Đánh giá

Giải ngân là gì? “Giải ngân” là cụm từ được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến ngân hàng, chắc hẳn người dùng đã nghe nhiều đến thuật ngữ “giải ngân”. Vậy, giải ngân là gì và phương pháp giải ngân nhanh chóng khi đăng ký vay vốn? Quy trình thực hiện hồ sơ, thời gian chờ bao lâu và có cần tốn phí giải ngân hay không? Hôm nay cùng Jobsnew tìm hiểu nhé.


1. Định nghĩa: Giải ngân là gì?

 Giải ngân là gì?
Định nghĩa giải ngân là gì?

Giải ngân là gì? Là việc tổ chức tín dụng (ngân hàng, công ty tài chính) chi tiền cho bên đi vay theo hợp đồng vay vốn đã thỏa thuận giữa hai bên. Các hình thức giải ngân là gì bao gồm: chi tiền mặt, chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng của bên vay hoặc bên thụ hưởng.

Theo khoản 2, Điều 3, Thông tư 21/2017/TT-NHNN, giải ngân được định nghĩa như sau:

“Giải ngân vốn cho vay là việc tổ chức tín dụng cho vay giao cho khách hàng một khoản tiền thông qua việc sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, bằng tiền mặt để thanh toán, chi trả cho bên thụ hưởng theo mục đích vay vốn ghi trong thỏa thuận cho vay.”

2. Các bước và quy trình thực hiện giải ngân vay vốn ngân hàng

Sau hiểu rõ về định nghĩa của giải ngân là gì, tiếp theo chúng ta sẽ đến tìmn hiểu về cấc bước và quy trình thực hiện giải ngân vốn ngân hàng nhé.

2.1 Bước 1. Đăng ký vay vốn và thu thập thông tin khách hàng

Giải ngân là gì
Đăng ký vay vốn và thu thập thông tin khách hàng

Khách hàng thực hiện đăng ký vay tiền sẽ phải cung cấp các thông tin cần thiết về CMND/CCCD, số tiền vay, hình thức vay, địa chỉ sinh sống… Dựa vào thông tin cung cấp của khách hàng, nhân viên tín dụng sẽ tư vấn hình thức vay phù hợp, những hồ sơ, giấy tờ kèm theo và lãi suất vay tiền trả góp ở ngân hàng. Các thông tin chính cần xác thực để giải ngân là gì bao gồm:

  • Thông tin cá nhân/doanh nghiệp vay vốn
  • Mục đích vay và sử dụng vốn: Vay tiêu dùng, vay mua bất động sản, vay mua xe, hay vay bổ sung vốn lưu động,….. Xác định mục đích vay vốn khá quan trọng vì liên quan đến việc thu thập hồ sơ chứng minh sử dụng đúng mục đích sử dụng vốn của khách hàng
  • Xác minh khả năng trả nợ của bên vay vốn: Thu thập thông tin về các nguồn thu nhập của bên đi vay
  • Tài sản đảm bảo (nếu khoản vay không phải là vay tín chấp)

2.2 Bước 2. Chuẩn bị hồ sơ vay vốn

Cán bộ tín dụng của ngân hàng/tổ chức tài chính lập hồ sơ, thủ tục vay vốn. Các thông tin cần thu thập và xác thực để giải ngân là gì bao gồm:

  • Hồ sơ nhân thân/hồ sơ pháp lý của bên đi vay: CMND/CCCD/Hộ chiếu và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, điều lệ vay vốn
  • Hồ sơ chứng minh thu nhập của cá nhân/tài chính của doanh nghiệp:
      • Đối với cá nhân: Hợp đồng lao động, sao kê bảng lương hoặc các chứng từ chứng minh thu nhập từ kinh doanh hoặc cho thuê tài sản.
      • Đối với doanh nghiệp: Báo cáo tài chính, báo cáo dòng tiền, các hợp đồng hay thỏa thuận mua/bán
  • Hồ sơ tài sản đảm bảo (nếu khoản vay không phải là vay tín chấp – vay không cần tài sản thế chấp): Các giấy tờ chứng minh tải sản đảm bảo thuộc sở hữu của bên đi vay. Ví dụ: Giấy chứng minh sở hữu/sử dụng bất động sản nếu thế chấp bằng bất động sản.
  • Hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn: Tùy thuộc vào mục đích vay vốn để thu thập các hồ sơ tương ứng liên quan. Cụ thể, đối với một số sản phẩm vay tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB):
      • Vay mua xe: Hợp đồng mua bán ô tô
      • Vay mua nhà: Hợp đồng mua bán/chuyển nhượng quyền sở hữu/sử dụng đất

Đối với các khoản vay thế chấp, thì người vay cần chuẩn bị kế hoạch sử dụng nguồn vốn đó cùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ/sổ hồng)…

2.3 Bước 3. Thẩm định hồ sơ vay vốn

Giải ngân là gì
Thẩm định hồ sơ vay vốn

Sau bước 1 và 2, chuyên viên tín dụng sẽ tiến hành thẩm định khách hàng. Đây là bước quan trọng nhất để có thể hoàn tất quy trình giải ngân là gì của ngân hàng. Phía ngân hàng sẽ kiểm tra lại tính chính xác của các thông tin khách hàng đã cung cấp trong hồ sơ vay vốn để tránh rủi ro về tín dụng.

Đối với hình thức vay thế chấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì sẽ bao gồm thẩm định tài sản để quyết định hạn mức cho vay. Trong quá trình này, nếu có bất kỳ sai sót gì về giấy tờ, Ngân hàng sẽ yêu cầu chỉnh sửa hoặc bổ sung để hoàn thiện hồ sơ vay vốn theo đúng quy định.

2.4 Bước 4. Phê duyệt

Sau khi chuyên viên ngân hàng thẩm định xong sẽ lập các báo cáo đề xuất tín dụng và trình lên cấp trên để xin phê duyệt. Trong một số trường hợp đặc biệt (thường là những khoản vay số tiền lớn) sẽ có bộ phận thẩm định độc lập khác thẩm định lại hồ sơ của khách để bảo đảm tính minh bạch, khách quan. Dựa vào hồ sơ và thông tin khách hàng, cấp có thẩm quyền tiến hành phê duyệt đồng ý hay từ chối cho vay vốn.

2.5 Bước 5. Giải ngân

giải ngân là gì
Giải ngân

Giải ngân là bước cuối cùng của quá trình vay vốn. Sau khi nhận được quyết định cho vay, ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân số tiền bạn muốn vay theo đúng hợp đồng đã thỏa thuận. Việc giải ngân có thể diễn ra một lần hoặc nhiều lần tùy vào trường hợp vay vốn.

Hình thức giải ngân tiền mặt thì khách hàng sẽ nhận trực tiếp tại Ngân hàng. Còn đối với giải ngân thông qua tài khoản thì khách hàng sẽ phải cung cấp số tài khoản của mình tại Ngân hàng làm hồ sơ vay vốn hoặc ngân hàng khác. Bộ phận giải ngân sẽ tiến hành kiểm tra, xác minh tài khoản và chuyển tiền sau khi hoàn tất quy trình giải ngân.

3. Các hình thức giải ngân là gì phổ biến tại ngân hàng

3.1 Giải ngân vốn cho vay bằng tiền mặt

giải ngân là gì
Giải ngân vốn cho vay bằng tiền mặt

Tổ chức tín dụng cho vay được xem xét quyết định giải ngân vốn cho vay bằng tiền mặt trong các trường hợp:

+ Khách hàng thanh toán, chi trả cho bên thụ hưởng (không bao gồm pháp nhân) không có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;

+ Khách hàng là bên thụ hưởng (không bao gồm pháp nhân) không có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, đã ứng vốn tự có để thanh toán, chi trả các chi phí thuộc chính phương án, dự án kinh doanh hoặc phương án, dự án phục vụ đời sống được tổ chức tín dụng cho vay quyết định cho vay theo quy định của pháp luật.

Khách hàng phải gửi cho tổ chức tín dụng cho vay văn bản cam kết của bên thụ hưởng về việc bên thụ hưởng không có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

3.2 Phân phối vốn vay thông qua hình thức thanh toán không tiền mặt.

Tổ chức tín dụng cho vay phải sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật để giải ngân vốn cho vay vào tài khoản thanh toán của bên thụ hưởng tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 21/2017/TT-NHNN.

Việc chuyển số tiền giải ngân vào tài khoản thanh toán của bên thụ hưởng tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được tổ chức tín dụng cho vay thực hiện ngay trong ngày giải ngân vốn vay theo mục đích ghi trong thỏa thuận cho vay; trường hợp việc giải ngân vốn vay thực hiện sau giờ giao dịch thanh toán trong ngày của tổ chức tín dụng cho vay thì việc chuyển tiền được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo của tổ chức tín dụng đó.

Tổ chức tín dụng cho vay phải sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt để giải ngân vốn cho vay vào tài khoản thanh toán của khách hàng tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trong các trường hợp:

+ Khách hàng thanh toán, chi trả cho các mục đích sử dụng vốn vay mà pháp luật quy định phải thực hiện thông qua tài khoản thanh toán của khách hàng;

+ Khách hàng là bên thụ hưởng có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, đã ứng vốn tự có để thanh toán, chi trả các chi phí thuộc chính phương án, dự án kinh doanh hoặc phương án, dự án phục vụ đời sống được tổ chức tín dụng cho vay quyết định cho vay theo quy định của pháp luật;

+ Khách hàng trực tiếp thanh toán, chi trả tiền mua sản phẩm nông nghiệp thuộc lĩnh vực nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản từ cá nhân, hộ gia đình, chủ trang trại, hộ kinh doanh và tổ hợp tác có hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn để khách hàng thực hiện phương án sản xuất kinh doanh, phù hợp với mục đích vay vốn ghi trong thỏa thuận cho vay.

3.3 Phân loại theo phương thức, số lần giải ngân và tài sản đảm bảo

giải ngân là gì
Phân loại theo phương thức, số lần giải ngân và tài sản đảm bảo

Dưới đây là những phương thức giải ngân phổ biến được phân loại theo các tiêu chí:

  • Phân loại theo phương thức rút vốn vay:
    • Giải ngân bằng tiền mặt: Hình thức giải ngân bằng tiền mặt là phương pháp đơn giản nhất và phổ biến nhất. Khách hàng đến trực tiếp ngân hàng và nhận số tiền cần thiết trong hình thức tiền mặt.
    • Giải ngân chuyển khoản qua tài khoản: Giải ngân chuyển khoản qua tài khoản là hình thức giải ngân thông qua việc chuyển số tiền đến tài khoản ngân hàng của khách hàng.
  • Phân loại theo hình thức giải ngân:
    • Giải ngân một lần: Giải ngân một lần là quá trình ngân hàng cung cấp toàn bộ số tiền vay cho khách hàng trong một lần duy nhất. Thay vì chia nhỏ và cung cấp tiền từng phần theo yêu cầu của khách hàng, giải ngân một lần cho phép khách hàng nhận toàn bộ số tiền vay vào tài khoản của họ cùng một lúc..
    • Giải ngân nhiều lần: Hình thức giải ngân theo kỳ thường được sử dụng để đáp ứng các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp này, ngân hàng sẽ giải ngân theo từng đợt mà khách hàng đã đăng ký trước đó. Việc giải ngân theo kỳ giúp tối ưu hóa việc sử dụng nguồn vốn và đảm bảo khách hàng có đủ tiền để triển khai dự án.
  • Phân loại theo tài sản đảm bảo:
    • Giải ngân là gì phong tỏa: Khi thực hiện giải ngân phong tỏa, ngân hàng chuyển số tiền vay vào tài khoản của bên thụ hưởng (khách hàng hoặc bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ, bên bán bất động sản, phương tiện vận tải), nhưng số tiền này được tạm thời phong tỏa và không thể sử dụng được. Điều này xảy ra vì tại thời điểm giải ngân, khách hàng chưa hoàn thành giao dịch mua bán hàng hóa, tài sản hoặc chưa hoàn tất thủ tục đăng ký sang tên tài sản tại cơ quan có thẩm quyền.
    • Giải ngân không phong tỏa: Giải ngân không phong tỏa là một hình thức trái ngược với giải ngân phong tỏa. Trong giải ngân không phong tỏa, khi bên bán nhận được số tiền trong tài khoản, họ có thể hoàn toàn rút và sử dụng số tiền đó cho mục đích riêng của mình. Giải ngân không phong tỏa có thể đáp ứng nhu cầu cấp thiết và đòi hỏi sự linh hoạt từ phía bên bán. Tuy nhiên, ngân hàng sẽ cần đảm bảo rằng quy trình xác minh và kiểm soát vẫn được thực hiện để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tính hợp pháp của giao dịch.

4. Những lưu ý quan trọng cho khách hàng trong quá trình giải ngân là gì

giải ngân là gì
Những lưu ý quan trọng cho khách hàng trong quá trình giải ngân

Trong quá trình giải ngân, việc hiểu rõ và tuân thủ các điều kiện và điều khoản của khoản vay là quan trọng. Người vay cần đảm bảo rằng họ đã đọc kỹ và hiểu rõ mọi điều khoản trong hợp đồng trước khi ký kết. Việc kiểm tra lãi suất, phí và chi phí khác là quan trọng để đảm bảo chúng phù hợp với khả năng thanh toán.

Ngoài ra, việc chuẩn bị tài liệu đầy đủ và chính xác theo yêu cầu của ngân hàng là quan trọng để tránh trễ trong quá trình giải ngân. Người vay cũng cần lưu ý đến thời hạn thanh toán và đảm bảo có kế hoạch thanh toán phù hợp với tình hình tài chính của mình.

Lưu ý đến các quy tắc bảo mật và bảo vệ thông tin cá nhân cũng là một yếu tố quan trọng. Điều này bao gồm việc kiểm soát tài khoản và theo dõi giao dịch để phát hiện ngay mọi vấn đề bảo mật có thể phát sinh. Để quá trình giải ngân nguồn vốn được thực hiện nhanh chóng, khách hàng cần lưu ý những điều sau:

– Tìm hiểu thông tin vay vốn từ nhiều bên để lựa chọn ngân hàng có chương trình vay, lãi suất phù hợp với điều kiện và nhu cầu cá nhân.

– Tính toán khoản vay và số tiền trả nợ theo kỳ không vượt quá khả năng tài chính.

– Cung cấp hồ sơ chi tiết, minh bạch và trung thực để rút ngắn quá trình thẩm định.

– Chủ động sắp xếp thời gian khi có yêu cầu cần trả lời thẩm định.

– Đọc kỹ các điều kiện và điều khoản cho vay, lãi suất, số tiền trả theo kỳ, thời hạn và ngày trả góp hàng tháng/quý,… Hãy chắc chắn rằng quý khách đã nắm rõ thông tin trước ký đặt bút ký hợp đồng.

Quản lý khoản vay và theo dõi kế hoạch trả nợ sau giải ngân. Khi sử dụng hình thức vay online có tài sản đảm bảo là sổ tiết kiệm qua các ứng dụng, bảng kế hoạch trả nợ được thống kê chi tiết ngay trên app, người dùng có thể truy cập để kiểm tra bất cứ lúc nào. Đồng thời, để không quên ngày trả lãi tiền vay theo kỳ, quý khách có thể đặt lịch tự động trích tiền từ tài khoản thanh toán.

4.1 Những rủi ro cần lưu ý trong quá trình giải ngân là gì

giải ngân là gì
Những rủi ro cần lưu ý

Hiểu biết về các rủi ro trong quá trình giải ngân là gì có thể tạo ra các chiến lược và kế hoạch dự phòng để giảm thiểu thiệt hại tài chính khi các rủi ro xảy ra,

  • Rủi ro tín dụng: Nguy cơ khách hàng không thể thanh toán nợ, có thể do thất nghiệp, suy giảm doanh số kinh doanh, hoặc các vấn đề tài chính cá nhân.
  • Rủi rô hợp đồng: Có thể xuất hiện khi có sự hiểu lầm hoặc thiếu rõ ràng về các điều khoản và điều kiện của hợp đồng, có thể dẫn đến tranh chấp hoặc vi phạm hợp đồng.
  • Rủi ro pháp lý: Liên quan đến việc không tuân thủ các quy định pháp lý và luật lệ, có thể dẫn đến các hậu quả pháp lý, phạt và ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.
  • Rủi ro lãi suất và chi phí: Biến động trong lãi suất hoặc chi phí có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của khách hàng và tăng chi phí tổng cộng của khoản vay.
  • Rủi ro đối tác: Liên quan đến rủi ro từ đối tác và nhà cung cấp, có thể bao gồm sự cố trong chuỗi cung ứng, hoặc rủi ro từ các đối tác kinh doanh của ngân hàng.

5. Các câu hỏi thường gặp về giải ngân là gì

giải ngân là gì
Các câu hỏi thường gặp về giải ngân là gì

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về giải ngân là gì:

  • Làm thế nào để chọn hình thức giải ngân phù hợp?

Việc chọn hình thức giải ngân phù hợp phụ thuộc vào nhu cầu tài chính cụ thể của từng khách hàng. Khách hàng nên xem xét các yếu tố như lãi suất, thời gian trả nợ, yêu cầu bảo đảm và tài sản thế chấp trước khi đưa ra quyết định.

  • Thời gian giải ngân mất bao lâu?

Thời gian giải ngân phụ thuộc vào quy trình và yêu cầu của từng ngân hàng. Thông thường, việc xử lý giải ngân có thể mất từ vài ngày đến một vài tuần. Việc chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và hoàn chỉnh có thể giúp tăng tốc quá trình giải ngân.

  • Tôi cần đáp ứng những yêu cầu gì để được giải ngân

Để được giải ngân, bạn cần chuẩn bị hồ sơ tài chính, bao gồm các giấy tờ chứng minh thu nhập, giấy tờ về tài sản đảm bảo và các giấy tờ pháp lý liên quan. Thông tin chi tiết về hồ sơ cụ thể sẽ được cung cấp bởi ngân hàng hoặc tổ chức tài chính.

  • Tôi cần có điều kiện gì để đủ điều kiện vay vốn?

Điều kiện để đủ điều kiện vay vốn có thể khác nhau tùy thuộc vào ngân hàng và sản phẩm tài chính. Thông thường, ngân hàng sẽ đánh giá yếu tố như thu nhập, khả năng trả nợ, lịch sử tín dụng và tài sản đảm bảo.

  • Nếu không thể trả nợ đúng hạn, tôi sẽ phải đối mặt với hậu quả gì?

Nếu bạn không thể trả nợ đúng hạn, có thể mất khả năng vay vốn trong tương lai và bị áp dụng các biện pháp khắc phục nợ. Điều này có thể bao gồm truy cứu tài sản đảm bảo, thu thập nợ qua các biện pháp pháp lý và ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng của bạn.


Kết luận

Giải ngân là gì? Thông qua bài viết trên đã có câu trả lời cụ thể, bên cạnh đó Jobsnew còn cung cấp thêm nhiều thông tin về vấn đề giải ngân, các phương thức cũng như những lưu ý, rủi ro trong quá trình thực hiện. Mong rằng bài viết sẽ mang lại nhiều giá trị đến bạn. Theo dõi Jobsnew Blog để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích và nhanh chóng nhất nhé!