Đánh giá

Đánh giá đào tạo giữ vai trò rất quan trọng để quyết định chất lượng cũng như năng lực nhân viên. Nó là khía cạnh thiết yếu phản ánh được chuyên môn của người tham gia sau quá trình bồi dưỡng.

Tầm quan trọng của đánh giá đào tạo

Đánh giá đào tạo và phát triển nhân sự là 2 khái niệm song hành cùng nhau. Việc đánh giá sẽ giúp doanh nghiệp thu thập thông tin về những tác động sau khi nhân viên được đào tạo.

Bằng cách đánh giá đào tạo sẽ giúp doanh nghiệp phân tích và góp phần cải thiện những thiếu sót mà chương trình chưa đáp ứng. Khi không ngừng hoàn thiện như vậy, chương trình đào tạo nhân lực sẽ giúp công ty bồi dưỡng nên đội ngũ nhân lực chuyên môn vững chắc mang đến nhiều lợi ích trong quá trình làm việc.

Ngoài ra, quá trình đánh giá sau đào tạo là hoạt động nhằm đảm bảo rằng nội dung khóa đào tạo đáp ứng được những chỗ thiếu hụt mà đội ngũ nhân viên đang mắc phải. Trong quá trình đánh giá, những thông tin từ học viên cung cấp sẽ là nguồn dữ liệu quý giá giúp thực hiện những thay đổi cần thiết. Đồng thời, khi chương trình đào tạo ngày càng được hoàn thiện cũng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí về sau.

Quy trình đánh giá đào tạo

image 18



Quy trình đào tạo chất lượng giúp doanh nghiệp có đội ngũ chuyên môn cao.

Hiện nay, sự phát triển nhanh chóng dẫn đến yêu cầu công việc với nhân viên cũng cao hơn. Để có thể nâng cao được kỹ năng đánh giá đào tạo, doanh nghiệp cần sát sao theo dõi từ lúc xây dựng chương trình đào tạo đến quá trình diễn ra rồi kết quả sau khi nhân viên đã tham gia.

●  Ngay từ ban đầu, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ nội dung chương trình đào tạo.

●  Trong quá trình đào tạo, bạn nên theo dõi hoặc nếu có thể thì trực tiếp tham gia vào quá trình này để có đánh giá khách quan.

●  Tập trung và xem mình là học viên, sau đó cố gắng nắm bắt kiến thức và ngẫm lại xem có bị thiếu sót hay chưa hiểu điều gì.

●  Sau khi đã đào tạo, cần tiến hành kiểm tra mức độ nắm bắt của học viên bằng cách đặt câu hỏi hoặc thi.

●  Tiến hành trao đổi với người học về chương trình đào tạo. Lắng nghe những điểm góp ý để khắc phục.

●  Đo lường hiệu suất công việc của nhân viên sau đào tạo cũng như kết quả đạt được trong kinh doanh, sản xuất. Khoảng 1 đến 2 tháng sau khi đào tạo là thời điểm tốt nhất để tiến hành yêu cầu người được đào tạo lập bản báo cáo tự nhìn nhận bản thân.

Mô hình phân loại Kirkpatrick

Để đánh giá đào tạo, có rất nhiều phương pháp đo lường phản ánh đúng kết quả như khảo sát, phỏng vấn sau đào tạo, nghiên cứu năng lực người tham gia hoặc tổ chức kỳ thi cấp chứng chỉ. Trong đó, một số mô hình đánh giá kết hợp nhiều phương pháp đánh giá đã được các doanh nghiệp áp dụng và đạt kết quả khả quan.

image 3



Mô hình đánh giá Kirkpatrick

Trong bài viết này, Jobsnew.vn sẽ gửi đến bạn phương pháp được áp dụng rộng rãi nhất – Mô hình Kirkpatrick. Đây là mô hình cơ bản phổ biến nhờ hiệu quả mà nó mang lại khi đánh giá chất lượng của các chương trình đào tạo tại doanh nghiệp. Các cấp độ của phương pháp này bao gồm:

●  Phản ứng – Tổng hợp thông tin về thái độ, phản ứng của người tham gia đào tạo từ trước và sau khi kết thúc. Cấp độ này có mục đích chính là đánh giá điều kiện học, chất lượng người dạy,…

●  Học tập – Ở cấp độ 2, việc đánh giá xoáy sâu vào sự hiểu biết, nắm bắt kiến thức của học viên, Để đánh giá tại cấp độ học tập thường thì cần đến việc sử dụng bài kiểm tra, thu hoạch, kỳ thi cuối khóa cấp chứng chỉ.

●  Áp dụng – Cấp độ này yêu cầu tốn một khoảng thời gian vì người đánh giá phải quan sát những người đã đào tạo về cả hoạt động, họ có biết vận dụng kiến thức để giải quyết công việc không. Quá trình này cần kết hợp giữa việc theo dõi và yêu cầu bản tự đánh giá từ phía nhân viên đã qua đào tạo.

●  Kết quả – Đến cấp độ cuối cùng, người đánh giá cần tổng hợp lại và đưa ra nhận xét, chương trình đào tạo đã đáp ứng được mục tiêu đề ra lúc đầu chưa, tỷ lệ đạt chất lượng như thế nào, với những người chưa đạt thì nguyên nhân do cá nhân hay do chương trình giảng dạy.

image 18



Cách đánh giá hiệu quả đào tạo nhân viên

Xây dựng mô hình đánh giá đào tạo giúp các doanh nghiệp có thể “vá” lại các lỗ hổng nền tảng cũng như nâng cao chuyên môn của nhân viên. Qua đó gia tăng chất lượng công việc và góp phần tiết kiệm cho những chương trình về sau.

Hơn nữa, việc đánh giá giúp cải thiện mối quan hệ giữa công ty và nhân viên vì họ được quan tâm và có thể tự do trình bày suy nghĩ. Điều này góp phần thúc đẩy mọi người phấn đấu vì công việc hơn tạo nên hiệu quả kinh tế cao.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích về quá trình đánh giá đào tạo. Theo dõi Jobsnew.vn để tìm hiểu nhiều thông tin khác nhé!