Đánh giá

Hoạch định gồm việc phân tích, xác định mục tiêu và sự cần thiết của các hoạt động. Từ đó, lập kế hoạch và đề ra những hoạt động cụ thể để đạt được mục tiêu đã đề ra. Chức năng hoạch định giúp tổ chức xác định chiến lược, tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên. Để quá trình hoạch định đạt hiệu quả, các nhà quản trị cần trả lời được các câu hỏi về chức năng hoạch định. Hãy cùng tôi đi tìm hiểu về chức năng hoạch định thông qua bài viết này nhé!


1. Chức năng hoạch định là gì?

chức năng hoạch định trong quản trị
Cần hoạch định ra những việc cần thực hiện để đạt được mục tiêu

Hoạch định là quá trình lập kế hoạch – chức năng quản lý cơ bản nhất. Bao gồm việc quyết định trước những gì cần làm, khi nào thực hiện, cách thức thực hiện và ai sẽ thực hiện. Quá trình này nhằm xác định mục tiêu của tổ chức và xây dựng các hướng dẫn hành động khác nhau để đạt được những mục tiêu đó. Vậy chức năng hoạch định là gì? Nó được thể hiện cụ thể ở những yếu tố sau:

  • Xác định mục tiêu: Hoạch định giúp xác định mục tiêu cụ thể mà tổ chức hoặc dự án muốn đạt được trong tương lai. Đây là cơ sở để định hình hướng đi và các hoạt động cần thiết.
  • Lập kế hoạch: Hoạch định giúp lập kế hoạch chi tiết để đạt được mục tiêu đã định. Kế hoạch bao gồm các bước hành động cụ thể, phân chia công việc, xác định tài nguyên và lên lịch thời gian hoàn thành.
  • Định hình chiến lược: Hoạch định hỗ trợ tổ chức trong việc định hình chiến lược dài hạn và hướng đi cần phát triển.
  • Tối ưu hóa sử dụng tài nguyên: Hỗ trợ trong việc tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, bao gồm nhân lực, vật chất, tài chính và thời gian. Đảm bảo nguồn tài nguyên được sử dụng một cách hiệu quả và tiết kiệm.

2. Chức năng của hoạch định trong quản trị doanh nghiệp

chức năng hoạch định là gì
Chức năng hoạch định giúp phân rõ nhiệm vụ và quyền hạn của từng cá nhân trong tổ chức

Chức năng hoạch định trong quản trị doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện hiệu suất và đạt được lợi ích cho tổ chức. Dưới đây là một số điểm mà hoạch định có thể đóng góp:

  • Cải thiện hiệu suất: Chức năng chính của hoạch định giúp tập trung và tối ưu hóa các nguồn lực và hoạt động của tổ chức. Nhằm cải thiện hiệu suất,  đạt được kết quả tốt nhất.
  • Giảm rủi ro và sự không chắc chắn: Chức năng hoạch định cho phép tổ chức nhìn xa vào tương lai. Xem xét các yếu tố rủi ro và không chắc chắn có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức. Từ đó giúp tổ chức chuẩn bị sẵn sàng và đưa ra các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu tác động tiềm năng của các yếu tố này.
  • Phối hợp hoạt động: Xác định các hoạt động cần thiết để đạt được mục tiêu. Định rõ các trách nhiệm của từng bộ phận và cá nhân trong tổ chức. 
  • Phân quyền hạn và trách nhiệm: Xác định cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của từng cấp bậc và phân định rõ ràng vai trò trong tổ chức. Tạo ra sự phân cấp và phân quyền hợp lý, từ đó tăng cường hiệu quả trong quản lý tổ chức.

3. Công cụ sử dụng trong hoạch định

công cụ sử dụng cho chức năng hoạch định là
Ma trận SMART được sử dụng phổ biến trong chức năng hoạch định

Có nhiều công cụ và phương pháp khác nhau có thể được sử dụng trong quá trình hoạch định. Một số công cụ sử dụng cho chức năng hoạch định là:

  • SWOT Analysis (Phân tích SWOT): Công cụ này giúp xác định các điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats) của tổ chức. SWOT Analysis giúp tổ chức hiểu rõ vị thế của mình trong môi trường kinh doanh và định hướng cho quyết định hoạch định.
  • PESTEL Analysis: Công cụ này giúp xác định và đánh giá các yếu tố chính ảnh hưởng đến môi trường bên ngoài của tổ chức, bao gồm Political (chính trị), Economic (kinh tế), Social (xã hội), Technological (công nghệ), Environmental (môi trường) và Legal (pháp luật). PESTEL Analysis giúp tổ chức nhận ra các cơ hội và đối mặt với các thách thức từ môi trường bên ngoài.
  • SMART Goals (Mục tiêu SMART): Đặt mục tiêu SMART là cách tiếp cận để định rõ, cụ thể và đo lường được mục tiêu của tổ chức. SMART là đại điện của Specific (cụ thể), Measurable (đo lường được), Achievable (có thể đạt được), Relevant (liên quan) và Time-bound (có thời hạn). Việc sử dụng mục tiêu SMART giúp đảm bảo rằng các mục tiêu được xác định một cách rõ ràng và có thể đo lường được.

4. 6 vấn đề cần giải quyết qua chức năng hoạch định

các câu hỏi về chức năng hoạch định
Cần tập trung và kiểm soát dữ liệu khách hàng ở cùng một nơi

4.1 Kiểm soát và tối ưu hóa thông tin khách hàng

Cần tập trung dữ liệu lại cùng một nơi mà hầu hết các nhân viên có thể truy cập và tìm kiếm thông tin của khách hàng. Bên cạnh đó, những người có chịu trách nhiệm cập nhật hồ sơ khách hàng cần được cấp quyền thay đổi thông tin. Từ đó, đảm bảo việc thông tin khách hàng được cập nhật thường xuyên từ các bộ phận khác nhau.

4.2 Nâng cao hiệu quả sản xuất và cung cấp dịch vụ

Để chức năng hoạch định được phát huy rõ ràng nhất, các nhà quản trị cần nghiên cứu và tìm ra phương pháp quản lý tối ưu nhất. Ví dụ, áp dụng công nghệ vào quy trình sản xuất và kinh doanh. Khi đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được thời gian, chi phí, giảm số lượng nhân sự cần thiết. Người quản lý có thể dễ dàng quan sát kết quả công việc mà không cần thông qua nhiều công đoạn phức tạp. Từ đó, giúp họ có cái nhìn thông quan và đề ra những chiến lược giúp nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất.

4.3 Đảm bảo chất lượng và quản lý dự án hiệu quả

Nhà quản lý phải thường xuyên theo dõi và kiểm tra tính đồng nhất trong chất lượng của sản phẩm. Lên kế hoạch và phân bổ nguồn nhân lực cần thiết cho nhu cầu của từng dự án. Xem xét báo cáo và hồ sơ của nhân sự, đánh giá thế mạnh của họ. Từ đó, khai thác và phân công hợp lý cho từng nghiệp vụ.

4.4 Quản lý tài chính và kiểm soát tồn kho

Kiểm soát tài chính là một trong những chức năng hoạch định cơ bản. Nhà quản lý cần phải tổng hợp số liệu từ các bộ phận khác nhau. Đánh giá tính khách quan của từng số liệu theo những tiêu chuẩn khác nhau. Những đánh giá tiêu cực hoặc sai lầm của nhà quản lý có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

4.5 Chuẩn hóa và cải thiện hoạt động nhân sự

chức năng hoạch định trong quản trị,
Theo dõi và đánh giá kết quả công việc của nhân sự

Quản lý bộ phận nhân sự thường xuyên theo dõi trong giờ làm việc, sau khi tan làm khối lượng công việc mà từng nhân sự phải làm là bao nhiêu. Cấp quản lý áp dụng các phương pháp đánh giá hiệu suất tính toán chế độ phúc lợi, lương và thưởng cho từng nhân viên. Điều này không chỉ thúc đẩy nhân viên làm việc chăm chỉ và đạt được kết quả tốt. Đồng thời, tạo ra một môi trường công bằng và động lực cho toàn bộ bộ phận nhân sự.

4.6 Tăng cường giao tiếp và xã hội hóa trong công ty

Chức năng hoạch định giúp cho nhân viên ở bộ phận này có thể nắm bắt và hiểu rõ nhóm vai trò của nhân viên ở bộ phận khác. Nhân sự có thể hỗ trợ nhau giải quyết những vấn đề khó khăn trong công việc. Thiết lập cơ chế giao tiếp, hợp tác xây dựng mối quan hệ và thúc đẩy sự hỗ trợ. Các bộ phận trong tổ chức có thể tương tác và hỗ trợ lẫn nhau một cách hiệu quả. Từ đó nâng cao hiệu suất làm việc, tạo ra môi trường làm việc tích cực và khích lệ sự phát triển cá nhân của nhân viên.


Kết luận

Theo tôi, chức năng hoạch định có ý nghĩa rất lớn trong hầu hết các hoạt động. Không chỉ riêng hoạt động quản trị và kinh doanh, các hoạt động khác trong cuộc sống đều cần hoạch định rõ ràng. Xác định cụ thể mục tiêu, nguồn lực và chiến lược để đạt được mục tiêu. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo được kết quả của công việc. Đồng thời giúp bạn phát triển, rèn luyện kỹ năng quản lý công việc và nhân sự. Để thực hiện được những điều này bạn cần hiểu rõ và nắm vững những công cụ cơ bản sử dụng trong chức năng hoạch định.

Tôi vừa cung cấp cho bạn những thông tin về chức năng hoạch định thông qua bài viết này. Hy vọng những thông tin mà tôi cũng cấp có thể giúp ích cho bạn. Bạn có thể truy cập vào website Jobsnew Blog để tìm kiếm những thông tin có liên quan về hoạch định.