 của Quốc hội. Luật này có các quy định liên quan đến đảm bảo an toàn vệ sinh lao động; ban hành những chính sách, chế độ cho người bị tai nạn lao động. Đồng thời, nội dung của luật cũng nêu lên trách nhiệm và quyền hạn của cá nhân hoặc tổ chức có liên quan.
  • Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành về huấn luyện an toàn về hoạt động kiểm tra kỹ thuật, huấn luyện an toàn vệ sinh và quan trắc môi trường lao động.
  • Nghị định 140/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung liên quan đến đầu tư và thủ tục hành chính của Bộ LĐTBXH.
  • Nghị định số 39/2016/NĐ-CP quy định các điều khoản chi tiết thi hành Luật an toàn vệ sinh lao động.
  • Thông tư 31/2018/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết về các hoạt động huấn luyện.
  • Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH liên quan đến ban hành danh mục công việc yêu cầu nghiêm ngặt an toàn lao động.

6. Nội dung huấn luyện an toàn lao động

huấn luyện an toàn lao động, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là gì, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, đào tạo an toàn lao động, đào tạo huấn luyện an toàn vệ sinh lao động
Hiểu rõ nội dung huấn luyện để bảo vệ tốt bản thân

6.1 Các chủ đề và bài giảng trong huấn luyện

Chủ đề nội dung các bài giảng trong đào tạo an toàn lao động sẽ tùy thuộc vào từng nhóm đối tượng, thường sẽ được chia thành các phần chính như:

  • Hệ thống chính sách và pháp luật liên quan đến an toàn vệ sinh lao động.
  • Nghiệp vụ đảm bảo công tác an toàn vệ sinh an toàn lao động.
  • Kiến thức nền tảng về vệ sinh an toàn lao động.
  • Kỹ thuật an toàn thiết bị.

6.2 Phương pháp và kỹ thuật đào tạo

  • Người tham gia huấn luyện phải tuân thủ đúng theo các quy định được chỉ định trong Phụ lục IV của Nghị định số 44/2016/NĐ-CP và Mục IV của Phụ lục I của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP.
  • Để đạt được chứng chỉ hoàn thành huấn luyện, học viên phải đạt điểm tối thiểu là 50 trên thang điểm 100 trong cả phần lý thuyết và phần thực hành. Điều này đảm bảo rằng họ đã nắm vững kiến thức và có khả năng áp dụng thực tế trong lĩnh vực huấn luyện an toàn lao động.
  • Hồ sơ lưu trữ chương trình đào tạo ghi chép chi tiết về nội dung, thời gian, địa điểm và danh sách người học tham gia. Việc lưu trữ có thể giúp quản lý, tra cứu thông tin liên quan đến quá trình đào tạo, đảm bảo tính minh bạch và truy xuất dễ dàng khi cần thiết.

7. Chứng nhận và thẻ an toàn lao động

huấn luyện an toàn lao động, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là gì, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, đào tạo an toàn lao động, đào tạo huấn luyện an toàn vệ sinh lao động
Giấy chứng nhận và thẻ an toàn sẽ được cấp sau khi hoàn thành huấn luyện

7.1 Quy trình cấp chứng nhận và thẻ an toàn

Quy trình cấp chứng nhận và thẻ an toàn lao động sẽ bao gồm các bước: 

  • Bước 1: Người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ đề nghị huấn luyện, cấp thẻ đến Sở Công Thương.
  • Bước 2: Hồ sơ đề nghị sẽ được xem xét và đưa ra quyết định phê duyệt từ phía Sở Công Thương. Quá trình xem xét này có thể bao gồm kiểm tra các điều kiện và tiêu chuẩn liên quan đến an toàn lao động.

7.2 Thời hạn và tính hợp lệ của chứng nhận

Sau khi hoàn thành khóa học, người lao động sẽ được cấp chứng nhận an toàn hoặc thẻ an toàn với thời hạn theo từng nhóm với quy định như sau:

  • Nhóm 1, 2 và 6: Chứng nhận được cấp có giá trị trong khoảng thời gian là 2 năm (từ ngày cấp đến ngày hết hạn). Trong suốt thời gian này, chứng nhận sẽ được coi là hợp lệ và có hiệu lực.
  • Nhóm 3: Thẻ an toàn được cấp có giá trị trong khoảng thời gian là 2 năm, từ ngày cấp đến ngày hết hạn. Trong thời gian này, thẻ an toàn sử dụng để xác nhận rằng người sở hữu thẻ đã đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chuẩn về an toàn lao động.
  • Nhóm 4: Những người huấn luyện thuộc nhóm này sẽ được lưu sổ theo dõi an toàn lao động. Sổ theo dõi ghi lại thông tin về người huấn luyện, bao gồm các khóa huấn luyện đã tham gia và các chứng chỉ hoặc quy định liên quan đến an toàn lao động.
  • Nhóm 5: Chứng chỉ chuyên môn y tế có giá trị trong một khoảng thời gian là 2 năm. Chứng chỉ này xác nhận rằng cá nhân đã đáp ứng được các tiêu chuẩn và yêu cầu chuyên môn y tế liên quan đến an toàn lao động trong suốt thời gian đó.

8. Tổ chức huấn luyện an toàn lao động

huấn luyện an toàn lao động, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là gì, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, đào tạo an toàn lao động, đào tạo huấn luyện an toàn vệ sinh lao động
Lựa chọn đơn vị uy tín để đào tạo huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

8.1 Lựa chọn cơ sở đào tạo uy tín

Hiện nay, nhận thức về tầm quan trọng của huấn luyện an toàn vệ sinh lao động và tác động của nó đến sức khỏe của người lao động đã trở nên rõ ràng đối với các doanh nghiệp. Việc đầu tư vào huấn luyện an toàn lao động không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là biện pháp chủ động để bảo vệ sức khỏe và an toàn của người lao động. 

Trong thời đại kỹ thuật số, việc tìm kiếm các đơn vị cung cấp huấn luyện an toàn lao động trên Internet trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên trong quá trình lựa chọn, các doanh nghiệp nên ưu tiên chọn những đơn vị có uy tín để đảm bảo chất lượng đào tạo tốt nhất.

8.2 Thông tin về các trung tâm huấn luyện an toàn lao động

Tôi muốn cung cấp đến bạn thông tin về các trung tâm huấn luyện uy tín hàng đầu để tham khảo cho doanh nghiệp:

  • Công ty CP Kiểm định 6.
  • Công ty CP Kiểm định Huấn luyện và Tư vấn giải pháp an toàn.
  • Công ty TNHH ATLĐ An Bình.
  • Viện Khoa học AT và VSLĐ.
  • Cao đẳng Công Thương Phú Thọ.
  • Công ty CP EJC.

9. Xử phạt và quy định pháp luật đối với vi phạm

huấn luyện an toàn lao động, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là gì, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, đào tạo an toàn lao động, đào tạo huấn luyện an toàn vệ sinh lao động
Các vi phạm an toàn lao động sẽ bị xử phạt theo quy định

Một vài vấn đề cần lưu ý về quy định pháp luật đối với vi phạm bao gồm:

  • Vấn đề 1: Vi phạm quy định về quan trắc môi trường lao động theo khoản 2, 3, 4 Điều 26 Nghị định 28/2020/NĐ-CP. Các chỉ tiêu trong quan trắc môi trường lao động thường bao gồm vi khí hậu, tiếng ồn, rung, bức xạ hoặc chiếu xạ, ánh sáng, bụi, hóa chất độc, vi sinh vật có hại, các yếu tố khác,…
  • Vấn đề 2: Vi phạm quy định về an toàn khi sử dụng thiết bị, máy, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt theo quy định Điều 23 Nghị định 28/2020/NĐ-CP.
  • Vấn đề 3: Vi phạm quy định về huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 28/2020/NĐ-CP.
  • Vấn đề 4: Vi phạm các quy định không có chứng chỉ nghề phù hợp về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sử dụng người vận hành các thiết bị, máy có yêu cầu nghiêm ngặt. Điều này được quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định 28/2020/NĐ-CP.

Kết luận

Qua những thông tin trên, chúng ta đã hiểu huấn luyện an toàn lao động mang lại nhiều lợi ích cho cả người lao động và doanh nghiệp. Đối với người lao động, huấn luyện an toàn lao động giúp bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nâng cao năng suất lao động, tăng cường sự tự tin, chủ động bởi vì được làm việc trong môi trường an toàn. Đối với doanh nghiệp, nó giúp giảm thiểu chi phí, tạo uy tín thương hiệu, tăng năng suất lao động và tuân thủ đúng luật pháp đặt ra.

Bên cạnh đó, huấn luyện ATLĐ còn tăng cường tinh thần đoàn kết và hợp tác giữa người lao động và doanh nghiệp, nâng cao ý thức trách nhiệm người lao động đối với bản thân và cộng đồng. Tóm lại các tổ chức, doanh nghiệp cần chú tâm và đầu tư vào công tác huấn luyện an toàn lao động để thực hiện tốt nghĩa vụ với xã hội. Tham khảo thêm nhiều các kiến thức hữu ích khác tại Jobsnew Blog