Đánh giá

Cover letter hay thư ứng tuyển là gì? Đây là một văn bản gửi kèm theo CV để giới thiệu bản thân và bày tỏ nguyện vọng ứng tuyển vào vị trí cụ thể. Trong bài viết này, Jobsnew sẽ hướng dẫn bạn 7 bước để viết một lá thư xin việc đốn tim nhà tuyển dụng, gia tăng cơ hội vào vòng phỏng vấn.


1. Cover letter là gì?

cover letter
Cover letter giúp bạn nổi bật trong danh sách ứng viên

1.1 Tầm quan trọng của cover letter trong quá trình tuyển dụng

Tuy không bắt buộc nhưng cover letter có thể đóng vai trò quan trọng và mang lại nhiều lợi thế cho ứng viên:

  • Nổi bật giữa các ứng viên: Một cover letter ấn tượng sẽ giúp bạn tạo sự khác biệt và thu hút sự chú ý từ nhà tuyển dụng.
  • Thể hiện sự chuyên nghiệp: Việc đầu tư viết cover letter cho thấy bạn là một ứng viên nghiêm túc, có thái độ chuyên nghiệp.
  • Bổ sung thông tin cho CV: Cover letter cho phép bạn giải thích chi tiết hơn về những điểm mạnh, thành tích và kinh nghiệm liên quan đến vị trí ứng tuyển.
  • Thể hiện kỹ năng giao tiếp: Cover letter là một ví dụ về khả năng viết và trình bày thông tin của bạn. 
  • Chia sẻ câu chuyện cá nhân: Cover letter là cơ hội để bạn chia sẻ lý do bạn quan tâm đến công việc và có thể làm gì cho công ty.

Tuy nhiên, cover letter không phải là yếu tố quyết định duy nhất. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn dựa trên nhiều yếu tố khác như kinh nghiệm, kỹ năng và thành tích. Dưới đây là một số trường hợp bạn nên cân nhắc viết cover letter:

  • Ứng tuyển vào vị trí cao cấp hoặc cạnh tranh cao.
  • Sinh viên vừa tốt nghiệp chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế.
  • Bạn có một số điểm cần làm rõ hoặc mở rộng mà trong CV chưa có.
  • Bạn muốn thể hiện sự quan tâm đặc biệt cho vị trí ứng tuyển.

1.2 Sự khác biệt giữa résumé, CV và cover letter

Résumé, CV và cover letter là những tài liệu thường thấy trong quá trình tìm việc, tuy nhiên mỗi tài liệu có những đặc điểm khác nhau:

  • Résumé là tài liệu tóm tắt kinh nghiệm làm việc, kỹ năng và học vấn của bạn. Nó thường được sử dụng ở Mỹ và Canada. Résumé thường chỉ dài một đến hai trang và tập trung vào kỹ năng, kinh nghiệm làm việc gần đây nhất.
  • CV (Curriculum Vitae) là một tài liệu chi tiết hơn résumé có thể gồm lịch sử học vấn, quá trình làm việc, kỹ năng, giải thưởng, nghiên cứu và các hoạt động khác. Nó thường được sử dụng ở châu Á và Châu Âu. Có thể nói CV là phiên bản nâng cấp với nhiều thông tin hơn so với résumé. 
  • Cover letter hay thư xin việc, là tài liệu bạn gửi kèm với résumé hoặc CV. Nó là cơ hội để bạn giới thiệu bản thân, giải thích lý do bạn muốn công việc đó và thuyết phục nhà tuyển dụng bạn là ứng viên phù hợp. Cover letter thường tập trung vào kinh nghiệm và kỹ năng bạn có để phù hợp với công việc.

2. Cấu trúc cơ bản của một cover letter

cover letter
Cover letter gồm 3 phần chính

Để viết cover letter chuyên nghiệp, bạn cần nắm được cấu trúc cơ bản của nó, sau đây là 3 phần chính của thư xin việc:

Phần giới thiệu:

  • Giới thiệu bản thân và vị trí đang ứng tuyển.
  • Nêu lý do quan tâm đến vị trí ứng tuyển.
  • Tạo ấn tượng ban đầu với người tuyển dụng.

Phần nội dung:

  • Nêu bật những điểm mạnh, kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với công việc.
  • Sử dụng ví dụ cụ thể để minh họa cho những thành tích của bản thân.
  • Thể hiện sự đam mê và nhiệt huyết với công việc ứng tuyển.

Phần kết thúc:

  • Khẳng định lại sự quan tâm với vị trí ứng tuyển.
  • Lịch sự gợi ý nhà tuyển dụng liên hệ với bạn để phỏng vấn.
  • Ghi thông tin liên lạc chính xác và đầy đủ.

Sau khi bạn đã nắm cấu trúc cơ bản của cover letter, bây giờ là lúc bắt tay vào thực hiện. Cách viết cover letter chuyên nghiệp, tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng sẽ trải qua 7 bước sau đây:

cover letter
Viết cover letter đơn giản với 7 bước

2.1 Bước 1: Thêm chi tiết liên hệ vào tiêu đề

Thông tin liên hệ

Phần đầu trang cover letter bạn cần đưa vào thông tin cơ bản gồm:

  • Họ và tên đầy đủ của bạn.
  • Địa chỉ thường trú.
  • Số điện thoại thường dùng.
  • Email cá nhân được đặt chuyên nghiệp.
  • Một liên kết mạng xã hội khác (nếu được) như Linkedin, Facebook, Website,…
  • Tên công ty và vị trí bạn ứng tuyển.

2.2 Bước 2: Tạo một lời chào chuyên nghiệp

Bắt đầu bằng lời chào

Lời chào là phần đầu tiên của cover letter. Một lời chào chuyên nghiệp sẽ thể hiện sự tôn trọng của bạn với nhà tuyển dụng, sau đây là một số gợi ý:

Xác định người nhận: Hãy xác định người đọc cover letter của bạn là cá nhân hay phòng ban trong công ty. Thông qua email bạn sẽ xác nhận được việc này từ đó có cách xưng hô phù hợp, ví dụ:

  • Nếu là cá nhân thì hãy “Kính gửi Anh/Chị [Tên]”. Với tính chất của cover letter chúng tôi khuyên bạn nên dùng danh dưng Anh/Chị thay vì Ông/Bà.
  • Nếu gửi đến phòng ban thì có thể dùng “Kính gửi Bộ phận tuyển dụng”. Đây cũng là lựa chọn an toàn, trong trường hợp bạn chưa xác nhận được tên cá nhân nhận cover letter.

Kiểm tra chính tả: Hãy đảm bảo rằng bạn đã kiểm tra chính tả trong lời chào của mình, đặc biệt lưu ý khi viết tên riêng, lỗi chính tả có thể tạo ra ấn tượng không tốt ngay từ đầu.

Một số ví dụ về lời chào chuyên nghiệp:

  • Kính gửi Anh/Chị [Tên riêng].
  • Kính gửi Bộ phận tuyển dụng [Tên công ty ứng tuyển].
  • Kính gửi [Tên nhà tuyển dụng].

2.3 Bước 3: Gây ấn tượng với đoạn giới thiệu mạnh mẽ

Đoạn giới thiệu quan trọng

Đoạn giới thiệu là phần tiếp theo sau lời chào, dưới đây là hướng dẫn để bạn viết một đoạn giới thiệu chuyên nghiệp:

  • Viết ngắn gọn về bản thân gồm tên, chuyên môn, kinh nghiệm và tại sao bạn viết thư này.
  • Nêu bật điểm mạnh của bạn: Một hoặc hai điểm mạnh phù hợp với yêu cầu công việc. Nếu có, hãy sử dụng số liệu để minh chứng cho điểm mạnh của bạn.
  • Sử dụng động từ mạnh để thể hiện sự tự tin và nhiệt huyết của bạn.
  • Sử dụng từ khóa phù hợp với yêu cầu công việc để tăng khả năng được chọn.

Ví dụ tham khảo:

“Kính gửi Anh/Chị [Tên nhà tuyển dụng],

Tôi viết thư này để bày tỏ nguyện vọng ứng tuyển vào vị trí [Tên vị trí ứng tuyển] được đăng tải trên [Tên trang web].

Tôi là [Tên của bạn], một [Chuyên môn] với [Số năm kinh nghiệm] kinh nghiệm trong lĩnh vực [Lĩnh vực]. Tôi có niềm yêu thích với [Lĩnh vực] và luôn mong muốn được cống hiến cho [Lĩnh vực].”

2.4 Bước 4: Chứng tỏ bạn là ứng viên lý tưởng

Để trở thành ứng viên lý tưởng, bạn cần thể hiện mình là người có đủ năng lực, phẩm chất và phù hợp vị trí, 3 khía cạnh quan trọng bạn cần lưu ý:

2.4.1 Đặc điểm nổi bật của bạn

Mỗi cá nhân đều có những đặc điểm nổi bật riêng. Tuy nhiên khi thể hiện chúng trong cover letter bạn cần tuân thủ 3 nguyên tắc vàng sau đây:

Mạnh dạn nhưng không khoe khoang:

  • Thể hiện sự tự tin vào bản thân và năng lực của bạn.
  • Sử dụng bằng chứng cụ thể để chứng minh kỹ năng và kinh nghiệm của bạn.
  • Tránh đưa ra những tuyên bố thiếu thực tế hoặc phóng đại.
  • Ví dụ:
    • “Tôi có [số năm] kinh nghiệm trong lĩnh vực [ngành] và đã đạt được [thành tích].”
    • “Tôi có kỹ năng [tên kỹ năng] và đã sử dụng nó để [kết quả].”

Trung thực và minh bạch:

  • Chia sẻ thông tin chính xác và trung thực về bản thân.
  • Tránh nói dối hoặc che giấu bất kỳ thông tin nào.
  • Thể hiện sự chân thành và đáng tin cậy khi viết.
  • Ví dụ:
    • “Tôi không có kinh nghiệm trong lĩnh vực [ngành], nhưng tôi có [kỹ năng] và sẵn sàng học hỏi.”
    • “Tôi đã mắc [sai lầm] trong quá khứ, nhưng tôi [đã học hỏi] và cải thiện bản thân.”

Tập trung và liên quan:

  • Đọc kỹ mô tả công việc và điều chỉnh cover letter cho phù hợp.
  • Nêu bật những kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu công việc.
  • Tránh đưa ra những thông tin không liên quan hoặc lan man.
  • Ví dụ:
    • “Tôi rất quan tâm đến vị trí [vị trí] được đăng trên [nguồn].”
    • “Kỹ năng [tên kỹ năng] của tôi sẽ giúp tôi hoàn thành tốt công việc này.”

2.4.2 Đạt được những kết quả thực tế

Để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn cần thể hiện bản thân là một ứng viên tiềm năng thông qua những kết quả thực tế. Dưới đây là một số cách để tăng tính tin cậy cho cover letter bằng thành tích thực tế:

Thành tích nghề nghiệp:

  • Sử dụng số liệu cụ thể để chứng minh năng lực của bạn.
  • Nêu bật những thành tích về doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả công việc.
  • Chia sẻ những ví dụ về cách bạn giải quyết vấn đề và đạt được mục tiêu.
  • Ví dụ:
    • “Trong vai trò [Tên vị trí], tôi đã giúp tăng doanh thu lên [Số lượng] trong vòng [Thời gian].”
    • “Tôi đã phát triển một chiến lược mới giúp giảm chi phí hoạt động [Số lượng].”

Khen ngợi về chuyên môn:

  • Trích dẫn những đánh giá tích cực từ cấp quản lý hoặc đồng nghiệp của bạn.
  • Nhắc đến những phản hồi tốt từ khách hàng hoặc đối tác.
  • Thể hiện sự tôn trọng và ghi nhận đối với những người đã giúp đỡ bạn.
  • Ví dụ:
    • “[Tên quản lý] đã đánh giá tôi là một nhân viên [Tính cách] và [Kỹ năng].”
    • “[Tên đồng nghiệp] nhận xét rằng tôi là người [Tính cách] và [Kỹ năng].”

Giải thưởng liên quan:

  • Liệt kê những giải thưởng bạn đã nhận được trong lĩnh vực đó.
  • Nêu bật những đóng góp và nỗ lực của bạn để đạt được giải thưởng.
  • Thể hiện sự tự hào nhưng vẫn luôn khiêm nhường, cầu tiến.
  • Ví dụ:
    • “Tôi đã nhận được giải thưởng [Tên giải thưởng] vì [Lý do].”
    • “Giải thưởng này là minh chứng cho sự [Kỹ năng] và [Nỗ lực] của tôi.”

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý: Tập trung vào những kết quả phù hợp với vị trí ứng tuyển. Tránh nói dối hoặc phóng đại.

2.4.5 Phát triển các kỹ năng quan trọng

Thể hiện sự ham học hỏi và cầu tiến của bạn trong cover letter, dưới đây là một số phẩm chất mà nhà tuyển dụng thường đánh giá cao:

Thành tích và hoạt động:

  • Bằng cấp, điểm GPA, học bổng (nếu có).
  • Thành tích trong nghiên cứu khoa học, luận án, dự án.
  • Nhắc đến những hoạt động ngoại khóa, công việc bán thời gian, tình nguyện.
  • Thể hiện sự đa dạng trong sở thích và đam mê.
  • Ví dụ:
    • “Tôi tốt nghiệp trường Đại học [Tên trường] với bằng Cử nhân [Tên ngành] và đạt điểm GPA 3.8.”
    • “Tôi từng nhận học bổng [Tên học bổng] dành cho sinh viên xuất sắc.”
    • “Tôi tham gia vào dự án nghiên cứu [Tên dự án] và đã đạt được [Thành quả].”

Động lực bản thân và mục tiêu:

  • Chia sẻ mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bạn.
  • Giải thích lý do bạn ứng tuyển vào vị trí này và mối liên hệ với mục tiêu cá nhân.
  • Thể hiện đam mê và sự nhiệt huyết với công việc.
  • Ví dụ:
    • “Mục tiêu của tôi là trở thành một [Tên vị trí mong muốn] trong ngành [Tên ngành].”
    • “Tôi ứng tuyển vào vị trí này vì [Lý do].”
    • “Tôi tin rằng với những kỹ năng và kinh nghiệm của mình, tôi có thể đóng góp tích cực cho công ty [Tên công ty].”

2.5 Bước 5: Kiểm tra và hoàn thiện thư xin việc

Hãy đảm bảo rằng, thông tin bạn đưa vào cover letter đều liên quan đến vị trí ứng tuyển và làm nổi bật kỹ năng, kinh nghiệm cũng như nhiệt huyết của bạn. Để thư xin việc của bạn hoàn thiện, hãy kiểm tra lại một số yếu tố sau:

  • Cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian xem CV và cover letter của bạn.
  • Lý giải tại sao bạn phù hợp với vị trí này.
  • Thể hiện đam mê và sự nhiệt huyết đối với vị trí ứng tuyển
  • Thể hiện bạn mong nhận được hồi đáp từ họ.

2.6 Bước 6: Kết thúc cover letter một cách chuyên nghiệp

Một kết thúc chuyên nghiệp sẽ giúp bạn khẳng định sự tự tin và mong muốn được ứng tuyển vào vị trí, sau đây là gợi ý:

  • Tóm tắt lại mong muốn: Nhắc lại vị trí bạn ứng tuyển và bày tỏ mong muốn được phỏng vấn.
  • Thể hiện sự cảm ơn: Cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian xem xét hồ sơ. 
  • Ký tên.

Ví dụ phần kết thư xin việc:

“Tôi rất mong nhận được phản hồi từ quý công ty và sẵn sàng tham gia vòng phỏng vấn khi được yêu cầu.

Cảm ơn quý công ty đã dành thời gian xem hồ sơ của tôi.

Trân trọng,

Nguyễn Văn A”

2.7 Bước 7: Kiểm tra lại cover letter

Để đảm bảo chất lượng và sự chuyên nghiệp của cover letter, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng trước khi gửi đi, sau đây là 2 lưu ý quan trọng:

2.7.1 Đảm bảo định dạng thư xin việc đúng

Để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, bạn cần chú trọng đến định dạng của cover letter, dưới đây là một số hướng dẫn:

  • Độ dài: Cover letter nên dài từ 200 đến 350 từ. Độ dài này đảm bảo bạn có đủ thông tin để giới thiệu bản thân và thể hiện sự quan tâm mà không quá dài dòng.
  • Bố cục:
    • Bố cục của cover letter cần rõ ràng, khoa học.
    • Chia thành các phần như: Lời chào, giới thiệu bản thân, kinh nghiệm và kỹ năng, lý do ứng tuyển, kết thúc.
  • Phông chữ:
    • Hãy sử dụng các kiểu chữ dễ đọc và phổ biến như Arial, Times New Roman, hoặc Calibri.
    • Chọn kích thước chữ phù hợp (thường là 11 hoặc 12pt).
    • Giữ phông chữ đồng nhất trong toàn bộ cover letter.
  • Lề: Cài đặt lề từ 1 đến 1.5 inch cho tất cả các lề (trái, phải, trên, dưới).
  • Khoảng cách dòng: Từ 1.3-1.5 để đảm bảo dễ đọc, khoảng cách này giúp văn bản không bị quá dày đặc.

2.7.2 Rà soát nội dung và sửa các lỗi cần thiết

Ngoài định dạng, nội dung là một yếu tố quan trọng bạn cần rà soát kỹ lưỡng trước khi gửi, một số lưu ý như sau:

  • Mạch lạc và rõ ràng:
    • Cover letter cần trình bày thông tin một cách logic, dễ hiểu.
    • Dùng các câu văn ngắn gọn, súc tích.
    • Tránh sử dụng những từ ngữ lan man, khó hiểu.
  • Tránh sự trang trọng quá mức:
    • Cover letter cần thể hiện sự chuyên nghiệp, nhưng không nên quá trang trọng.
    • Sử dụng từ ngữ tự nhiên, gần gũi.
    • Thể hiện cá tính và sự nhiệt huyết của bạn.
  • Sử dụng từ ngữ đơn giản:
    • Hạn chế sử dụng những từ ngữ trừu tượng.
    • Thay thế bằng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu.
    • Thể hiện sự rõ ràng và chân thành
  • Cô đọng ý chính: Tránh dài dòng và lan man, hãy tập trung vào những thông tin quan trọng.

3. Mẫu template cover letter đề xuất

cover letter
Một cover letter chuyên nghiệp nâng cao cơ hội cho bạn.

Dưới đây là một số mẫu với phong cách viết cover letter chuyên nghiệp, mà bạn có thể tham khảo, giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng:

3.1 Mẫu cover letter tiêu chuẩn bản tiếng Việt:

“Nguyễn Văn A

[Địa chỉ] | [Số điện thoại] | [Email]

Kính gửi Anh/Chị [Tên]

[Vị trí / Phòng ban]

[Tên công ty]

[Ngày/tháng/năm]

Thư ứng tuyển [Tên vị trí ứng tuyển]

Thông qua …, tôi được biết Quý Công ty đang tuyển dụng vị trí [Tên vị trí công việc]. Tôi rất mong muốn làm việc trong môi trường năng động của Quý Công ty. Với kinh nghiệm hiện tại, tôi tự tin rằng mình có thể đảm nhận vai trò này tại công ty [Tên công ty].

Như đã đề cập trong CV, tôi có nhiều kinh nghiệm làm việc với các công ty … ở vị trí …. Vị trí này đã cho tôi…. [viết những kinh nghiệm nổi trội phù hợp với vị trí ứng tuyển] với thành tích [bạn nêu thành tích tốt nhất bạn có được]. Ngoài ra, tôi có kinh nghiệm về … trong suốt thời gian làm việc với công ty …  – chuyên kinh doanh các sản phẩm … Là một trong nhiều sinh viên của trường Đại Học …, tôi hoàn toàn tự tin với vốn kiến thức về lĩnh vực … của mình.

Ngoài ra, tôi cũng đã tích lũy một năm kinh nghiệm làm việc tại một công ty kinh doanh… ở vị trí… sau khi tốt nghiệp. Tôi tin rằng những kinh nghiệm này sẽ là nền tảng quý báu giúp tôi hiểu rõ và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng của Quý Công ty.

Xin gửi lời cảm ơn Anh/Chị đã dành thời gian quý báu để xem xét đơn xin việc này. Tôi rất mong được Anh/Chị sắp xếp một cuộc phỏng vấn trực tiếp trong thời gian gần nhất, để tôi có cơ hội trình bày chi tiết về bản thân và cũng như hiểu rõ hơn về các yêu cầu cụ thể cho vị trí [Tên vị trí công việc] tại [Tên công ty].

Trân trọng. Xin cảm ơn!

[Nguyễn Văn A]”

3.2 Mẫu cover letter tiêu chuẩn bản tiếng Anh:

“Nguyễn Văn A

[Địa chỉ] | [Số điện thoại] | [Email]

Mr/Ms [Tên]

[Vị trí / Phòng ban]

[Tên công ty]

[Ngày/tháng/năm]

Apply to: [Vị trí ứng tuyển]

Dear Mr/Ms. [Tên],

I am delighted to come across the job description for the Sales Executive position on your website. I believe it closely aligns with my qualifications and experience.

I hold a Bachelor’s Degree in Business Administration from [Your Faculty], coupled with two years of experience in sales of electronic goods. During my tenure as a Sales Executive at XYZ Company, I successfully boosted sales by 25% in the first year and 35% in the second year. As a result of my exceptional performance, I was honored with the title of “Sales Executive of the Year.

In addition to my sales accomplishments, I possess strong marketing and negotiation skills. My effective verbal communication and positive attitude enable me to connect well with customers. I am eager to bring these strengths to your sales team and contribute to its success.

Enclosed is my resume, which provides further details about my background, professionalism, and skills. I am enthusiastic about the opportunity to discuss my application with you in more detail and explore how I can make a significant contribution to your esteemed company’s growth and development. Thank you for considering my application.

Yours sincerely,

Nguyen Van A”

3.3 Mẫu cover letter ứng tuyển vị trí marketing:

“Nguyễn Văn A

[Địa chỉ] | [Số điện thoại] | [Email]

Kính gửi Anh/Chị [Tên]

[Vị trí / Phòng ban]

[Tên công ty]

[Ngày/tháng/năm]

Thư ứng tuyển [Tên vị trí ứng tuyển]

Tôi viết thư này để nộp đơn ứng tuyển cho vị trí Nhân viên Marketing tại [Tên Công Ty]. Với kinh nghiệm và kỹ năng trong lĩnh vực marketing, tôi tin rằng mình có thể đóng góp vào sứ mệnh và mục tiêu của công ty.

Tôi đã hoàn thành chương trình đào tạo về Marketing tại [Tên Trường Đại Học], nơi tôi đã học được nền tảng vững chắc về chiến lược marketing, quảng cáo, và quản lý thương hiệu. Đặc biệt, tôi có kinh nghiệm làm việc với các công cụ và nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Instagram và Tiktok để tạo ra các chiến lược quảng cáo hiệu quả.

Trong quá trình làm việc tại [Tên Công Ty Trước], tôi đã có cơ hội tham gia vào việc phát triển và thực hiện các chiến lược marketing, từ việc nghiên cứu thị trường đến việc thiết kế chiến dịch quảng cáo và phân tích kết quả. Sự sáng tạo, kỹ năng giao tiếp tốt, và khả năng làm việc nhóm đã giúp tôi đạt được những thành công trong công việc.

Tôi tin rằng với kinh nghiệm và kỹ năng của mình, tôi có thể là một phần trong sự phát triển và thúc đẩy thương hiệu của [Tên Công Ty]. Tôi rất mong được có cơ hội làm việc cùng với đội ngũ tài năng của [Tên Công Ty/Thương Hiệu].

Yours sincerely,

Nguyen Van A”

3.4 Mẫu cover letter ứng tuyển lập trình viên:

“Nguyễn Văn A

[Địa chỉ] | [Số điện thoại] | [Email]

Kính gửi Anh/Chị [Tên]

[Vị trí / Phòng ban]

[Tên công ty]

[Ngày/tháng/năm]

Thư ứng tuyển [Tên vị trí ứng tuyển]

Tôi viết thư này để ứng tuyển cho vị trí Lập trình viên tại [Tên Công Ty]. Tôi đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này và tin rằng mình sẽ đóng góp tích cực cho đội ngũ và sự phát triển công ty.

Tôi đã hoàn thành chương trình đào tạo và đạt được bằng cử nhân về Khoa học Máy tính từ [Tên Trường Đại Học]. Trong quá trình học tập, tôi đã tích lũy được kiến thức sâu rộng về lập trình và phát triển phần mềm, đặc biệt là trong các ngôn ngữ như Java, Python và C++.

Tôi đã có cơ hội làm việc với các framework như Django và Spring Boot, cũng như làm việc trong môi trường Agile Scrum. Sự am hiểu vững chắc về các nguyên lý lập trình và khả năng làm việc nhóm tốt đã giúp tôi đóng góp vào việc phát triển các sản phẩm phần mềm chất lượng cao.

Tôi sẵn sàng học hỏi và cam kết với sứ mệnh và mục tiêu của [Tên Công Ty]. Tôi tin rằng kinh nghiệm và kỹ năng đang có, tôi sẽ đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Do đó, tôi rất mong có hội được gặp mặt và trao đổi chi tiết về kinh nghiệm của mình, cũng như tìm hiểu về công ty

Yours sincerely,

Nguyen Van A”


Kết Luận

Cover letter không phải yếu tố bắt buộc trong hồ sơ ứng tuyển, tuy nhiên nó giúp bạn tạo ấn tượng và nổi bật trong danh sách ứng viên. Lợi ích là vậy, nhưng nó cũng là con dao hai lưỡi, nếu bạn cẩu thả, thiếu chỉn chu thì đây cũng có thể là lý do nhà tuyển dụng không đánh giá cao bạn. Để tìm được những mẹo hay, hãy thường xuyên truy cập Jobsnew Blog để đón đọc các bài viết hay và thú vị khác bạn nhé!