Đánh giá

Hiện nay, Graphic Design đang là một trong những ngành nghề nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các bạn trẻ. Không chỉ riêng ở Việt Nam, hầu hết các công ty/doanh nghiệp trên thế giới đều có nhu cầu tuyển dụng vị trí này. Vậy bạn có biết Graphic Design là gì? Công việc và mức lương cụ thể của vị trí này ra sao? Hãy cùng Jobsnew tìm hiểu những điều đó thông qua bài biết này nhé!


 1. Định nghĩa: Graphic Design là gì?

Định nghĩa cơ bản vị trí Graphic Design
Định nghĩa cơ bản vị trí Graphic Design

Graphic Design được xem là một tác phẩm nghệ thuật kết hợp hài hòa giữa hình ảnh, kiểu chữ với mục đích truyền tải một nội dung hoặc thông điệp đến người xem. Các tác phẩm của Graphic Design xuất hiện ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta như: ảnh tạp chí, biển quảng cáo, poster ca nhạc, phim,… Mỗi một sản phẩm có thể nêu bật lên phong cách và lối tư duy logic riêng của từng tác giả kèm theo những mục đích, thông điệp cụ thể.

Graphic Designer là những người chuyên thiết kế đồ họa và sử dụng các phần mềm chuyên dụng để tạo ra các sản phẩm đồ họa đa dạng. Dựa vào môi trường và tính chất công việc, có thể phân loại Graphic Designer thành 2 dạng phổ biến như sau:

  • Agency Graphic Designer: Đây là những designer làm việc tại các công ty chuyên về thiết kế đồ họa. Họ thường làm việc trong một môi trường sáng tạo, phục vụ nhiều khách hàng và dự án khác nhau. Công việc của họ bao gồm thiết kế các yếu tố trực quan như logo, bộ nhận diện thương hiệu, bố cục, hình ảnh quảng cáo và các sản phẩm liên quan.
  • In House Graphic Designer: Đây là những designer làm việc trong một tổ chức hoặc công ty cụ thể, đảm nhận vai trò như một nhân viên nội bộ. Họ được giao nhiệm vụ thiết kế và xử lý các dự án đồ họa cho tổ chức mà họ làm việc. Công việc của họ có thể bao gồm thiết kế các tài liệu nội bộ, bản in, bản trình bày, hướng dẫn sử dụng và các sản phẩm đồ họa khác theo yêu cầu của tổ chức.

 2. Các lĩnh vực chính trong Graphic Design

Một số lĩnh vực quan trọng trong Graphic Design
Một số lĩnh vực quan trọng trong Graphic Design

2.1 Logo và nhận diện thương hiệu (Logo – Identity)

Graphic Design trong lĩnh vực này  tập trung vào thiết kế logo và xây dựng nhận diện thương hiệu cho các công ty, tổ chức cá nhân. Công việc bao gồm tạo ra các biểu tượng, ký hiệu và hình ảnh đại diện cho thương hiệu. Đồng thời thiết kế các phần tử như bộ nhận diện thương hiệu, thẻ danh thiếp, bao bì và các tài liệu liên quan.

Các Designer trong mảng này cần có kiến thức về branding và marketing. Ngoài ra khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, tự nghiên cứu về doanh nghiệp, đối thủ và cập nhật nhanh chóng những xu hướng mới nhất là những kỹ năng không thể thiếu.

Phạm vi thiết kế bộ nhận diện thương hiệu bao gồm:

  • Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cốt lõi (Tên, logo, slogan, font chữ,…)
  • Bộ nhận diện văn phòng (danh thiếp, bìa thư, hóa đơn, thẻ nhân viên, đồng phục,…)
  • Bao bì, nhãn mác sản phẩm của thương hiệu (tem dán trên sản phẩm, bao bì đặc trưng,…)
  • Các ấn phẩm truyền thông tĩnh và động (poster quảng cáo, website doanh nghiệp, banner quảng cáo, TVC,…)

2.2 Thiết kế quảng cáo và tiếp thị (Business & Advertising)

Đối với lĩnh vực thiết kế quảng cáo và tiếp thị, Designer tập trung vào thiết kế các tài liệu quảng cáo như poster, tờ rơi, banner, hộp thư, brochure và các sản phẩm quảng cáo khác. Designer trong lĩnh vực này phải tạo ra những thiết kế hấp dẫn, gây ấn tượng và truyền tải thông điệp hiệu quả cho khách hàng.

Trong các mảng Graphic Design, đây được đánh giá là lĩnh vực mà các Designer có khối lượng và áp lực công việc nhiều nhất. Bởi tính liên tục và số lượng ấn phẩm cần sản xuất cho một dự án vô cùng lớn. Để có thể hoạt động và phát triển trong lĩnh vực này, các Designer cần nắm vững các phần mềm thiết kế như Adobe Photoshop. Adobe Illustrator,…Bên cạnh đó, việc hiểu rõ công đoạn và những thông số trong quá trình in ấn sẽ hỗ trợ cho họ rất nhiều.

 2.3 Thiết kế giao diện Web và ứng dụng (Web & App)

Ở lĩnh vực thiết kế giao diện cho Web và các ứng dụng, Designer tập trung vào thiết kế giao diện người dùng cho các trang web, ứng dụng di động và giao diện người dùng (UI). Với mục đích mang lại những các trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Đồng thời, trong quá trình thiết kế Designer phải tuân thủ nguyên tắc thiết kế giao diện, tạo ra các layout hợp lý và thân thiện với người dùng. Bởi lẽ, giao diện ứng dụng và website được ví như “mặt tiền” của một doanh nghiệp.

Không giống với những lĩnh vực khách trong Graphic Design, những Designer hoạt động trong mảng này ngoài việc thành thạo các phần mềm đồ họa còn cần có kiến thức về ngôn ngữ lập trình để có thể làm việc chặt chẽ với UX/UI Designer tạo ra những ấn phẩm hấp dẫn và sinh động.

 2.4 Thiết kế bao bì và nhãn mác (Packaging & Label)

Lĩnh vực thiết kế bao bì và nhãn mác cho sản phẩm tập trung chủ yếu vào độ nhận diện của thương hiệu. Designer phải tạo ra những thiết kế hấp dẫn, sáng tạo và chức năng cho bao bì và nhãn mác. Đồng thời phải đảm bảo thông tin về sản phẩm, nhãn hiệu và hướng dẫn sử dụng được truyền tải một cách rõ ràng và thu hút khách hàng. Tuy nhiên, việc thiết kế bao bì không chỉ dừng lại ở những yếu tố cơ bản đó, đây còn là nơi để thương hiệu gửi gắm câu chuyện, thông điệp phía sau từng sản phẩm.

 2.5 Thiết kế ấn phẩm xuất bản (Book & Magazine)

Các Designer trong lĩnh vực này tập trung vào thiết kế các ấn phẩm xuất bản như sách, tạp chí, báo và các tài liệu in ấn khác. Designer phải tạo ra bố cục hợp lý, sắp xếp văn bản và hình ảnh một cách hấp dẫn, đồng thời thể hiện phong cách và ý tưởng của tác phẩm. Để có thể thực hiện tốt nghiệp vụ, ngoài kiến thức và kỹ năng chuyên môn thiết kế đồ họa, các bạn Design cần hiểu rõ và thông thạo về các thuật ngữ trong báo chí, kỹ năng quản lý màu sắc, thông số in ấn của ấn phẩm….

3. Graphic Design 3D là gì?

Tìm hiểu chi tiết về thiết kế 3D
Tìm hiểu chi tiết về thiết kế 3D

Graphic Design 3D là một lĩnh vực chuyên biệt trong đồ họa. Trong đó, các Designer tạo ra những thiết kế hình ảnh có chiều sâu với hiệu ứng ba chiều. Nó kết hợp các nguyên tắc của thiết kế đồ họa truyền thống với việc sử dụng phần mềm và kỹ thuật 3D để tạo ra những thiết kế bắt mắt và sinh động hơn. Hiện nay, lĩnh vực thiết kế đồ họa 3D được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Một số lĩnh vực ứng dụng phổ biến như: 

  • Thiết kế Game: Sử dụng thiết kế 3D để tạo ra bối cảnh, các nhân vật, vật phẩm và hiệu ứng đồ họa. Thiết kế 3D giúp tạo ra trải nghiệm trực quan, sống động và hấp dẫn cho người chơi.
  • Thiết kế phim hoạt hình 3D: Sử dụng thiết kế 3D để tạo ra các nhân vật, cảnh quan, và các yếu tố 3D khác trong phim. Bên cạnh đó, Designer sử dụng các kỹ thuật hoạt hình keyframe, rigging và mô phỏng để tạo ra các chuyển động, tương tác và hiệu ứng động.
  • Kiến trúc: Thiết kế 3D được sử dụng để tạo ra các mô phỏng không gian, mô hình kiến trúc, và các hình ảnh đồ họa sống động để giúp khách hàng hình dung và hiểu rõ hơn về dự án kiến trúc trước khi thực hiện.
  • Thiết kế kỹ xảo (VFX): Sử dụng thiết kế 3D để tạo ra các hiệu ứng đặc biệt và kỹ xảo sống động. Điều này bao gồm tạo ra các cảnh quay sống động, mô phỏng hiện tượng vật lý cũng như tạo ra các hiệu ứng hình ảnh đặc biệt như nổ, cháy, hoặc biến hình.

4. Kỹ năng và nghệ thuật trong Graphic Design

Những kỹ năng cần thiết của một nhà thiết kế đồ họa
Những kỹ năng cần thiết của một nhà thiết kế đồ họa

4.1 Sáng tạo và ý tưởng độc đáo

Một nhà thiết kế đồ họa giỏi phải có khả năng sáng tạo và tư duy độc đáo. Họ cần có khả năng tạo ra những ý tưởng mới mẻ, sáng tạo và độc đáo để gửi thông điệp và thu hút sự chú ý của khán giả. Sự sáng tạo và ý tưởng độc đáo giúp các nhà Graphic Design tạo ra những thiết kế độc đáo và gây ấn tượng.

4.2 Kỹ năng sử dụng phần mềm

Hiện nay, các nhà tuyển dụng thường không quan tâm các Graphic Design học trường nào mà họ quan đến đến kỹ năng sử dụng phần mềm. Các nhà thiết kế đồ họa cần phải thành thạo các phần mềm thiết kế đồ họa như Adobe Photoshop, Illustrator, InDesign và các công cụ khác. Kỹ năng sử dụng phần mềm giúp họ biến ý tưởng trừu tượng thành những thiết kế cụ thể và chuyển đổi các yếu tố thiết kế thành hình ảnh hoàn thiện.

Adobe Photoshop

Adobe Photoshop hay được gọi là Photoshop (Ps) là một trong những phần mềm đồ hồ được sử dụng để chỉnh sửa ảnh phổ biến nhất. Ngoài việc sử dụng để chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp, Photoshop còn được các nhà thiết kế sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thiết kế Web, thiết kế thời trang,…

Adobe Illustrator

Adobe Illustrator được gọi tắt là AI. Đây là phần mềm thiết kế dưới dạng vector chuyên nghiệp. Các nhà thiết kế sử dụng AI như một dụng cụ chuyên vẽ. Thông qua việc kết hợp giữa các thuật toán, đối tượng hình học cũng như khả năng tư duy sáng tạo của mình, các nhà thiết kế có thể tạo ra được những sản phẩm với chất lượng hình ảnh cao. Vỡ hình khi zoom không còn là vấn đề lớn khi sử dụng AI trong thiết kế.

Adobe Indesign

Trong các phần mềm của Adobe, Adobe Indesign được xem là một phần mềm dàn trang chuyên nghiệp nhất hiện nay.. Adobe Indesign được sử dụng chủ yếu để dàn các trang ấn phẩm có số lượng lớn như báo, tạp chí, sách, ấn phẩm kỹ thuật số,…

4.3 Hiểu biết về xu hướng thiết kế

Một nhà thiết kế đồ họa giỏi cần phải có kiến thức về xu hướng thiết kế hiện tại và dự đoán xu hướng tương lai. Họ cần cập nhật với các xu hướng màu sắc, kiểu chữ, sử dụng hình ảnh và phong cách thiết kế đang phổ biến. Hiểu biết về xu hướng thiết kế giúp họ tạo ra các thiết kế hiện đại, sáng tạo và phù hợp với thị hiếu của khán giả.

5. Mức lương của Graphic Designer

Mức lương tham khảo của các vị trí Designer
Mức lương tham khảo của các vị trí Designer

Mức lương Graphic Designer còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như quy mô, tổ chức của một doanh nghiệp, lĩnh vực cụ thể, kỹ năng và trình độ chuyên môn cũng như số năm kinh nghiệm. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo mức lương phổ biến của các vị trí Graphic Design như sau: 

  • Nhân viên thiết kế đồ họa (junior): Mức lương bắt đầu từ khoảng $30,000 – $45,000 USD mỗi năm.
  • Nhân viên thiết kế đồ họa (trung cấp): Mức lương trung bình từ khoảng $45,000 – $65,000 USD mỗi năm.
  • Nhân viên thiết kế đồ họa (senior): Mức lương trung bình từ khoảng $65,000 – $90,000 USD mỗi năm.

6. Kết Luận

Theo Jobsnew, Graphic Design không chỉ là việc sáng tạo mà còn là việc phối hợp giữa khả năng nghệ thuật và kỹ thuật sử dụng các phần mềm thiết kế đồ họa. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ và truyền thông, vai trò của Graphic Designer ngày càng trở nên quan trọng hơn. Từ đó, cơ hội nghề nghiệp và phát triển của vị trí này ngày càng được mở rộng hơn. Tuy nhiên, họ cũng phải tiếp tục nâng cao kiến thức và cập nhật xu hướng mới để đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Hãy truy cập vào website Jobsnew Blog để cập nhật thêm thông tin về những vị trí nghề nghiệp khác nhé!