5/5 - (1 bình chọn)

Hoạch định chiến lược marketing đóng vai trò quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Nó giúp duy trì vị thế trên thị trường cạnh tranh hiện nay và đảm bảo sự phát triển đúng hướng. Bài viết dưới đây của Jobsnew sẽ chia sẻ đến bạn chi tiết về hoạch định chiến lược để hỗ trợ việc xây dựng chiến lược thông minh và hiệu quả.

I. Tổng quan về hoạch định chiến lược Marketing

1. Định nghĩa và ý nghĩa của hoạch định chiến lược Marketing

Ý nghĩa của hoạch định chiến lược marketing
Ý nghĩa của hoạch định chiến lược marketing

Hoạch định chiến lược marketing là quá trình nghiên cứu, phân tích và lập kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh chung. Từ đó giúp quản trị đưa ra điều chỉnh linh hoạt khi thị trường biến động. Điều này đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường, đối thủ, khách hàng, cơ hội và thách thức. Kết quả của quá trình này có thể bao gồm quyết định về sản phẩm/dịch vụ, phân khúc khách hàng, kênh phân phối, giá cả, cạnh tranh và phát triển sản phẩm.

2. Tầm quan trọng của chiến lược Marketing trong kinh doanh

Một chiến lược hoạch định chiến lược PR hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh khác biệt và bền vững, đồng thời mang lại giá trị cho khách hàng. Đây được xem là công cụ quan trọng giúp đưa sản phẩm/ dịch vụ đến khách hàng mục tiêu và tăng doanh số bán hàng.

II. Quy trình hoạch định chiến lược Marketing

1. Tiến hành phân tích thị trường và xác định vị thế rõ ràng cho thương hiệu

Tiến hành phân tích thị trường đánh giá các yếu tố bên ngoài và bên trong
Tiến hành phân tích thị trường đánh giá các yếu tố bên ngoài và bên trong

Bước này đòi hỏi bạn nghiên cứu và đánh giá các yếu tố bên ngoài và bên trong ảnh hưởng đến hoạt động marketing, bao gồm môi trường kinh tế, chính trị, xã hội, công nghệ, pháp lý, cạnh tranh, khách hàng, nhu cầu, xu hướng. Có thể sử dụng các công cụ như SWOT, PEST, BCG,… để tìm cơ hội, thách thức, ưu, nhược điểm, thế mạnh, thế yếu của doanh nghiệp.

2. Xác định mục tiêu chiến lược và thiết lập kế hoạch cụ thể

Cần xác định mục tiêu chiến lược cho doanh nghiệp như tăng doanh thu, thị phần, nhận diện thương hiệu, và sự hài lòng của khách hàng. Mục tiêu cần phải tuân theo nguyên tắc SMART (cụ thể, đo lường được, đạt được, ý nghĩa và có thời hạn). Thiết lập kế hoạch cụ thể bao gồm hoạt động, ngân sách, phân công trách nhiệm, tiến độ, và phương thức kiểm soát.

3. Phác thảo và triển khai chiến lược marketing

Áp dụng mô hình 4P (Product, Price, Place, Promotion) để xây dựng chiến lược marketing phù hợp, đảm bảo tính phù hợp với vị thế thương hiệu, mục tiêu chiến lược và nhu cầu của khách hàng.

Triển khai chiến lược một cách sáng tạo, hiệu quả, sử dụng các công cụ và kênh truyền thông như quảng cáo, bán hàng, truyền thông đại chúng, truyền thông xã hội, và tiếp thị trực tuyến. Ngoài ra, việc tham khảo 4 chiến lược marketing phổ biến sẽ mang lại nhiều gợi ý hữu ích cho bạn.

4. Đánh giá, điều chỉnh và tối ưu hóa chiến lược

Đánh giá, điều chỉnh và tối ưu hóa chiến lược marketing để đạt được mục tiêu chiến lược
Đánh giá, điều chỉnh và tối ưu hóa chiến lược marketing để đạt được mục tiêu chiến lược

Bạn cần phải đánh giá, điều chỉnh và tối ưu hóa chiến lược marketing để đạt được mục tiêu. Sử dụng các chỉ số đo lường hiệu quả như doanh thu, lợi nhuận, thị phần, nhận diện thương hiệu và sự hài lòng của khách hàng. So sánh và đánh giá kết quả thực tế với kế hoạch và mục tiêu để phát hiện, khắc phục sai sót, rủi ro và vấn đề phát sinh. Điều chỉnh và tối ưu chiến lược theo thay đổi của thị trường, khách hàng, đối thủ để nâng cao hiệu quả, hiệu suất.

III. 8 bước hoạch định chiến lược kinh doanh thành công

1. Xem xét tầm nhìn, sứ mệnh và phân tích SWOT

Ghi nhớ tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp khi hoạch định chiến lược và thực hiện phân tích SWOT sẽ giúp bạn cần biết mình đang ở đâu để xác định nơi bạn muốn đến và bạn sẽ đến đó bằng cách nào. Sau đó, hãy quyết định yếu tố nào đáng để bạn tập trung và sẽ mang lại kết quả tốt nhất.

2. Phác thảo mục tiêu 

Mục tiêu của một doanh nghiệp nên cụ thể, đồng thời bạn cũng nên xem xét các mục tiêu dài hạn có thể đạt được trong một năm, hai hoặc ba năm, năm hoặc 10 năm.

3. Xác định nhu cầu nhân sự

Lên kế hoạch nguồn lực lao động cho doanh nghiệp. Cân nhắc việc bổ sung hoặc loại bỏ nhân sự, giữ lại bộ phận quan trọng và thiết lập bộ máy hành chính nhân sự.

4. Xác định tài nguyên của bạn

Đây là một trong 8 bước quan trọng để phát triển doanh nghiệp, đòi hỏi đầu tư về nhân sự, tiền bạc, đào tạo và nhiều yếu tố khác. Xác định rõ nguồn lực ảnh hưởng khi đạt mục tiêu và phác thảo nhu cầu cụ thể.

5. Đánh giá các phương án và lập kế hoạch phụ trợ

Phát triển ý tưởng sáng tạo cho doanh nghiệp và phân tích, so sánh để lựa chọn phương án hợp lý. Xem xét nhiều khía cạnh hơn chỉ là chi phí tài chính, bao gồm cả chi phí thực tế và chi phí cơ hội.

6. Hoạch định kế hoạch phụ trợ

Kế hoạch phụ trợ là bổ sung và củng cố cho kế hoạch chiến lược, có thể là giải pháp thay thế khi có biến động. Ngoài kế hoạch chiến lược chính, doanh nghiệp cần bổ sung kế hoạch phụ trợ.

7. Hoạch định ngân sách

Hoạch định ngân sách và nguồn quỹ là bước rất quan trọng
Hoạch định ngân sách và nguồn quỹ là bước rất quan trọng

Bước tiếp theo trong hoạch định chiến lược Marketing đó chính là hoạch định kế hoạch phụ trợ đi kèm. Kế hoạch phụ trợ chỉ là những kế hoạch bổ sung và củng cố cho kế hoạch chiến lược ban đầu của doanh nghiệp. Đôi khi nó cũng là giải pháp thay thế nếu có bất kỳ thay đổi hay biến động nào xảy ra. Vì vậy, ngoài hoạch định chiến lược kinh doanh chính, doanh nghiệp cũng cần bổ sung các kế hoạch phụ trợ kèm theo.

8. Hoạch định ngân quỹ

Bước cuối cùng trong 8 bước hoạch định chiến lược Marketing là hoạch định ngân quỹ. Tất cả các phương án đưa ra cần đáp ứng và phù hợp với khả năng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp khó có thể thực hiện một phương án vượt quá khả năng chi trả vì có thể đem lại một số rủi ro. Hãy tính toán khả năng chi trả, lợi tức, chi phí…trước khi đưa ra quyết định.

IV. Kỹ năng và công cụ hỗ trợ hoạch định chiến lược Marketing

1. Kỹ năng cần thiết cho chuyên viên hoạch định marketing

Chuyên viên hoạch định chiến lược marketing cần sở hữu một loạt kỹ năng chuyên sâu để đảm bảo hiệu quả trong quá trình lên kế hoạch chiến lược. Một số kỹ năng quan trọng bao gồm:

  • Phân tích thị trường.
  • Nghiên cứu đối thủ.
  • Hiểu biết về ngành.
  • Kỹ năng giao tiếp.
  • Kỹ năng sáng tạo.

2. Công cụ và phần mềm hỗ trợ hoạch định chiến lược

Tổng hợp các công cụ và phần mềm hỗ trợ hoạch định chiến lược
Tổng hợp các công cụ và phần mềm hỗ trợ hoạch định chiến lược

Để hỗ trợ quá trình hoạch định chiến lược marketing, chuyên viên có thể sử dụng các công cụ và phần mềm chuyên sâu. Một số công cụ và phần mềm quan trọng được sử dụng trong hoạch định chiến lược marketing của vinamilk như:

  • Google Analytics.
  • SWOT – Công cụ hoạch định chiến lược hướng vào doanh nghiệp.
  • BCG – Công cụ hoạch định chiến lược hướng ra thị trường.
  • BSC – Công cụ hướng đến sự phát triển cân bằng.
  • Planner và Calendar Tools.

V. Kết luận

Theo cảm nhận của tôi, hoạch định chiến lược Marketing là bước quan trọng để định hình và thúc đẩy sự tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng mục tiêu. Quá trình này giúp tối ưu hóa lợi nhuận, xây dựng lợi thế cạnh tranh trong môi trường thị trường đầy thách thức. Nếu cảm thấy những chia sẻ trên là hữu ích, hãy theo dõi Blog Jobsnews để khám phá và cập nhật thông tin mới nhất nhé!