LinkedIn là một nền tảng xã hội mang lại nhiều lợi ích cho người dùng, đặc biệt là những ai đang tìm việc. Vậy LinkedIn là gì? Tạo tài khoản LinkedIn bằng cách nào? Hãy cùng tôi tìm hiểu thông tin này trong bài viết dưới đây nhé.
1. LinkedIn là gì?
1.1 Mạng xã hội chuyên về xây dựng profile
LinkedIn được biết đến là một trang mạng xã hội chuyên nghiệp. Nó được thiết kế để giúp mọi người kết nối với nhau. Trang mạng này cũng giống như Facebook, người dùng đăng ký tài khoản và xây dựng hồ sơ cá nhân cho riêng mình. Các thông tin cập nhật trên nền tảng này bao gồm tiểu sử giới thiệu về bản thân, bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, ưu điểm, nhược điểm…
LinkedIn là một nơi lưu trữ các thông tin quan trọng, được thiết kế riêng cho cộng đồng doanh nghiệp. Mục tiêu của trang web này là cho phép người dùng xây dựng profile cá nhân nhằm giới thiệu bản thân đến nhà tuyển dụng.
1.2 Mạng xã hội hỗ trợ tuyển dụng
Khác với mạng xã hội Facebook, LinkedIn tập trung khai thác các mối quan hệ giữa ứng viên và nhà tuyển dụng. Nó được xem là nền tảng dành riêng cho cộng đồng người đi làm.
Tại đây, những người có nhu cầu xin việc sẽ tìm kiếm các vị trí công việc phù hợp và liên hệ với nhà tuyển dụng. Còn nhà tuyển dụng cũng có thể tìm kiếm ứng viên tiềm năng thông qua hồ sơ cá nhân của người dùng.
1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của LinkedIn
LinkedIn ra đời vào năm tháng 12, năm 2002 tại bang California, Mỹ. Reid Hoffman chính là cha đẻ của trang mạng xã hội này. Ban đầu, Linkediln là một trang mạng định hướng kinh doanh, sau đó nó được chuyển đổi thành một trang mạng dịch vụ xã hội và năm 2003.
Sau nhiều năm hoạt động, LinkedIn đã thành công gia nhập thị trường chứng khoán vào năm 2011, với mã cổ phiếu là LNKD. Tính đến tháng 3 năm 2016, trang mạng này có hơn 433 triệu thành viên đăng ký và 106 triệu thành viên hoạt động. Và đến tháng 1 năm 2017, Microsoft chính thức mua lại LinkedIn với 26,2 tỷ đô la Mỹ, đánh dấu bước ngoặt mới trong sự phát triển của mạng xã hội này.
2. Lợi ích của LinkedIn trong tuyển dụng
2.1 Xây dựng mạng lưới kết nối chuyên nghiệp
Giá trị lớn nhất mà LinkedIn mang lại cho người dùng chính là khả năng kết nối và mở rộng các mối quan hệ. LinkedIn luôn hướng tới mục tiêu xây dựng cộng đồng chuyên nghiệp. Nó tạo ra mạng lưới kết nối giữa cá nhân với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với khách hàng hoặc giữa các cá nhân với nhau. LinkedIn xây dựng các mối quan hệ dựa trên sự bình đẳng, đôi bên cùng có lợi.
2.2 Tìm kiếm cơ hội việc làm
LinkedIn là công cụ hữu hiệu giúp nhà tuyển dụng và người đi làm tìm kiếm cơ hội mới. Mạng xã hội này trở thành nền tảng kỹ thuật số hàng đầu cho các chuyên gia kết nối trực tuyến.
LinkedIn cho phép người dùng tìm hiểu, nghiên cứu các công ty, tổ chức, nơi mà họ cảm thấy hứng thú và có nhu cầu ứng tuyển vào làm việc. Dữ liệu của các doanh nghiệp sẽ hiển thị rõ ràng khi nhập tên doanh nghiệp đó lên thanh tìm kiếm. Các dữ liệu bao gồm địa chỉ công ty, số lượng nhân viên, vị trí công việc,…
Không chỉ giúp các ứng viên tìm kiếm cơ hội việc làm, LinkedIn còn giúp nhà tuyển dụng kết nối với ứng viên. Họ sẽ xem xét kỹ lưỡng profile cá nhân, sau đó lựa chọn ứng viên phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
2.3 Chia sẻ kiến thức và học hỏi
LinkedIn luôn khuyến khích các thành viên cùng làm việc, học tập. Họ cho phép người dùng chia sẻ các câu chuyện nghề nghiệp, kinh nghiệm ứng tuyển thực tế của bản thân. Kho kiến thức này của LinkedIn được cập nhật thường xuyên, cùng với những tranh luận sôi nổi của ứng viên, giúp chúng ta học hỏi được rất nhiều điều thú vị. Từ đó, áp dụng cho công việc và cuộc sống.
2.4 Xây dựng thương hiệu cá nhân
LinkedIn là trang mạng xã hội dùng để định vị bản thân. Nó phát triển từ một trang tìm việc đơn thuần thành nơi bạn có thể truyền thông và xây dựng thương hiệu cá nhân. Trang web này yêu cầu người dùng cung cấp đầy đủ các thông tin cá nhân để tối ưu hóa khả năng hiển thị của các công cụ tìm kiếm.
Để tạo ra hồ sơ nghề nghiệp chuyên nghiệp và nổi bật, thì các thông tin học vấn, kỹ năng làm việc cần được thể hiện chi tiết. Đặc biệt, bạn có thể xây dựng thương hiệu cá nhân thông qua các bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn của bản thân về các chủ đề chuyên môn. Khi bạn tương tác nhiều, đồng nghĩa với giá trị cá nhân tăng. Điều này giúp tăng cường sự hiện diện profile LinkedIn của bạn, giúp mở rộng cơ hội nghề nghiệp.
2.5 Tăng giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp
Mạng xã hội LinkedIn là một nền tảng tuyệt vời trong việc phát triển giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp. Ở đây, các sản phẩm, dịch vụ cùng với tiềm năng phát triển của doanh nghiệp đều được chia sẻ rộng rãi trên thế giới.
Khi ứng viên nhìn thấy hồ sơ của nhà tuyển dụng trên LinkedIn, điều đó chứng minh giá trị thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp ở vị trí tương đối cao trên thị trường. Từ đó, thu hút được nhiều ứng viên tham gia ứng tuyển.
3. Cách tạo và tối ưu hóa tài khoản LinkedIn
3.1 Các bước tạo tài khoản LinkedIn
Tạo tài khoản LinkedIn vô cùng đơn giản với 8 bước sau:
- Bước 1: Đăng ký LinkedIn bằng email. Đầu tiên bạn vào giao diện của LinkedIn, sau đó nhấn vào nút đăng ký tài khoản và làm theo hướng dẫn. Lưu ý, bạn nên dùng email thường dùng cho công việc để đăng ký
- Bước 2: Điền thông tin cơ bản. Bước tiếp theo là cập nhật tình trạng học tập hoặc công việc hiện tại, để LinkedIn giúp bạn lựa chọn cộng đồng nghề nghiệp phù hợp
- Bước 3: Xác nhận tài khoản thông qua email đăng ký. Sau khi điền đầy đủ thông tin được yêu cầu, bạn cần phải xác nhận email để kích hoạt tài khoản
- Bước 4: Thay ảnh đại diện. Sau khi đăng ký thành công tài khoản LinkedIn, bạn sẽ phải thay đổi ảnh đại diện trên trang cá nhân bằng ảnh chính diện, rõ nét nhất
- Bước 5: Tạo CV trên LinkedIn. Bạn cần thể hiện tất cả những thông tin về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, hoạt động tình nguyện, các thành tích,… Để doanh nghiệp đánh giá được sự phù hợp của bạn đối với vị trí công việc đang ứng tuyển
- Bước 6: Giới thiệu ngắn gọn về bản thân. Ở phần này, bạn hãy mô tả một cách ngắn gọn các ưu điểm cùng với các thành tích nổi bật trong công việc, để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng
- Bước 7: Gia tăng điểm profile. Bạn chỉ cần hoàn thành tất cả các bước theo hướng dẫn là profile của bạn đạt mức All-star. Mức này giúp bạn tham gia vào cộng đồng LinkedIn
- Bước 8: Hoàn thành đăng ký. Ở bước cuối cùng này, bạn cần kiểm tra lại tất cả các thông tin. Nếu có sai sót thì chỉnh sửa và hoàn tất đăng ký
3.2 Tối ưu hóa hồ sơ cá nhân
Tối ưu hóa hồ sơ cá nhân là một trong những cách sử dụng LinkedIn hiệu quả. Và để tối ưu hóa LinkedIn, bạn nên thực hiện một số điều sau:
- Thay đổi URL cho profile: Bạn nên thay đổi URL trong mục Edit public profile ngắn gọn để trông chuyên nghiệp hơn và giúp tìm kiếm dễ dàng, nhanh chóng
- Viết tóm tắt ngắn về bản thân ấn tượng: Các nhà tuyển dụng thường chú ý vào phần tóm tắt này. Vì vậy, bạn nên thể hiện những mặt tốt nhất của bản thân trong phần này
- Sử dụng hình ảnh phù hợp: Ảnh đại diện của profile cần lịch sự, rõ nét và phù hợp với công việc. Có như vậy mới thể hiện được sự chuyên nghiệp của bạn
- Chia sẻ kinh nghiệm và thông tin dưới dạng bài post: LinkedIn được xem là trang mạng xã hội để mọi người có thể chia sẻ kinh nghiệm, bài học của bản thân. Những bài này sẽ xuất hiện trên Newfeed, giúp tăng khả năng tiếp cận của nhà tuyển dụng
- Chia sẻ thành tích khéo léo: Không phải thành tích nào cũng nên đưa vào LinkedIn. Bạn chỉ trình bày những thành tích nổi bật, phù hợp với định hướng nghề nghiệp của bản thân
4. Kinh nghiệm sử dụng LinkedIn hiệu quả
4.1 Lựa chọn tiêu đề thật chuẩn xác
Ảnh, tên và tiêu đề là những mục đầu tiên mọi người nhìn thấy khi họ thực hiện thao tác tìm kiếm trên LinkedIn. Vì vậy, chúng chính là những yếu tố chính khiến người khác quyết định có tiếp tục truy cập vào profile của bạn không.
Tiêu đề là phần nằm ngay phía bên dưới tên của bạn trong profile. Nó có vai trò như một thương hiệu online, giúp thể hiện ngắn gọn, đầy đủ đặc trưng, định hướng nghề nghiệp của bạn. Tiêu đề càng ấn tượng thì cơ hội nhà tuyển dụng tìm đến bạn càng cao. Dưới đây là một vài tiêu chí giúp tiêu đề của bạn thu hút hơn:
- Nêu được chuyên môn và giá trị bạn có thể mang lại cho doanh nghiệp
- Các thuật ngữ phải dễ hiểu và thông dụng
- Sáng tạo nhưng vẫn phải đảm bảo tính lịch sự, sang trọng trong câu chữ
4.2 Theo sát mục tiêu nhất định
Nếu bạn đã xác định rõ mục tiêu ứng tuyển vào vị trí công việc của một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nào đó thì hãy theo dõi họ ngay trên LinkedIn. Vì khi đó, bạn sẽ nắm bắt được thông tin tuyển dụng cùng với những thay đổi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhờ vậy, bạn sẽ có những chuẩn bị để quá trình ứng tuyển thuận lợi, mang đến cơ hội việc làm rộng mở cho bản thân.
4.3 Tìm kiếm, kết nối và mở rộng mạng lưới mối quan hệ
Trong bất kỳ lĩnh vực nào, các mối quan hệ đều đóng một vai trò quan trọng. Trong LinkedIn cũng vậy, các mối quan hệ sẽ giúp ích cho bạn trong con đường sự nghiệp. Vì vậy bạn cần tìm kiếm, kết nối với những người có cùng mục tiêu nghề nghiệp hoặc có khả năng hỗ trợ, cùng nhau phát triển. Bạn có thể học hỏi rất nhiều thứ từ các ứng viên, nhà tuyển dụng thông qua cộng đồng LinkedIn.
Nếu bạn thấy profile của ai đó ấn tượng, đừng ngần ngại liên hệ với họ. Việc này có thể lấy đi của bạn một chút thời gian, nhưng lại tạo ra nhiều cơ hội mới. Bạn có thể gửi tin nhắn trực tiếp trên LinkedIn hoặc liên hệ qua email để tạo mối quan hệ với các ứng viên và nhà tuyển dụng. Mạng lưới mối quan hệ của bạn càng rộng, bạn càng dễ dàng tiếp cận với nhiều công việc hơn.
4.4 Tận dụng sự đề cử
Trên LinkedIn có một tính năng kết nối tuyệt vời. Nó cho phép bạn tìm kiếm các mối quan hệ có ích thông qua quá trình tự đề cử bản thân. Tính năng này giúp bạn tận dụng tối đa các mối quan hệ trên LinkedIn.
Nếu bạn muốn kết nối với thành viên khác, bạn có thể nhờ một người bạn đã có kết nối với người đó trên LinkedIn để giới thiệu cho mình. Chỉ bằng cách truy cập vào profile LinkedIn, chọn mục “Send a message”, rồi nhấn “Get an introduction”.
Hãy đề cử bản thân bằng những lời tốt đẹp mà mọi người dành cho bạn. Và khi có ai đó nhờ bạn giới thiệu để làm quen với người khác, thì bạn đừng ngần ngại giúp đỡ. Bởi đây là cơ hội để bạn thắt chặt mối quan hệ với người đó.
4.5 Theo dõi nhà tuyển dụng tương lai
Thông tin về nhà tuyển dụng luôn được các ứng viên quan tâm trong quá trình tìm kiếm việc làm. LinkedIn cho phép người dùng truy cập và kết nối với các nhà tuyển dụng và doanh nghiệp. Người dùng có thể sử dụng công cụ “Advanced people search” để tìm ra các vị sếp tương lai của mình. Hầu hết các nhà tuyển dụng tiềm năng sẽ nằm ở kết quả thứ 2 khi bạn tìm kiếm.
Khi đã tìm ra mục tiêu của mình, bạn cần kết nối và tìm hiểu về người đó. Những thông tin bạn nên quan tâm bao gồm họ là ai, họ đang quan tâm đến điều gì, họ đang tham gia thảo luận ở những hội nhóm nào,… Càng hiểu rõ nhà tuyển dụng, bạn sẽ có nhiều sự chuẩn bị để ứng tuyển. Và khi đó, tỷ lệ trúng tuyển sẽ cao hơn.
4.6 Học hỏi từ network của bạn
Các tài khoản trên LinkedIn hầu hết đều là những chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Bạn có thể học hỏi được nhiều thứ thông qua các bài chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức chuyên ngành của những người này. Nếu bạn cảm thấy hứng thú với những thông tin đó, có thể trực tiếp liên hệ và trao đổi các vấn đề thắc mắc với họ.
4.7 Cập nhật profile thường xuyên
Profile là một yếu tố quan trọng giúp người dùng tạo ấn tượng và thu hút các nhà tuyển dụng. Đây là nơi bạn xây dựng thương hiệu cá nhân. Vì vậy, bạn cần phải thường xuyên cập nhật thông tin của mình lên LinkedIn để làm mới hồ sơ cá nhân. Mọi thông tin của bạn trên profile phải đảm bảo tính chính xác, có như vậy, nhà tuyển dụng mới đánh giá đúng năng lực, sự phù hợp của bạn với công việc.
Ngoài ra, bạn cũng nên đăng tải các bài viết để chia sẻ kinh nghiệm, bài học hay những thông tin thú vị lên LinkedIn. Điều này giúp tài khoản LinkedIn của bạn chuyên nghiệp hơn, từ đó mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp chất lượng.
4.8 Xây dựng câu chuyện nghề nghiệp của bản thân
LinkedIn cho phép người dùng mở rộng thông tin trong CV, đồng nghĩa với việc bạn có thể cung cấp thêm nhiều thông tin cho nhà tuyển dụng. Đây là một trong các phần bạn cần đầu tư khi muốn PR bản thân ở cấp độ cao hơn.
Ngoài ra, bạn có thể tham gia vào cộng đồng LinkedIn để chia sẻ câu chuyện, kinh nghiệm thực tế liên quan đến quá trình ứng tuyển. Việc làm này giúp bạn kết nối với những người có cùng mục đích nghề nghiệp.
4.9 Tham gia vào các group thuộc lĩnh vực của bạn
Bạn muốn tìm kiếm công việc thuộc lĩnh vực của bản thân trong thời gian ngắn, thì nên tham gia vào các nhóm việc làm trên LinkedIn. Bạn chỉ cần nhấn từ khóa liên quan đến lĩnh vực đó thông qua “Advanced search” để tìm kiếm và kết nối.
Khi tìm kiếm các nhóm việc làm, bạn cần nghiên cứu xem nhóm có còn hoạt động không, các chủ đề có phù hợp với mục đích nghề nghiệp của bạn không. Điều này sẽ giúp bạn tránh lãng phí thời gian trong quá trình tìm việc.
Nếu đã tìm thấy cộng đồng phù hợp với bản thân thì hãy kết nối với nó. Khi ở trong các group này, bạn nên tham gia vào quá trình thảo luận, đưa ra quan điểm, ý kiến về lĩnh vực nào đó để cùng xây dựng môi trường tuyển dụng chuyên nghiệp.
2.10 Sử dụng LinkedIn ngoài giờ làm việc
Ngoài giờ làm việc, thường là khoảng thời gian các ứng viên hoạt động sôi nổi nhất. Trong thời gian này, bạn có thể tham gia vào việc tìm kiếm các vị trí công việc phù hợp hay thảo luận với các ứng viên khác về nhiều chủ đề nghề nghiệp. Từ đó, giúp bạn mở rộng các mối quan hệ và tăng sự tương tác trên LinkedIn.
Kết luận
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến trang mạng xã hội LinkedIn. Qua đó, giúp bạn hiểu LinkedIn là gì, lợi ích và tầm quan trọng của nó trong quá trình tìm kiếm việc làm. Có thể thấy đây là một nền tảng giúp kết nối ứng viên với nhà tuyển dụng, tạo ra môi trường việc làm chuyên nghiệp.
Tôi mong rằng với những chia sẻ trên đây, có thể giúp bạn tăng khả năng tìm kiếm công việc ưng ý trong tương lai, cũng như mở ra nhiều cơ hội trên con đường phát triển sự nghiệp. Đừng quên theo dõi Jobsnew Blog để biết thêm nhiều mẹo hay về cuộc sống nhé.