Đánh giá

Chức danh giám đốc điều hành (CEO) không còn xa lạ với mọi người và cũng được xem là một trong những mục tiêu nghề nghiệp mong ước của nhiều người. Vị trí này đòi hỏi những cá nhân có năng lực và kỹ năng xuất sắc để đảm nhận các trách nhiệm quan trọng trong một tổ chức, giúp công ty vượt qua những thách thức và khó khăn để đạt được thành công trên thị trường. Hãy cùng Jobsnew tìm hiểu chi tiết CEO là gì, hành trình và các yếu tố để trở thành một CEO thành công trong bài viết này.


1. Giới thiệu tổng quan về CEO

1.1. Định nghĩa CEO là gì?

Khái niệm CEO là gì? Đây là thuật ngữ viết tắt của từ tiếng Anh Executive Officer được hiểu là lãnh đạo cao cấp một tổ chức hay một doanh nghiệp. Họ là người có trách nhiệm quản lý và điều hành tất cả hoạt động của công ty. CEO định hướng chiến lược và đưa ra các quyết định nhằm tiến tới và đạt được mục tiêu kinh doanh của công ty. 

Trong công ty, CEO thường sẽ báo cáo công việc trực tiếp với hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước toàn bộ cổ đông. Tại Việt Nam, các vị trí lãnh đạo cao cấp như CEO thường được gọi là Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc công ty, đó là những vị trí có quyền lực và trách nhiệm lớn đối với việc quyết định và hướng dẫn phát triển của doanh nghiệp.

 CEO là gì?
Hiểu về định nghĩa CEO là gì?

1.2. Sự khác biệt giữa các vị trí cấp cao khác và CEO là gì?

Trong một tổ chức, các vị trí cấp cao như giám đốc điều hành CEO và các vị trí cấp cao khác như CHRO, CFO, CMO,… đều có vai trò quan trọng trong việc quản lý và điều hành hoạt động của công ty. 

  • Giám đốc điều hành (CEO): Lãnh đạo chiến lược và quản lý tổng thể hoạt động của công ty.
  • Giám đốc tài chính (CFO): Chịu trách nhiệm về quản lý tài chính và chiến lược tài chính của công ty.
  • Giám đốc điều hành (COO): Chịu trách nhiệm về quản lý hoạt động hàng ngày và cải thiện hiệu suất của công ty.
  • Giám đốc tiếp thị (CMO): Định hình chiến lược tiếp thị và quảng bá thương hiệu để phát triển doanh số bán hàng.
  • Giám đốc nhân sự (CHRO): Chịu trách nhiệm về quản lý nhân sự và phát triển tài năng nhằm đáp ứng mục tiêu chiến lược của công ty.

Trong khi đó, các vị trí còn lại là các giám đốc chức năng phụ trách các vấn đề như nhân sự, tài chính, marketing,… CEO có nhiệm vụ phối hợp với các giám đốc chức năng này để đảm bảo sự hiệu quả trong thực hiện chiến lược, mục tiêu dài hạn của công ty.

1.3. Trong doanh nghiệp vai trò của CEO là gì?

CEO là nghề gì? Công việc của một CEO bao gồm hoạch định chiến lược, tổ chức thực hiện và ra các quyết định quan trọng. Nói ví von cho hay, nếu công ty được xem là một cỗ máy thì CEO sẽ là người vận hành, sửa chữa cũng như bảo trì nhằm đảm bảo cỗ máy ấy hoạt động một cách trơn tru, hiệu quả. Vai trò cụ thể của CEO trong doanh nghiệp bao gồm:

  • .Hoạch định chiến lược và quản trị chiến lược để định hướng tổ chức đạt được tầm nhìn và sứ mệnh của công ty.
  • Xây dựng kế hoạch cụ thể và hướng dẫn mỗi thành viên trong tổ chức thực hiện và đóng góp vào mục tiêu chung.
  • Tiến hành quản lý và điều hành đội ngũ cấp dưới để triển khai kế hoạch kinh doanh được phê duyệt bởi Hội đồng quản trị.
  • Đề xuất các cải tiến hoạt động kinh doanh với Hội đồng quản trị và thúc đẩy sự phát triển của công ty.
  • Truyền thông và quảng bá hình ảnh thương hiệu để đạt được mục tiêu kinh doanh.
  • Xây dựng và duy trì văn hóa doanh nghiệp và cơ cấu tổ chức hiệu quả.
  • Thẩm định và phê duyệt các dự án từ cấp dưới và đại diện cho tổ chức trong các thương thảo và ký kết hợp đồng thương mại.
  • Kiểm soát và phê duyệt các chính sách tài chính, cùng với việc đánh giá và điều chỉnh chi phí doanh nghiệp để đảm bảo sự phù hợp.
CEO là gì?
Trong doanh nghiệp vai trò của CEO là gì?

2. Yếu tố cần thiết để trở thành CEO là gì?

2.1. Tầm nhìn chiến lược và trí tuệ cảm xúc

Các yếu tố cần thiết để trở thành CEO là gì? Trước tiên một CEO giỏi cần có một tầm nhìn chiến lược và trí tuệ cảm xúc.

Một CEO có tầm nhìn chiến lược là một người có con mắt quan sát, khả năng cập nhật thông tin liên tục, phân tích và đánh giá. Dựa trên những thông tin đó họ có thể định hướng mục tiêu dài hạn cho tổ chức, dự phòng trước các rủi ro có thể ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của họ.

Yếu tố trí tuệ cảm xúc đối với CEO là gì? EQ được thể hiện thông qua cách họ tương tác với đồng nghiệp, nhân viên, đối tác của tổ chức. Thông qua trí tuệ cảm xúc, CEO có thể quản lý cảm xúc của bản thân, có cách ứng xử với người khác một cách hợp lý nhằm tạo ra những mối quan hệ tốt, môi trường làm việc chuyên nghiệp.

CEO là gì?
Tầm nhìn chiến lược và trí tuệ cảm xúc

2.2. Sự sáng tạo và khả năng truyền cảm hứng

Sự sáng tạo và khả năng truyền cảm hứng là hai yếu tố quan trọng mà một CEO cần phải có để đạt được thành công bền vững trong môi trường kinh doanh ngày nay. Sự sáng tạo không chỉ giúp CEO tạo ra những ý tưởng mới và tiên tiến mà còn giúp họ phát triển các sản phẩm và dịch vụ độc đáo, đáp ứng nhu cầu thị trường một cách hiệu quả nhất. Bằng cách này, CEO có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh và tạo ra giá trị cho doanh nghiệp của mình.

Khả năng truyền cảm hứng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển và thành công của tổ chức. CEO có khả năng truyền cảm hứng có thể kích thích đam mê và cam kết từ đồng nghiệp và nhân viên. 

Bằng cách thể hiện tinh thần lãnh đạo xuất sắc, họ có thể gợi lên trong mọi người ý chí và sự tự tin để đối mặt với thách thức và vượt qua mục tiêu. Điều này tạo ra một môi trường làm việc tích cực, nơi mọi người cảm thấy được động viên và hỗ trợ, từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng và thành công của doanh nghiệp.

2.3. Kỹ năng giao tiếp, đàm phán và thuyết phục

Kỹ năng giao tiếp, đàm phán và thuyết phục là một trong những câu trả lời không thể thiếu cho câu hỏi yếu tố để trở thành CEO là gì. Việc giao tiếp rõ ràng và hiệu quả giúp CEO truyền đạt thông điệp của mình một cách dễ dàng và đồng nhất đến tất cả các bên liên quan.

CEO là gì?
Kỹ năng giao tiếp, đàm phán và thuyết phục

2.4. Có sức khỏe tốt và chịu được áp lực lớn

Giám đốc điều hành đối diện với một lượng áp lực lớn từ việc phải quản lý một tổ chức hoạt động mạnh mẽ và cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, họ cũng phải đối mặt với sự kỳ vọng cao từ cổ đông, nhà đầu tư và nhân viên. Để đáp ứng những yêu cầu này, sức khỏe tốt và tinh thần mạnh mẽ không chỉ giúp CEO duy trì mức độ năng suất cao mà còn giúp họ tạo ra và thúc đẩy sự đổi mới và phát triển trong tổ chức.

3. Kỹ năng và năng lực cần có ở CEO là gì?

3.1. Kỹ năng lãnh đạo và quản lý

CEO cần những kỹ năng gì? Trong vai trò “đầu tàu” của một tổ chức, CEO cần phải có kỹ năng lãnh đạo và quản lý mạnh mẽ để định hướng và dẫn dắt tổ chức. Kỹ năng này giúp CEO xây dựng và duy trì một môi trường làm việc tích cực, nơi mà mọi người cảm thấy sẵn lòng cống hiến và truyền cảm hứng cho nhau để tạo ra những giải pháp sáng tạo và hiệu quả nhất.

Ngoài ra, CEO cũng cần có năng lực quản lý để xây dựng và quản lý đội ngũ, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân trong tổ chức. Kỹ năng lãnh đạo kết hợp với tầm nhìn chiến lược và kiến thức kinh nghiệm sẽ giúp CEO điều hướng tổ chức đến thành công.

3.2. Kỹ năng ra quyết định và hoạch định kế hoạch

Tầm quan trọng của kỹ năng ra quyết định và hoạch định kế hoạch đối với CEO là gì? Một người giám đốc điều hành cần có khả năng xác định những vấn đề nào được ưu tiên, quản trị rủi ro và đưa ra quyết định một cách quyết đoán. Kỹ năng ra quyết định này sẽ giúp CEO biết cách thu thập, phân tích, đánh giá và ra quyết định đúng đắn, hiệu quả và mang tính chiến lược.

Bên cạnh đó, CEO cần sở hữu khả năng nhìn xa trông rộng, để có thể định hình chiến lược dài hạn và xác định các bước cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra. Kỹ năng lập kế hoạch giúp CEO xác định các hoạt động ưu tiên, phân chia nguồn lực một cách hợp lý và đưa ra những quyết định thông minh để định hướng cho tương lai của tổ chức.

CEO là gì?
Kỹ năng và năng lực cần có ở CEO là gì?

3.3. Kỹ năng giải quyết vấn đề và quản lý rủi ro

Kỹ năng quản trị rủi ro không chỉ là việc đề phòng và tránh xa khỏi mọi rủi ro có thể xảy ra, mà còn là khả năng của CEO trong việc nhận biết, đánh giá và xử lý những tình huống không mong muốn khi chúng xảy ra trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. 

Bằng cách này, CEO có thể xây dựng các chiến lược linh hoạt để giảm thiểu tác động của rủi ro đối với hoạt động kinh doanh, đồng thời tối ưu hóa cơ hội và tăng cường sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp.

3.4. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc

CEO thường phải đối mặt với áp lực căng thẳng và đôi khi cảm thấy khó khăn khi đưa ra những quyết định quan trọng. Để không để cảm xúc cá nhân chi phối quyết định, CEO cần phải học cách quản lý cảm xúc của bản thân. Những người lãnh đạo có kinh nghiệm sẽ không để cảm xúc áp đặt lên quyết định của họ. Thay vào đó, họ giữ thái độ điềm tĩnh và tự tin, thể hiện sự chín chắn và sự đáng tin cậy của mình.

4. Cách đào tạo và phát triển để trở thành CEO là gì?

4.1. Học tập và đào tạo chuyên nghiệp

Để trở thành một CEO đáng ngưỡng mộ, học tập và đào tạo chuyên nghiệp đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc xây dựng nền tảng kiến thức và kỹ năng cần thiết. CEO cần sở hữu một phạm vi hiểu biết rộng lớn trong các lĩnh vực kinh doanh, quản lý và lãnh đạo để có thể đưa ra những quyết định chiến lược mạch lạc. Thông thường, họ sẽ có các bằng cấp như bằng đại học hoặc thậm chí cao hơn trong các ngành như kinh doanh, quản trị,…

Ngoài ra, một số CEO cũng có thể sở hữu bằng cấp chuyên môn trong các lĩnh vực như kỹ thuật, công nghệ, nhằm tăng cường sự hiểu biết về các khía cạnh kỹ thuật và công nghệ liên quan đến hoạt động kinh doanh. 

Việc đọc các sách dành cho CEO cũng sẽ giúp cho các giám đốc điều hành có cái nhìn toàn diện, nâng cao năng lực lãnh đạo của mình. Sự kết hợp giữa kiến thức chuyên môn và kỹ năng lãnh đạo giúp họ tối ưu hóa hiệu quả vận hành doanh nghiệp và tạo ra những chiến lược tiên tiến, giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ trong môi trường cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt.

CEO là gì?
Cách đào tạo và phát triển để trở thành CEO là gì?

4.3. Kinh nghiệm thực tiễn và sự phát triển sự nghiệp

Khi mục tiêu là vị trí giám đốc điều hành, kinh nghiệm trở thành một yếu tố không thể phớt lờ. Đối diện với áp lực lớn từ nhiều phía, một giám đốc điều hành cần có khả năng ra quyết định một cách dứt khoát, dẫn dắt và lãnh đạo nhân viên, cũng như sáng tạo ra các chiến lược kinh doanh hợp lý. Kinh nghiệm này thường được tích lũy qua thời gian và qua nhiều tổ chức khác nhau.

Trong quá trình tích lũy kinh nghiệm, việc thực hành và đối mặt với các thách thức thực tế là không thể thiếu. Điều này giúp xây dựng sự tự tin và kiến thức thực tiễn, từ đó tạo ra cơ sở vững chắc cho việc đảm nhận vai trò giám đốc điều hành trong tương lai.

5. Thách thức và cơ hội trong sự nghiệp CEO là gì?

5.1 Đối mặt với thử thách và khủng hoảng

Sau khi tìm hiểu CEO là gì, hành trình để trở thành CEO là gì, chúng ta không thể bỏ qua những thách thức cơ hội một CEO có thể đối mặt. 

Thách thức tài chính đối với CEO là gì?

Một trong những thử thách phổ biến mà CEO phải đối mặt là thách thức về tài chính, bao gồm tăng trưởng chậm lại, thiếu hụt vốn hoặc suy giảm lợi nhuận. Không chỉ đòi hỏi sự kiên nhẫn và khả năng quản lý tài chính, mà còn yêu cầu CEO phải tìm ra các giải pháp sáng tạo để thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo sự ổn định tài chính của doanh nghiệp.

Thách thức từ môi trường kinh doanh đối với CEO là gì?

Năm 2023 là năm chứng kiến nền kinh tế suy giảm trầm trọng. Theo dự báo, những năm tiếp theo nền kinh tế vẫn sẽ gặp những thách thức lớn như xung đột vũ trang, ô nhiễm môi trường, công nghệ,…

Tình hình suy thoái kinh tế khiến cho doanh thu, lợi nhuận đều giảm và có thể dẫn đến tình hình phá sản của một vài doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự bất ổn kéo dài này đặt ra một câu hỏi lớn về các biện pháp để vực dậy công ty của CEO là gì? Chính thời điểm này, năng lực và tâm lý của CEO phải vững vàng, thận trọng và tìm kiếm  cơ hội để có thể chiếm lĩnh thị trường, gia tăng doanh thu và lợi nhuận.

CEO là gì?
Thách thức và cơ hội trong sự nghiệp CEO là gì?

5.2 Xác định mục tiêu và lập kế hoạch rõ ràng

Thách thức trong việc xác định mục tiêu và lập kế hoạch rõ ràng của CEO là gì? CEO cần phải hiểu rõ về tầm nhìn và giá trị cốt lõi của tổ chức để có thể xác định các mục tiêu dài hạn và chiến lược phù hợp. Họ cần phải dành thời gian để phân tích cẩn thận thị trường, ngành công nghiệp và các yếu tố cạnh tranh để đảm bảo rằng mục tiêu đề ra là thực tế và khả thi.

Một thách thức khác là đảm bảo rằng các mục tiêu được đặt ra là cụ thể, đo lường được và có thể đạt được. Điều này đòi hỏi kỹ năng phân tích và định lượng chuyên nghiệp từ CEO để đảm bảo rằng kế hoạch thực hiện được xây dựng trên cơ sở cơ bản vững chắc.

Việc duy trì sự linh hoạt và thích ứng trong quá trình thực hiện kế hoạch cũng đặt ra nhiều yêu cầu cho CEO. Môi trường kinh doanh không ngừng thay đổi, và CEO cần phải có khả năng điều chỉnh và điều hướng lại mục tiêu và kế hoạch của mình để phản ứng đúng đắn với các biến động không mong muốn.


Kết luận

Nhìn chung, tôi nhận thấy hành trình để trở thành một CEO chuyên nghiệp không hề dễ dàng. Bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thử thách từ môi trường bên ngoài và chính bên trong của tổ chức bạn. Vì vậy, bạn cần trau dồi cho mình thật nhiều kiến thức bổ ích về lãnh đạo, xây dựng tính cách kiên trì, bản lĩnh, sáng tạo. Tôi tin rằng, sau những cố gắng, phấn đấu, nỗ lực đó thành quả đến với bạn sẽ rất xứng đáng.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về CEO là gì và những thông tin liên quan đến hành trình trở thành một CEO thành công. Hi vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ xác định được cho mình những kỹ năng kiến thức cần trau dồi để đạt được vị trí CEO mong ước. Đừng quên truy cập JobsnewJobsnew Blog để được cung cấp những thông tin bổ ích, thú vị nhé.