Đánh giá

Giấy phép kinh doanh là gì? Đăng ký giấy phép kinh doanh cần tiến hành như thế nào? Xin giấy phép kinh doanh dễ dàng hơn bạn nghĩ! Bài viết này tôi sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về các loại hình giấy phép, thủ tục cần thiết, giúp bạn tiết kiệm thời gian và nhanh chóng thành lập doanh nghiệp.


1. Hiểu chuyên sâu về giấy phép kinh doanh

Đây là một trong những loại giấy tờ quan trọng cần được hoàn thiện trước khi bắt đầu kinh doanh. Một số thông tin cơ bản liên quan đến vấn đề này sẽ được gửi đến bạn ngay sau đây:

1.1. Định nghĩa cùng ý nghĩa của giấy phép kinh doanh

Có thể hiểu đây là giấy được sử dụng nhằm cho phép các cá nhân, tổ chức đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Nhờ đó, việc kinh doanh của các đơn vị sẽ được hợp pháp và khẳng định doanh nghiệp đã được công nhận và có thể hoạt động theo quy định.

1.2. So sánh giữa giấy đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh

Vậy giấy đăng ký kinh doanh và giấy phép kinh doanh có giống nhau không?Trên thực tế 2 loại giấy tờ này có sự khác nhau:

Giấy phép kinh doanh

Văn bản được cơ quan có thẩm quyền cấp cho các cá nhân và tổ chức đủ điều kiện kinh doanh. Bên cạnh đó, tuỳ theo ngành nghề mà các cá nhân và tổ chức cần thực hiện các thủ tục liên quan để đủ điện kiện cấp giấy phép khi kinh doanh.

đăng ký giấy phép kinh doanh
Giấy phép đăng ký kinh doanh

Giấy phép đăng ký doanh nghiệp

Trong khi đó, giấy đăng ký doanh nghiệp được các cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp nhằm quản lý và bảo vệ quyền sở hữu tên của các doanh nghiệp. Các đơn vị kinh doanh cũng cần hoàn thiện thủ tục đăng ký kinh doanh để được nhận giấy đăng ký này.

1.3. Tầm quan trọng của giấy phép trong kinh doanh

Đây là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp hoạt động và được các cơ quan có thẩm quyền đối xác nhận với các cơ sở kinh doanh trên phạm vi cả nước. Đây cũng là cơ sở để các cơ quan quản lý một cách dễ dàng hơn.

2. Thủ tục đăng ký giấy cấp phép kinh doanh chi tiết

Những thông tin liên quan đến thủ tục làm giấy tờ này sẽ được chúng tôi chia sẻ ngay bên dưới:

2.1. Bước chuẩn bị – Những điều cần biết trước khi đăng ký

Trước khi tiến hành thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau đây:

  • Bản sao các giấy tờ chứng thực cá nhân của cổ đông.
  • Bản dự thảo điều lệ của công ty theo quy định.
  • Đơn đề nghị cấp phép, đăng ký kinh doanh.
  • Văn bản liệt kê tất cả các thành viên và cổ đông.
giấy phép kinh doanh vận tải
Những điều cần biết trước khi đăng ký giấy phép khi kinh doanh

2.2. Quy trình đăng ký cho doanh nghiệp mới và hộ kinh doanh cá thể

Đối với doanh nghiệp mới hoặc các hộ kinh doanh cá thể, quy trình đăng ký kinh doanh sẽ được diễn ra như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết như đã nêu ở trên.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh đến các cơ quan chức năng. Tại đây, các cơ quan sẽ tiếp nhận hồ sơ và tiến hành xét duyệt. Đối với các hồ sơ không hợp lệ sẽ được yêu cầu bổ sung hoặc điều chỉnh.
  • Bước 3: Nhận kết quả giấy phép kinh doanh trong vòng 3 ngày kể từ lúc nộp hồ sơ hợp lệ. Lúc này, giấy chứng nhận sẽ được cung cấp đến bạn.

2.3. Điều kiện và quy định cụ thể cho từng loại hình doanh nghiệp

Đối với từng loại hình doanh nghiệp cũng sẽ có những điều kiện và quy định riêng. Cụ thể:

2.3.1 Đăng ký hộ kinh doanh

Khi thành lập hộ kinh doanh, bạn cần đáp ứng điều kiện sau:

  • Lĩnh vực kinh doanh không bị cấm đầu tư.
  • Tên của hộ kinh doanh được đặt theo quy định của pháp luật.
  • Hồ sơ xin đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ.
  • Nộp đầy đủ các khoản phí theo pháp luật quy định.
giấy phép kinh doanh
Điều kiện cung cấp giấy phép kinh doanh và quy định cụ thể

2.3.2 Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)

Để đăng ký giấy phép kinh doanh, các công ty trách nhiệm hữu hạn cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Tên công ty được đặt theo quy tắc: loại hình doanh nghiệp kết hợp cùng tên riêng.
  • Trụ sở đặt trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ cụ thể.
  • Phải có vốn pháp định và vốn điều lệ.
  • Lĩnh vực kinh doanh không nằm trong danh sách cấm của pháp luật.

3. Các cụm từ và thuật ngữ trong giấy phép kinh doanh

Khi nhận được giấy phép khi kinh doanh, bạn sẽ nhận thấy một số thuật ngữ hơi khó hiểu. Đừng quá lo lắng vì chúng tôi sẽ giải đáp ngay sau đây:

  • Công ty: Là những tổ chức kinh doanh độc lập có các quyền và trách nhiệm riêng.
  • Ngành nghề kinh doanh: Lĩnh vực kinh doanh mà công ty hoặc doanh nghiệp đang hoạt động.
  • Mã số thuế: Là số định danh thuế được cấp riêng cho doanh nghiệp.
  • Cổ đông: Thành viên sở hữu cổ phần của công ty.
  • Chủ doanh nghiệp: Người đang sở hữu hoặc điều hành doanh nghiệp.

4. Đăng ký giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp có vốn nước ngoài

Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì khi đăng ký giấy phép kinh doanh, bạn cần tuân thủ theo quy trình và thủ tục cần thiết như sau:

4.1. Quy trình và thủ tục cần thiết

Để các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể đăng ký giấy phép kinh doanh dễ dàng thì bạn cần tuân thủ ngay quy trình và thủ tục sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị các hồ sơ cần thiết để trình bày với các cơ quan chức năng về việc đăng ký doanh nghiệp, bao gồm:
    • Tên doanh nghiệp.
    • Địa chỉ hoạt động kinh doanh.
    • Lĩnh vực kinh doanh.
    • Thông tin về các cổ đông cùng quản lý doanh nghiệp.
    • Chuẩn bị các tài liệu đăng ký và các giấy tờ liên quan.
  • Bước 2: Điền đầy đủ các thông tin vào mẫu đơn xin cấp giấy phép và nộp cho các cơ quan có thẩm quyền.
  • Bước 3: Các cơ quan chức năng sẽ tiến hành xem xét và phê duyệt các thông tin. Thời gian xem xét và phê duyệt tuỳ theo từng khu vực.
  • Bước 4: Sau khi hồ sơ được chấp thuận, bạn sẽ nhận được giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp của mình.
giấy phép kinh doanh
Quy trình và thủ tục cần thiết khi đăng ký giấy phép trong kinh doanh

4.2. Lưu ý đặc biệt cho doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài

Đối với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài thì ngoài áp dụng các quy định pháp luật Việt Nam thì cần tuân thủ các hiệp ước quốc tế mà Việt Nam đang là thành viên. Việc áp dụng các hiệp ước quốc tế giữa Việt Nam và các quốc gia đầu tư nhằm xác định được các điều kiện cần thiết để thành lập công ty, tỷ lệ góp vốn và các quy định khác mà các công ty cần tuân theo.

5. Một số lưu ý quan trọng sau khi đăng ký giấy phép

Sau khi đã hoàn thiện xong đăng ký giấy phép kinh doanh, bạn cũng cần lưu ý ngay những điểm sau đây:

5.1. Bảo trì và cập nhật thông tin giấy phép

Trong quá trình sử dụng, bạn cũng cần lưu ý về mặt thời gian để có thể kịp thời bảo trì và cập nhật thông tin để thuận tiện hơn cho việc quản lý của các cơ quan chức năng.

5.2. Trách nhiệm pháp lý và tuân thủ sau khi nhận giấy phép

Sau khi đã nhận được giấy phép khi kinh doanh thì các đơn vị doanh nghiệp hoặc các cá nhân cần tuân thủ trách nhiệm pháp lý cùng các quy định khác như:

  • Nộp hồ sơ kê khai các loại thuế cùng lệ phí liên quan.
  • Treo bảng hiệu của công ty.
  • Mở tài khoản và thông báo số tài khoản ngân hàng.
  • Mua chữ ký số điện tử.
  • Mua và tiến hành thông báo phát hình các hoá đơn điện tử.
  • Hoàn thiện một số thủ tục liên quan khác như điều kiện về giấy phép, chứng chỉ, BHXH của nhân viên..

Kết luận

Việc đăng ký giấy phép kinh doanh là yếu tố rất quan trọng để giúp doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Ngoài ra, bạn cũng cần tìm hiểu rõ hơn về giấy phép kinh doanh vận tải hoặc giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp nếu đang hoạt động trong các lĩnh vực này.

Với những chia sẻ trên đây, tôi chắc chắn đã giúp độc giả hiểu rõ hơn về giấy phép kinh doanh. Qua đây, bạn cũng có thể nắm rõ hơn về các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực này. Thường xuyên theo dõi Jobsnew Blog để biết thêm nhiều thông tin hấp dẫn.