Đánh giá

Giao thông đường bộ là một trong những hình thức cực kỳ quan trọng hiện nay, giúp di chuyển và lưu thông hàng hóa dễ dàng. Khi tham gia vào giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện cần quan tâm đến các loại phí phải nộp. Phí bảo trì đường bộ đóng một vai trò then chốt trong việc cung cấp nguồn tài chính cho việc duy trì, sửa chữa và nâng cấp đường bộ. Trong bài viết này, cùng tôi khám phá tầm quan trọng của của loại phí đặc biệt này và tác động của nó đến hạ tầng giao thông.


1. Tổng quan về phí bảo trì đường bộ 2024

phi-bao-tri-duong-bo (1)
Tổng quan về phí bảo trì đường bộ

1.1 Tổng quan và tầm quan trọng của phí đường bộ

Phí bảo trì đường bộ là khoản phí thu được từ người dùng đường bộ nhằm đáp ứng nhu cầu duy trì và cải thiện hạ tầng giao thông. Đây là một nguồn tài chính quan trọng để xây dựng, bảo trì và nâng cấp hệ thống đường bộ trong một quốc gia. Loại phí này giữ vai trò quan trọng bao gồm:

  • Cung cấp nguồn tài chính để bảo trì và sửa chữa đường bộ hiện có để đảm bảo mức độ an toàn của hệ thống giao thông.
  • Một phần phí đường bộ được sử dụng để đầu tư vào các dự án nâng cấp hạ tầng giao thông như mở rộng đường, xây dựng cầu, đường cao tốc,…
  • Hệ thống đường bộ được bảo trì đúng cách giúp giảm thiểu nguy cơ tai nạn giao thông. 
  • Hệ thống đường bộ tốt là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế nhờ di chuyển hàng hóa dễ dàng, thuận tiện và giảm thiểu chi phí vận chuyển.
  • Đảm bảo sự công bằng trong việc chia sẻ trách nhiệm tài chính giữa người sử dụng đường bộ. 

1.2 Mức phí bảo trì dành cho đường bộ mới nhất 

Phí bảo trì đường bộ xe ô tô thường được thu hàng tháng hoặc hàng năm, không phụ thuộc vào số lần lưu thông của chủ phương tiện. Điều này có nghĩa là bất kể chủ xe ô tô lưu thông ít hay nhiều, họ vẫn phải đóng đủ mức phí theo quy định của nhà nước. Hiện nay, phí bảo trì sẽ được thu theo các mức khác nhau tùy thuộc vào loại xe dao động từ 130.000 VNĐ/tháng đến 1.430.000 VNĐ/tháng.

2. Đối tượng và mức đóng phí bảo trì đường bộ

phi-bao-tri-duong-bo (2)
Mức phí phải nộp cho các loại phương tiện

2.1 Phân loại phương tiện phải nộp phí và mức phí tương ứng

  • Xe khách cá nhân dưới 10 chỗ có mức phí đường bộ là 130.000 VNĐ/tháng, 1.560.000 VNĐ/năm, 3.000.000 VNĐ/24 tháng.
  • Xe khách tổ chức dưới 10 chỗ, xe chở người 4 bánh, xe tải, xe ô tô dưới 4.000kg và xe công bộ có mức phí đường bộ 180.000 VNĐ/tháng, 2.160.000 VNĐ/năm, 4.150.000 VNĐ/24 tháng.
  • Xe khách từ 10-25 chỗ, xe tải, xe ô tô chuyên dùng từ 4.000-8.500kg có mức phí đường bộ là 270.000 VNĐ/tháng, 3.240.000 VNĐ/năm, 6.220.000 VNĐ/24 tháng.
  • Xe khách từ 25-40 chỗ, xe tải, xe ô tô từ 8.500-13.000kg có mức phí đường bộ là 390.000 VNĐ/tháng, 4.680.000 VNĐ/năm, 8.990.000 VNĐ/24 tháng.
  • Xe khách từ 40 chỗ, xe tải, xe ô tô chuyên dùng từ 13.000-19.000kg có mức phí đường bộ là 590.000 VNĐ/tháng, 7.080.000 VNĐ/năm, 16.590.000 VNĐ/24 tháng.
  • Xe tải, ô tô, đầu kéo từ 19.000-27.000kg có mức phí đường bộ là 720.000 VNĐ/tháng, 8.640.000 VNĐ/năm, 16.590.000 VNĐ/24 tháng.
  • Phương tiện từ 27.000kg trở lên, riêng xe đầu kéo dưới 40.000kg có mức phí đường bộ là 1.040.000 VNĐ/tháng, 13.480.000 VNĐ/năm, 23.960.000 VNĐ/24 tháng.
  • Xe đầu kéo từ 40.000kg trở lên có mức phí đường bộ là 1.430.000 VNĐ/tháng, 17.160.000 VNĐ/năm, 32.950.000 VNĐ/24 tháng.

2.2 Trường hợp được miễn phí và các ngoại lệ áp dụng

Trường hợp được miễn thu phí đường bộ bao gồm:

  • Xe bị hủy hoại bởi thiên tai hoặc tai nạn.
  • Bị thu hồi hoặc tịch thu giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe.
  • Xe bị tai nạn không thể tiếp tục lưu hành, cần đem đi sửa chữa từ 30 ngày trở lên.
  • Xe kinh doanh vận tải thuộc sở hữu doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc liên hiệp hợp tác xã kinh doanh vận tải tạm dừng lưu hành liên tục từ 30 ngày.
  • Xe của doanh nghiệp không tham gia giao thông hoặc sử dụng đường thuộc hệ thống đường bộ; Xe đang tham gia giao thông nhưng chuyển sang không tham gia, sử dụng giao thông đường bộ.
  • Xe được đăng kiểm tại Việt Nam nhưng lại hoạt động liên tục từ 30 ngày trở lên tại nước ngoài.
  • Xe mất trộm từ 30 ngày trở lên.

3. Hướng dẫn chi tiết về thủ tục và thời gian nộp phí

phi-bao-tri-duong-bo (3)
Thủ tục nộp phí
  • Xe có chu kỳ đăng kiểm từ 1 năm trở xuống: Chủ xe phải nộp phí đường bộ cho cả quá trình đăng kiểm và cấp tem nộp phí đường bộ tương ứng với thời gian đã nộp phí.
  • Xe có chu kỳ đăng kiểm trên 1 năm: Chủ xe phải nộp phí đường bộ theo năm hoặc nộp theo cả chu kỳ đăng kiểm (có thể là 18 tháng, 24 tháng, 30 tháng)

4. Hậu quả và xử lý khi không nộp phí đúng hạn

phi-bao-tri-duong-bo (4)
Không nộp phí đúng hạn sẽ bị tính thêm phí

Nếu chủ phương tiện xe ô tô đến đăng kiểm trước hoặc sau thời điểm quy định trong chu kỳ đăng kiểm, đơn vị đăng kiểm sẽ thực hiện kiểm tra xe ô tô và tính phí đường bộ. Theo thời gian từ ngày cuối cùng của chu kỳ trước đó cho đến khi kết thúc chu kỳ kiểm định của lần tiếp theo (nếu chu kỳ kiểm định xe ô tô tiếp theo lớn hơn 12 tháng, chủ phương tiện có thể nộp phí đến 12 tháng hoặc nộp toàn bộ phí cho chu kỳ đăng kiểm). Nếu thời gian tính phí không đúng theo tháng, số phí sẽ được tính dựa trên số ngày còn lại chia cho 30 ngày và sau đó nhân với mức phí đường bộ của 1 tháng.

Trong trường hợp chủ phương tiện xe ô tô không nộp đúng số phí đường bộ cho các chu kỳ đăng kiểm xe ô tô trước theo thời hạn quy định, ngoài số phí phải nộp cho chu kỳ kiểm định tiếp theo, chủ phương tiện xe ô tô cũng phải nộp số phí đường bộ còn thiếu từ chu kỳ trước. Nếu chu kỳ đăng kiểm xe ô tô bắt đầu trước ngày 1/1/2013, thì thời điểm xác định cho việc tính phí sẽ từ ngày 1/1/2013. Đơn vị đăng kiểm xe ô tô sẽ thu lại số phí đường bộ phải nộp của chu kỳ trước, với mức thu phí đường bộ của 1 tháng nhân với thời gian đã trễ trong việc nộp phí.

5. Địa điểm nộp phí và hướng dẫn thủ tục nộp phí

phí bảo trì đường bộ
Đên các địa điểm thu phí đường bộ ở gần bạn

Thắc mắc chung của nhiều người là nộp phí bảo trì đường bộ ở đâu? Bạn có thể tham khảo một số địa điểm nộp phí đường bộ nhanh nhất bao gồm:

  • Trạm đăng kiểm ô tô gần nhất: Chủ xe thường lựa chọn địa điểm này vì có thể nộp cùng với phí bảo trì.
  • Văn phòng Quỹ bảo trì đường bộ: Đây là nơi thu phí các xe ô tô của cá nhân, tổ chức đăng ký tại Việt Nam.

6. Biểu đồ phân loại phí bảo trì theo loại xe

phí bảo trì đường bộ
Các loại xe khác nhau sẽ nộp phí khác nhau

6.1 Biểu đồ mức phí đường bộ chi tiết cho từng loại xe

Loại phương tiện Mức thu (nghìn đồng)
1 tháng 3 tháng 6 tháng 12 tháng 18 tháng 24 tháng
Xe dưới 10 chỗ thuộc cá nhân, hộ kinh doanh 130 390 780 1.560 2.280 3.000
Xe khách tổ chức dưới 10 chỗ, xe chở người 4 bánh, xe tải, xe ô tô dưới 4.000kg và xe công bộ 180 540 1.080 2.160 3.150 4.150
Xe khách từ 10-25 chỗ, xe tải, xe ô tô chuyên dùng từ 4.000-8.500kg 270 810 1.620 3.240 4.730 6.220
Xe khách từ 25-40 chỗ, xe tải, xe ô tô từ 8.500-13.000kg 390 1.170 2.340 4.680 6.830 8.990
Xe khách từ 40 chỗ, xe tải, xe ô tô chuyên dùng từ 13.000-19.000kg 590 1.770 3.540 7.080 10.340 13.590
Xe tải, ô tô, đầu kéo từ 19.000-27.000kg 720 2.160 4.320 8.640 12.610 16.590
Phương tiện từ 27.000kg trở lên, riêng xe đầu kéo dưới 40.000kg 1.040 3.120 6.240 12.480 18.220 23.960
Xe đầu kéo từ 40.000kg trở lên  1.430 4.290 8.580 17.160 25.050 32.950

6.2 So sánh mức phí đường bộ giữa các loại xe khác nhau

Mức phí đường bộ cho ô tô có thể khác nhau với từng loại xe và chủ sở hữu là cá nhân hay tổ chức. Theo thông tin biểu đồ mức phí đường bộ chi tiết cho từng loại xe, có thể thấy tải trọng xe sẽ tỉ lệ thuận với mức phí phải nộp. Điều này có nghĩa là phí bảo trì đường bộ xe 5 chỗ nhỏ hơn sẽ nộp phí ít hơn so với xe có trọng tải lớn. Đồng thời, xe cùng tải trọng nhưng có chủ sở hữu là tổ chức sẽ phải đóng mức phí cao hơn cá nhân.

7. Thông tin liên hệ và hỗ trợ khách hàng đóng phí đường bộ

phí bảo trì đường bộ
Có các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc khách hàng trực tuyến

7.1 Các kênh liên hệ để nhận hỗ trợ và tư vấn

Để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn về phí đường bộ bạn có thể liên hệ qua các kênh sau:

  • Đến trực tiếp các đơn vị thu phí đường bộ sẽ được nhân viên tư vấn, hỗ trợ giải đáp  thắc mắc.
  • Gọi vào hotline của các đơn vị thu phí để được tư vấn qua điện thoại.
  • Liên hệ trực tuyến qua mạng xã hội hoặc website của các đơn vị thu phí, đơn vị trung gian hỗ trợ người dùng đóng phí.

7.2 Dịch vụ tư vấn trực tuyến và hotline hỗ trợ khách hàng

Đối với những người bận rộn, không thể sắp xếp thời gian đến nơi thu phí để giải đáp thắc mắc thì hình thức tư vấn trực tuyến và hotline sẽ giúp hỗ trợ khách hàng dễ dàng hơn. Bạn có thể tìm kiếm câu hỏi về phí bảo trì đường bộ xe 7 chỗ hay các loại thông qua hotline một cách dễ dàng. Chủ xe có thể yên tâm liên hệ qua hình thức này vì sẽ luôn có nhân viên tư vấn nhiệt tình hỗ trợ và giúp bạn giải quyết những vấn đề gặp phải. 


Kết luận

Theo tôi, không thể phủ nhận tầm quan trọng của phí bảo trì đường bộ trong việc duy trì, nâng cấp và cải thiện hạ tầng giao thông. Nó đóng góp vào sự an toàn giao thông, phát triển kinh tế và tạo ra lợi ích cho cộng đồng. Đồng thời, việc đóng góp phí đường bộ cũng đảm bảo sự công bằng và tính khách quan trong việc chia sẻ trách nhiệm tài chính giữa người sử dụng đường bộ.

Trên đây là những thông tin liên quan đến phí bảo trì đường bộ mà hầu như cá nhân hay tổ chức sở hữu cho mình một chiếc ô tô cũng nên biết. Để xem thêm các thông tin hữu ích, hãy truy cập vào Jobsnew Blog. Jobsnew không chỉ là trang web tuyển dụng mà chúng tôi còn là cầu nối giữa doanh nghiệp và người lao động. Đồng thời, chúng tôi luôn mong muốn mang đến những thông tin hữu ích cho bạn trong công việc lẫn đời sống.