Description là gì mà lại được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực Marketing? Đặc biệt là trong lĩnh vực SEO thì viết description cần chú ý những điểm gì để tối ưu hóa bài viết? Tìm hiểu thông tin chi tiết cùng tôi trong bài viết dưới đây bạn nhé!
1. Description là gì? Vị trí của description trong SEO
1.1 Khái niệm description và vị trí xuất hiện
1.1.1 Khái niệm
Description là gì? Description là một từ tiếng Anh, có nghĩa là mô tả hoặc miêu tả. Trong các ngữ cảnh khác nhau nó có thể mang các ý nghĩa khác nhau, ví dụ như:
- Trong văn học và nghệ thuật, description được sử dụng như một thao tác để miêu tả cảnh vật, mọi đối tượng, hoặc một sự việc bằng ngôn ngữ để tạo ra hình ảnh trong tâm trí người đọc hoặc người nghe.
- Trong lĩnh vực quảng cáo, description dùng để mô tả các tính năng, đặc điểm của sản phẩm, dịch vụ nhằm thu hút khách hàng nắm được thông tin và mua sản phẩm.
- Trong lập trình và kỹ thuật phần mềm, description là gì? Ở lĩnh vực này description được mô tả như các chức năng, cấu trúc của một phần mềm hoặc một thành phần của phần mềm đó. Giúp người khác hiểu được cách hoạt động cũng như cách sử dụng.
- Trong hóa học, description là tính chất hoặc cấu trúc của một hợp chất để giúp người khác hiểu được nó là gì và có tính chất như thế nào.
Để trả lời cho câu hỏi “Description là gì?”, nhiều chuyên gia đã chỉ ra description trong SEO là một đoạn mô tả ngắn về nội dung của trang web hoặc bài viết trên trang web. Mục đích của nó là hiển thị trong kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm và giúp người dùng hiểu được nội dung chính của trang web trước khi họ nhấp vào liên kết để truy cập trang web đó.
1.1.2 Vị trí trong SEO
Sau khi đã có câu trả lời cho câu hỏi “Description là gì?”, chúng ta hãy cùng tìm hiểu vị trí của chúng trong SEO nhé! Trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), mô tả được viết trong thẻ meta description của trang web hoặc bài viết hoặc được viết ở đầu bài. Thẻ meta description là một phần của mã HTML trong trang web, cung cấp thông tin về nội dung của trang web hoặc bài viết cho các công cụ tìm kiếm.
Các tiêu chí cần lưu ý khi tối ưu thẻ meta bao gồm:
- Có chứa từ khóa chính
- Câu từ rõ ràng, dễ đọc
- Cần hiểu thẻ meta là một đoạn quảng cáo ngắn gọn cho bài viết
- Chiều dài đoạn văn khoảng 160 từ
- Không xuất hiện trùng lặp
Để viết mô tả cho trang web, bạn cần thêm thẻ meta description vào mã HTML của trang đó. Thẻ meta description sẽ có định dạng như sau:
“html<meta name=”description” content=”Mô tả về nội dung của trang web ở đây”>”
2. Tại sao cần viết description trong SEO?
Bên cạnh câu hỏi “Description là gì?”, rất nhiều bạn đọc cũng thắc tại sao cần viết description trong SEO? Chúng tôi đã tổng hợp được một số ý chính quan trọng dưới đây:
2.1 Nâng cao tỷ lệ nhấp chuột (CTR) và tăng lượng truy cập từ công cụ tìm kiếm
Khi kéo xuống trang kết quả tìm kiếm, tỷ lệ nhấp chuột thường giảm theo dần vì những kết quả có liên quan hơn thường xuất hiện ở đầu trang. Do đó, nếu kết quả của bạn không ở đầu hoặc thậm chí không ở trang đầu tiên, bạn cần cải thiện điều đó thông qua thẻ meta description.
Việc có một meta description chi tiết, liên quan và hấp dẫn trở nên quan trọng hơn trong việc viết bài chuẩn SEO. Do đó, viết mô tả là một phần quan trọng của chiến lược SEO và cần phải được thực hiện một cách cẩn thận và kỹ lưỡng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
2.2 Đưa ra thông tin phù hợp cho đúng đối tượng và đúng thời điểm
Google sử dụng meta description để hiển thị kết quả khi người dùng tìm kiếm, sử dụng thuật toán tìm kiếm nâng cao để kết nối nội dung thẻ meta và hiển thị các đoạn xem trước trên trang kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng meta description không ảnh hưởng đến thuật toán xếp hạng của Google cho việc tìm kiếm web bình thường.
Trước khi người dùng nhấp vào liên kết để truy cập trang web, mô tả trong kết quả tìm kiếm giúp họ hiểu được nội dung của trang web hoặc bài viết. Nếu mô tả hấp dẫn, người dùng sẽ có khả năng nhấp vào liên kết của bạn hơn là các liên kết khác.
2.3 Nâng cao lượt truy cập từ các mạng xã hội
Các trang web chia sẻ trên các mạng xã hội như Facebook thường sử dụng thẻ mô tả của trang khi trang được chia sẻ trên các trang web của họ. Nếu không có thẻ mô tả, các trang web chia sẻ trên mạng xã hội sẽ chỉ sử dụng văn bản đầu tiên mà họ có thể tìm thấy.
2.4 Sử dụng meta description để quảng bá nội dung của bạn
Các công cụ tìm kiếm hiện nay sử dụng description để hiển thị thông tin chính về trang web hoặc bài viết trong phần kết quả tìm kiếm. Nếu phần description của bạn đầy đủ, hấp dẫn và chứa từ khóa liên quan đến nội dung chính của trang web hoặc bài viết, nó có thể giúp cải thiện thứ hạng của trang web trong các kết quả tìm kiếm một cách hiệu quả.
Ví dụ, trang web của bạn chuyên update Xuất nhập khẩu, hãy sử dụng từ khóa “description of goods là gì” để gây tò mò cho người đọc đồng thời tăng số lần nhấp vào trang của bạn.
Mặc dù meta description không ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng của trang web, nhưng việc viết meta description theo chuẩn SEO đã được chứng minh là có thể tăng tỷ lệ nhấp chuột và thời gian người dùng dành cho trang web. Các chỉ số này đóng vai trò quan trọng trong thuật toán xếp hạng trang web.
Bên cạnh đó, description là một phần quan trọng trong việc tối ưu hóa SEO On-page. Mô tả giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung của trang web hoặc bài viết, từ đó giúp cải thiện thứ hạng của trang web hoặc bài viết trong kết quả tìm kiếm.
Ngoài các ưu điểm trên, đối với doanh nghiệp và người dùng, description cũng đóng một vai trò rất quan trọng:
2.5 Với người dùng
Với số lượng lớn nội dung được tạo ra hàng ngày trên Internet, người dùng hiện nay có rất nhiều lựa chọn để duyệt và tìm hiểu. Trước khi họ nhấp vào một trang web nào đó, họ thường đọc sơ qua phần mô tả để hiểu về nội dung chính của trang đó. Ví dụ, khi họ tìm kiếm trên Google, họ sẽ đọc phần mô tả hiển thị trong kết quả tìm kiếm ngoài phần tiêu đề.
Nếu mô tả liên quan trực tiếp đến sở thích của họ, họ sẽ nhấp vào và dành thời gian để tương tác với nội dung đó, cũng như với video. Trong trường hợp không có mô tả đi kèm, lượng truy cập và tương tác của người dùng với nội dung đó sẽ giảm đáng kể.
2.6 Với doanh nghiệp sử dụng chiến lược SEO top
Mô tả ngắn giúp bọ bot hiểu được nội dung và chủ đề chính của các bài viết và video. Đồng thời, Google sử dụng thông tin từ mô tả để xác định chủ đề và đánh giá nội dung. Trong SEO, ngoài việc quan tâm đến các thẻ quan trọng như title, description, thẻ H, bạn cũng cần chú ý đến các thuật toán được cập nhật hàng ngày từ Google.
3. Lưu ý khi viết description trong SEO
3.1 Độ dài tối ưu và sử dụng từ khóa
Tiêu đề và mô tả meta nên chứa từ khoá liên quan đến nội dung trang web để giúp công cụ tìm kiếm hiểu và lập chỉ mục trang web phù hợp. Mỗi trang web nên nhắm mục tiêu một từ khoá duy nhất và tránh spam từ khoá để viết chuẩn SEO. Để giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ chủ đề của trang web hoặc bài viết của bạn, hãy sử dụng từ khóa trong phần mô tả.
Tuy nhiên, hãy đảm bảo sử dụng từ khóa một cách tự nhiên và không quá tối ưu hóa chỉ để SEO. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nội dung và trải nghiệm người dùng. Bạn cũng có thể đặt từ khóa ở phần đầu của mô tả để tăng khả năng hiển thị trong kết quả tìm kiếm.
Hãy cân nhắc sử dụng các từ đồng nghĩa hoặc các thuật ngữ liên quan để mô tả chủ đề của trang web/bài viết của bạn. Google không đo bằng ký tự mà đo bằng điểm ảnh, nên việc chọn 155 ký tự là để đảm bảo chuẩn SEO cho mô tả meta không bị cắt khi hiển thị cho người dùng.
3.2 Tránh trùng lặp và tạo nội dung hấp dẫn
Để tối ưu hóa SEO, bạn cần đảm bảo rằng mô tả trang web hoặc bài viết của mình là duy nhất, không trùng lặp với bất kỳ mô tả nào khác. Việc sử dụng mô tả trùng lặp có thể gây hiểu lầm cho các công cụ tìm kiếm và dẫn đến kết quả không chính xác cho người dùng.
Ngoài ra, mô tả trùng lặp cũng không giúp tăng khả năng tìm kiếm của trang web/bài viết mà còn có thể ảnh hưởng đến độ tin cậy và uy tín của nó. Thay vào đó, hãy viết mô tả duy nhất cho từng trang web/bài viết của bạn, chứa các từ khóa liên quan đến nội dung và cung cấp thông tin hữu ích cho người dùng.
Mục tiêu của mô tả là thu hút sự chú ý của người đọc và thúc đẩy họ nhấp vào liên kết của bạn. Mô tả xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google và được coi là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến hành động tiếp theo của người dùng.
Một mô tả cũng cần chứa từ khóa liên quan và cung cấp một cái nhìn tổng quan về giá trị của trang web hoặc bài viết.
Mô tả có thể chứa lời mời như “Khám phá ngay”, “Tìm hiểu thêm”, “Đọc tiếp” hoặc “Xem ngay” để khuyến khích người đọc nhấp vào liên kết của bạn.
3.3 Google tự động cắt Description và sử dụng dữ liệu có cấu trúc
Để mô tả của bạn hiển thị đầy đủ và chính xác trên kết quả tìm kiếm, hãy giữ độ dài của nó trong giới hạn tối đa được khuyến nghị và đảm bảo rằng nó phù hợp với nội dung của trang web. Google có thể tự động cắt phần mô tả của trang web/bài viết nếu vượt quá độ dài tối đa cho phép hoặc không phù hợp với nội dung.
Bên cạnh đó, bạn cũng không nên sử dụng dấu ngoặc kép (“) khi viết thẻ meta description vì có thể gây lỗi và không hiển thị đúng trên kết quả tìm kiếm của Google.
Đồng thời, bạn cũng nên cân nhăn việc sử dụng dữ liệu có cấu trúc. Vì việc sử dụng dữ liệu có cấu trúc trong mô tả có thể cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng khả năng hiển thị của trang web trên kết quả tìm kiếm của Google.
Dữ liệu có cấu trúc bao gồm các định dạng dữ liệu được sử dụng để cung cấp thông tin chi tiết về trang web. Chúng sẽ được xuất hiện trên mọi công cụ tìm kiếm. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng dữ liệu có cấu trúc để cung cấp các thông tin về tên sản phẩm, giá tiền, đánh giá của khách hàng và thương hiệu của sản phẩm trên trang web.
Khi áp dụng dữ liệu có cấu trúc trong mô tả, các công cụ tìm kiếm có thể hiểu được thông tin chi tiết về trang web và hiển thị chúng trên kết quả tìm kiếm của Google. Điều này giúp người dùng tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn, cũng như tăng cơ hội nhấp vào trang web.
Tuy nhiên, khi sử dụng dữ liệu có cấu trúc trong mô tả, bạn cần đảm bảo rằng nó phù hợp với nội dung của trang web và không chứa spam từ khóa. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra dữ liệu có cấu trúc xem có đúng định dạng và hợp lệ không để đảm bảo rằng nó sẽ được hiển thị đúng trên kết quả tìm kiếm của Google.
Kết luận
Theo quy tắc thông thường, việc viết một thẻ mô tả chuẩn là lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng áp dụng quy tắc này. Tôi thấy rằng nếu trang web đang nhắm vào 1-3 từ khóa được tìm kiếm nhiều, và có một thẻ mô tả tốt, điều này có thể tăng lượng người truy cập một cách tự nhiên.
Trên đây đây là một số thông tin cơ bản giải đáp cho câu hỏi “description là gì?” và vai trò quan trọng của nó trong việc truyền đạt thông tin cũng như tối ưu hóa khả năng tiếp cận cho trang web của bạn. Tôi mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này cũng như cách viết meta description chuẩn SEO và cách sử dụng hiệu quả.
Đừng quên theo dõi Jobsnew và Jobsnew Blog để cập nhật thêm những thông tin hữu ích khác bạn nhé!