Ngành Tâm lý học là một ngành học rất thú vị, phù hợp với những người có niềm đam mê tìm hiểu, lý giải về cảm xúc, hành vi và tư duy của con người. Vậy ngành tâm lý học là gì? Ngành tâm lý học thi khối gì ? Ngành tâm lý học có dễ xin việc không? Mức lương ngành tâm lý học ở việt nam ra sao? Hãy cùng Jobsnew tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. Tổng quan về ngành Tâm lý học là gì?
Ngành tâm lý học là gì? Tâm lý học là nghiên cứu về tâm trí và hành vi của con người. Nó tập trung vào hiểu biết về cảm xúc, ý chí và hành động của mỗi người, cũng như sự ảnh hưởng của hoàn cảnh và trạng thái tâm lý.
Những người làm việc trong ngành tâm lý học được gọi là nhà tâm lý học, họ nghiên cứu về các hiện tượng tâm lý và quan hệ giữa tâm lý và hành vi con người. Sinh viên học ngành tâm lý sẽ được đào tạo từ kiến thức cơ bản đến nâng cao, với các môn như tâm lý học gia đình, tâm lý học lao động, và các phương pháp thăm dò và tham vấn.
2. Các chuyên ngành phổ biến trong tâm lý học
2.1 Tâm lý học tội phạm
Các nhà tâm lý học tội phạm hỗ trợ cơ quan thực thi pháp luật và giúp giáo dục về tâm trí tội phạm. Trong lĩnh vực này, bạn có thể làm kỹ thuật viên khoa học pháp y, khám nghiệm hiện trường hoặc phân tích bằng chứng. Bạn cũng có thể làm công việc phân tích dữ liệu vụ án, tư vấn cho cảnh sát trong quá trình điều tra, hoặc đánh giá tâm lý nghi can trong phiên tòa.
Ngoài ra, bạn có thể trở thành giáo viên, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tội phạm hoặc làm nhà tâm lý trị liệu để hỗ trợ cải tạo tâm trí của tội phạm.
2.2 Tâm lý học giáo dục
Ngành tâm lý học học giáo dục nghiên cứu về quá trình học của con người, bao gồm cách mọi người học và lưu trữ thông tin, cũng như sự đa dạng của mỗi cá nhân trong quá trình học tập. Nó không chỉ tập trung vào trẻ em và thanh thiếu niên mà còn khám phá quá trình học suốt cuộc đời.
Các nhà tâm lý học giáo dục hợp tác với giáo viên và sinh viên để tìm hiểu cách tốt nhất để hỗ trợ học sinh. Điều này có thể bao gồm việc xác định học sinh cần hỗ trợ, phát triển chương trình cho học sinh gặp khó khăn, hoặc tạo ra phương pháp và nội dung học tập mới. Bạn cũng có thể trở thành cố vấn, giúp học sinh vượt qua rào cản học tập, hoặc làm việc trong các tổ chức chính phủ như Bộ Giáo dục, đóng góp vào các quyết định giáo dục toàn cầu.
2.3 Tâm lý học lâm sàng
Nếu bạn yêu thích giao tiếp và giải quyết xung đột, tâm lý học lâm sàng là sự lựa chọn hoàn hảo. Lĩnh vực này tập trung vào đánh giá và điều trị các vấn đề tâm lý và hành vi bất thường. Các nhà tâm lý học lâm sàng có thể làm việc ở nhiều địa điểm như bệnh viện, phòng khám hoặc trường đại học. Công việc bao gồm nghiên cứu, giảng dạy, phát triển chương trình, tư vấn và thực hành nghề nhằm cải thiện sức khỏe tâm lý của cá nhân, gia đình và tổ chức.
2.4 Tâm lý học tư vấn
Ngành tâm lý học tư vấn giúp mọi người đối phó với vấn đề sức khỏe tinh thần và thể chất trong xã hội bằng cách hỗ trợ họ hiểu rõ về bản thân và tìm ra giải pháp riêng cho mình. Các nhà tư vấn có thể làm việc tại bệnh viện, trường học, doanh nghiệp và cộng tác với các chuyên gia khác để tạo ra kế hoạch điều trị tốt nhất, thường kết hợp nhiều liệu pháp khác nhau.
2.5 Tâm lý học tổ chức – công nghiệp
Nếu bạn muốn áp dụng nguyên lý tâm lý học vào môi trường doanh nghiệp, chuyên ngành Tâm lý học Tổ chức – Công nghiệp (I-O Psychology) có thể là lựa chọn phù hợp. Tâm lý học I-O tập trung vào cải thiện hiệu suất và sức khỏe của nhân viên trong môi trường làm việc, mang lại lợi ích cho toàn bộ tổ chức.
Tâm lý học I-O có hai khía cạnh chính:
- Khía cạnh công nghiệp: tập trung vào việc phù hợp công việc với từng cá nhân. Nhà tâm lý học I-O đánh giá đặc điểm của nhân viên và kết hợp họ với công việc phù hợp. Họ cũng đảm nhận vai trò đào tạo, phát triển tiêu chuẩn làm việc và đo lường hiệu suất.
- Khía cạnh tổ chức: tập trung vào cách tổ chức ảnh hưởng đến hành vi cá nhân. Cấu trúc tổ chức, quy chuẩn xã hội, phong cách quản lý và kỳ vọng về vai trò là các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hành vi của nhân viên trong tổ chức.
3. Kỹ năng cần thiết cho sinh viên ngành Tâm lý học
Để theo đuổi và chinh phục ngành Tâm lý, nếu chỉ có đam mê đôi khi là chưa đủ. Trên thực tế, các chuyên gia Tâm lý thường sở hữu một số tố chất quan trọng sau đây:
3.1 Khả năng lắng nghe và thấu cảm
Dù bạn là một nhà tâm lý hoặc đảm nhiệm một vị trí công việc liên quan đến tâm lý, bạn cần biết cách đặt mình vào vị trí của người khác để có cái nhìn khách quan về tình hình. Điều này giúp bạn lắng nghe và thể hiện sự cảm thông đối với câu chuyện của người khác. Sự phiến diện, bảo thủ hoặc thiếu khả năng thấu hiểu không phù hợp với một chuyên gia tâm lý. Đó cũng là lý do tại sao những người làm việc trong lĩnh vực này thường có trí thông minh cảm xúc cao.
3.2 Kỹ năng giao tiếp hiệu quả
Một trong những mục tiêu cơ bản của ngành tâm lý là kiểm soát và thay đổi hành vi, giúp con người có một cuộc sống tinh thần tốt hơn. Vì vậy, khả năng giao tiếp thành thạo là chìa khóa để mở ra những buổi tư vấn tâm lý hiệu quả, từ đó đưa ra những giải pháp tối ưu. Một chuyên gia tâm lý cần học cách giao tiếp một cách thông minh và có khả năng diễn đạt mạch lạc, sử dụng lý lẽ thuyết phục để tác động đến người nghe.
3.3 Kiên trì và khả năng chịu đựng áp lực
Đối với những ai muốn theo đuổi và làm việc trong lĩnh vực trị liệu tâm lý, sự kiên trì và khả năng chịu áp lực công việc cao là hai phẩm chất không thể thiếu. Trách nhiệm của một nhà tâm lý học là giúp người khác tìm ra hướng giải quyết cho những khó khăn trong cuộc sống của họ. Công việc này đòi hỏi rất nhiều thời gian, nỗ lực và sự sáng tạo.
Do đó, việc trang bị cho bản thân lòng kiên nhẫn, quyết tâm và khả năng đối mặt với áp lực là cần thiết để thành công trong lĩnh vực học và làm việc trong ngành tâm lý.
4. Ngành Tâm lý học có dễ xin việc không?
Nhiều sinh viên thường nghĩ rằng sau khi tốt nghiệp ngành tâm lý học, họ chỉ có thể làm công việc như tư vấn tâm lý hoặc điều trị tâm lý. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sinh viên tốt nghiệp ngành Tâm lý có nhiều lựa chọn việc làm tiềm năng, không phụ thuộc vào chuyên ngành họ chọn. Một số vai trò phổ biến bao gồm:
- Tham vấn Tâm lý trong trường học: Xây dựng phòng tham vấn tâm lý học đường, giúp học sinh và sinh viên vượt qua khó khăn tâm lý trong quá trình học tập.
- Điều trị Tâm lý: Làm việc tại các bệnh viện tâm thần, trung tâm tư vấn, điều trị tâm lý để hỗ trợ người bệnh giải quyết các vấn đề tâm thần.
- Tư vấn tuyển dụng/Bộ phận nhân sự: Sử dụng hiểu biết về tâm lý con người trong việc tuyển dụng và quản lý nhân sự trong các doanh nghiệp.
- Giảng dạy, nghiên cứu: Làm việc tại các trường đại học, viện nghiên cứu để giảng dạy và nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến tâm lý.
Ngoài ra, còn có các lựa chọn khác như làm nhà tâm lý pháp y, nhà tâm lý giáo dục, hoặc các ngành nghề liên quan như tâm lý thể thao, tâm lý quảng cáo, và tâm lý thị trường.
5. Mức lương ngành Tâm lý học ở Việt Nam
Cũng như các ngành nghề khác, mức lương ngành Tâm lý học ở Việt Nam học phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Năng lực chuyên môn, địa điểm làm việc và trình độ kinh nghiệm của mỗi cá nhân. Một số vị trí công việc trong ngành Tâm lý học và mức lương tham khảo như sau:
Vị trí công việc | Mô tả công việc | Kinh nghiệm (năm) |
Mức lương (đồng/tháng) |
Chuyên viên tư vấn tâm lý tại trung tâm tư vấn | Thực hiện công việc trắc nghiệm tâm lý cho bệnh nhân. Tư vấn tâm lý và chỉ định liệu pháp tâm lý cho bệnh nhân theo đúng tiêu chuẩn, quy trình chuyên môn. |
2 |
10.000.000 – 12.000.000
|
Chuyên viên trị liệu tâm lý | Thực hiện công việc trị liệu tâm lý cho những đối tượng khác nhau. Đưa ra các phương pháp, kỹ thuật bằng hình thức giao tiếp nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe, tinh thần, đồng thời tháo gỡ các vấn đề trong cảm xúc và hành vi của người bệnh. |
2 |
12.000.000 – 18.000.000
|
Giáo viên tâm lý | Đồng hành và thúc đẩy các bài tập rèn luyện bản thân về năng lực, kỹ năng và phẩm chất cần thiết. | 2 |
8.000.000 – 10.000.000
|
Chuyên viên giảng dạy kỹ năng sống | Soạn thảo giáo án và thực hiện công việc giảng dạy, đào tạo kỹ năng sống cho các đối tượng khác nhau. | 1 – 2 |
8.000.000 – 10.000.000
|
Chuyên viên tư vấn tuyển dụng | Tìm kiếm và tạo dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Hỗ trợ tư vấn và ứng dụng phương pháp tâm lý trong tuyển dụng để tìm được ứng viên phù hợp. |
2 |
12.000.000 – 15.000.000
|
6. Ngành Tâm lý học thi khối gì?
Ngành tâm lý học thi khối gì? Ngành Tâm lý học thường yêu cầu thí sinh thi khối A00, bao gồm các môn Văn, Địa, và Sử. Tuy nhiên, một số trường cũng chấp nhận khối thi khác như
- Tổ hợp môn khối C00: Văn, Địa, Sử
- Tổ hợp môn khối B00: Toán, Sinh, hóa
- Tổ hợp môn khối B03: Toán, Sinh, Văn
- Tổ hợp môn khối B08: Toán, Sinh, Anh
- Tổ hợp môn khối D01: Anh, Văn, Toán
- Tổ hợp môn khối D14: Anh, Văn, Sử
7. Ngành Tâm lý học học trường nào tốt nhất?
Khu vực | Trường đại học | Tổ hợp môn |
Miền Bắc
|
Trường ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn | A01: Lý, Toán, Anh C00: Sử, Địa, Ngữ văn D01: Toán, Anh, Văn D04: Toán, Tiếng Trung, Văn D78: Khoa học XH, Văn, Anh D83: Khoa học XH, Tiếng Trung, Văn |
ĐH Sư phạm | C00: Sử, Địa, Văn C03: Toán, Văn, Sử D01: Toán, Anh, Văn D02: Toán, Văn, Tiếng Nga D03: Toán, Tiếng Pháp, Văn |
|
Đại học Lao động – Xã hội | A00: Lý, Hóa, Toán A01: Lý, Anh, Toán C00: Sử, Địa, Văn D01: Anh, Văn, Toán |
|
Miền Trung
|
ĐH sư phạm – Đại học Đà Nẵng | C00: Địa, Sử, Ngữ văn C03: Toán, Văn, Sử D01: Văn, Anh, Toán D02: Toán, Tiếng Nga, Văn D03: Toán, Tiếng Pháp, Văn |
ĐH Đông Á | A00: Toán, Vật lý, Hoá học B00: Toán, Hoá học, Sinh học C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý D01: Toán, Ngữ văn, Anh |
|
ĐH Sư phạm Huế | B00: Sinh, Toán, Hóa C00: Sử, Địa, Văn C20: Địa, Văn, GDCD D01: Văn, Toán, Anh |
|
Miền Nam
|
ĐH Khoa học XH & Nhân văn TP.HCM | A01: Lý, Anh, Toán C00: Sử, Văn, Địa D01: Toán, Anh, Văn D04: Toán, Tiếng Trung, Văn D78: Khoa học XH, Văn, Anh D83: Khoa học XH, Tiếng Trung, Văn B00: Sinh, Hóa, Toán B08: Sinh, Anh, Toán |
Đại học Lao động – Xã hội | A00: Lý, Hóa,Toán A01: Lý, Anh, Toán D01:Toán, Văn, Anh C00: Sử, Văn, Địa lý |
|
Đại học sư phạm TP.HCM | B00: Hóa, Toán, Sinh C00: Sử, Văn, Địa D01: Toán, Anh, Văn A00: Hóa, Lý, Toán D01: Anh, Toán, Văn |
|
ĐH Nguyễn Tất Thành | B00: Hóa, Sinh, Toán C00: Sử, Văn, Địa D01: Anh, Toán, Văn D14: Anh, Sử, Văn |
Kết luận
Ngành tâm lý học đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu về tâm trí và hành vi của con người. Việc áp dụng kiến thức từ ngành này vào nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, y tế, kinh doanh và quan hệ xã hội đã mang lại nhiều giá trị lớn.
Nếu bạn cảm thấy nội dung về ngành tâm lý học này của tôi chia sẻ hữu ích, hãy theo dõi Jobsnew Blog để khám phá thêm nhiều chia sẻ bổ ích và cập nhật thông tin mới nhất về chuyên mục hướng nghiệp nhé!