5/5 - (1 bình chọn)

Giám sát an toàn là gì? Vai trò của giám sát an toàn vô cùng quan trọng, bởi an toàn luôn là ưu tiên hàng đầu trong mọi môi trường làm việc. Để đảm bảo sự an toàn cho nhân viên và ngăn ngừa các tai nạn lao động không mong muốn. Vậy chính xác giám sát an toàn là gì? Nhiệm vụ, trách nhiệm và cơ hội nghề nghiệp ra sao? Cùng Jobsnew tìm hiểu ngay qua bài viết bên dưới nhé.


1. Định nghĩa và tầm quan trọng của giám sát an toàn

giám sát an toàn
Định nghĩa và tầm quan trọng của giám sát an toàn

Trước tiên chúng ta sẽ cũng nhau xem qua về định nghĩa cũng như tầm quan trọng của giám sát an toàn nhé:

1.2 Giám sát an toàn là gì?

Giám sát an toàn công trình chính là người trực tiếp chịu trách nhiệm theo dõi mọi việc, kiểm soát chất lượng và khối lượng công trình đang thi công liệu có đúng với những tiêu chuẩn hiện hành theo quy định, đảm bảo tiến độ và an toàn lao động cho người làm việc.

Người làm giám sát cần phải có những kinh nghiệm, kiến thức dày dặn trong lĩnh vực xây dựng, các bằng cấp chứng nhận có đầy đủ khả năng đáp ứng cho công việc trên. Thường thì những người này sẽ là những kỹ sư làm việc lâu năm, được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp.

Không chỉ đơn giản là người giám sát an toàn mà họ còn là đại diện trực tiếp cho chủ đầu tư dự án để tiến hành theo dõi, kiểm tra đầy đủ, bất kỳ vấn đề gì phát sinh sẽ báo cáo, xử lý ngay. Nghiệm thu chất lượng công trình để xem bên thi công có đang làm đúng với hợp đồng đưa ra hay không.

1.3 Tại sao cần phải giám sát an toàn?

giám sát an toàn
Tại sao cần phải giám sát an toàn?

Giám sát an toàn hiệu quả có tác động tích cực đến người lao động và tổ chức, nó đóng vai trò quan trọng trong an toàn. Giám sát hiệu quả các mối nguy hiểm và rủi ro trong khu vực làm việc và thực hiện các hành động thích hợp. Từ đó, đảm bảo các nhiệm vụ công việc được thực hiện một cách an toàn.

2. Công việc và trách nhiệm của người giám sát an toàn

giám sát an toàn
Công việc và trách nhiệm của người giám sát an toàn

2.1 Các nhiệm vụ cụ thể của giám sát an toàn

Người giám sát phải chịu trách nhiệm về rất nhiều thứ xảy ra ở nơi làm việc, thay vì chỉ giao nhiệm vụ. Người giám sát phải đảm bảo rằng nhân viên có một nơi làm việc an toàn và lành mạnh. Nhân viên phải có khả năng báo cáo mọi nguy cơ hoặc tình trạng không lành mạnh hoặc các  nguy cơ tại nơi làm việc  cho người quản lý của họ. Dưới đây là một số công việc là trách nhiệm chính của một người giám sát an toàn:

2.1.1 Tiến hành định hướng và đào tạo cho nhân viên 

Huấn luyện và hướng dẫn nhân viên  thực hiện công việc một cách an toàn. Hướng dẫn họ sử dụng  phương tiện bảo vệ cá nhân trong mỗi nhiệm vụ khi cần thiết. Hướng dẫn chăm sóc cũng như bảo dưỡng thiết bị đúng cách.  Đảm bảo nhân viên của bạn tham gia  khóa đào tạo về an toàn.

2.1.2 Thực hiện triệt để các thực hành làm việc an toàn 

Ban quản lý có trách nhiệm thực hiện các thủ tục và quy trình làm việc an toàn. Nếu không làm như vậy có thể dẫn đến những tai nạn. Người lao động cần được khuyến khích nhận thức về các mối nguy hiểm hoặc các điều kiện không lành mạnh hoặc các mối nguy hiểm tại nơi làm việc và không nên bị kỷ luật khi làm như vậy.

2.1.3 Khắc phục những tình trạng không an toàn  

giám sát an toàn
Khắc phục những tình trạng không an toàn

Người giám sát phải có hành động nhanh chóng, trong phạm vi quyền hạn và khả năng của mình, để khắc phục các điều kiện hoặc nguy cơ làm việc không an toàn, không lành mạnh. Nếu điều kiện làm việc không an toàn hoặc không lành mạnh hoặc các nguy cơ không thể khắc phục ngay lập tức, người giám sát phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa tạm thời. Người giám sát phải theo dõi để đảm bảo rằng hành động khắc phục được thực hiện kịp thời để giải quyết các mối nguy.

2.1.4 Ngăn chặn tình trạng hoặc nguy cơ kéo dài  

Nhiều trường hợp bỏ lỡ gần như là do các  mối nguy hiểm tại nơi làm việc hoặc các điều kiện không lành mạnh hoặc các mối nguy hiểm gây ra. Người giám sát có trách nhiệm đào tạo nhân viên và thường xuyên nhắc nhở họ những gì cần tìm và cách khắc phục hoặc báo cáo các điều kiện hoặc mối nguy không an toàn. Người giám sát phải hành động khi các mối nguy được xác định.

2.1.5 Điều tra tai nạn lao động 

Các giám sát viên có trách nhiệm tiến hành điều tra sự cố và đảm bảo rằng tất cả  nhân viên bị chấn thương  nghề nghiệp phải báo cáo ngay cho Dịch vụ Sức khỏe Nghề nghiệp (OMS).

2.1.6 Khuyến khích trở lại làm việc sớm 

Nhân viên nên được khuyến khích trở lại làm việc càng sớm càng tốt. Bạn càng nghỉ làm lâu, bạn càng ít có khả năng quay trở lại thực sự. Bất cứ khi nào có thể, các nhiệm vụ nhẹ hoặc hạn chế cần được xác định và xem xét để hỗ trợ nhân viên quay trở lại làm việc.

3. Các lĩnh vực và cơ hội việc làm trong ngành giám sát an toàn

giám sát an toàn
Các lĩnh vực và cơ hội việc làm trong ngành giám sát an toàn

Hiện nay, vai trò của người giám sát an toàn trong doanh nghiệp, phân xưởng càng được đánh giá cao. Vậy nên cơ hội nghề nghiệp của vị trí này cũng rất nhiều. Dưới đây là một số vị trí bạn có thể đảm nhiệm.

3.1 Giám sát an toàn công trình, thực phẩm, thông tin và hàng không

Dưới đây là thông tin về các lĩnh vực chi tiết của ngành Giám sát an toàn, bạn có thể tham khảo qua và chọn cho mình một lĩnh vực phù hợp.

3.1.1 Giám sát an toàn công trình

Giám sát an toàn công trình là nhân sự chịu trách nhiệm chính trong việc theo dõi, kiểm duyệt chất lượng và khối lượng công trình đang thi công có đúng với tiêu chuẩn hiện hành không. Đồng thời, người này phải đảm bảo công trình hoạt động đúng tiến độ và an toàn lao động cho người làm việc.

Những công việc mà giám sát an toàn công trình phải đảm nhận:

  • Kiểm tra, giám sát và cập nhật tiến độ công trình tại hiện trường.
  • Đốc thúc người lao động làm việc theo quy trình, tiêu chuẩn xây dựng của dự án.
  • Tìm ra sai phạm và tiến hành xử lý, xác định nguyên nhân, tiêu chuẩn xây dựng được dự án đề ra. Đối với các vấn đề nghiêm trọng, người quản lý phải báo cáo với chủ đầu tư và đề xuất đình chỉ thi công. Còn với các sai sót nhỏ thì có thể trực tiếp xử lý ngay tại công trình.
  • Kiểm tra và đốc thúc nhân viên làm việc theo đúng thời hạn.
  • Kiểm tra hồ sơ thi công, phát hiện các lỗi và đưa ra cảnh báo kịp thời.
  • Đảm bảo tiến độ thi công của nhà thầu chính và phụ.
  • Cập nhật sổ nhật ký công trình, lập hồ sơ quản lý chất lượng cho nhà thầu, đơn vị thi công.
  • Thiết lập phương án ứng phó nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động.

3.1.2 Giám sát an toàn thực phẩm

giám sát an toàn
Giám sát an toàn thực phẩm

Giám sát an toàn thực phẩm là người đảm nhận nhiệm vụ an toàn vệ sinh trong bếp ăn tại nhà hàng, công ty, xí nghiệp… Người này phải tiến hành kiểm tra, giám sát và lên kế hoạch đào tạo cho nhân sự bếp đảm bảo vệ sinh an toàn chung. Đồng thời, giám sát an toàn thực phẩm sẽ tiến hành lập báo cáo, sổ sách có liên quan để báo cáo cấp trên có thẩm quyền.

3.1.3 Giám sát an toàn thông tin

Giám sát an toàn thông tin là việc chọn lựa đối tượng giám sát, thu thập và phân tích các trạng thái thông tin của người sử dụng. Từ đó, xác định các yếu tố gây ảnh hưởng đến sự an toàn hệ thống thông tin, phát cảnh báo xâm phạm an toàn thông tin mạng hoặc các khả năng gây sự cố mất an toàn.

3.1.4 Giám sát an toàn hàng không là gì?

giám sát an toàn
Giám sát an toàn hàng không là gì?

Giám sát an toàn hàng không là quá trình theo dõi, đánh giá và đảm bảo sự an toàn và tuân thủ các quy định trong ngành hàng không. Nó bao gồm việc giám sát các hoạt động liên quan đến vận hành máy bay, sân bay, hệ thống kiểm soát không lưu và các tổ chức liên quan khác.

Mục tiêu của giám sát an toàn hàng không là đảm bảo rằng mọi hoạt động hàng không diễn ra một cách an toàn và tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định được thiết lập bởi các cơ quan quản lý hàng không và tổ chức quốc tế như Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO). Giám sát an toàn hàng không sẽ đảm nhận các công việc liên quan đến hoạt động liên quan đến vận hành máy bay, sân bay, hệ thống kiểm soát không lưu

3.1.5 Giám sát an toàn tuyển dụng là gì?

Giám sát an toàn tuyển dụng là quá trình giám sát và đảm bảo tính an toàn trong quá trình tuyển dụng nhân viên. Nó liên quan đến việc xác định và đảm bảo rằng các quy trình tuyển dụng và lựa chọn nhân viên của một tổ chức tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn, pháp luật và quy định liên quan. Giám sát an toàn tuyển dụng có nhiệm vụ đảm bảo việc công bố thông tin chính xác và minh bạch về vị trí công việc, yêu cầu công việc và các điều kiện làm việc liên quan đến an toàn.

3.2 Nhu cầu tuyển dụng và mức lương

giám sát an toàn
Nhu cầu tuyển dụng và mức lương

Tùy thuộc vào vị trí tuyển dụng, kinh nghiệm của ứng viên mà mức lương của nghề giám có thể dao động từ 5.000.000 đồng – 20.000.000 đồng. Trong đó, thu nhập trung bình của ngành là 12.600.000 đồng. Giám sát an toàn lao động có thể đạt mức lương lên tới 35.000.000 đồng/tháng.

4. Điều kiện và đào tạo để trở thành người giám sát an toàn

giám sát an toàn
Điều kiện và đào tạo để trở thành người giám sát an toàn

Để trở thành một nhân viên giám sát an toàn bạn cũng cần có những tố chất phù hợp để đáp ứng những điều kiện về ngành.

4.1 Học gì và tố chất cần có

Giám sát an toàn là vị trí đòi hỏi bằng cấp, chứng chỉ có liên quan. Theo đó, chứng chỉ hành nghề giám sát an toàn lao động được cấp bởi Bộ Lao động thương binh và Xã hội đối với các cá nhân, doanh nghiệp tham gia vào quá trình thi công công trình hoặc sản xuất.

Để trở thành người giám sát an toàn giỏi, người lao động cần có cho mình những tố chất sau:

  • Là người đã được đào tạo theo đúng quy trình và có kinh nghiệm thực tế.
  • Sở hữu khả năng phân tích, phán đoán mọi tình huống nguy hiểm tại môi trường làm việc tốt.
  • Tinh thần trách nhiệm cao, trung thực, khách quan trong quá trình làm việc.
  • Nắm vững các quy định của pháp luật liên quan đến bảo hộ lao động trong và ngoài nước.
  • Am hiểu môi trường làm việc, quy trình sản xuất, vận hành máy, vật tư thi công.
  • Có khả năng giao tiếp và truyền đạt thông tin tốt.

4.2 Quy trình đào tạo và cấp chứng chỉ giám sát an toàn

giám sát an toàn
Quy trình đào tạo và cấp chứng chỉ giám sát an toàn

Cá nhân làm 01 bộ hồ sơ gồm đầy đủ các giấy tờ nêu trên gửi đến cơ quan có thẩm quyền đối với từng chứng chỉ của các hạng giám sát công trình xây dựng.

Trong thời gian 03 ngày làm việc tính từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận hồ sơ từ cá nhân, cán bộ của bộ phận sẽ kiểm tra về tính đầy đủ của bộ hồ sơ sau đó trình lên hội đồng xem xét cấp chứng chỉ. Trường hợp sau khi xem xét hồ sơ nộp lên thiếu hoặc không hợp lệ thì sẽ thông báo tới cá nhân đó để yêu cầu bổ sung cũng như hoàn thiện hồ sơ thủ tục.

Việc thi sát hạch sẽ được tiến hành theo từng tổ chức cũng như tại từng khu vực hay địa phương cụ thể. Về mặt thời gian thực hiện thì sẽ thực hiện tại thời điểm định kỳ hàng quý hoặc theo yêu cầu chỉ thị của hội đồng cấp chứng chỉ và đảm bảo phù hợp với nhu cầu đề nghị cấp chứng chỉ.

Trước 05 ngày tổ chức sát hạch, hội đồng sẽ phải tiến hành thông báo bằng văn bản đến từng cá nhân đồng thời đăng tải nội dung về thời gian, địa điểm tiến hành sát hạch cũng như mã số dự thi của từng cá nhân lên trang thông tin điện tử tại cơ quan cấp chứng chỉ.


Kết luận

Vậy là thông qua bài viết trên tất cả các thông tin về định nghĩa, tầm quan trọng cũng như những yêu cầu trong công việc, nhiệm vụ, trách nhiệm của vị trí giám sát an toàn đã được trình bày vô cùng rõ ràng và chính xác nhất. Mong rằng bài viết sẽ mang lại nhiều giá trị đến bạn. Theo dõi Jobsnew Blog để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích và nhanh chóng nhất nhé!