Đánh giá

Trong thời kỳ hội nhập, bên cạnh những kiến thức bạn được học, kỹ năng sống được đề cao trong nhà trường, doanh nghiệp cũng như trong đời sống của bạn. Trong đó những cá nhân có tư duy phản biện thường nổi trội sẽ được đánh giá cao giữa tập thể.

Tư duy phản biện là gì? Các cấp độ của tư duy phản biện

Tư duy phản biện tiếng anh còn được gọi là Critical Thinking hay còn được gọi là tư duy phân tích. Đây là quá trình tư duy nhằm chất vấn các giả định hay giả thiết. Bạn biết cách phải suy nghĩ và thuyết phục như thế nào khi đứng trước một điều gì đó.

Tư duy phản biện là một quá trình biện chứng gồm phân tích và đánh giá thông tin đã có theo cách nhìn khách cho vấn đề đã đặt ra. Nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập luận phản biện phải rõ ràng, đủ bằng chứng và công tâm.

tu-du-phan-bien 2

Tư duy phản biện còn được gọi là tư duy phân tích vấn đề

Tìm hiểu các cấp độ tư duy phản biện và hiểu được khả năng phản biện và tìm ra bí quyết nâng cao tư duy phản biện tốt nhất cho bản thân:

Cấp độ 1: Nói rõ ràng về 1 nội dung cụ thể

Đây chính là vấn đề mà nhiều cơ quan, tổ chức và ngày cả trường học gặp phải và cũng chính là lý do khiến cho các cuộc họp mất nhiều thời gian mà vẫn không giải quyết được vấn đề. Cũng như khi các cá nhân chưa hiểu được mấu chốt của vấn đề khiến việc trình bày và diễn đạt quan điểm không rõ ràng, khiến người nghe khó hiểu và tốn nhiều thời gian để giải thích, phản biện.

Cấp độ 2: Cấu trúc nói

Để đưa ra quan điểm và bảo vệ quan điểm ấy cũng cần diễn đạt theo cấu trúc để người nghe nắm được vấn đề, tránh lãng mất thời gian giải thích. Chẳng hạn, khi bạn phát biểu ý kiến và được mọi người xung quanh lắng nghe bạn nên trình bày theo cấu trúc rõ ràng và có trật tự.

Cấp độ 3: Tranh luận cơ bản

Việc tranh luận chúng ta đã bắt gặp tại nhiều buổi thuyết trình, hùng biện. Việc tranh luận có thể đến từ hai hoặc nhiều phía nhằm phản bác ý kiến của bạn. Việc bạn cần làm khi phải gặp những câu hỏi như này là đưa ra lập luận và bằng chứng thuyết phục để bảo vệ quan điểm của mình hoặc tiếp thu ý kiến tích cực của người đối diện.

Cấp độ 4: Tranh luận hiệu quả

Để cuộc tranh luận, hùng biện diễn ra tích cực, có tính xây dựng, tránh trở thành những cuộc ẩu đả, cãi vả, bạn cần phải nhận định được các giả thuyết ngầm được đặt ra đằng sau những ý kiến phản bác và có tư duy phản biện logic, nhất quán.

Cấp độ 5: Thực hành thường xuyên

Việc tập luyện kỹ năng tư duy phản biện thường xuyên, sẽ giúp bạn có tư duy logic trong việc nhận định, đánh giá về một vấn đề, lĩnh vực nào đó. Hãy tập luyện trong lớp học hoặc công việc để nâng cao khả năng tư duy của mình.

Cấp độ 6: Tư duy hiệu quả

Lúc này, có thể nói tư duy phản biện của bạn đã đạt đến trình độ “thượng thừa”, đáp ứng đầy đủ các yếu tố bao gồm: công bằng, can đảm, chính trực, khiên tốm, cảm thông và bền bỉ.

Hãy xác định được năng lực phản biện của mình để phát triển tốt nhất

Hãy xác định được năng lực phản biện của mình để phát triển tốt nhất

Top 5 bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Mỗi người sẽ có khả năng nhìn nhận và phân tích khác nhau. Để rèn luyện cách tư duy phản biện, hãy tích cực hoàn thiện mỗi ngày vì học chưa bao giờ là đủ.

Tích cực hoàn thiện kiến thức

Không phải cứ nói đến phản biện chúng ta sẽ nghĩ ngay tới việc tìm cách để tranh luận. bạn sẽ không thể tranh luận nếu thiếu kiến thức về vấn đề đang được nhắc đến. Vì vậy hãy tích cực trau dồi kiến thức tổng quan, rèn luyện bằng những câu hỏi trắc nghiệm tư duy phản biện, hay còn gọi là câu hỏi kiểm tra IQ thường thấy trong các cuộc phỏng vấn.

Hãy có các nhìn khách quan

Bạn hiểu được tư duy phản biện là gì và những kiến thức về tư duy phản biện, không có nghĩa là bạn cứ nằng nặc bảo vệ ý kiến của mình dù bất kể đúng hay sai. Hãy nhìn vào sự thật, là một người khách quan, biết đâu là đúng đâu là sai để tiếp thu và hoàn thiện bản thân mỗi ngày được tốt hơn.

Thắc mắc để hoàn hảo

Người ta sẽ không đánh giá những câu hỏi thắc mắc hay năng lực của bạn thông qua những câu hỏi liên quan đến vấn đề. Thành ngữ Việt Nam có câu “không biết dựa cột mà nghe” nên không có lý do gì chúng ta phải giấu, không dám thể hiện quan điểm của chính mình.

Đừng chỉ chấp nhận kết quả của người khác khi bạn chưa thử

Trong quá trình phản biện, bạn có thể gặp rất nhiều những ý kiến, kết luận trái chiều hoặc đồng quan điểm. Tuy nhiên bạn nên:

– Phân tích kỹ càng và suy nghĩ lại vấn đề trước khi đồng ý với ý kiến của người khác.

– Nên tự kiểm tra tư duy và đưa ra ý kiến của mình trước khi chấp nhận những kết quả khác.

– Có thể đưa ra ý kiến của mình phản biện lại ý kiến của số đông khác, nếu đó là điều hợp lý.

– Vì nếu chấp nhận ý kiến của người khác ngay từ đầu, chứng tỏ bạn đang không có khả năng tư duy và phản biện, dần dần bạn sẽ rơi vào tình thế bị động trong suy nghĩ.

Suy nghĩ vấn đề theo nhiều hướng

Một cách tuyệt vời để bạn có được những điều chưa được khắc phục, trong một số vấn đề khó khăn là thử đảo ngược mọi thứ. Chẳng hạn, rõ ràng có A thì có B, nhưng nếu bạn thử suy nghĩ nếu B có trước thì mới có A sẽ ra sao? Những câu hỏi đảo ngược dạng “Con gà có trước hay trứng có trước”.

Mặc dù khi đảo ngược vấn đề thì bạn có thể xem xét đến con đường tìm kiếm giải pháp nhanh và chính xác hơn, Vì vậy, bạn cần xem xét đến trường hợp loại trừ và tìm ra đáp án đúng nhất.

tu-du-phan-bien 1

Rèn luyện tư duy phản biện giúp bạn có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc

Như vậy, thông qua những phân tích về tư duy phản biện trên đây, hy vọng các bạn sẽ hiểu được critical thinking là gì và học được cách nâng cao khả năng của bản thân theo từng ngày. Hãy cùng theo dõi Jobsnew.vn để tìm và đọc những chia sẻ bổ ích khác!